MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM ADOBE AUDITION 3.0 3
1.1 Giới thiệu chung 3
1.2 Một số ứng dụng của Adobe Audition 3.0 4
1.3 Những đặc điểm mới nổi trội của Adobe Audition 3.0 4
1.3.1 Thu âm và trộn 4
1.3.2 Tạo và sắp xếp 4
1.3.3 Chỉnh sửa và điều khiển 5
1.4 Tìm hiểu về các chức năng công cụ của phần mềm 5
1.4.1 Amplitude and Compression - Biên độ và nén 7
1.4.2 Delay and Echo 7
1.4.3 Filter and EQ 9
1.4.4 Phần Modulation 11
1.4.5 Phần Reverb 12
1.5 Các phím tắt 16
CHƯƠNG 2. THU ÂM VÀ MIX NHẠC CĂN BẢN 17
2.1 Khâu chuẩn bị 17
2.1.1 Phần cứng 17
2.1.2 Phần mềm 17
2.1.3 Nhạc nền 17
2.2 Hướng dẫn cách thu âm căn bản 19
2.3 Hướng dẫn cách Mix nhạc 22
2.4 Xuất thành file nhạc 22
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
31 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 21394 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về phần mềm Adobe Audition 3.0, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
--------o0o--------
BỘ MÔN XỬ LÝ ÂM THANH HÌNH ẢNH
Tiểu Luận:
TÌM HIỂU VỀ PHẦN MỀM ADOBE AUDITION 3.0
Giảng viên : NGUYỄN THU HIÊN
Lớp : H09VT9
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN QUANG TOÀN
ĐỖ CÔNG TRÌNH
PHAN QUANG TRUNG
ĐỖ VĂN TÚ
Hà Nội, Tháng 5/2011
LỜI NÓI ĐẦU
--------------o0o-------------
Những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ của máy tính, thông tin di động và sự bùng nổ của Internet đã đẫn đến nhu cầu trao đổi các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên mạng thông tin là rất lớn. Đặc biệt là các ứng dụng truyền âm thanh và video thời gian thực qua mạng IP như âm nhạc theo yêu cầu, video phone, video-conferencing, tele-medical hay video theo yêu cầu… Cho nên vấn đề xử lý âm thanh hình ảnh sao cho có hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm băng thông truyền dẫn, giảm bớt không gian lưu trữ để truyền thông tin trên mạng một cách dễ dàng và nhanh chóng trở lên cáp thiết hơn bao giờ hết.
Ngày nay, từ một sinh viên, một kỹ thuật viên xử lý âm thanh hay bất cứ một người yêu thích xử lý âm thanh muốn tự mình tạo ra các bản nhạc của riêng mình là không khó. Nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về xử lý âm thanh một cách chuyên nghiệp, có chất lượng cao cũng như công đoạn thực hiện tốn ít thời gian và đơn giản hãng Adobe đã cho ra đời phần mềm nhỏ gọn và chuyên dụng Adobe Audition.
Adobe Audition là một phần mềm thu âm chuyên nghiệp, được sử dụng phổ biến tại các phòng thu âm, đứng ngang hàng với các phần mềm nổi tiếng như FL studio, nuendo, soundforge, mixcraft… Adobe Audion là chuyển thể của phần mềm cool edit pro của công ty phần mềm Syntrillium. Nó được Adobe cải tiến hơn, vì thế mang tính hoàn thiện hơn và ít lỗi hơn.
Hiện tại, phiên bản mới nhất đang được sử dụng rộng rãi là phiên bản Adobe Audition 3.0 với nhiều tính năng được cải tiến mạnh mẽ. Adobe Audition 3.0 cung cấp khả năng mix âm thanh cao cấp, chỉnh sửa, và xử lý các hiệu ứng. Xử lý công việc linh hoạt, kết hợp với các công cụ. Adobe Audition 3.0 mang lại cho bạn sức mạnh để tạo ra những âm thanh sắc nét với chất lượng cao nhất có thể.
Nội dung cơ bản trong bài tiểu luận này là tìm hiểu về cách thu âm và mix nhạc căn bản với phần mềm Adobe Audition 3.0.
Do còn nhiều hạn chế về trình độ và thời gian nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc.
Chúng Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM ADOBE AUDITION 3.0
1.1 Giới thiệu chung
Adobe Audition, trước đây gọi là Cool Edit Pro của công ty phần mềm Syntrillium, là một phần mềm rất thân thiện cho phép bạn tạo ra đa theo dõi các bản ghi âm, chuyển đổi các file âm thanh MP3, Wav hoặc bất cứ định dạng khác mà bạn cần hoặc muốn và một loạt các chức năng âm thanh khác. Hiện tại, phiên bản mới nhất đang được sử dụng rộng rãi là phiên bản Adobe Audition 3.0 với nhiều tính năng được cải tiến mạnh mẽ.
Adobe® Audition 3.0. là một phần mềm hữu ích có thể cung cấp khả năng thu âm, trộn âm thanh cao cấp, chỉnh sửa, xử lý các hiệu ứng và làm chủ các file âm thanh với công cụ mạnh mẽ. Xử lý công việc linh hoạt, kết hợp với các công cụ, cho bạn sức mạnh để tạo những âm thanh sắc nét với chất lượng cao nhất có thể. Phần mềm có thể dễ dàng tạo ra âm nhạc, tạo sóng âm thanh, và khôi phục lại bản ghi âm hoàn hảo. Cho âm thanh và hình ảnh kết hợp cùng với nhau bằng cách sử dụng các ứng dụng thông minh của Adobe video.
Hình 1.1: Logo phần mềm Adobe Audition 3.0
Adobe Audition là một công cụ mạnh mẽ sản xuất âm thanh được thiết kế riêng cho nền tảng PC. Với Audition, máy tính của bạn trở thành một máy trạm đầy đủ chức năng kỹ thuật số âm thanh (DAW). Audition có khả năng ghi âm nhiều bài hát của âm thanh đồng thời, các tập tin chỉnh sửa âm thanh, thêm hiệu ứng đặc biệt và làm chủ hoàn thành các bản nhạc vào đĩa CD.
Có thể nói Adobe Audition là 1 công cụ rất tổng quát, và bao gồm rất nhiều chức năng. Việc sử dụng nó đòi hỏi bạn phải có 1 chút hiểu biết về âm nhạc. Nếu không, bạn sẽ rất rối trí với các lựa chọn của nó.
1.2 Một số ứng dụng của Adobe Audition 3.0
Nếu bạn là một nhà thiết kế âm thanh, một nhạc sĩ, nhà ghi âm, dijay nhạc, mix nhạc hoặc các audiocentric … và bạn cần phải có tất cả các công cụ trong một chương trình sản xuất âm thanh chuyên nghiệp thì Adobe Audition 3.0 là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Bạn cũng có thể dễ dàng sử dụng nó để xây dựng một phòng thu tại gia, phòng thu theo đúng nghĩa đen của nó. Bạn chỉ cần 1 headphone tàm tạm, 1 máy tính cấu hình không cao (có card âm thanh thì càng tốt) và một bài nhạc nền (nhạc beat-download tại yeucahat.com, nhaccuatui.com, mp3.zing.vn, soundclick.com, shadownwill.com...) là có thể trở thành một ca sĩ.
Sử dụng Adobe Audition 3.0 cho các ứng dụng hàng ngày như:
Tạo ra âm nhạc của riêng bạn.
Thu âm và trộn một dự án.
Sản xuất một đài phát thanh tại chỗ.
Làm sạch, lọc âm thanh cho một bộ phim.
Biên soạn và chỉnh sửa một soundtrack.
1.3 Những đặc điểm mới nổi trội của Adobe Audition 3.0
1.3.1 Thu âm và trộn
Độ trễ thấp khi trộn với không giới hạn các tracks.
Có thể thu âm tự động các tham số, tự động tương thích phần cứng.
Trôn lẫn âm thanh để gửi và gán.
Đưa vào làm trong thời gian thực.
Tốc đô nhanh, tiến hành thu âm hoàn thiện hơn.
Hàng loạt hiệu ứng trên tất cả các channels, buses và master.
Không giới hạn số track trong Multitrack View.
Thu âm trực tiếp lên tới 80 kênh đưa vào cùng lúc trong một multitrack session.
1.3.2 Tạo và sắp xếp
Cung cấp vô số các định dạng video và nhiều hiệu ứng mới.
Giao diện người dùng trực quan, dễ sử dụng.
Hàng ngàn vòng lặp âm thanh 32 bit chưa nén.
Cải thiện đồng bộ hóa video.
Hỗ trợ siêu dữ liệu XMP.
1.3.3 Chỉnh sửa và điều khiển
Mô hình tương tự nhiều băng nén.
Làm chủ Rack trong Edit View.
Cung cấp các công cụ hiển thị tần số quang phổ.
Tùy chỉnh màu sắc thanh quang phổ và độ phân giải.
Có khả năng bố trí lưu đĩa CD.
Hỗ trợ sóng truyền phát
Cải thiện hiệu suất để chỉnh sửa.
Hỗ trợ định dạng Ogg Vorbis.
1.4 Tìm hiểu về các chức năng công cụ của phần mềm
Ở đây, các chức năng và công cụ phần mềm được chia thành hai nhóm như hình bên dưới. Nhóm số một chủ yếu là các chức năng cơ bản của bất cứ một phần mềm hay chương trình nào, mà hầu như chúng ta đã quen sử dụng nên tạm bỏ qua. Phần này chủ yếu đi vào tìm hiểu menu effects trong phần mềm, nó bao gồm các chức năng chỉnh sửa, lọc âm thanh đã được chia nhóm cụ thể.
Hình 1.2: Các công cụ chính của Adobe Audition 3.0
Ngoài ra, cũng xin giới thiệu thêm hai chức năng hiển thị chính ở màn hình làm việc của Audition là Main và Mixer.
Hình 1.3 : Cửa sổ làm việc của táp Main
Hình 1.4 : Cửa sổ làm việc của tap Mixer
1.4.1 Amplitude and Compression - Biên độ và nén
Hình 1.5: Biên độ và giải nén
Trong phần này Effect thường sử dụng là Dynamics Process tác dụng nén và gom âm thanh lại nhằm ổn định dao động của âm thanh.
Hình 1.6: Một vài thông số tham khảo với Dynamics Process
1.4.2 Delay and Echo
Phần này để tạo hiệu quả chiều rộng cho âm thanh với hai Effect thường sử dụng là Delay và Echo.
Hình 1.7: Phần Delay and Echo
Về Delay effect nó là một loại hiệu ứng âm thanh, tín hiệu sẽ được lưu lại vào một loại bộ nhớ rồi được phát lại sau một khoảng thời gian nhất định. Tín hiệu này có thể phát lại một hoặc nhiều lần. Delay là effect cơ sở để phát triển thêm các loại Effect khác như: Chorus, Reverb, Echo, Flanging, Looping….vv.
Hình 1.8: Một vài thông số tham khảo với Delay effect
Tiếp theo là Echo dùng để tạo tiếng lặp, tạo vang.
Với Echo Level để tạo độ lặp lại âm thanh cho track hát chính, nhiều ít tùy vào Feedback là tốc độ lặp và delay time tạm hiểu là số lần lặp.
Hình 1.9: Một vài thông số tham khảo với Echo effect
1.4.3 Filter and EQ
Hình 1.10: Công cụ Filter and EQ
Filter and EQ có tác dụng lọc và tăng giảm các tần số âm thanh trầm bổng (bass, treble). Trong phần này Effect quan trọng nhất là Graphic Equalizer tách dụng tăng giảm tần số âm thanh trầm bổng. Sử dụng Effect này đôi tai là thứ không thể thiếu các bạn cảm nhận rùi chỉnh sao cho phù hợp.
Một vài thông số cho các bạn tham khảo trong Graphic Equalizer:
Hình 1.11: Chế độ Heavy Guitar - Girth down Equalizer
Hình 1.12: Chế độ Heavy Guitar trong Effects Parametrich equalizer
Với Effects Parametrich equalizer thì tùy vào loại mic mà chỉnh âm thanh mid-bass nhiều thì người ta thường cắt các tần số thấp.
Chỉnh các điểm giảm theo ý muốn của các bạn, nhưng nhớ là các tần số không nên để cao. Còn các điểm còn lại các bạn chỉnh sao cho hợp lý, đừng để âm bén quá, sôi quá.
1.4.4 Phần Modulation
Hình 1.13: Công cụ Modulation
Trong phần này Effect hay sử dụng là Chorus, hiệu ứng này có tác dụng làm dày giọng hát phù hợp với mix rap hoặc bè.
Hình 1.14: Chế độ Project Nightmare trong Chorus
1.4.5 Phần Reverb
Hình 1.15: Chức năng Reverb
Phần này có tác dụng tạo hiệu quả chiều sâu cho âm thanh với Effect đáng quan tâm là Reverb, Full Reverb và Studio reverb.
Reverb tạo hiệu quả chiều sâu cho âm thanh ngắn.
Hình 1.16: Chế độ Room Ambience trong effect Reverb
Full Reverb tạo hiệu quả chiều sâu cho âm thanh dài.
Hình 1.17: Chế độ Beefy Snare của Double Dose o trong effect Full Reverb
Hình 1.18: Chế độ The King’s Bathroomm trong effect Full Reverb
Studio reverb giúp tạo độ vang và độ rộng cho giọng hát làm cho âm thanh sẽ có thêm chiều sâu.
Hình 1.19: Chế độ Heavy Guitar trong effect Studio Reverb
Hình 1.20: Chế độ Great Hall trong effect Studio Reverb
Lưu ý:
Tất cả những thông số trên đây chỉ là để các bạn tham khảo, các bạn khi sử dụng bất kỳ Effects nào phải sử dụng đôi tai của mình để cảm nhận rùi chỉnh lại các thông số sao cho phù hợp với bài hát.
Các Effect ở trên là các Effect thông dụng nhất cho việc mix nhạc. Hầu hết tất cả các Effect này được sử dụng cho việc mix một bài hát, các bạn sử dùng nhiều hay ít đều là do cảm nhận của đôi tai bạn .
1.5 Các phím tắt
Dưới đây là một số phím tắt cho các bạn tham khảo:
CHƯƠNG 2. THU ÂM VÀ MIX NHẠC CĂN BẢN
2.1 Khâu chuẩn bị
2.1.1 Phần cứng
Vi xử lý Intel Pentium 4 hoặc Intel Centrino với 512MB RAM trở lên.
Microsoft Windows XP Professional hoặc Home Edition với Service Pack.
Màn hình hiển thị độ phân giải 1024 × 768 (1280 × 1024 điểm khuyến khích).
Card âm thanh Direct Sound hoặc ASIO drivers.
CD-RWdrive để tạo đĩa CD âm thanh.
Loa hoặc tai nghe, míc thu âm.
2.1.2 Phần mềm
Bạn có thể tải phần mềm Adobe Audition 3.0 với dung lượng 238 MB từ các trang web trên mạng. Nếu bạn là một kỹ sư hay một nhà thiết kế cần phải làm việc thường xuyên về âm thanh bạn có thể mua phần mềm bản quyền chính hãng. Đối với sinh viên hoặc những người nghiệp dư có thể tải phần mềm miễn phí dùng thử 30 ngày.
2.1.3 Nhạc nền
Nhạc nền hay còn gọi là beat, karaoke có thể định nghĩa đơn giản là các bản nhạc không lời. Các bạn tự tìm và download trên Internet các file nhạc nền định dạnh MP3, WMA, WAV... để thu âm. Hãy tìm trong phòng thu của sannhac.com, yeucahat.com, nhaccuatui.com, mp3.zing.vn, soundclick.com, shadownwill.com... Bạn cũng có thể tìm tại goole.com.vn bằng cách thêm chữ “beat” vào trước tên bài hát bạn muốn tìm.2.1.4 Thiết lập Volume:
Click đôi lên hình cái loa nhỏ ở góc màn hình:
Vào Options - Properties.
Chọn Recording, một số soundcard là phần Input trong mục Device Mixer:
Hình 2.1: Cài Microphone trong windows XP
Hình 2.2: Cài Microphone trong Windows 7
Tick chọn Select ở cột Microphone.
Nếu ở máy các bạn ở chỗ chữ Select là chữ Mute thì các bạn gỡ Mute ở cột Micro và tick Mute và ô Stereo Mix. Chỉ nên để volume thấp để không bị rè, nếu nhỏ có thể dùng Audition tăng lên.
2.2 Hướng dẫn cách thu âm căn bản
Hình 2.3: Giao diện chính của chương trình
Đây là chế độ Multitrack, nếu các bạn vào chương trình mà không thấy giao diện này thì nhấn phím F12 sẽ thấy.
Để bắt đầu thu âm các bạn phải import nhạc nền vào bằng cách Click chuột phải lên khoảng trống ở track 1 - Insert - Audio.
Chỉ đến file nhạc nền bài hát bạn muốn thu:
Hình 2.4: Insert nhạc nền cho Track 1
- Mình lấy ví dụ bài muốn thu là Chôm chôm lý qua phà - click Open:
Hình 2.5: Mở thư mục chứa nhạc nền
- Sau khi có nhạc nền các bạn chọn vào biểu tượn R màu đỏ ở track 2 để khi thu âm giọng hát các bạn sẽ vào track 2, sau khi tích chương trình sẽ yêu cầu đặt tên cho session, các bạn đặt tên tùy ý.
Hình 2.6: Khâu chuẩn bị ghi âm với Track 2
- Tương tự khi các bạn muốn hát bè ờ track 3 thì click vào nút R ở track 2 một lần nữa rồi click vào nút R ở track 3 để giữ nguyên track 2 và thu âm ở track 3. Dưới đây mình xin lấy ví dụ đã thu xong phần giọng hát và không có phần bè:
Hình 2.7: Thu âm với Track 2
Như vậy là các bạn đã xong phần thu âm, các bạn có thể nghe lại bằng các nhấn vào nút Play ở phần Transport.
2.3 Hướng dẫn cách Mix nhạc
- Sau khi thu xong các bạn đã có 1 track tiếng thô, chưa chỉnh sửa. Bây giờ chúng ta chỉ làm việc trên file wave ở track 2. Click chuột lên track 2 và nhấn F12 để vào chế độ Edit. Trong quá trình mix các bạn sẽ phải chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ Multitrack và Edit rất nhiều lần để nghe lại cả nhạc cả giọng hát để có những điều chỉnh phù hợp.
Hình 2.8: Edit phần thu âm ở Track 2
Nếu các bạn nghe giọng hát nhỏ hơn so với nhạc thì có thể nâng lên bằng cách bôi đen hết cả đoạn sóng âm rồi chỉnh cái volume nhỏ xuất hiện phía trên.
- Cái volume này chỉ có ở version 3.0, đối với các version cũ hơn các bạn vào menu Effect - Amplitude and Compression - Amplify, điều chỉnh thanh trượt để tăng giảm âm lượng.
- Các bạn lưu ý nên chỉnh sóng âm lớn lên vừa phải, không nên to quá vì ở bước tiếp theo ta sẽ có 1 track copy của track này để mix reverb nên âm lượng giọng hát sẽ rất lớn.
- Các bạn có thể chỉnh âm lượng to nhỏ từng đoạn bằng cách bôi đen từng đoạn đó rồi làm như trên. Ví dụ điệp khúc có thể to hơn vì nhạc cũng to hơn, những đoạn sâu lắng có thể nhỏ lại vì nhạc cũng nhỏ hơn v.v... tùy vào ý đồ các bạn muốn mix.
Hình 2.9: Chỉnh Volum cho một đoạn thu âm
- Tiếp theo ta sẽ căn chỉnh EQ cho giọng hát, ví dụ tăng tiếng treble, bass v.v... cho giọng hát cỏ vẻ sáng hơn hoặc trong hơn v.v... Vào menu Effect - Filter and EQ Graphic Equalizer:
Hình 2.10: Chỉnh EQ Cho giọng hát với Effect Filter and EQ
- Click vào nút 20 bands để có thể chỉnh ở nhiều băng tần hơn, những cột bên phải là những cột dùng để chỉnh treble, bên trái là bass, ở giữa là những âm ở tầng trung (midle). Các bạn có thể nghe thử bằng cách nhấn vào nút Play (hình tam giác ở góc dưới bên trái cửa sổ để nghe thử và điều chỉnh, sau khi đã vừa ý nhấn vào Ok.- Bây giờ các bạn nhấn F12 để ra lại chế độ Multitrack, Click phải lên track 2 chọn Copy, sau đó click phải lên khoảng trống ở track 3 chọn paste để có 1 file sóng âm y hệt như thế. Các bạn lưu trước khi Paste phải bấm phím Home trên bàn phím để 2 sóng âm ở track 2 và 3 không bị lệch nhau. Nếu sóng âm ở track 3 bị lệch các bạn nhấn chữ V và dùng chuột click rê sóng âm ở track 3 qua trái.
Hình 2.11: Làm bè ở track 3
- Bây giờ ta chỉ mix hiệu ứng ở track 3, giữ nguyên track 2 để khi mix giọng hát của bạn không bị mờ đi mà vẫn có tiếng vang.
- Click vào nút fx ở phía trên track 1 để làm xuất hiện khe chèn hiệu ứng:
Hình 2.12: Cách chèn hiệu ứng
- Click chuột vào mũi tên nhỏ ở phần fx của track 3 để chèn hiệu ứng reverb:
Hình 2.13: Chèn hiệu ứng reverb cho Track 3
Hình 2.14: Chỉnh sửa trong Effect Reverb
- Trong cửa sổ chỉnh reverb các bạn chỉnh ở 3 thanh trượt cuối cùng và 2 thanh trượt output, input bên cạnh.
- Các bạn có thể nhấn phím Space Bar trên để vừa nghe vừa chỉnh cho hợp lý. Đến đây bài hát hay hay không là do tai nghe của các bạn, những thông số trên đây chỉ là 1 ví dụ cho bài hát này, có thể không phù hợp cho những bài hát khác ở những thể loại khác.
- Để âm lượng giữa nhạc và giọng hát hài hòa, các bạn chọn qua phần mixer để chỉnh.
Tùy vào từng người mà thêm bớt hiệu ứng sao cho phù hợp trên đây chỉ là tham khảo thui.
2.4 Xuất thành file nhạc
- Sau khi đã mix xong, các bạn vào menu File - Export - Audio Mix Down.
Hình 2.15: Xuất thành file nhạc
- Đặt tên bài hát ở ô File name, chọn kiểu file ở ô Save as type, bên mục channels chọn Stereo. Click Save, các bạn đã có 1 bài hát dạng mp3 để thu lên sàn hay chia sẻ cho bạn bè.
KẾT LUẬN
-----------------o0o----------------
Qua bài tiểu luận có thể nhạn thấy một môi trường chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp trong Adobe® Audition™ 3.0. Đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe và nhu cầu hiện tại của người dùng về âm thanh và hình ảnh.
Adobe Audition cung cấp khả năng trộn âm thanh cao cấp, chỉnh sửa, và có thể xủ lý các hiệu ứng. Xử lý công việc linh hoạt, kết hợp với các công cụ, cho bạn sức mạnh để tạo những âm thanh sắc nét với chất lượng cao nhất có thể.
Bài tiểu luận tuy chưa đi sâu và còn nhiều phần thiếu sót nhưng cũng đủ trực quan để các bạn tìm hiểu qua các công cụ và chức năng chính của phần mềm. Với nội dung cơ bản, dễ hiểu nhanh chóng giúp mọi người làm quen các thao tác thu âm một bản nhạc, mix nhạc một cách căn bản.
Mình tin rằng các bạn có thể tạo ra âm nhạc của riêng mình, ghi âm và trộn nhạc nền dự án, sản xuất một điểm vô tuyến, hoặc làm sạch âm thanh sản xuất cho một bộ phim… sau khi đọc và thực hành trong một thời gian ngắn.
Bạn cũng có thể dễ dàng sử dụng nó để xây dựng một phòng thu tại gia, phòng thu theo đúng nghĩa đen của nó. Không tốn nhiều tiền và thời gian, chỉ cần một headphone tàm tạm, một máy tính cấu hình không cao và một bài nhạc nền là có thể trở thành một ca sĩ.
Cuối cùng xin chúc các bạn thành công !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------------o0o-------------
Sách tham khảo:
Adobe Audition Bitte Lesen
Adobe ® Audition Read Me
Editsound
Adobe Audition 3.0 – Basico Intermedio
Envelope Follower
Các trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm Hiểu Về Phần Mềm Adobe Au di tion 30.doc