Trong Di chúc để lại, điều đầu tiên Bác nói về Đảng, Bác căn dặn: Đoàn kết là một
truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương
đến các chi bộ cần phải "giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình".
PGS.TS Bùi Đình Phong, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cho biết, nghiên cứu Di
chúc Bác Hồ mỗi năm, ông lại phát hiện thêm những nét mới. Sau những dòng chữ này là
những tổng kết kinh nghiệm cả một đời hoạt động vì nước vì dân của Bác. Không chỉ c ăn
dặn toàn Đảng giữ gìn sự đoàn kết, Bác cũng chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện
đoàn kết trong Đảng: "Bác nói nguyên lý đoàn kết: Không thực hiện dân chủ thì không
đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ tro ng
Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Bác dạy phải thường xuyên phê bình, phát
triển đoàn kết, tức là không phải hôm nay làm, mai không làm".
Theo TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, gần 30 năm nghiên cứu về
Bác, nhận thấy ý nghĩa gốc rễ, có tính nền tảng của nửa dòng chữ duy nhất Bác viết thêm
vào Di chúc năm 1966: Bác viết: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Bác dạy
Đảng ta: “Phê bình việc chứ không phê bình người. Học tập Chủ nghĩa Mác là phải sống
với nhau có tình có lý. Ta xử lý dựa trên nguyên tắc, điều lệ Đảng, nhưng thấm đẫm tình
người.”
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5676 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tim hiểu về nội dung và giá trị trong Di chúc của Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thấy ý nghĩa gốc rễ, có tính nền tảng của nửa dòng chữ duy nhất Bác viết thêm
vào Di chúc năm 1966: Bác viết: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Bác dạy
Đảng ta: “Phê bình việc chứ không phê bình người. Học tập Chủ nghĩa Mác là phải sống
với nhau có tình có lý. Ta xử lý dựa trên nguyên tắc, điều lệ Đảng, nhưng thấm đẫm tình
người...”.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
nang_trong_dem_90@yahoo.com.vn Page 10
Cũng theo TS Chu Đức Tính, vấn đề mất đoàn kết luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh
giải quyết một cách bao dung, nhẹ nhàng mà thấm thía. Đây vẫn sẽ là một bài học quý
báu trong xử lý vấn đề mất đoàn kết trong Đảng đang diễn ra ở một số nơi hiện nay.
“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân
dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, nhờ đoàn kết chặt chẽ mà mới tròn một tuổi, Đảng
đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên cao trào cách mạng 1930-1931; 15 tuổi, Đảng đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhờ đoàn kết, thống nhất mà Đảng đã tập hợp được
lực lượng, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc và thời đại vào cuộc kháng chiến
trường kỳ suốt 30 năm, đánh thắng hai đế quốc là Pháp và Mỹ, hoàn thành thắng lợi sự
nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Cũng chính nhờ sự đoàn
kết, thống nhất ấy mà Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi sự nghiệp Đổi
mới.
Đã 41 năm Bác Hồ không cùng cả nước vui ngày Quốc khánh. Nhớ Người, chúng ta
càng thấm thía: Hạnh phúc của Đảng ta là có người Chủ tịch Đảng nghiêm khắc với bản
thân, mà hết sức bao dung, nhân ái vì sự đoàn kết trong Đảng vì thắng lợi cuối cùng của
cách mạng.
b. Về đoàn hết toàn dân
Theo Hồ Chí Minh ''…chỉ đoàn kết trong Đảng cách mạng cũng không thành công
được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy một
trong những truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Trên cơ sở
khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng mà Hồ Chí Minh tin tưởng chắc chắn
rằng mọi ý đồ xâm lược, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc sẽ bị đánh bại: ''Tổ quốc ta nhất
định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà''. Khi đất nước
bước vào thời kỳ xây dựng, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: dựa vào lực lượng vĩ đại
của khối đoàn kết dân tộc, chúng ta sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ,
cuộc chiến đấu chống nghèo nàn, lạc hậu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn đất nước
Việt Nam.
Sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam không chỉ là phép tính giản đơn của sự đoàn
kết trong Đảng cộng với khối đoàn kết của những người ngoài Đảng, mà chính là sức
mạnh tổng hợp của sự đoàn kết, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân. Chính truyền
thống đoàn kết của dân tộc đã được những người cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển,
tạo nên một truyền thống mới Hồ Chí Minh viết: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ
quý báu của Đảng và của dân ta''. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã đặt trọn niềm tin vào
truyền thống đó. Với Hồ Chí Minh, tương lai của đất nước, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế được quyết định bởi chính truyền thống đoàn kết, ý cuối cùng, những
dòng Di chúc cuối cùng của Hồ Chí Minh được viết ra với tâm nguyện: ''Điều mong
muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới''.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
nang_trong_dem_90@yahoo.com.vn Page 11
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, khối đoàn kết dân tộc được quyết định bởi sự quan
tâm, tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh gọi đó là
''công việc đối với con người''. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã để lại những lời căn dặn
không chỉ về quan điểm tư tưởng mà cả những chỉ dẫn khá cụ thể, tỉ mỉ. Đó không chỉ là
việc đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, gia đình liệt sĩ mà còn là lựa chọn những
người đã trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận đưa đi đào tạo, bồi dưỡng để họ trở thành ''đội
quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta''. Đối với
những người ở hậu phương, nông nhân, công dân, thanh niên, phụ nữ… sự quan tâm đó
cũng chu đáo đầy đủ. Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã nghĩ đến và có giải pháp thích
hợp để biến chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu thành tinh thần phấn đấu, niềm say mê
trong xây dựng hoà bình. Di chúc của Người có đoạn: ''Trong bao năm kháng chiến
chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông
dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp
người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý
đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào
hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất''.
Sự nghiệp xây dựng đất nước cần có khối đoàn kết đông đảo rộng rãi, mạnh mẽ và
chắc chắn. Khối đoàn kết đó không chỉ gồm toàn bộ những người từ phía ''bên này'' mà
có cả người của phía “bên kia”. Người cho rằng sự nghiệp xây dựng đất nước cần đến lực
lượng của tất cả mọi người ''không để sót một người nào''. Hồ Chí Minh viết trong Di
chúc: ''Đối với những nạn nhân của chế độ cũ, thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa
phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện''.
Đây không chỉ là quan điểm tập hợp lực lượng hết sức rộng rãi mà còn thể hiện sâu sắc tư
tưởng bao dung, nhân ái Hồ Chí Minh.
c. Về đoàn kết quốc tế
Theo Hồ Chí Minh, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều do Đảng Cộng sản
lãnh đạo với sự đoàn kết, thống nhất về đường lối đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết
trong Mặt trận dân tộc thống nhất; nhân dân thế giới đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ cách mạng
Việt Nam. Người kết luận: ''Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên ta cần ghi
sâu vào lòng và phát huy thêm mãi''.
Đoàn kết quốc tế là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được Người đề
cập khá đậm nét trong Di chúc.
Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đoàn kết, sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình
của các nước xã hội chủ nghĩa và bầu bạn khắp năm châu. Vì vậy, một trong những dự
kiến đầu tiên, ngay sau khi chiến tranh kết thúc của Hồ Chí Minh là thay mặt nhân dân ta,
Người sẽ đi thăm, cảm ơn và mở rộng hơn nữa khối đoàn kết quốc tế đối với Việt Nam.
Trước khi qua đời, điều Hồ Chí Minh băn khoăn, day dứt nhất là sự bất hoà trong
phong trào cộng sản quốc tế. Thực tế cho thấy, với uy tín nhiệt tình cách mạng và chủ
nghĩa quốc tế trong sáng, ngay từ những năm 1920, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp
quan trọng vào sự đoàn kết, thống nhất giữa các lực lượng cách mạng trên thế giới. Khi đi
vào cõi vĩnh hằng, chắc Hồ Chí Minh cũng thấy yên lòng, bởi vì, tuân theo Di chúc của
Người. ''trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình'',
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
nang_trong_dem_90@yahoo.com.vn Page 12
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục làm hết sức mình vì
hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.
Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh gắn bó trọn vẹn với dân tộc, với Đảng Cộng sản
Việt Nam: với nhân dân và bạn bè quốc tế. Cũng suốt đời mình, Người phấn đấu, cống
hiến cho sự đoàn kết thống nhất của Đảng của dân tộc và quốc tế. Vì vậy, trước khi qua
đời Người ''để lại muôn vàn tình thân yêu” cho toàn Đảng, toàn dân toàn quân cho các
cháu thanh niên, nhi đồng Việt Nam và cho đồng chí bầu bạn, thanh niên, nhi đồng quốc
tế.
Những tư tưởng, quan điểm nêu trên của Hồ Chí Minh vẫn được Đảng, nhân dân Việt
Nam và bạn bè quốc tế đón nhận suy ngẫm và vận dụng. Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong
đó có tư tưởng về đoàn kết được để hiện sâu sắc trong Di chúc của Người vẫn sống động
cùng nhân dân đất nước và thời đại.
Xây dựng và chỉnh đốn Đảng
Trong Di chúc để lại cho dân tộc ta, vấn đề “trước hết” được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề
cập là về Đảng. Như vậy, vấn đề xây dựng Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm không chỉ sinh thời mà còn đặc biệt lưu ý, căn dặn lại cho toàn Đảng ta trước khi đi
xa. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết
về xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc mang tầm lý luận sâu sắc.
Như chúng ta đã biết, từ những ngày đầu mới thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn
luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách
mạng Việt Nam trong mỗi thời kỳ cụ thể của Cách mạng.
Bác Hồ chính là nhà chiến lược và sách lược tài tình, nhà tổ chức lực lượng thiên tài,
nhà cổ động chính trị vĩ đại, người có công rèn luyện, giáo dục bao lớp cán bộ ưu tú của
Đảng, Người đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Người đã vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong những điều kiện cụ thể của cách mạng Việt
Nam.
Thực hiện Di chúc của Người, Đảng ta luôn khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin là nền
tảng tư tưởng chính trị của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ một Đảng Cộng sản cầm quyền, sau Lênin, đã nhấn
mạnh việc Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền cùng những lo lắng, răn đe. Không
phải chỉ trong Di chúc, mà hầu hết những tác phẩm của Hồ Chí Minh từ năm 1945, khi
Đảng Cộng sản bắt đầu cầm quyền sau Cách mạng tháng Tám, ngay sự cầm quyền ấy
chưa hoàn toàn trong phạm vi cả nước, vừa xây dựng chính quyền vừa kháng chiến,
Người đã luôn luôn nhắc đến việc chính quyền do Đảng Cộng sản phải là chính quyền vì
dân, do dân, gắn bó với dân, trung thành với dân, người đầy tớ trung thành của dân. Bức
thư đầu tiên Người gửi các đồng chí Bắc Bộ năm 1947, khi kháng chiến chống Pháp mới
bắt đầu vài tháng và khi mà các quốc gia xã hội chủ nghĩa chưa ai cảnh giác con đường
hiểm nguy của Đảng Cộng sản cầm quyền mà thoát ly nguyên lý cộng sản cơ bản - tức
phục vụ dân, lấy dân làm gốc - thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã báo động với ý thức và lời lẽ
vừa thiết tha vừa nghiêm khắc, lấy sự việc ngay trong đời sống hằng ngày. Cho nên, bài
học lớn nhất mà chúng ta rút ra từ Di chúc của Người chính là phần cốt lõi này.
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết, gắn bó với nhân dân, đại diện
cho quyền lợi của giai cấp và của dân tộc, được nhân dân tin yêu, đùm bọc, ủng hộ, giúp
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
nang_trong_dem_90@yahoo.com.vn Page 13
đỡ. Muốn có được sự đoàn kết nhất trí đó, như Bác đã nói là ngay trong Đảng cần phải
thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Là
một người theo chủ nghĩa cộng sản, là người phương Đông đồng thời cũng là người con
của đất Việt, lịch sử hàng ngàn năm đã đặt cho trí tuệ của Người sự suy nghĩ có chiều
sâu, bao quát bởi bao nhiêu triều đại ngả nghiêng khi không hiểu lời của Nguyễn Trãi:
Dân nâng thuyền và dân có thể lật thuyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần lời dạy của
người xưa: Tu thân, tề gia, trị quốc. Đảng Cộng sản cầm quyền mà không coi trọng tu
thân thì khó tề gia, càng khó trị quốc. Đảng lãnh đạo gồm năng lực tiên phong và đạo đức
tiên phong. Bài học này đâu cũng có, lúc nào cũng có. Đảng không gương mẫu, nặng tư
lợi, nặng chức quyền thì Đảng chỉ còn là một hàng hội. Đảng viên háo danh, tự ca ngợi
mình mà tham lam, lợi dụng chức quyền, dung túng cho vợ con thân thuộc phạm các tội
lừa đảo, ăn hối lộ, buôn lậu... tức vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội thì còn tệ hơn một
tội phạm thường dân. Tiên phong là làm gương, lãnh đạo là dẫn đường - không làm
gương thì chẳng thể dẫn đường đúng.
Chúng ta luôn ghi nhớ rằng, tư cách, phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng
ngày của mọi công dân không phân biệt bất cứ ai mà Bác thường xuyên căn dặn, nhắc
nhở là cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
Theo Bác Hồ:
Người có nhân là người có tấm lòng nhân hậu, tình thương yêu, giúp đỡ đồng bào,
đồng chí. Nhân là tâm và tâm là nhân.
Người có nghĩa là người có chí khí, lòng dạ ngay thẳng, không có tư tâm, tà tâm,
không lắt léo, không uốn công cuộc đời, không luồn cúi, xu nịnh, xu thời. Trọng nghĩa là
đức tính của con người.
Người có trí là người có đầu óc sáng suốt, trong sạch, biết xem người, biết xét việc,
biết nhân tình thế thái mà liệu bề ứng xử.
Người có dũng là người dũng cảm, gan góc, có gan bảo vệ lẽ phải, có gan đấu tranh
với những việc làm sai trái, không sợ khó, không sợ khổ, có gan chịu đựng để mưu cầu
việc lớn.
Người có liêm là người không tham địa vị, tiền tài, sự quyến rũ mềm yếu, quan minh
chính đại, sống cuộc đời liêm khiết, tử tế, đàng hoàng.
Cần là cần cù, cần mẫn trong công việc, chịu thương chịu khó, một nắng hai sương,
lao động vì lợi ích chung và lợi ích riêng mình.
Kiệm là tiết kiệm, không xa hoa lãng phí, không tiêu xài bừa bãi, không lấy của công
làm của riêng; tiết kiệm nhưng không bủn xỉn, cái gì đáng tiêu dù phải mất số tiền lớn
cũng phải tiêu, cái gì không đáng tiêu dù chỉ là một đồng cũng không được tiêu.
Bác căn dặn cho cán bộ, đảng viên một luận điểm quan trọng như sau: “Trước mặt
quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình
phải làm mực thước cho người ta bắt chước”, “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm
khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng trong sạch thì mới
bảo người ta trong sạch, siêng năng được”... Bác Hồ có nhắc nhở rằng trong học tập, lao
động, công tác cũng như trong cuộc sống đời thường của từng người ở xã hội ta vào thời
kỳ cách mạng nào cũng thế, nếu sự bất liêm, bất chính, lãng phí, tham ô, lười biếng, vô
trách nhiệm, thu vén cá nhân, ích kỷ vì lợi ta hại người… còn lẩn khuất đâu đó bằng sự
dối trá với chính mình, với tập thể và cộng đồng thì đó là “kẻ thù nội xâm” nguy hiểm
khôn lường.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
nang_trong_dem_90@yahoo.com.vn Page 14
Như Bác đã dạy: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến,
kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình
phải làm gương. Làm gương về cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là
khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được ta phải:
quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy
lên, tất cả các đồng chí phải thành công”.
Mục đích xây dựng một xã hội đạo đức, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến bộ là lý
tưởng sống của Hồ Chí Minh. Người lo sợ về một xã hội vô đạo đức, lo sợ cho một đội
ngũ cán bộ vô đạo đức, thoái hóa, biến chất, vì vộ đạo đức sẽ đẻ ra biết bao tai họa mà
chính Người đã được chứng kiến nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, vấn đề đạo đức xã hội,
đạo đức con người là một vấn đề mà Người suốt đời quan tâm.
Xây dựng chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
“Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng
cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”,
vừa “chuyên”.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.”
Người đã chỉ ra rằng muốn giáo dục cộng sản cho đoàn viên thanh niên phải gắn liền
việc học tập, rèn luyện của họ với cuộc đấu tranh chung của xã hội. Người nói: "Đoàn
thanh niên cộng sản chỉ xứng đáng với danh hiệu của nó là đoàn thể của thế hệ cộng sản
trẻ tuổi, nếu biết gắn từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với việc tham gia
cuộc đấu tranh chung của những người lao động chống lại bọn bóc lột".
Cũng với quan điểm ấy, Bác Hồ đã dạy: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà
phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội".
Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm lớn lao cho thế
hệ trẻ, thế hệ mà Người khẳng định sẽ là người chủ tương lai, là rường cột của nước nhà.
Điều đó thể hiện rất rõ qua các cuộc gặp gỡ và qua nhiều bài viết của Người dành cho thế
hệ trẻ (theo Người, thế hệ trẻ bao gồm: thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh
niên là lực lượng quan trọng nhất), đồng thời chính Người tổ chức huấn luyện, lãnh đạo
và rèn luyện phát triển lực lượng thanh niên cách mạng Việt Nam.
Ngay từ thời niên thiếu, được trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu nước của nhân
dân dân ta đầu thế kỷ XX như: phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục,
phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ… Người đã thấy rõ sự đóng góp
của tuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn và phát triển bền vững của dân tộc. Họ là lực
lượng tham gia đông đảo và nhiệt tình nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong các cuộc
chống xâm lăng, là những con người có lý tưởng, giàu đức hy sinh, sẵn sàng xả thân và
trở thành một lực lượng chủ yếu của cách mạng.
Tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người nhận ra rằng cách mạng muốn thành công,
trước hết phải tập hợp lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng này giác ngộ cách mạng,
giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó vai trò của lực lượng thanh niên được Người
khẳng định là rất quan trọng. Tháng 6/1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên cách
mạng đồng chí hội, qui tụ tất cả những thanh niên Việt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết
vào trong một tổ chức thống nhất. Từ đây, những hoạt động của Hội chính là nhân tố
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
nang_trong_dem_90@yahoo.com.vn Page 15
quan trọng và ảnh hưởng đến việc ra đời các tổ chức cộng sản và việc thành lập Đảng sau
này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ ra khả năng cách mạng to lớn của tuổi trẻ
trong cách mạng mà Người còn chỉ ra tiềm năng to lớn của tuổi trẻ trong công cuộc kiến
thiết xây dựng nước nhà. Trong Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Người gửi gắm niềm tin tưởng của
mình vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Năm 1947, Ngư khẳng
định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay
suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên”.
Hồ Chí Minh xem xét thanh niên một cách toàn diện, thấy rõ vị trí, vai trò của thanh
niên: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là
người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, vì vậy, Người yêu cầu, đòi hỏi thanh
niên phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, xung phong gương mẫu trong công
việc. Gắn yêu cầu đặt ra đối với thanh niên, hiểu rõ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên,
Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục cho thanh niên và chỉ ra tầm quan trọng của
việc giáo dục, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong mọi thời kỳ cách mạng.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cho Đảng đối với công tác giáo dục
thanh niên và xem đây là trách nhiệm của Đảng, các cơ quan giáo dục, đến các đoàn thể
quần chúng: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Theo Người, cách mạng là sự nghiệp lâu dài khó khăn và là trách nhiệm của nhiều thế
hệ. Vì vậy, việc bàn giao thế hệ không chỉ là trao lại những gì đã có mà điều quan trọng
và khó khăn hơn nhiều là chuẩn bị và trang bị cho thế hệ sau những điều cần thiết, định
hướng cho thanh niên những công việc phải làm để họ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục
tiêu của cách mạng. Chính vì vậy, vấn đề quan tâm, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ chính là
thực hiện theo quy luật khách quan nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước không
ngừng phát triển.
Vấn đề quan tâm hàng đầu của bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Người căn dặn thanh niên phải: “Yêu Tổ
quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật”.
Việc giáo dục, bồi dưỡng cho một thế hệ là công việc hết sức công phu và bền bỉ, vì
vậy, Người quan niệm việc giáo dục, đào tạo và rèn luyện cho thế hệ trẻ là sự nghiệp
“trồng người” và Người nêu tư tưởng chiến lược: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích
100 năm trồng người”. Công tác giáo dục phải tạo nên một thế hệ vừa giỏi chuyên môn,
có trình độ cao, phù hợp với sự phát triển của xã hội; đồng thời phải có đạo đức cách
mạng, phải trở thành là lực lượng “vừa hồng, vừa chuyên”. Hồ Chủ tịch cho rằng giáo
dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải chú ý đến cả hai yếu tố đạo đức và tài năng trong đó
lấy đạo đức làm gốc. Đức – Tài là hai nhân tố làm cho cán bộ nói riêng, con người nói
chung trở lên hữu ích đối với xã hội, không thể tách rời cũng không thể tuyệt đối hoá mặt
này mà phủ nhận hay xem nhẹ mặt kia.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
nang_trong_dem_90@yahoo.com.vn Page 16
Khẳng định thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mĩ
Trước khi từ giã cõi đời, điều mong muốn thiết tha, nỗi niềm canh cánh, khắc khoải
trong trái tim nhà ái quốc vĩ đại là: miền nam chưa giải phóng, đất nước còn chia hai,
đồng bào hai miền đang chịu bao nhiêu chết chóc đau thương. Người viết: “Dù khó khăn
đến mấy, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, Tổ quốc thống
nhất, đồng bào sum họp một nhà”.
Mở đầu bản Di chúc, Bác Hồ đã nói ngay về cuộc chống Mỹ cứu nước. Sự ngưỡng mộ
Bác, niềm tin và làm theo lời Bác chiếm vị trí tuyệt đối trong khối óc, trái tim và hành
động người Việt Nam yêu nước. Đột ngột Bác qua đời khi sự nghiệp cách mạng còn đang
dang dở! Hàng triệu triệu người Việt Nam đang thực hiện chân lý theo lời Bác dạy:
''Không có gì quý hơn độc lập tự do'', ''mất nước là mất tất cả”, cho nên không có gì lo
lắng hơn số phận của công cuộc kháng chiến cứu nước lúc bấy giờ khi không còn Bác
trực tiếp dẫn dắt. Chính vì vậy không phải bắt đầu bằng cách nói triết lý về cái sống cái
chết, bằng việc riêng hay bằng vai trò lãnh đạo của Đảng, đành rằng những vấn đề đó đều
là đặc sắc của bản Di chúc, mà Bác Hồ đã mở đầu Di chúc bằng cách căn dặn: ''Cuộc
chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa,
song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó 1à một điều chắc chắn''.
Nói ngay về công cuộc chống Mỹ cứu nước là nói trúng vào tâm lý người Việt Nam
yêu nước bấy giờ. Đấy là một mẫu mực về nghệ thuật tuyên truyền, nghệ thuật công tác
tư tưởng, nghệ thuật của người lãnh đạo, quản lý. Làm đúng những quy luật của tâm lý
học không chỉ cần đối với nghề dạy học, mà thật vô cùng cần thiết đối với người cán bộ
tuyên huấn, cán bộ dân vận và mọi cán bộ lãnh đạo.
Sự nghiệp kháng chiến cứu nước của chúng ta không phải nhờ vào may rủi, mà thắng
lợi của nó là kết quả của sự vận động của quy luật khách quan, là sự kết hợp hài hòa của
nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Đó là thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa, phù
hợp với sự tiến bộ của xã hội, được nhân dân thế giới nhiệt liệt đồng tình và ủng hộ, kết
hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, là thắng lợi của sức mạnh thần kỳ của
chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng vô cùng sáng suốt. Hơn nữa, lời căn dặn
của Bác về thắng lợi cuối cùng thuộc về nhân dân ta còn xuất phát từ thực tiễn sống động
mà nhân dân ta đã chiến đấu anh hùng dưới ngọn cờ của Đảng, của Bác, nhất là từ năm
1965, ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, địch càng đánh càng suy yếu, càng
đánh càng thua. Càng thể hiện tư tưởng lý luận và thực tiễn, khi trong lời căn dặn của Bác
hàm chứa rất sâu sắc phép biện chứng duy vật, thế giới quan cách mạng. Nhân dân ta còn
phải kinh qua gia khổ, hy sinh nhiền hơn nữa, song nhất định thắng, chúng ta nhất định
thắng song còn phải hy sinh, gian khổ nhiều hơn nữa.
Thực tiễn đã diễn ra đúng như lời Bác dạy. Năm 1972, đế quốc Mỹ đã leo thang chiến
tranh đến đỉnh điểm, nhân dân ta đã trải qua gian khổ, hy sinh vô cùng to lớn và chiến
đấu quả cảm vô song. Năm 1973 mở ra cuộc đấu tranh trên cả ba mặt: chính trị, quân sự,
ngoại giao. Binh lính Mỹ đã phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Rồi chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử đã đưa đến Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Tư tưởng nhân văn cao cả
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
nang_trong_dem_90@yahoo.com.vn Page 17
Ánh sáng của các tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc của N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận Nội dung và giá trị Di chúc của Hồ Chí Minh.pdf