Tiểu luận Tìm hiểu về lĩnh vực y tế

THUỐC VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THUỐC Ở VIỆT NAM

Dược phẩm hay thuốc là những chất dưới dạng đơn chất hoặc hỗn hợp có nguồn gốc rõ ràng, được dùng cho người hoặc sinh vật để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh, hạn chế hoặc thay đổi điều kiện bệnh lý hay sinh lý. Ngày nay, do nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nhanh khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe ngày càng thịnh hành và vai trò của thuốc ngày càng được nâng cao.

Vậy thuốc tác động đến cơ thể chúng ta như thế nào? Sử dụng thuốc như thế nào là có hiệu quả? Hiện trạng sử dụng thuốc ở nước ta hiện nay ra sao? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề này.

CHƯƠNG 1: THUỐC

PHẦN 1: THUỐC

1. Thuốc là gì?

Thuốc là chất hóa học làm thay đổi chức năng của một hay một vài cơ quan trong cơ thể hay làm biến đổi quá trình phát triển của bệnh.

Các cách phân loại thuốc

Phân loại dựa vào cơ chế tác động của thuốc

• Dược lý di truyền.

• Dược lý miễn dịch.

• Dược lý phân tử.

Phân loại theo đối tượng điều trị

• Dược lý nhi khoa.

• Dược lý lão khoa.

• Dược lý phụ khoa.

Phân loại theo các nhóm thuốc nghiên cứu

• Thuốc tác động vào bộ máy tiêu hóa.

• Thuốc tác động trên máu và hệ tạo máu.

• Thuốc tác động trên hệ tim mạch

• Hocmoon và thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết tố

• Chất kháng khuẩn toàn thân

• Thuốc chống kí sinh trùng

• Diệt sâu bọ

• Thuốc chống ung thư và điều hòa miễn dịch

• Thuốc tác động trên hệ cơ, xương

• Thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương

• Thuốc tác động trên hệ thần kinh thực vật

• Thuốc tác động trên hệ hô hấp

• Các vitamin và khoáng chất

• Histamin và thuốc kháng histamin

• Thuốc giải độc

 

doc18 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3850 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về lĩnh vực y tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THUỐC Ở VIỆT NAM Dược phẩm hay thuốc là những chất dưới dạng đơn chất hoặc hỗn hợp có nguồn gốc rõ ràng, được dùng cho người hoặc sinh vật để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh, hạn chế hoặc thay đổi điều kiện bệnh lý hay sinh lý. Ngày nay, do nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nhanh khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe ngày càng thịnh hành và vai trò của thuốc ngày càng được nâng cao. Vậy thuốc tác động đến cơ thể chúng ta như thế nào? Sử dụng thuốc như thế nào là có hiệu quả? Hiện trạng sử dụng thuốc ở nước ta hiện nay ra sao? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề này.  CHƯƠNG 1: THUỐC PHẦN 1: THUỐC 1. Thuốc là gì? Thuốc là chất hóa học làm thay đổi chức năng của một hay một vài cơ quan trong cơ thể hay làm biến đổi quá trình phát triển của bệnh. Các cách phân loại thuốc Phân loại dựa vào cơ chế tác động của thuốc Dược lý di truyền. Dược lý miễn dịch. Dược lý phân tử. Phân loại theo đối tượng điều trị Dược lý nhi khoa. Dược lý lão khoa. Dược lý phụ khoa. Phân loại theo các nhóm thuốc nghiên cứu Thuốc tác động vào bộ máy tiêu hóa. Thuốc tác động trên máu và hệ tạo máu. Thuốc tác động trên hệ tim mạch   Hocmoon và thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết tố Chất kháng khuẩn toàn thân Thuốc chống kí sinh trùng Diệt sâu bọ Thuốc chống ung thư và điều hòa miễn dịch Thuốc tác động trên hệ cơ, xương Thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương Thuốc tác động trên hệ thần kinh thực vật Thuốc tác động trên hệ hô hấp Các vitamin và khoáng chất Histamin và thuốc kháng histamin Thuốc giải độc 2. Thuốc Bắc. Thuốc Bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Ở Trung Quốc gọi thuốc này là Trung dược , Hán dược, v.v... Thuốc Bắc được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc khu vực văn hóa Trung Hoa và trong cộng đồng người Hoa. Các cách phân loại thuốc bắc Phân theo tính, thuốc Bắc chia làm 5 tính căn bản: tính hàn (lạnh), lương (mát), nhiệt (nóng), ôn (ấm), bình (trung bình so với 4 tính kia). Phân theo vị, thuốc Bắc chia làm 5 vị: ngọt, cay, đắng, chua, mặn. Phân theo nguyên liệu có 3 loại: thực vật, động vật, khác. Người làm thuốc Bắc có thể khai thác các phần khác nhau của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, vỏ (vỏ rễ, vỏ thân, vỏ quả, vỏ củ... ), lá, hoa, quả, hạt), các bộ phận cơ thể động vật như: xương, da, thịt, mỡ, nội tạng, (thậm chí cả sừng, vây, móng, lông... của chúng), một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến, ... làm thuốc Bắc. Các cách bào chế Các loại thuốc Bắc có nguồn gốc thực vật nói chung hay được phơi khô, tẩm sấy. Tuy nhiên cũng có vị thuốc Bắc được giữ tươi như nhân sâm chẳng hạn. Các loại có nguồn gốc động vật có thể được đem sấy khô (như vây cá mập), ngâm rượu (như tắc kè, cá ngựa, các bộ phận sinh dục của con đực), nấu thành cao (cao hổ cốt, cao khỉ, v.v...). Các cách kê thuốc Để có một đơn thuốc Bắc, các thầy thuốc thường áp dụng phương pháp chẩn đoán truyền thống của y học cổ truyền Trung Quốc là bắt mạch, xem sắc thái). Một khi đã xác định được bệnh, thầy thuốc thường kê nhiều loại thuốc Bắc phối hợp với nhau theo một phuơng thức và tỷ lệ nhất định vào trong một đơn vị gọi là thang thuốc. Hiếm khi dùng chỉ riêng một loại thuốc Bắc. Nếu có, thuờng dùng để giải thuốc, cấp cứu hay dùng ngoài gọi là toa độc vị. Y học cổ truyền Trung Quốc dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để phối hợp các vị thuốc Bắc. Cách sử dụng thuốc Người bệnh thường được đề nghị dùng nhiều thang, nhiều phuơng thang cho một đợt điều trị. Nhìn chung, điều trị bằng thuốc Bắc thường mất thời gian hơn so với điều trị bằng y học hiện đại đối với cùng một loại bệnh. Thuốc Bắc được dùng qua đường miệng là chủ yếu. Thuốc đem luộc, hãm, ninh trong nước (sắc thuốc) theo tỷ lệ do thầy thuốc đề nghị, chẳng hạn như một thang thuốc với bao nhiêu bát nước và đun trong khoảng thời gian bao lâu để còn bao nhiêu bát thuốc nước. Đối với người bệnh không có điều kiện sắc thuốc, thầy thuốc có thể cho dùng thuốc đã bào chế thành viên. Đối với thuốc Bắc ngâm rượu bao gồm cả bộ phận động vật ngâm rượu hay cao đem ngâm rượu, thầy thuốc cũng huớng dẫn cách sử dụng chặt chẽ về thời gian, thời điểm, khối luợng, đối tuợng dùng, chỉ định và chống chỉ định. Ngoài ra, thuốc Bắc cũng có thể dùng để chườm, đắp, bôi, bó, xông hoặc để trong gối dùng khi đi ngủ. Thuốc Bắc còn có thể dùng làm thực phẩm trị liệu như tiềm (hầm) với gà, gân, nấu canh với cá, xuơng, nạc, nẫu lẩu, làm kẹo ngậm... Dùng nước cất để sắc thuốc bắc là tốt nhất Để tránh phản ứng giữa các kim loại với chất hoạt tính sinh học trong thuốc, phương pháp sắc thuốc truyền thống là sử dụng nồi bằng đất nung hoặc gốm sứ. Với hàm lượng chất hoạt tính sinh học trong thuốc rất nhỏ, cỡ vài mg/lít và khi sắc thuốc, nước sôi đến 100 độ C nên rất rễ phản ứng với các tạp chất có trong nước như các kim loại chuyển tiếp Crôm, Niken, Sắt… tạo thành các chất cơ kim làm giảm tác dụng và gây các tác dụng phụ cho người uống thuốc. Để loại trừ các phản ứng của thuốc với tạp chất của nước thì tốt nhất là dùng nước cất để sắc thuốc bắc. Những ngộ nhận về thuốc Bắc Nhiều người cho rằng thuốc Bắc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, nên không có tác dụng phụ. Điều này dẫn đến các cách sử dụng thuốc Bắc sai lầm như dùng quá liều quá lâu, phối hợp các vị thuốc không theo tỷ lệ hợp lý. Thực tế mỗi vị thuốc đều có thể tác động tới nhiều cơ quan. Trong quá trình điều trị bệnh phát sinh ở một cơ quan này, thuốc đồng thời gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở cơ quan khác.   Trung Hoa dược điển - từ điển vị thuốc Bắc   Các vị thuốc Bắc được cất riêng theo vị tại một cửa hàng thuốc Bắc ở Vancouver, Canada. Các vị thuốc Bắc Thuốc Bắc có rất nhiều vị. Người ta hay nói có 108 vị thuốc Bắc, nhưng con số này không chính xác. Trung Hoa dược điển của Trung Quốc cho biết có tới vài trăm vị. Dân gian Việt Nam có bài thơ về mối tính nam nữ trong đó có nhiều từ mang đồng âm khác nghĩa trong đó có nghĩa các loại thuốc Bắc. “Trước kính lạy trông ơn bối mẫu, Sau tỏ lòng thục nữ hồng hoa. Đôi ta từ bán hạ giao hòa, Lòng những ước liên kiều hai họ. Duyên xích thược anh đà gắn bó, Nghĩa quế chi em khá ghi lòng. Mặc dù ai trỗi tiếng phòng phong, Đôi ta nguyện cùng nhau cát cánh. Ngồi nhớ tới đào nhơn cám cảnh, Nỡ để cho quân tử ưu phiền. Muốn sao cho nhơn nghĩa huỳnh liên, Thì mới đặng vui vầy viễn chí. Ngồi buồn chốn mạch môn thăn thỉ, Nhớ thuyền quyên tục đoạn gan vàng. Ơn cha mẹ nghĩa tợ hoài san, Công song nhạc tình đà đỗ trọng. Ngày vái tới thiên môn lồng lộng, Đêm nguyện cùng thục địa chiếu tri. Dạ muốn cho trọn chữ đương quy, Vậy nên phải cạn lời bạch truật. Bấy lâu tưởng linh tiêu phục dực, Nay mới tường độc hoạt loan phòng. Trách dạ em nhiều nỗi xuyên khung, Chạnh tủi phận lòng này cam toại. Vì nhẫn nhục không trông trái phải, Nỡ phụ người bạch chỉ chi nhân. Tưởng cùng nhau tụ hội châu trần, Hay đâu bậu ký sanh viễn địa. Này kinh giới chẳng toàn nhơn nghĩa, Chốn tiền hồ nguyệt kết liễu châm. Tai vẳng nghe nổi tiếng huỳnh cầm, Chạnh tủi phận đằm đằm trạch tả. Nhớ trinh nữ lòng dao cắt dạ, Quặn nhơn bào tựa muối xát lòng. Ngùi châu sa lụy ngọc ròng ròng, Đoạn thần khúc đề thơ trách bậu.” (Vô danh) Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng có bài thơ nổi tiếng trong đó có các từ đồng âm khác nghĩa mà có nghĩa chỉ các loại thuốc Bắc. “Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì? Thương chồng nên nỗi khóc tì ti! Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo, Cay đắng chàng ơi vị quế chi. Thạch nhũ, trần bì sao để lại, Qui thân, liên nhục tẩm mang đi. Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ. Sinh ký chàng ôi tử tắc quy.” 3. Thuốc Nam Thuốc Nam là một ngành y học thuộc Đông y nhưng khác với thuốc Bắc vì có nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam thay vì từ Trung Hoa như trường hợp thuốc Bắc. Đặc tính Một đặc tính của thuốc Nam là nguyên liệu dùng những loại thảo mộc bản địa chứ không phải những dược chất xa lạ. Ngoài ra cách chế biến cũng chuộng cách dùng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc sấy khô chứ không nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ. Những rau trái quen thuộc trong ngành ẩm thực như rau răm, kinh giới, cải cúc, rau muốngđều được dùng như một vị thuốc. Một số loài hoa như ngọc lan, nhài, hoa hồng, mào gà cũng được xem là vị thuốc để chữa bệnh. Họa hoằn mới thấy có bài thuốc dùng động vật nhưng con nhộng. Ngoài những toa thuốc uống vào trong người, có loại dùng xoa đắp ngoài da hoặc xông hơi. Cách đo lường lượng thuốc so với thuốc Bắc cũng tương đối di dịch chứ không chính xác mấy. Thay vì cân đong thàng từng chỉ, từng lạng thì đơn thuốc dùng muỗng, dùng chén. Ứng dụng Những loại bệnh ứng với thuốc Nam thường là những căn bệnh phổ thông như ho, sốt, hóc xương cá, mệt mỏi. Bệnh đậu mùa vì là một chứng bệnh phổ biến nên cũng có nhiều bài thuốc để chữa trị trong sách cổ. Nói chung bài thuốc về thuốc Nam so với thuốc Bắc sách vở không ghi chép lại nhiều vì phương thức có tính cách dân dã. Tuy nhiên thuốc Nam cũng có một truyền thống lâu đời như được ghi lại trong bộ Nam dược thần hiệu 11 cuốn của danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14), Nam dược chỉ danh truyền, Tiểu nhi khoa diễn Quốc âm v.v. Làng Đại Yên thuộc Hà Nội cho đến cuối thế kỷ 20 còn là nơi chuyên trồng cây thuốc và họp chợ bán thuốc Nam. Ngoài việc ứng dụng trong ngành y tế cho con người, thuốc Nam ngày nay còn được dùng trong ngành thú y như bệnh lở mồm long móng của loài mục súc hoặc nhiễm vi khuẩn E. coli của heo. 4. Vắc-xin  Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng. PHẦN 2: CÁC TÁC DỤNG CỦA THUỐC TRONG CƠ THỂ Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân Tác dụng tại chỗ là tác dụng của thuốc ngay tại nơi thuốc tiếp xúc. Ví dụ như các thuốc bôi ngoài da, thuốc bao bọc niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm)... Còn tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hay đường tiêm... Như vậy, tác dụng toàn thân của thuốc không có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể mà chỉ là thuốc đã vào máu để "đi" khắp cơ thể phát huy tác dụng. Tác dụng chính và tác dụng phụ Trong các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thường thấy có ghi tác dụng hoặc chỉ định điều trị của thuốc đó và tác dụng phụ của thuốc. Vậy tác dụng chính của thuốc là tác dụng để điều trị bệnh. Khi uống thuốc vào bệnh sẽ được chữa khỏi. Song bên cạnh tác dụng điều trị này, thuốc còn có thể gây nên nhiều tác dụng khác còn gọi là các tác dụng không mong muốn (ADR) do thuốc gây ra. Các ADR này có thể từ nhẹ, chỉ gây khó chịu cho người dùng như: chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ... đến nặng như loét dạ dày tá tràng, tụt huyết áp, sốc phản vệ... Ví dụ, aspirin là thuốc hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau (tác dụng chính), nhưng lại gây chảy máu tiêu hóa (tác dụng không mong muốn). Các tác dụng không mong muốn này thậm chí xảy ra ở ngay liều điều trị. Vì vậy, trong điều trị người ta thường tìm cách để khắc phục tác dụng phụ và làm tăng tác dụng chính của thuốc như phối hợp thuốc, thay đổi đường dùng...  Cẩn trọng khi bôi thuốc ngoài da Tác dụng hồi phục và không hồi phục Sau khi vào cơ thể làm xong "nhiệm vụ" của mình thuốc bị thải trừ. Khi đó chức phận của cơ quan lại trở về bình thường. Đó là tác dụng hồi phục của thuốc. Ví dụ, bệnh nhân cần phẫu thuật phải dùng thuốc gây mê. Sau cuộc phẫu thuật đó (sau khi thuốc mê đã thải trừ hết ra khỏi cơ thể) người bệnh lại trở lại trạng thái tỉnh táo bình thường. Bên cạnh đó cũng có những tác dụng phụ của thuốc có thể hồi phục. Ví dụ, uống rifampicin trong điều trị lao, nước tiểu bệnh nhân thường có màu đỏ sẫm nhưng khi ngừng thuốc hiện tượng này sẽ hết (còn gọi là tác dụng phụ không gây nguy hiểm cho người bệnh). Tác dụng không hồi phục nghĩa là thuốc làm mất hoàn toàn chức phận của tế bào, cơ quan. Ví dụ, cloramphenicol có tai biến gây suy tủy xương, tetracyclin gây vàng răng... Tác dụng chọn lọc Tác dụng chọn lọc của thuốc là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất. Digitalis gắn vào tim, não, gan, thận... nhưng với liều điều trị chỉ có tác dụng trên tim; albuterol (salbutamol, ventolin) trong điều trị hen phế quản chỉ kích thích chọn lọc receptor b2 adrenergic... Chính vì tác dụng chọn lọc của thuốc này làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, tránh được nhiều tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. PHẦN 3: 7 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC Bạn đã hỏi bác sĩ chưa? Bạn đã đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của thuốc? Đọc kĩ hướng dẫn trong đơn thuốc Chú ý đến tính tương tác của thuốc Không đột ngột dừng sử dụng thuốc Bạn tự ý mua thuốc điều trị? Uống thuốc thế nào để đạt hiệu quả cao  CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PHẦN 1: THÓI QUEN SỬ DỤNG THUỐC Tự ý mua thuốc không cần đơn của bác sĩ Uống thuốc không đúng cách Quan niệm sai lầm về thuốc đông y Thuốc nhái Hiện tượng cho thuê bằng dược sĩ để mở nhà thuốc Giá thuốc bình ổn giá thuốc  PHẦN 2: CÁC TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG THUỐC Không theo chỉ dẫn Dị ứng với thành phần của thuốc Dị ứng thuốc đông y Dị ứng thuốc kháng sinh Dị ứng với thành phần của thuốc  Dị ứng thuốc đông y  Dị ứng thuốc kháng sinh PHẦN 3: 10 ĐIỀU CẤM KỊ KHI SỬ DỤNG THUỐC Việc dùng thuốc không đúng cách có thể gây nguy hiểm, và đây là 10 sai lầm thường gặp: Tùy tiện về thời gian: Nếu hướng dẫn sử dụng ghi “ngày uống 3 lần”, nghĩa là bạn nên chia đều thời gian, cứ 8 tiếng uống một lần. Nếu uống cả vào ban ngày, nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi đêm lại không đạt hiệu quả điều trị. Nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn", bạn cần dùng khi dạ dày còn trống. Nếu trong vòng 1-2 giờ trước khi uống thuốc, bạn vừa ăn một lô quà vặt thì vẫn là không đúng.  Nằm uống thuốc: Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc. Nuốt thuốc khô: Một số không dùng nước mà nuốt thuốc luôn. Thuốc có thể làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể. Nghiền thuốc hòa với nước uống: Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể. Nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm. Nếu bạn dùng thuốc cho con mình mà trẻ không nuốt được cả viên, nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không. Uống thuốc bằng nước ngọt: Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm. Sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu... đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.  Uống thuốc thẳng từ chai: Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm bẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều. Uống nhiều loại thuốc cùng lúc: Làm như vậy, bạn sẽ khó tránh khỏi sự tương tác giữa các loại thuốc. Uống quá nhiều nước: Điều này sẽ làm giảm lượng axít có trong dạ dày, không có lợi cho việc làm tan và hấp thụ thuốc. Thông thường, với thuốc viên, bạn chỉ cần một cốc nước ấm nhỏ. Với thuốc nước vị ngọt, nên uống nước sau 5 phút. Vận động ngay sau khi uống thuốc: Thường phải sau 30-60 phút thì dạ dày mới hấp thụ hết và thuốc mới phát huy tác dụng.  Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thụ thuốc. Ăn uống tùy tiện: Ngay cả thuốc Tây cũng có những kiêng kị trong ăn uống để tránh giảm hiệu quả trị liệu hoặc những tương tác nguy hiểm. Chẳng hạn khi dùng thuốc hạ huyết áp, chống đau tim, bạn cần kiêng ăn mặn, rượu và thuốc lá. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn xem có phải kiêng gì không. Thuốc có vai trò thật quan trọng trong đời sống hiện nay. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, chúng ta không thể không phủ nhận một phần tác hại do thuốc gây ra: dị ứng với các thành phần của thuốc, tác dụng phụ của thuốc gây ra... Vì vậy chúng ta không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc mà hãy cố gắng bảo vệ sức khỏe bản thân mình. Tập san “Thuốc và các vấn đề sử dụng thuốc” đến đây là hết. Mặc dù các tác giả đã cố gắng rất nhiều trong khi biên soạn, nhưng không thể không tránh được những thiếu sót. Các tác giả mong nhận được những ý kiến phản hồi từ các thầy, cô giáo và các bạn học sinh. Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về: “Tổ 2, Lớp 10A4, Trường THPT Thạch Thất, Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội”. Xin trân thành cảm ơn. Các tác giả Nguyễn Chí Công Đỗ Lập Trần Thị Hiền Lương Nguyễn Thị Khánh Ly Phạm Hồng Nhung Lê Minh Quyến Nguyễn Văn Quyết Dương Hoàng Sơn Nguyễn Hữu Thái Cấn Xuân Thành Giang Thị Thảo Vũ Huyền Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận công nghệ 10 - Tìm hiểu về lĩnh vực y tế.doc
Tài liệu liên quan