Tiểu luận Tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra khuyến nghị để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp

Giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp theo đó một bên bằng đơn kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tòa án theo thủ tục luật định sẽ đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Lựa chọn hình thức này, các bên phải tuân thủ trình tự thủ tục pháp lý phức tạp, thời gian bị kéo dài, công sức và chi phí cao. Do vậy, giải quyết tranh chấp bằng toàn án chủ yếu trong trường hợp các bên không đồng ý hòa giải, hòa giải không thành hoặc không thể áp dụng hình thức trọng tài.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra khuyến nghị để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) giao dịch chứng khoán và các thành viên. Thứ hai, về đối tượng tranh chấp: Đối tượng tranh chấp trên thị trường chứng khoán là quyền và lợi ích giữa các chủ thể có được do tham gia thị trường chứng khoán. Đối tượng của tranh chấp trên thị trường chứng khoán gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các quyền và lợi ích phát sinh trên thị trường chứng khoán dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên, thường được ghi nhận trong các bản hợp đồng do các bên ký kết như hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán, hợp đồng tư vấn chứng khoán…Nhóm thứ hai bao gồm các quyền và lợi ích mặc nhiên phát sinh giữa các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán trên cơ sở quy định của pháp luật. Thứ ba, về giá trị của tranh chấp. Không giống như việc xác định giá của các hàng hóa giao dịch trên các loại thị trường thông thường, giá trị của chứng khoán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thông tin thị trường, tâm lý của nhà đầu tư, tình hình kinh tế, chính trị…và quan trọng hơn, giá chứng khoán thường không ổn định. Do vậy, việc xác định giá trị của tranh chấp (nếu có) phát sinh trên thị trường chứng khoán hoàn toàn không dễ dàng nếu xuất phát từ thời điểm, tiêu chí đánh giá khác nhau. Nhìn chung, các tranh chấp xảy ra trên thị trường chứng khoán thường liên quan đến việc một bên bị thiệt hại do sự biến động giá chứng khoán có chủ ý từ bên kia. II. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có tranh chấp, đảm bảo hoạt động ổn định của toàn thị trường, các tranh chấp cần được giải quyết một cách kịp thời, đúng đắn. Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán là tổng hợp các cách thức, biện pháp do các bên tranh chấp áp dụng trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm loại bỏ xung đột về quyền và lợi ích phát sinh trên thị trường chứng khoán. Điều 131 Luật chứng khoán quy định: “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật”. 1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận để đi đến thống nhất phương án giải quyết xung đột. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, do các bên tự nguyện áp dụng. Lựa chọn thương lượng, các bên tiết kiệm được thời gian, chi phí - những yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ chủ thể nào tham gia thị trường chứng khoán. Giải quyết bằng thương lượng thường được áp dụng đối với tranh chấp đơn giản, giá trị, tranh chấp không lớn. 2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên tự thỏa thuận để thống nhất lựa chọn giải pháp chấm dứt xung đột với sự hỗ trợ của người thứ ba đóng vai trò trung gian hòa giải (hòa giải viên). Đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán giữa các thành viên, trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc sở giao dịch chứng khoán thường đóng vai trò là trung gian hòa giải. Khoản 8 điều 37 Luật chứng khoán quy định sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán có thể làm trung gian hòa giải nếu được thành viên yêu cầu đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch chứng khoán. Quy định này cho thấy rất nhiều tranh chấp khác phát sinh trên thị trường chứng khoán, có thể thực hiện hòa giải bởi các hòa giải viên khác. Chằng hạn như tranh chấp phát sinh trong quá trình tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ đầu tư hay quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tranh chấp phát sinh trong quá trình lưu ký chứng khoán. Cũng giống như các quốc gia có thị trường, trung tâm giao dịch chứng khoán ở Việt Nam thành lập ban hòa giải, ban hành văn bản quy định về trình tự, thủ tục hòa giải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường này. Ban hòa giải gồm có trưởng ban hòa giải là giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm giao dịch chứng khoán, đại diện phòng giám sát thị trường, các phòng chức năng có liên quan và đại diện của các công ti chứng khoán thành viên cùng một số thành viên khác theo đề nghị của trưởng ban hòa giải. Quá trình hòa giải gồm bốn bước cơ bản sau: - Bước 1: Tiếp nhận đơn đề nghị hòa giải. Bên yều cầu hòa giải gửi đơn đề nghị hòa giải và các chứng từ tài liệu cần thiết đến trung tâm. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, trung tâm phải gửi bản sao đơn cho bị đơn. - Bước 2: Chuẩn bị hòa giải. Trong thời hạn 15 ngày, bị đơn phải gửi văn bản trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận việc hòa giải. Trường hợp bị đơn chấp nhận hòa giải, giám đốc trung tâm kí quyết định thành lập ban hòa giải. Ban hòa giải tiến hành triệu tập trực tiếp hoặc yêu cầu các bên giải thích bằng văn bản, cung cấp chứng cứ và tài liệu khác, ra quyết định đình chỉ hòa giải trong một số trường hợp nhất định, ấn định thời gian địa điểm diễn ra phiên hòa giải, gửi giấy triệu tập hòa giải cho các bên trước ngày hòa giải ít nhất 15 ngày. - Bước 3: Tiến hành hòa giải dưới sự chủ trì của trưởng ban hòa giải. - Bước 4: Hòa giải kết thúc bằng việc ban hòa giải lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành tùy theo kết quả của phiên hòa giải. Việc thực hiện kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên. 3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên (với tư cách là bên thứ ba độc lập) nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Trọng tài được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp trên thị trường chứng khoán nói riêng và tranh chấp kinh doanh nói chung bởi tranh chấp luôn được giải quyết tận gốc bằng phán quyết chung thẩm, có tính bắt buộc chung trong khi thời gian và chi phí không cao, thủ tục đơn giản, không cứng nhắc. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn hình thức trọng tài, các bên đương nhiên mất quyền khởi kiện vụ tranh chấp tại tòa án. Theo quy định chung, trọng tài có thẩm quyền giải quyết một vụ tranh chấp khi tranh chấp đó phát sinh trong hoạt động thương mại, tức là phát sinh giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại đồng thời trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp, các bên có thỏa thuận trọng tài. Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại trọng tài thương mại phải tuân theo trình tự thủ tục luật định. Do pháp luật chuyên ngành không có quy định riêng nên theo quy định chung của pháp luật tố tụng trọng tài, thời hiệu khởi kiện tranh chấp trên thị trường chứng khoán nói riêng và tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nói chung là 2 năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp. Pháp luật cho phép các bên lựa chọn một trong hai hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, tại các trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Trường hợp các bên lựa chọn trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi trung tâm trong đó chỉ rõ tên trọng tài viên đã chọn. Trung tâm trọng tài sẽ gửi bản sao đơn kiện kèm theo danh sách trọng tài viên của trung tâm cho bị đơn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ cùng tên trọng tài viên đã chọn. Hai trọng tài viên được chọn thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba là chủ tịch hội đồng trọng tài. Chủ tịch trung tâm trọng tài có thể chỉ định trọng tài viên nếu hết thời hạn mà bị đơn không chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên không thống nhất chọn được trọng tài viên thứ ba. Đối với trường hợp hội đồng trọng tài do các bên thành lập, thay vì gửi đơn lên trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn đến bị đơn và quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên thuộc về tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú. Tổng thời gian tính từ thời điểm gửi đơn kiện đến khi hội đồng trọng tài được thành lập không quá 59 ngày. Sau khi được chỉ định, các trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc nếu thấy cần thiết, có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan hoặc tự mình thu nhập chứng cứ. Các trọng tài viên vẫn có thể bị thay đổi trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp nếu có yếu tố ảnh hưởng đến tính khách quan trong công việc phân xử của họ. Thời gian mở phiên họp do chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận khác. Phiên họp không công khai, trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền làm đơn yêu cầu tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại. Hội đồng trọng tài ra quyết định dựa trên nguyên tắc đa số và quyết định này có tính cưỡng chế thi hành như bản án do tòa tuyên. 4. Giải quyết tại tòa án. Giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp theo đó một bên bằng đơn kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tòa án theo thủ tục luật định sẽ đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Lựa chọn hình thức này, các bên phải tuân thủ trình tự thủ tục pháp lý phức tạp, thời gian bị kéo dài, công sức và chi phí cao. Do vậy, giải quyết tranh chấp bằng toàn án chủ yếu trong trường hợp các bên không đồng ý hòa giải, hòa giải không thành hoặc không thể áp dụng hình thức trọng tài. - Về thẩm quyền: Thẩm quyền của tòa án về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự được pháp luật phân định theo vụ việc, theo cấp tòa án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Theo vụ việc, căn cứ vào điều 29 BLTTDS, có thể xác định các tranh chấp trên thị trường chứng khoán thuộc thẩm quyền của tòa kinh tế và tòa dân sự. Thẩm quyền theo cấp của tòa án để giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán. Căn cứ quy định tại điều 33,34 BLTTDS, tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về mua bán chứng khoán giữa các tổ chức, cá nhân có đăng kí kinh doanh và tranh chấp giữa công ti với cổ đông hoặc giữa các cổ đông với nhau, không phụ thuộc vào dấu hiệu có yếu tố nước ngoài trong tranh chấp. Các tranh chấp còn lại thuộc thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh nếu đương sự hay tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với các tranh chấp trên thị trường chứng khoán cũng giống như mọi tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự - Về thời hiệu: Thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp trên thị trường là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. - Trình tự, thủ tục: Thủ tục tố tụng bắt đầu từ thời điểm tòa án thụ lí đơn kiện của nguyên đơn và kết thúc bằng bản án do hội đồng xét xử tuyên. Pháp luật hiện hành quy định rõ, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tối đa là 6 tháng (kể từ ngày thụ lí) đối với tranh chấp về dân sự và 3 tháng đối với tranh chấp về kinh doanh thương mại, tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trường hợp hòa giải thành, thẩm phán lập biên bản hòa giải thành. Các bên được pháp luật dành cho một khoảng thời gian cần thiết là bảy ngày (kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành) để suy nghĩ và cân nhắc những nội dung đã thỏa thuận. Hết thời hạn mà không có bên nào thay đổi ý kiến, thẩm phán mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trường hợp hòa giải không thành, thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đương sự có thể tự mình tham gia hoặc cử người đại diện và có quyền tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử làm việc tập thể và ra bản án giải quyết vụ tranh chấp theo nguyên tắc đa số dựa trên kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Bản án có hiệu lực bắt buộc thi hành tuy nhiên nếu không đồng ý với quyết định phân xử của tòa, các bên tranh chấp có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm hoặc giám đốc thẩm. III. Thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán. 1. Đề cao vai trò của thương lượng, hòa giải nhưng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán, thương lượng hòa giải có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này xuất phát từ hai lí do cơ bản sau: Thứ nhất, pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán luôn khuyến khích các bên có xung đột tiến hành thương lượng hòa giải vì phương thức này tiết kiệm thời gian. Thậm chí trước khi ban hành luật chứng khoán, pháp luật đã coi thương lượng hòa giải là phương thức giải quyết mang tính bắt buộc đối với tranh chấp xảy ra trên thị trường tập trung. Thứ hai, pháp luật đã ghi nhận vai trò trung gian hòa giải của một số tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm giải quyết hiệu quả loại tranh chấp chuyên biệt này. Với vai trò quan trọng như vậy, theo logic pháp luật chuyên ngành phải có những quy định riêng điều chỉnh cụ thể các vấn đề liên quan đến quá trình thương lượng hòa giải như về nguyên tắc, trình tự thủ tục, tiêu chuẩn hòa giải viên…Song pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán vẫn bỏ trống vấn đề này. Tranh chấp trên thị trường chứng khoán là loại tranh chấp rất phức tạp, nhạy cảm và có tính gay gắt cao. Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của các bên mà không có quy định hướng dẫn cụ thể các bước phải tiến hành thì quá trình thương lượng hòa giải khó đạt được kết quả mong đợi. Mặt khác, các quy định hiện hành liên quan đến vấn đề hòa giải tranh chấp giữa các thành viên của trung tâm giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán chưa thể hiện rõ hòa giải được đề cập với tư cách là thủ tục bắt buộc hay tự nguyện, gây bối rối cho các chủ thể trong quá trình áp dụng. 2. Hạn chế trong quy định về vai trò trung gian hòa giải của một số tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán. Thứ nhất, quy định về thẩm quyền hòa giải của trung tâm giao dịch chứng khoán không thống nhất, còn mâu thuẫn. 3. Thiếu những quy định cụ thể hóa về trọng tài thương mại trong việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán. 4. Một số quy định còn bất cập trong pháp lệnh trọng tài thương mại. Bên cạnh những nội dung cơ bản đã đạt được, Pháp lệnh còn tồn tại một số quy định bất cập, gây khó khăn trong quá trình áp dụng, đặc biệt khi những quy định đó cần được cụ thể hóa để giải quyết hiệu quả tranh chấp trên thị trường chứng khoán. Có thể chỉ ra một số hạn chế cơ bản sau: Thứ nhất, quyền lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán bị hạn chế. Thứ hai, quy định không rõ ràng về cách xác định thời hiệu khởi kiện. Thứ ba, một số vấn đề liên quan đến trọng tài viên chưa được quy định cụ thể, rõ ràng và hợp lý. 5. Một số bất cập trong pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại tòa án. IV. Khuyến nghị đề hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp. 1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán. * Ban hành văn bản pháp luật về hòa giải tranh chấp trên thị trường chứng khoán. Thực tế hầu hết các trường hợp có tranh chấp, các bên đều tiến hành thương lượng, hòa giải nếu không đạt kết quả mới nhờ đến cơ quan tài phán. Tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa quy định rõ trình tự, thủ tục tiến hành như thế nào. Theo em, văn bản về hòa giải tranh chấp trên thị trường chứng khoán với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp độc lập có thể bao gồm một số nội dung chính sau đây: - Về phạm vi áp dụng: áp dụng cho mọi tranh chấp xảy ra trên thị trường chứng khoán, không phân biệt tranh chấp đó xảy ra trên bộ phận thị trường nào. - Về hòa giải viên: phải quy định cụ thể các điều kiện trở thành hòa giải viên tranh chấp trên thị trường chứng khoán. Hòa giải viên có thể hoạt động với tư cách độc lập hoặc là thành viên thuộc các trung tâm hòa giải do sở giao dịch chứng khoán hoặc một số tổ chức khác hoạt động trên thị trường thành lập. Bên cạnh những điều kiện chung, mỗi trung tâm hòa giải có thể ban hành những quy định riêng về tiêu chuẩn hòa giải viên phù hợp với đặc điểm của từng trung tâm. - Về cơ cấu ban hòa giải: Ban hòa giải có thể gồm một hoặc một số hòa giải viên, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ tranh chấp và yêu cầu từ phía các bên có tranh chấp. Đối với những tranh chấp có tính chất phức tạp, ban hòa giải phải từ hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, thực tế hoạt động chứng khoán, quản lý nhà nước về chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam đã chỉ ra rằng trình độ hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật của các chuyên gia chứng khoán chưa đủ để giải quyết mọi vấn đề pháp lý phát sinh. Do vậy trong thành phần của ban hòa giải phải có ít nhất một hòa giải viên là chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải: quy định cụ thể các bước cần tiến hành để hòa giải một vụ tranh chấp trên thị trường, bắt đầu từ khi các bên đề xuất nguyện vọng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, lựa chọn hòa giải viên, tổ chức phiên hòa giải và cuối cùng là việc ghi nhận kết quả hòa giải. * Cần mở rộng thẩm quyền hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, đồng thời ghi nhận vai trò trung gian hòa giải cho một số tổ chức khác hoạt động trên thị trường chứng khoán. Thực tế, tranh chấp xảy ra tại thị trường chứng khoán không chỉ bao gồm các tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên mà còn nhiều dạng tranh chấp khác như: Tranh chấp xảy ra trên thị trường sơ cấp trong quá trình công ty chứng khoán thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán hoặc giữa tổ chức phát hành và những nhà đầu tư; tranh chấp giữa các công ty chứng khoán là thành viên của Sở nhưng không liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán mà liên quan đến hoạt động giao dịch cạnh tranh khách hàng nhằm tăng thị phần…Những tranh chấp nêu trên không thuộc thẩm quyền hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán. Trong khi đó tâm lý chung của các bên có tranh chấp khi tiến hành hòa giải đều muốn lựa chọn những hòa giải viên có uy tín và đáng tin cậy như hòa giải viên tại các sở trung tâm giao dịch chứng khoán. Việc pháp luật giới hạn phạm vi hòa giải tranh chấp của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán cũng chính là hạn chế quyền lựa chọn trung tâm hòa giải của các bên tranh chấp. Chính vì vậy cần mở rộng thẩm quyền hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán theo hướng cho phép họ được quyền làm trung gian hòa giải các tranh chấp xảy ra trên thị trường chứng khoán (trừ tranh chấp liên quan đến bản thân trung tâm), nhằm một mặt, tạo điều kiện cho những trung tâm thực hiện tốt vai trò hòa giải được mở rộng phạm vi tranh chấp nhằm hòa giải cũng như tạo cơ hội cho các bên tranh chấp lựa chọn tổ chức hòa giải có uy tín, mặt khác nhằm khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định hiện nay hướng dẫn về thẩm quyền hòa giải của trung tâm. Song song với việc mở rộng thẩm quyền hòa giải của sở, pháp luật cần ghi nhận quyền của các bên tranh chấp được để sở hòa giải mà không bắt buộc phải là thành viên của sở hoặc trung tâm. Bên cạnh sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, một số tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán cũng có khả năng và điều kiện đảm nhận vai trò trung gian hòa giải đối với một số tranh chấp nhất định như trung tâm lưu ký chứng khoán, hiệp hội các công ty chứng khoán, hiệp hội các nhà đầu tư chứng khoán. Pháp luật hiện hành không quy cấm các tổ chức này hoạt động hòa giải song cũng không quy rõ vai trò trung gian hòa giải của chúng. Do vậy cần phải quy định rõ vấn đề này nhằm tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức yên tâm tiến hành hoạt động hòa giải. * Hoàn thiện các quy định về trọng tài thương mại đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán. - Sửa đổi một số quy định trong pháp lệnh trọng tài thương mại nhằm tạo cơ sở đúng đắn cho việc xây dựng các quy định cụ thể về trọng tài giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán: + Cần mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại. + Cần sửa đổi kịp thời quy định liên quan đến thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài theo hướng xác định lại thời điểm dùng làm mốc để tính thời hiệu khởi kiện. + Pháp luật không nên quy định bắt buộc trọng tài viên phải là công dân Việt Nam. Pháp luật nên cho phép người nước ngoài cũng có thể trở thành trọng tài viên để giải quyết tranh chấp tại Việt Nam nếu họ đáp ứng các điều kiện do pháp luật và từng trung tâm trọng tài đặt ra. + Bổ sung quy định về số lượng trọng tài viên trong một hội đồng trọng tài. - Cần ban hành các quy định cụ thể hóa một số vấn đề quan trọng về trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán. + Quy định thời hiệu khởi kiện riêng đối với tranh chấp trên thị trường chứng khoán. + Phải cụ thể hóa các quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán nhằm xây dựng đội ngũ trọng tài viên chuyên biệt, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trên thị trường. + Phải quy định rõ thành phần hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán và các trường hợp có thể áp dụng thủ tục trọng tài rút gọn. 2. Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Để có một thị trường chứng khoán có hiệu quả và phát triển đòi hỏi phải giải quyết được các vấn đề then chốt mà bất cứ thị trường chứng khoán nào cũng phải có. Đó là: - Phải tạo ra một khối lượng chứng khoán đủ lớn, có chất lượng, có khả năng thu hút người đầu tư. - Tổ chức được một hệ thống các công ty môi giới chứng khoán hoạt động có hiệu quả và không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh có hiệu quả và không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh cho các tổ chức này. - Tạo ra nhu cầu đầu tư chứng khoán và không ngừng tăng lên. - Có hệ thống pháp luật đảm bảo an tòan cho việc phát hành và đầu tư, kinh doanh chứng khoán. - Có cơ sở vật chất tối thiểu cần thiết cùng với đội ngũ cán bộ quản lý và các nhân viên tác nghiệp giỏi am hiểu chứng khoán và thị trường chứng khoán… Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có thị trường tài chính, là mối quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước ta. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, trong điều kiện có nhiều khó khăn, thị trường giao dịch chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động. Đây chỉ là bước khởi đầy nhưng nó thể hiện sự quyết tâm xây dựng ngày càng đồng bộ hơn các yếu tố thị trường của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, lành mạnh cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để thị trường chứng khoán thực sự đem lại hiệu quả đối với nền kinh tế, cần phải chú ý đến một số điều kiện nhất định sau: * Đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô: Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với thị trường chứng khoán. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được kìm chế, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất ổn định thì công chúng mới yên tâm đầu tư vào chứng khoán và thị trường chứng khoán mới mang lại thu nhập cho các nhà đầu tư. Vì vậy, để thị trường chứng khoán phát huy được những mặt tích cực của nó, điều mấu chốt là phải cải thiện mạnh mẽ các điều kiện kinh tế vĩ mô. Cần phải khôi phục tốc độ tăng trưởng, đặt nó trên nền tảng vững chắc mà khâu trọng tâm là phải đẩy mạnh quá trình điều chỉnh cơ cấu, đổi mới thể chế kinh tế. * Tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán: Tạo hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán là một yêu cầu bức thiết nhất hiện nay, phải đặt lên tầm quốc gia và được xử lý với những chính sách, nguyên tắc chặt chẽ vì lợi ích toàn cục và phân định rõ phạm vi huy động vốn qua thị trường chứng khoán và đầu tư của ngân hàng. Các giải pháp tạo chứng khoán có chất lượng cho thị trường chứng khoán hiện nay là: - Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác. - Tăng cường và mở rộng các hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế. - Tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và tài trợ cho các công trình lớn. - Khuyến khích thành lập mới và sắp xếp lại các công ty cổ phần. Khuyến khích thành lập các loại hình doanh nghiệp mới, quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư. * Tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh cho thị trường chứng khoán: Xây dựng hệ thống pháp lý về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình triển khai thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy, việc thiếu một cơ sở pháp lý thích hợp sẽ hạn chế sự phát triển của t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra khuyến nghị để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp.doc
Tài liệu liên quan