Tiểu luận Tìm hiểu về thị trường rau quả Việt Nam

Hiện tại rau quả Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu rau quả từ các nước khác trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Úc, Canada, và rất nhiều các nước khác. Theo rất nhiều các nghiên cứu khác nhau, xuất khẩu rau quả còn một số hạn chế sau:

a. Giá thành cao

Hiện tại so với một số quốc gia xuất khẩu thì giá thành của Việt Nam còn thấp. Dù Việt nam có nguồn lao động rồi rào nhưng do năng suất thấp, cộng với các chi phí giao dịch marketing cao, công nghệ chế biến lạc hậu ,cơ sở hạ tầng yếu kém nên chi phí xuất khẩu của Việt Nam còn cao.

b. Chất lượng chưa cao

Chất lượng rau quả của ta còn thấp và chưa đồng đều, nguyên nhân chủ yếu là do giống, phương pháp canh tác còn yếu, vườn tạp nhiều, trình độ phòng bệnh, chăm sóc kém, dư lượng trừ sâu còn nhiều. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến lạc hậu, thiếu các phương tiện vận chuyển lạnh, phương tiện bảo quản hiện đại cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng rau quả. Một nguyên nhân nữa là do các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam tương đối lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về thị trường rau quả Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về thị trường rau quả Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu đặc trưng của mỗi vùng miền đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá sản phẩm rau quả, diện tích trồng rau, quả của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo dự báo của FAO (Tổ chức Lương Nông LHQ), nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới tăng bình quân 3,6%/ năm trong khi sản lượng rau quả chỉ tăng 2,8%/năm. Điều này cho thấy cung vẫn chưa đủ cầu. Tuy nhiên, rau quả Việt Nam vẫn chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, xuất khẩu rau quả ra nước ngoài đã và đang gặp nhiều khó khăn do bạn hàng yêu cầu chặt chẽ về chất lượng, cạnh tranh gay gắt. Khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, xuất hiện những cơ hội mới và thách thức mới trên nhiều lĩnh vực, ngay cả những lĩnh vực trước đây ta không có. Hoàn cảnh mới đó đòi hỏi phải có bước đi mới, trong đó có cả những bước đi đón đầu. Chúng ta phải nhìn ra thị trường toàn cầu để tìm phương hướng phát triển cho cả nước, không nên hạn chế trong thị trường nội địa. Trong thời gian tới, cần xác định triển vọng xuất khẩu rau quả Việt Nam là gì và giải pháp nào để phát triển? do đó chúng tôi chọn đề tài "Tìm hiểu về thị trường rau quả Việt Nam nhằm ...??? II. Nội Dung 2 Thị trường rau quả Việt Nam. 2.1 Đặc điểm của rau quả Việt Nam. 2.2 Thực trạng của thị trường rau quả Việt Nam. Tình hình tiêu thụ của rau quả Việt Nam trong thời gian qua. 2. Tình hình tiêu thụ trong nước Theo một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại rau quả của Việt Nam trong thời gian qua, các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm. Rau chiếm 3/4. Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao. Ngoài nước Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả tươi trong những năm vừa qua không ổn định. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa có được nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chủ yếu theo mùa vụ tự nhiên, hàng hoá có chất lượng thấp và không đồng đều, nhiều lô hàng chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm… Hơn nữa, trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rau, hoa quả ra nước ngoài của rất nhiều doanh nghiệp còn thấp, thiếu thông tin thị trường và giá cả. Phương thức thanh toán không phù hợp với thông lệ quốc tế trong xuất nhập khẩu loại hàng này và nhất là phương pháp tổ chức từ sản xuất đến tiêu thụ và xuất khẩu còn rất yếu kém. Bởi vậy, hầu hết những đơn vị xuất khẩu rau, hoa quả cũng mới chỉ chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch hoặc thu mua cung ứng cho bạn hàng nước ngoài theo từng lô hàng. Thành tựu và hạn chế. Những thị trường mà rau quả Viêt Nam đã xâm nhập được trong thời gian qua. Rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại nước quả. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Hồng Kông hạn chế Hiện tại rau quả Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu rau quả từ các nước khác trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Úc, Canada, và rất nhiều các nước khác. Theo rất nhiều các nghiên cứu khác nhau, xuất khẩu rau quả còn một số hạn chế sau: a. Giá thành cao Hiện tại so với một số quốc gia xuất khẩu thì giá thành của Việt Nam còn thấp. Dù Việt nam có nguồn lao động rồi rào nhưng do năng suất thấp, cộng với các chi phí giao dịch marketing cao, công nghệ chế biến lạc hậu ,cơ sở hạ tầng yếu kém nên chi phí xuất khẩu của Việt Nam còn cao. b. Chất lượng chưa cao Chất lượng rau quả của ta còn thấp và chưa đồng đều, nguyên nhân chủ yếu là do giống, phương pháp canh tác còn yếu, vườn tạp nhiều, trình độ phòng bệnh, chăm sóc kém, dư lượng trừ sâu còn nhiều. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến lạc hậu, thiếu các phương tiện vận chuyển lạnh, phương tiện bảo quản hiện đại cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng rau quả. Một nguyên nhân nữa là do các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam tương đối lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế. c. Thiếu thương hiệu Hiện nay, nông sản Việt nam nói chung và rau quả xuất khẩu nói riêng vẫn chưa có thương hiệu mạnh. Chính vì thế việc bán dưới dạng thô hoặc sơ chế chưa tạo ra giá trị cao. Các thị trường nhiều triển vọng thị trường Đài Loan - một thị trường tiềm năng với thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi quá cao về chất lượng, và đang được đánh giá là thị trường có nhiều thuận lợi, với các mặt hàng chủ yếu như cải bắp, dưa chuột, cà chua, nấm, chuối, thanh long, vải và xoài. Hiện nay, Đài Loan là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ và Đông Á. Các thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc, do sắp bước vào mùa hè nên nhu cầu nhập khẩu về các loại quả nhiệt đới của Việt Nam đang tăng cao. Tại thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư…tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. 2.3 Cơ hội và thách thức: 2.3.1 Cơ hội Gia nhập vào WTO Gia nhập WTO, thị trường rau quả Việt Nam có điều kiện thâm nhập vào thị trường rau quả thế giới. Rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp nhất, cùng với việc nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ, thị trường tiêu thụ rau quả sẽ có khả năng không ngừng mở rộng cả về quy mô và không gian thị trường. cơ hội đổi mới công nghệ Việc đẩy mạnh xuất khẩu với yêu cầu cao của thị trường thế giới về chất lượng rau quả xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo tiền đề nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới và ngay trong chính thị trường nội địa, khi mà một khối lượng lớn nông sản từ các nước khác tràn vào Việt Nam. Sản phẩm đa dạng, chất lượng ngày càng tăng. Các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn và kinh nghiệm kinh doanh hàng nông sản sẽ vào thị trường nước ta để lập nhà máy sơ chế hoặc chế biến nông sản, lập chi nhánh ở Việt Nam, sản xuất những nông sản độc đáo mà họ đang có lợi thế về công nghệ và thị trường. Đó là cơ sở để nông sản Việt Nam ngày càng phong phú về chủng loại và chất lượng được cải thiện đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường... 2.3.2 Thách thức Thị trường cạnh tranh khốc liệt. Thách thức lớn nhất đối với thị trường nông sản nước ta khi gia nhập WTO là khả năng cạnh tranh khốc liệt của nông sản sản xuất trong nước với nông sản nhập khẩu có chất lượng cao. Nếu không tiếp cận được các thị trường tiêu thụ trực tiếp và xây dựng chiến lược ản phẩm thích hợp thì Việt Nam có nguy cơ trở thành nước xuất khẩu nông sản thô, ít qua chế biến sang các nước khác trong khu vực, lại nhập nông sản có hàm lượng chế biến cao. Công nghệ sau thu hoạch của nước ta còn khá lạc hậu Với công nghệ sau thu hoạch lạc hậu, hàng nông sản của nước ta vẫn chủ yếu là nông sản thô hoặc mới qua sơ chế (có đến 90% nông sản còn được bán ra ở dạng thô và do đó có đến 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp). Hiện tại, tuy Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới nhưng khả năng tăng chế biến, giá trị gia tăng của nông sản còn diễn ra khá chậm và gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp của nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ. Điều này thể hiện ở diện tích đất canh tác cho các hộ gia đình thấp và bị chia nhỏ (bình quân chỉ khoảng 0,8 ha/hộ 5 người). Đó cũng là một thách thức lớn khi thị trường yêu cầu với số lượng lớn, chất lượng cao, bảo đảm tính đồng bộ về quy cách và khi thực hiện các cam kết về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, nhất là ở những vùng sâu vùng xa. Thị trường thế giới biến động mạnh, khó kiểm soát (nhu cầu, giá) Sự dao động về giá cả nông sản trên thị trường thế giới luôn ở mức độ cao và xảy ra thường xuyên cũng là thách thức cho nông nghiệp Việt Nam. Nguy hiểm nhất là xu hướng giảm giá xen lẫn với lên giá thất thường đã gây ra tác động tiêu cực, đó là nông sản tồn đọng lớn, thu nhập của nông dân giảm tương đối, kéo theo giảm sức mua của thị trường nông thôn, giảm khả năng đầu tư vốn của nông dân vào phát triển sản xuất. 2.4 Nhận định và dự báo về thị trường rau quả. Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rau quả dễ trồng, đầu tư ít nhưng sản lượng cao, nên Việt Nam rất có tiềm năng trong việc sản xuất rau quả. Một số địa phương ở Việt Nam đã thành lập các hợp tác trồng cùng một loại rau quả, nhằm tăng cường quản lý canh tác, để các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng rau quả của Việt Nam sẽ đạt 20 triệu tấn với tổng diện tích trồng trọt 1,3 triệu ha, so với mức sản lượng 6 triệu tấn và tổng diện tích 755.000 ha hiện nay, trong đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm một nửa. 2.5 Định hướng và giải pháp Bên cạnh những triển vọng, Việt Nam gia nhập WTO, một thị trường xuất nhập khẩu nông sản thế giới đã được tổ chức chặt chẽ, phần lớn do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế, nên xuất khẩu rau quả của Việt Nam phải đối mặt với những thách thức mới. Vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả cần phải triển khai một số biện pháp sau: Cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề tổ chức sản xuất và xuất khẩu,tạo cơ chế hợp tác tốt giữa các địa phương, các đơn vị sản xuất và kinh doanh, phối hợp hài hoà. Linh hoạt giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo nguồn cung ứng ổn định, từng bước nâgn cao năng lực xuất khẩu. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm xuất khẩu. Xây dựng các trung tâm giao dịch rau, hoa, quả, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chấn chỉnh lại hệ thống các trung tâm kiểm tra chất lượng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; thống kê và thông tin thị trường… III Kết luận và kiến nghị. Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn Tăng cường nghiên cứu và khuyến nông về rau quả sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho nông dân và người tiêu dùng. Để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội khi gia nhập WTO, phát triển mạnh thị trường nông sản Việt Nam cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: a - Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể liên quan Nguồn: b - Về phía các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản: - Cần nhận thức rõ và tích cực triển khai quy trình GAP trong sản xuất nông sản Xây dựng và tham gia phát triển chuỗi cung ứng nông sản theo hướng sản xuất lớn đáp ứng các yêu cầu cả về số lượng và chất lượng nông sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thị trường rau và doanh nghiệp việt nam.doc