ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A-Đặt vấn đề:
B-Phần nội dung:
1. Sơ lược về Phật giáo:
1.1. Nguồn gốc ra đời.
1.2. Một số nội dung chủ yếu của Phật giáo.
1.3. Triết lý về bản thể luận, nhân sinh quan của Phật giáo.
a. Bản thể luận của Phật giáo.
b. Nhân sinh quan của Phật giáo.
2. Giá trị và hạn chế của Phật giáo:
2.1. Giá trị về mặt kinh tế.
2.2. Giá trị về mặt xã hội.
2.3. Giá trị về mặt chính trị.
3. Hạn chế của phật giáo.
4.Ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam ngày nay.
C-Kết luận:
D-Tài liệu tham khảo:
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25528 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A-Đặt vấn đề:
B-Phần nội dung:
1. Sơ lược về Phật giáo:
1.1. Nguồn gốc ra đời.
1.2. Một số nội dung chủ yếu của Phật giáo.
1.3. Triết lý về bản thể luận, nhân sinh quan của Phật giáo.
a. Bản thể luận của Phật giáo.
b. Nhân sinh quan của Phật giáo.
2. Giá trị và hạn chế của Phật giáo:
2.1. Giá trị về mặt kinh tế.
2.2. Giá trị về mặt xã hội.
2.3. Giá trị về mặt chính trị.
3. Hạn chế của phật giáo.
4.Ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam ngày nay.
C-Kết luận:
D-Tài liệu tham khảo:
A-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việt Nam lầ một nước phương Đông-nơi mà tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa xã hội,tùy giai đoạn phát triển lịch sử của các nước thì tôn giáo nắm vai trò chủ đạo,có tác động mạnh mẽ đến nếp sống tinh thần,thói quen,suy nghĩ của con người.Trong các tôn giáo đó thì Đạo Phật-một trong những tôn giáo lớn của thế giới đã du nhập vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và trở thành tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần,xã hội Việt Nam cho đến ngày nay.
Đất nước ta ngày nay đang trong công cuộc xây dựng quá độ nên chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa Mác-Lênin là tư tưởng chủ đạo,ngọn đèn dẫn đường,vũ khí lý luận nhưng bên cạnh đó bộ phận kiến trúc thượng tầng cũ vẫn có sức sống dai dẳng,trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống chính trị,in sâu vào tư tưởng,tình cảm của một bộ phận dân cư lớn nước ta.Chúng ta không thể bỏ qua sự ảnh hưởng đó mà cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Do đó việc nghiên cứu lịch sử,giáo lý và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan,nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Đi vào nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ,tác động tiêu cực hay tích cực đến quá trình phát triển của đất nước và qua đó sẽ định hướng cho con người có một nhân cách đúng đắn,tìm ra những phương hướng biện pháp hợp lý trong quá trình ngày nay xây dựng đất nước lên chủ nghĩa xã hội.
Phật giáo có lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý,kinh điển,lịch sử…của Phật giáo còn đề cập đến các lĩnh vực như triết học,văn học,khảo cổ,tâm lý học,xã hội học…Phật học đã trở thành một trong những khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội,có quan hệ mật thiết với xã hội học.Phật giáo phát triển, truyền bá ở nước ta gắn liền với quá trình hình thành,phát triển tư tưởng đạo đức con người và sự tồn tại, phát triển của Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng ta không thể không đề cập đến Phật giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng.
B-PHẦN NỘI DUNG:
1. SƠ LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO:
1.1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo:
Phật giáo ra đời từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên tại một vùng đất thuộc phía Bắc Ấn Độ(nay thuộc lãnh thổ Nêpan) người sáng lập ra là Thái tử Xitđacta (Buddha) pháp hiệu là Thích ca Mâu ni.Sự hình thành và phát triển của Phật giáo chia làm hai giai đoạn:Thứ nhất từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên đến giữa thế kỷ thứ IV trước công nguyên là thời kì hình thành Phật giáo,thứ hai từ thế kỷ IV trước công nguyên đến công nguyên là thời kỳ bắt đầu Phật giáo chia làm nhiều tông phái khác nhau trong đó có hai tông phái lớn là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ.
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII là thời kỳ Phật giáo Đại thừa đối lập với Phật giáo Tiểu thừa.Sau thế kỷ thứ VIII Phật giáo đi vào suy tàn trước sự tấn công của Hồi giáo cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Phật giáo từng bước được khôi phục và trở thành tôn giáo của Ấn Độ.
1.2. Một số nội dung chủ yếu của Phật giáo:
Toàn bộ nội dung tư tưởng của Phật giáo dược thể hiện ở ba cuốn kinh điển lớn là:
-Kinh tạng: bộ sách ghi lại những lời của Thích ca Mâu ni khi ông còn sống.
-Luật tạng: bộ sách ghi lại những quy tắc, luật lệ khi gia nhập cộng đồng Phật giáo.
-Luận tạng: là bộ sách do những nhà tư tưởng Phật giáo của đời sau biên soạn.
Ba bộ sách trên đã hợp thành Tam tạng của Phật giáo.
1.3. Triết lý về bản thể luận, nhân sinh quan của Phật giáo:
a. Bản thể luận của Phật giáo:
-Luật nhân quả: mọi cái đều có nguyên nhân và mọi nguyên nhân đều mang lại kết quả không thể tìm thấy nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.Nhân quả là một chuỗi kết quả diễn ra liên tục.
-Vô ngã: cái tôi được hình thành bởi hai yếu tố sắc (vật chất) và danh (tinh thần), sắc và danh hợp lại với nhau trong một khoảng thời gian nào đấy sau đó lại tan biến đi, điều đó cho thấy không có cái tôi tồn tại vĩnh hằng nghĩa là vô ngã.
-Vô thường: là mọi cái luôn luôn vận động,biến đổi không có cái gì nhất thành, bất biến, mọi vật đều có quá trình sinh-trụ-diệt,khoảng thời gian của quá trình này có thể dài ngắn khác nhau nhưng so với thời gian vô tận của vũ trụ chỉ là chốc lát.
b. Nhân sinh quan của phật giáo:
Nhân sinh quan của Phật giáo thể hiện ở tứ diệu đế:
-Khổ đế: nêu lên những nỗi khổ của đời người đó là 8 nỗi khổ sinh, bệnh, lão, tử, oán tăng hội, thụ biệt ly, ngũ thụ uẩn, sở cầu bất đắc.
-Tập đế: chỉ ra nguyên nhân gây ra nỗi khổ của loài người, có 12 nguyên nhân khái quát lại theo trật tự nhân quả.
-Diệt đế: khẳng định mọi nỗi khổ đau của con người có thể tiêu diệt được.
-Đạo đế: chỉ ra những con đường để tiêu diệt nỗi khổ của loài người (có 8 con đường).Ngoài ra còn thực hiện tam bảo pháp để khắc phục tam nghiệp, khi chết đi linh hồn sẽ được siêu thoát.
Tóm lại nhân sinh quan phật giáo rất quan tâm đến con người và mong muốn giúp con người thoát khỏi khổ đau nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện lịch sử, xã hội Phật giáo không đưa ra những biện pháp để cải tạo điều kiện kinh tế, xã hội nó hướng con người tới mục tiêu luân hồi giải thoát mang màu sắc tâm linh tôn giáo.
2. GIÁ TRỊ CỦA PHẬT GIÁO:
Trong thời đại tân tiến ngày nay hình như chúng ta có thể hưởng thụ tất cả mọi điều chúng ta muốn nếu chúng ta siêng năng làm việc và có tiền.Tiền bạc sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tiện nghi,văn minh,có thể giúp ta thâu ngắn thời gian làm việc và tìm thấy nhiều thú vui trong cuộc sống hàng ngày.Tuy nhiên,chúng ta thấy rằng những tiện nghi tân tiến đó không giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho đời sống chúng ta.Một số đông người đau khổ vì những lo nghĩ vật chất cũng như tinh thần lay chuyển căn bản cuộc sống của họ.Đời sống chúng ta còn luôn bị đe dọa không dứt bởi những làn sóng bất an và sợ hãi.Tương lai đâu biết chắc được của chúng ta diễn ra luôn luôn bình an và tốt đẹp.
Khi chúng ta nhận thức dược nhu cầu vật chất là tất yếu nhưng không phải là phương tiện tuyệt hảo có thể làm cuộc sống chúng ta phong phú,dĩ nhiên lúc ấy chúng ta sẽ phải tìm tới tôn giáo nơi hy vọng đem lại cho ta sự bình an trong tâm và ý nghĩa cuộc sống.Xung quanh chúng ta có rất nhiều màu sắc tôn giáo tuy nhiên chúng chỉ ảnh hưởng đến chúng ta một cách gián tiếp.Chúng ta nên nhận thức rằng chúng ta phải làm chủ nhân ông chứ không phải là những kẻ nô lệ cho mọi nếp sống dục vọng thường tình mà chúng vốn thường tình nhự trị ở chúng ta.Trong vấn đề này,Phật giáo đã nổi bật hơn các tôn giáo khác.Phật giáo bao gồm tôn giáo,triết học,đạo đức học,tâm lý học và xã hội học được thể hiện như một hệ thống tư tưởng tổng hợp nhất có liên hệ trực tiếp đến những khát vọng của xã hội hôm nay.Có thể nói đạo Phật là một hệ thống minh triết có thể áp dụng vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.Một trong những mục tiêu của Phật giáo là giúp đỡ con người thong qua việc phát triển sự thức tỉnh nội tại và những nỗ lực hành trình cao cả của mỗi cá nhân để trực nhận và phát triển tiềm năng kì diệu nhất của mỗi người.
2.1Đối với kinh tế:
Khi sự phát triển kinh tế được quan tâm đúng mức thì Phật giáo là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển đó.Người Phật tử phải nhận ra một sự thật là nếu nền kinh tế không phát triển đúng mức để đáp ứng các nhu cầu xã hội thì xã hội chúng ta sẽ bị trì trệ lạc hậu.Để tránh sự tụt hậu này chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và phồn thịnh giống như các quốc gia văn minh trên thế giới.Chúng ta không thể nào quên được phương thức kiến tạo một nền kinh tế vững mạnh trong cuộc sống hiện tại được trình bày trong kinh điển Phật giáo đặc biệt là bốn yếu tố liên hệ đến nền kinh tế quốc nội trong kinh “Vyaggapajja”.Bên cạnh việc đưa ra phương thức một nền kinh tế vững mạnh như trên Đức Phật cũng dạy rằng những ai muốn đạt được sự thành công về kinh tế trong đời mình thì tuyệt đối phải trán xa những tác nhân nguy hiểm đưa đến sự kết bạn với kẻ xấu.Khi mô hình kinh tế vững mạnh do ngài đưa ra được áp dụng thì xã hội ổn định,con người có mức sống cao hơn,lúc đó mức độ tội ác và tệ nạn xã hội sẽ giảm xuống nhanh chóng.Bằng cách giúp đỡ việc phát triển kinh tế thì mức độ tội ác chắc chắn sẽ giảm xuống bởi vì khi nền kinh tế phát triển thì sản phẩm sẽ được tạo ra nhiều ,tạo ra công ăn việc làm, đời sống xã hội sẽ được cải thiện lúc đó các tệ nạn xã hội sẽ được giải quyết sẽ tự biến mất.
2.2. Thực trạng xã hội:
Về cơ bản đời sống người Phật tự bắt đầu từ việc thực hiện các bổn phận đạo đức và đây cũng là một yêu cầu thiết thực trong xã hội hiện tại.Đời sống đạo hạnh được thể hiện ngay trong thực tế xã hội.Chẳng hạn như những giới căn bản như nam giới là những nhân tố tích cực để thành tựu năm đức.Một ví dụ khác là việc ứng dụng trí tuệ Phật pháp vào thực tiễn xã hội được thể hiện trong kinh “Thiện Sanh”.Trong kinh này Đức Phật dùng để giải thích chi tiết sáu bổn phận mang tính gia đình và xã hội mà một người công dân phải tuân thủ để từ đó mỗi người biết tôn trọng cá tính của người khác, xây dựng những mối quan hệ an lạc và nồng ấm trong cộng đồng xã hội phức tạp, xây dựng một xã hội mà ở đó cha mẹ và con cái, thầy và trò, chồng và vợ, bạn bè đồ ng môn, chủ và tớ cùng tôn kính lẫn nhau, cùng sống trong hòa thuận, gắn bó, thương yêu giúp đỡ nhau và cuối cùng Đức Phật cũng dạy về những trách nhiệm tương quan giữa những người cư sĩ và các tỷ kheo.
2.3. Giải quyết vấn đề khó khăn trong xã hội ngày nay:
Phật giáo luôn nỗ lực xây dựng những mối quan hệ của nhân loại bằng cách khơi nguồn nhưng giá trị lý luận đạo đức cao đẹp của loài người.Phật giáo giúp chúng ta khám phá ra bản chất đặc trưng của thế giới là vô thường, vô ngã, đau khổ.Một khi con người chưa nhận thức được đúng đắn ba nguyên lý này của thế giới thì vẫn còn khao khát về một đời sống vĩnh cửu ảo tưởng tách biệt bởi bản chất của sự vật.Khát vọng mông muội đó không những tạo nên khổ đau cho người ấy mà còn khiến người khác cũng khổ đau theo, làm sao khổ đau của nhân loại tan biến?Làm sao có thể mang lại nền hòa bình và niềm hạnh phúc trường cửu cho xã hội hôm nay?
Những câu hỏi muôn thuở này chính là những thao thức của Phật giáo.Phật giáo đã đưa ra lời giải đáp thỏa đáng cho những vấn đề này quá tám vạn bốn ngàn pháp môn được giảng dạy trong các kinh điển, các pháp thoại, các thi kệ.
Trong thế giới tối tăm sầu khổ, giáo lý của Đức Phật tỏa sáng rực rỡ suốt 25 thế kỷ qua và giờ đây vẫn chưa phải là muộn màng để chúng ta thực nghiệm giáo lý ấy, xây dựng tương lai của chúng ta tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
3. HẠN CHẾ CỦA PHẬT GIÁO:
Hạn chế thứ nhất của Phật giáo là tiếp cận thế giới,con người với cái nhìn bi quan,thương cảm(đương nhiên mặt tích cực là từ bi hỉ xả vô lượng vô biên của Phật giáo).Bản thân Tứ diệu đế là sự minh chứng rõ nhất cho điều này khi tiền đề đầu tiên của Tứ diệu đế chính là Khổ đế.Chúng ta sinh ra đời,phải tiếp xúc,chịu đựng cái thế giới này đã là khổ rồi.
Tất nhiên,tiếp nhận dưới góc nhìn vô thường,vô ngã của Phật giáo thì tất cả mọi sự cố chấp,tham luyến của con người đều là nguyên nhân hàng đầu của sự khổ cả.Song,với góc nhìn của một con người đang sống và đang tồn tại,đang ăn và hít thở không khí…thì không phải lúc nào cũng cần tới sự tư duy thấu triệt và cực đoan như thế.Không thể chối cãi rằng chúng ta tồn tại và phấn đấu không đơn thuần vì bản năng sinh tồn mà còn vì để cho sự tồn tại của mình,trong dòng chảy vô thường của sự sống sao cho có ý nghĩa.Chúng ta phấn chấn,hạnh phúc,hồ hởi khi sự tồn tại của chúng ta được ghi nhận và thừa nhận về ý nghĩa.
Thứ hai, hạn chế nữa của Phật giáo và để đưa ra phương thức giải quyết tất cả nỗi khổ đó đều xuất phát từ ý thức,tâm linh,từ sự rèn tập tính tình,từ sự diệt dục.Tức là,xét từ góc độ sống tức cực,đã quay lưng lại với hiện thực và để con người tuyệt giao với hiện thực bằng cách tự triệt tiêu tất cả lòng ham sống của bản thân.Đó là cách lựa chọn của Phật giáo.
Trong khi các triết thuyết khác người ta lại cố gắng tìm cách tích cực hóa mối quan hệ giữa con người với thế giới, như con người có khả năng cải tạo thế giới theo như mong muốn của chính mình.
Tất nhiên,nói như thế không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn những đóng góp của Phật giáo.Ngay trong những hạn chế của Phật giáo đã chứa đựng những đóng góp lớn lao của nó cho nhân loại rồi.Không một tôn giáo nào trên thế giới đi sâu vào cấu trúc tâm linh con người như Phật giáo,không một tôn giáo nào sánh được với Phật giáo về mức độ tiếp cận với khoa học hiện đại…
4.ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY:
Ngày nay dù trải qua hàng ngàn năm tại sao Phật giáo vẫn là một trong những hệ tư tưởng bên cạnh nhiều tôn giáo mới xuất hiện như Thiên chúa giáo, Đạo tin lành, Đạo cao đài…? Phải chăng đó đã là một nét văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của người Việt? Phật giáo dường như đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam.Dù khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và có những thành tựu xong con người không thể chế ngự được sức mạnh của thiên nhiên nên họ luôn cần chỗ dựa tâm linh che chở.Mặt khác, do sự thăng trầm quanh co và hết sức khó khăn của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nước và thế giới làm cho một số người thiếu tin tưởng vào sự phát triển của hình thái xã hội.Nhìn vào đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam thời gian qua ta thấy qua nhiều biểu hiện Phật giáo đang được phục hồi nà phát triển.Ở nhiều vùng đất,nhiều nước,số người theo Phật giáo ngày càng đông,lễ hội,sinh hoạt Phật giáo ngày càng có vị trí cao trong đời sống tinh thần xã hội,số sư sãi được đào tạo từ các trường Phật học ngày càng nhiều,số kinh sách xuất bản hàng năm cũng tăng.Các Phật tử rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ, họ thường hay đi chùa trong những ngày lễ,Tết, hộ làm công việc thiền định, giữ giới và làm việc thiện.Việc ăn chay hàng tháng trở thành thói quen không thể thiếu,có những người đến nơi thờ cúng như một thói quen, niềm an ủi hay cuồng tín.Nhưng có những người qua mu muội, mê tín gây ra vết nhơ trên sự thanh cao của Phật giáo, vết nhơ này cần được rửa sạch.Từ những năm trước đây khi mà tư bản chủ nghĩa quyết tâm xóa bỏ xã hội chủ nghĩa trên thế giới các thế lực thù địch, âm mưu chống phá ngoài đánh vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội chúng còn đánh vào vấn đề tôn giáo-một vấn đề văn hóa nhạy cảm đặc biệt cũng bị chúng lợi dụng.Ngày nay chúng đã biến tôn giáo thành công cụ chính trị, văn hóa…để thực hiện âm mưu chống phá của chúng.Chính vì vậy đấu tranh xóa bỏ yếu tố chính trị phản động trong vấn đề tôn giáo nghĩa là đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp Cách Mạng của nhân dân là một yêu cầu quan trọng trong việc bảo vệ thành quả Cách Mạng và xây dựng xã hội mới.
Đảng và nhà nước phải có nhiệm vụ đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.Ngoài việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, ủng hộ các sinh hoạt Phật giáo hướng đến chỗ tiếp thêm tình cảm,tính nhân đạo, thắt chặt quan hệ cộng đồng, giữ gìn, bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, cần cảnh giác với mọi ý định lợi dụng tôn giáo.Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân vì vậy nhà nước cần đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, trình độ của đồng bào có đạo cũng như nhân dân trên cơ sở luật pháp.Có như thế mới phù hợp với lòng dân, làm cho xã hội ngày càng phát triển tiến bộ và tốt đẹp hơn.
C-KẾT LUẬN:
Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời của Phật giáo giá trị,hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và người dân ta,đồng thời hiểu thêm về lịch sử nước ta.Đặc biệt đề tài này cho chúng ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân cách và tư duy con người Việt Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn của Phật giáo,cũng như một số tư tưởng tôn giáo khác.
Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của Phật giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình. Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như thế vẫn chưa đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần,phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo đức thế kỷ XXI do vậy có thể khai thác sự đóng góp tích cực của Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn hoàn thiện hơn, tự giác cao hơn vì sang thế kỷ XXI bên cạnh sự phát triển kỳ diệu của khoa học, những mâu thuẫn, chiến trannh giành quyền lực rất có thể sẽ nổ ra và dưới sự hậu thuẫn của khoa học, các loại vũ khí sẽ được chế tạo hiện đại, tàn nhẫn hơn,dễ dàng thỏa mãn cái ác của vài cá nhân và nguy cơ gây ra sự hủy diệt sẽ khủng khiếp hơn. Khi đó đòi hỏi con người phải có đạo đức, nhân cách cao hơn để nhận ra được cái ác dưới một lớp vỏ tinh vi hơn, “sạch sẽ” hơn.
Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phạt giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách của con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của xã hội- gia đình- nhà trường- bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng kế thừa truyền thống cha ông cũng như những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển.
D-TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Duy Cần - Tinh hoa Phật giáo(NXB Thành phố HCM)-1997.
2. Thích nữ Trí Hải dịch-Đức Phật đã dạy những gì(con đường thoát khổ)(NXB Tôn giáp -2000).
3. PGS Nguyễn Tài Thư:
-Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay (NXB Chính trị quốc gia -1997).
-Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1(NXB Quốc gia -1993).
4. Tạp chí “Tiếng nói Phật giáo”.
5. PTS.Phương Kỳ Sơn –Lịch sử Triết học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo.DOC