Pháp luật Việt Nam đã quy định cho người cư trú và người không cư trú có nhiều quyền trong giao dịch vãng lai để họ có thể dễ dàng tham gia giao dịch hơn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người cư trú và người không cư trú không có nghĩa vụ gì trong giao dịch vãng lai. Theo ông Nguyễn Đồng Tiến- Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, đại diện tổ soạn thảo Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 thì: “Mục đích của chúng ta là đảm bảo vị thế đồng tiền quốc gia nhưng vẫn đảm bảo giao dịch các đồng tiền khác, theo cách làm cho những giao dịch đó rủi ro hơn, bất tiện hơn để người dân tự giác sử dụng nhiều bằng đồng Việt Nam, đồng thời nâng cao tính an toàn, tiện dụng của đồng Việt Nam”. Do đó, bên cạnh các quy định về quyền nêu trên, Pháp lệnh còn quy định về việc áp dụng các biện pháp an toàn thông qua việc đưa ra một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp như hạn chế thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan đến hoạt động ngoại hối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước. Khi nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phải khai báo nếu mang ngoại tệ hay đồng Việt Nam bằng tiền mặt dưới hạn mức quy định (hiện nay hạn mức được áp dụng là 7.000 USD – Theo quyết định 921/2005/QĐ- NHNN về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh).
Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, ngươi cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam. Các thủ tục cho việc xin phê duyệt trong một số giao dịch cụ thể đã được đơn giản hóa rất nhiều. Đối với người dân và doanh nghiệp nói chung, từ nửa năm 2005 trở lại đây, nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng khá tốt nên việc đáp ứng các đơn mua ngoại tệ khá thuận lợi. Các cá nhân khi có được các giấy tờ chứng minh nhu cầu mua để du hoc, du lịch chữa bệnh đều được mua với thời gian nhanh. Nhưng đối với các nhu cầu chi tiêu thường xuyên khi đi nước ngoài, thường được ngân hàng gọi là bán kèm hộ chiếu tức là không có giấy tờ chứng minh số lượng cần mua cho mục đích cụ thể thì vẫn còn hạn chế ở mức tối đa 500 USD.
Trong hoạt động chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam thì người gửi tiền về có thể đến bất cứ ngân hàng nào lớn, có uy tín, thuận tiện ở nước ngoài và cung cấp thông tin cần thiết theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, điền vào phiếu chuyển tiền và thanh toán số tiền chuyển cùng với phí chuyển tiền. Người gửi có thể chuyển tiền bằng Đô la Mĩ, Euro, Yên… Đối với khoản ngoại tệ có được do chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam, người cư trú là cá nhân có quyền rộng rãi hơn trong việc lựa chọn các hình thức: mở tài khoản ngoại tệ, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút tiền mặt để cất giữ…
Trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài:
+ Người cư trú là tổ chức được quyền chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ, hoặc các mục đích khác theo quy định của của Ngân hàng Nhà nước;
+ Người cư trú là cá nhân Việt Nam được mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để sử dụng cho các mục đích như: học tập chữa bệnh ở nước ngoài; đi du lịch, công tác thăm viếng ở nước ngoài…
Người cư trú, người không cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được quyền chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
Tóm lại, quyền của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai đã được mở rộng hơn – là một trong những bước đi mới nhằm thích nghi với xu thế hội nhập. Hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam hay hoạt động mua, chuyển tiền… được quy định cụ thể đối với người cư trú và người không cư trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hoạt động đi lao động ở nước ngoài… Những bước đi mở trong hoạt động giao dịch vãng lai không chỉ có tác dụng cho một lĩnh vực cụ thể mà còn ảnh hưởng lớn đến các ngành và các lĩnh vực khác cùng phát triển.
Nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai.
Pháp luật Việt Nam đã quy định cho người cư trú và người không cư trú có nhiều quyền trong giao dịch vãng lai để họ có thể dễ dàng tham gia giao dịch hơn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người cư trú và người không cư trú không có nghĩa vụ gì trong giao dịch vãng lai. Theo ông Nguyễn Đồng Tiến- Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, đại diện tổ soạn thảo Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 thì: “Mục đích của chúng ta là đảm bảo vị thế đồng tiền quốc gia nhưng vẫn đảm bảo giao dịch các đồng tiền khác, theo cách làm cho những giao dịch đó rủi ro hơn, bất tiện hơn để người dân tự giác sử dụng nhiều bằng đồng Việt Nam, đồng thời nâng cao tính an toàn, tiện dụng của đồng Việt Nam”. Do đó, bên cạnh các quy định về quyền nêu trên, Pháp lệnh còn quy định về việc áp dụng các biện pháp an toàn thông qua việc đưa ra một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp như hạn chế thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai…. Cụ thể là:
Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
Nghĩa vụ này là một trong những nghĩa vụ lien quan đến tự do hóa trong giao dịch vãng lai. Việc quy định trách nhiệm cho người cư trú và người không cư trú sẽ đảm bảo cho hoạt động kiểm tra của các tổ chức tín dụng được phép với việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các giao dịch vãng lai nhằm giúp cho việc quản lý ngoại tệ ðược tốt hơn.
Trong thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc các nguồn thu vãng lai.
+ Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua tổ chức tín dụng, trừ một số trường hợp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt được Ngân hàng nhà nước xem xét và chấp nhận.
Đối với giao dịch này, người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải có nghĩa vụ chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán.
Trong hoạt động ngân hàng, tài khoản vãng lai (tài khoản thanh toán) là tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp nhận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu.
Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán mà người mua (nhà nhập khẩu) thông qua ngân hàng chuyển tiền trả cho người bán (nhà xuất khẩu). Theo đó, người chuyển tiền sẽ yêu cầu ngân hàng nước mình chuyển một số tiền nhất định vào tài sản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam cho người được hưởng. Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền thực hiện yêu cầu của người chuyển tiền, làm thủ tục và chuyển tiền. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam sau khi đã nhận được tiền chuyển đến, thực hiện trả tiền cho người nhận.
+ Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu giữ lại một phần số ngoại tệ đó ở nước ngoài thì phải được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép và chuyển vào số ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài. Số ngoại tệ còn lại phải chuyển về nước và chuyển vào tài khoản ngoại tệ đã mở tại các tổ chức tín dụng trong nước.
Kim ngạch xuất khẩu là nhân tố chính ảnh hưởng đến các cân vãng lai. Trong trường hợp xuất khẩu bị giảm sút và nhập khẩu gia tăng thì các cân ngoại thương và cán cân thương mại sẽ bị mất cân đối. Nhập siêu và bội chi trong cán cân vãng lai là khó tránh khỏi. Cán cân này bị thiếu hụt làm cho cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ. Giá ngoại tệ sẽ gia tăng, sức ép phá giá đồng Việt Nam sẽ ngày càng cao. Chính vì thế, việc quản lý ngoại tệ trong nước là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi sự tham gia, liên kết giữa các tổ chức tín dụng.
Trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam.
Đối với các tài khoản ngoại tệ được tự do chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam, người cư trú là tổ chức phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại các tổ chức tín dụng hoặc bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.
Trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam sang nước ngoài.
Tại điều 8 nghị định của Chính phủ số 160/ 2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối có quy định: nghĩa vụ giành cho người cư trú là tổ chức được thực hiện một chiều ra nước ngoài để phục vụ viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Người cư trú là cá nhân Việt Nam chỉ được mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để sử dụng cho các mục đích như học tập, công tác chữa bệnh tại nước ngoài, công tác, du lịch, chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế đang ở nước ngoài, các mục đích chuyển tiền cho nhu cầu hợp pháp khác.
Như vậy, không phải mọi hoạt động dân sự có yếu tố nước ngoài đều được sử dụng giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài mà những người cư trú là công dân Việt Nam chỉ được thực hiện những công việc có mục đích như trên. Quy định này vừa đảm bảo cho các hoạt động của công dân diễn ra bình thường đồng thời tạo hành lang pháp lý đảm bảo cho đồng Việt Nam.
Trong hoạt động mang ngoại tệ, tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất nhập cảnh.
Người cư trú và người không cư trú có nghĩa vụ khai báo với hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập khẩu mức ngoại tệ, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng mang theo người cũng như các giấy tờ cần xuất trình trong trường hợp xuất cảnh mang ngoại tệ, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng trên mức.
Tóm lại, những quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai đã thể hiện tính kiểm soát chủ động trong hoạt động của nhà nước ta mà cụ thể hơn là Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng hoạt động ngân hàng. Đồng thời đảm bảo cho mọi hoạt động trong giao dịch vãng lai – những hoạt động cần thiết trong cuộc sống đối với người cư trú và người không cư trú được diễn ra theo đúng quy luật phát triển, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vốn.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối thì: “Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú với mục đích đầu tư trong các lĩnh vực như: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp vào các giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Tuy nhiên, đối với từng loại giao dịch thì người cư trú và người không cư trú sẽ có các quyền, nghĩa vụ khác nhau:
3.1 Giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bằng vốn ngoại tệ.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2005 giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bằng ngoại tệ được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn ngoại tệ bằng tiền mặt hoặc các tài sản khác trị giá được bằng ngoại tệ nhằm mục đích thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư.
Chủ thể tham gia bao gồm người cư trú và người không cư trú, các chủ thể này có thể tham gia giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tư cách là người nhận đầu tư hoặc người đầu tư và đều phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối cụ thể như sau:
Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.
Theo quy định tại Điều 11, Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối thì người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch ngoại hối tại Việt Nam.
Theo đó, hồ sơ mở tài khoản bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đăng kí mở tài khoản (theo mẫu của TCTD quy định)
- Giấy phép hành nghề (đối với ngành nghề mà pháp luật có quy định)
- Văn bản xác định tư cách Tổng giám đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị.
- Giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
. - Hợp đồng liên doanh nếu là công ty liên doanh.
Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ.
Theo quy định tại Điều 11, Nghị định 160/2006/NĐ-CP sau khi tài khoản đã được mở tại một tổ chức tín dụng, người cư trú được phép thực hiện các giao dịch thu, chi như:
- Thu tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp và vốn vay nước ngoài trung và dài hạn;
- Thu ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Chi ngoại tệ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Chi trả tiền gốc, lãi, chi phí của cỏc khoản vay nước ngoài trung và dài hạn ra khỏi Việt Nam;
- Chi chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam;
- Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.
Đối với việc chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam và chuyển vốn ra nước ngoài.
Để thực hiện giao dịch chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam và chuyển vốn ra nước ngoài, theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 160/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các giao dịch này đều phải thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ đã được mở tại một TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Vốn được chuyển ra nước ngoài có thể dưới dạng vốn điều lệ, vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay…
Như vậy, nhìn chung các quy định trên của pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi làm cho người cư trú và người không cư trú có thể chủ động hơn khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam bằng vốn ngoại tệ. Chỉ cần họ mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại TCTD được phép hoạt động ngoại hổi tại Việt Nam là có thể thực hiện được các giao dịch chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài đơn giản, dễ dàng, tiện lợi.
Cần lưu ý đối với quy định tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định 160/2006/NĐ-CP theo đó trong trường hợp có nguồn thu là tiền Việt Nam thì người cư trú, người không cưu trú có quyền chuyển đổi thành ngoại tệ bằng cách mua ngoại tệ tại các TCTD được phép hoạt động ngoại hối và được phép chuyển số ngoại tệ đó ra nước ngoài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua được ngoại tệ.
3.2. Giao dịch đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Giao dịch đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt nam được hiểu là việc người không cư trú mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp nhận vốn đầu tư.
Việc đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ vào Việt Nam được thực hiện bằng cách người không cư trú với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài dùng vốn ngoại tệ của mình để mua các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu ngoại tệ…của những tổ chức được phép phát hành tại Việt Nam. Điều kiện, thủ tục và những quyền nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các giấy tờ có giá do pháp luật về chứng khoán quy định.
Ví dụ: Theo Điều 3 quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 88/2009/QĐ-TTg:“1. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty đại chúng theo tỷ lệ quy định của pháp luật về chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan. 2. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành theo tỷ lệ quy định của pháp luật chuyên ngành đó. 3. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ tuân theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 4. Đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực, bao gồm cả một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần không quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất. 5. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo tỷ lệ tại phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không vượt mức quy định nếu doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động trong các lĩnh vực thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2, 3, 4 Điều này. 6. Ngoài các trường hợp nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với mức không hạn chế.”
Trước hết, để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Đồng thời, khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ này phải được chuyển thành đồng Việt Nam thông qua hình thức bán ngoại tệ cho các TCTD đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Sau khi tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã được mở, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi như: Thu từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép; Thu từ tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp của người không cư trú là Nhà đầu tư nước ngoài; Thu từ việc chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán, nhận cổ tức và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động đầu tư gián tiếp; Chi góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp; Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài; Chi thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại Việt Nam; Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. (khoản 2, Điều 14 Nghị định 160/2006/ NĐ-CP)
3.3 Giao dịch đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bằng ngoại tệ.
Theo điều 17 Nghị định 160/2006/ NĐ-CP thì người cư trú, người không cư trú là tổ chức cá nhân có quyền chuyển vốn bằng ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp nếu thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Theo đó họ được sử dụng nguồn vốn ngoại tệ tự có trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ, ngoại tệ mua từ TCTD được phép, ngoại tệ từ vốn vay để đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua chứng khoán và các giấy tờ có giá phát hành ở nước ngoài.
Điều kiện để được đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ:
Theo điều 23, Nghị định của Chính phủ số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
- Dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 16 Nghị định 160/2006/ NĐ-CP cũng quy định :
- Đối với hình thức đầu tư trực tiếp: Người cư trú là tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp khi được phép của cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Đối với hình thức đầu tư gián tiếp: Người cư trú là tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục và việc sử dụng ngoại hối để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Quyền và nghĩa vụ của người cư trú trong hoạt động chuyển vốn ra nước ngoài.
Theo khoản 2, Điều 18 Nghị định 160/2006/NĐ.CP thì người cư trú là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ sau khi đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ:
- Người cư trú là tổ chức, cá nhân được phép đầu tư ra nước ngoài phải mở một tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép. Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản này;
- Người cư trú là tổ chức, cá nhân được phép đầu tư ra nước ngoài phải đăng ký tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận trước khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký và xác nhận tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ.
Riêng đối với người cư trú là TCTD thì việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (khoản 1, Điều 18, Nghị định 160/2006/NĐ.CP)
Quyền nghĩa vụ của người cư trú trong hoạt động chuyển vốn, lợi nhuận về Việt Nam.
Khi kết thúc năm tài chính hoặc khi chấm dứt hoạt động đầu tư tại nước ngoài thì người cư trú là nhà đầu tư Việt Nam phải chuyển toàn bộ lợi nhuận, các khoản thu nhập hợp pháp khác hoặc vốn đầu tư về Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ đã được mở khi thực hiện hoạt động đầu tư. Điều 19 Nghị định 160/2006/NĐ- CP:
- Vốn đầu tư, lợi nhuận và các nguồn thu từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được chuyển về Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ đã mở tại tổ chức tín dụng được phép.
- Trường hợp đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp, vốn gốc, lợi nhuận và các nguồn thu phát sinh từ dự án ở nước ngoài phải được chuyển về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài.
- Trường hợp đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp, lợi nhuận và các nguồn thu từ hình thức đầu tư gián tiếp phải chuyển về nước chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư.
- Việc sử dụng lợi nhuận và các nguồn thu có liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài để tái đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3.4 Giao dịch vay, cho vay nước ngoài bằng ngoại tệ, thu hồi nợ nước ngoài.
Giao dịch vay, cho vay nước ngoài bằng ngoại tệ được hiểu là sự thỏa thuận giữa chính phủ, người cư trú là tổ chức cá nhân Việt Nam với Chính phủ, người không cư trú là tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng quốc tế.
Vay, trả nợ nước ngoài:
Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại điều 21; vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là cá nhân được thực hiện theo điều 22 Nghị định 160/2006/NĐ- CP.
Đối với việc mua ngoại tệ trả nợ nước ngoài thì người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ. ( Điều 23)
Vay, cho vay, thu hồi nợ nước ngoài.
Cho vay thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng được quy định tại Điêu 25; Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại điều 26 Nghị định 160/2006/NĐ- CP.
3.5 Giao dịch phát hành chứng khoán trong và ngoài nước:
Pháp luật hiện hành về chứng khoán ở Việt nam cho phép người cư trú là tổ chức được phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài để huy động vốn cho các hoạt động của mình (Điều 27). Bên cạnh đó, pháp luật cũng cho phép người không cư trú là tổ chức được phát hành chứng khoán bằng ĐVN trên lãnh thổ Việt Nam(Điều 28 Nghị định 160/2006/NĐ-CP).
Khi thực hiện hoạt động phát hành chứng khoán, ngoài việc tuân thủ các quy định về điều kiện phát hành chứng khoán và các thủ tục phát hành chứng khoán, pháp luật về chứng khoán quy định người cư trú và người không cư trú là tổ chức khi phát hành phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ (đối với tổ chức phát hành là người cư trú) hoặc bằng đồng VN (đối với tổ chức phát hành là người không cư trú) tại một TCTD được phép. Mọi giao dịch liên quan đến việc phát hành chứng khoán đều phải thực hiện thông qua tài khoản này. Đối với nguồn vốn thu được từ phát hành chứng khoán bằng đồng VN trên lãnh thổ Việt nam tổ chức phát hành là người không cư trú được phép chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt nam.
Quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú đối với các hành vi sử dụng ngoại hối.
4.1 Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo pháp luật hiện hành, ngoài quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trong các giao dịch thanh toán, niêm yết, quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam như dự liệu tại Điều 29 Nghị định của Chính phủ số 160/2006/ NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, người cư trú và người không cư trú có quyền sử dụng ngoại hối của mình trên lãnh thổ Việt Nam.
- Người cư trú và người không cư trú được mở tài khoản gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch hợp pháp của mình trên lãnh thổ Việt Nam như tiếp nhận ngoại tệ ở trong nước; chuyển ngoại tệ để bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chi trả bằng ngoại tệ cho các giao dịch hợp ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan đến hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.doc