Tiểu luận Tìm hiểu về tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so với các tiền bối

Mục Lục

1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh .3

2. Thế nào là “thân dân”, vì sao phải thân dân? .4

3. Tư tưởng “thân dân” của các vị tiền bối .5

4. Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh .6

5. Những giải pháp của đảng và nhà nước ta về vấn đề “ thân dân”.11

6. Liên hệ bản thân .16

 

 

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so với các tiền bối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài,... Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa nhà nước của nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn giữ gìn và phát huy tư tưởng “thân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước đã rất cố gắng và nỗ lực trong công cuộc “trồng người” như Bác Hồ từng nói, luôn tìm tòi người tài, và giúp họ phát huy sở trường của mình để họ phục vụ cho đất nước, được quyền khẳng định mình, cống hiến công lao cho đất nước trong công cuộc xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, ngày một phát triển hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhà nước luôn bình đẳng với tất cả mọi người, ai có tài thì được trọng dụng, không nhất thiết phải là “ cha truyền con nối”, để tiềm năng của mỗi người được bộc lộ hết, để họ luôn nỗ lực cố gắng hơn, xứng đáng với nhiệm vụ họ đảm nhận. Nhà nước và Đảng luôn tạo điều kiện cho mọi người công bằng bầu cử ra người xứng đáng làm đại diện cho họ, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Bên cạnh đó, dân cũng có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay người dân Việt Nam ta vẫn chưa ý thức được vai trò của họ trong việc bầu cử Quốc hội, họ chỉ bầu cử một cách hết sức qua loa, không cần quan tâm ai xứng đáng hơn ai, có người còn không đích thân đi bỏ phiếu mà nhờ người thân bỏ phiếu hộ. Nhà nước và Đảng ta không bao giờ ép buộc dân làm gì, mà luôn khuyến khích, hướng dẫn họ đi đến sự đúng đắn, đi đến với văn minh nhân loại, luôn mở rộng vóng tay đón nhận những con người đã từng lạc lối nhưng đã quay đầu lại nhận sai, tạo điều kiện cho họ trở lại làm người có ích cho xã hội, để họ giúp sức tạo dựng xã hội giàu mạnh. Ví dụ như nhiều người thuộc các dân tộc miền núi xa xôi, thiếu hiểu biết, họ đã bị các nước lần cận mua chuộc để họ đi theo chúng, như một công dân của nước đó, bán mình cho họ, làm những việc có hại cho nước ta. Nhưng tuy vậy, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm, đến từng nhà người một để khuyên bảo họ với đất nước Việt Nam ta, rằng họ là con rồng cháu tiên,... Quả nhiên, họ đã nhận ra sai lầm và quay về với đất nước ta. Mọi ý chí dù lớn hay nhỏ của người dân hầu như đều được Nhà nước và Đảng thực hiện. Đơn giản nhất,nhân dân mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, độc lập, tự do đưa ra ý kiến của mình. Cho đến mong muốn phải làm cho đất giàu mạnh, lớn mạnh hơn so với các nước trên thế giới. Nhà nước và Đảng ta luôn có gắng, nỗ lực hết mình để những mong muốn đó của dân được thực hiện, không để cho chủ nhân bị thất vọng, luôn nỗ lực đổi mới đất nước sao cho tốt nhất, hội nhập với nền văn hóa thế giới trên mọi phương diện: giáo dục,giao thông vận tải, y tế, điện lực, các chính sách phúc lợi,... Về giáo dục, nước ta không hề thua kém các quốc gia trên thế giới, những chính sách đổi mới trong giáo dục đều nhằm mục đích tốt đẹp hơn. Nhà nước và nhân dân Việt Nam xác định phát triển giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước đầu tư và tiến hành đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện công bằng trong giáo dục, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đùnh, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập, mọi công dân trong độ tuổi lao động đều có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Nhà nước và ngành giáo dục rất quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các trẻ em tàn tật, khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.Trong những năm qua cùng hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã chỉ đạo, tổ chức và động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và lao động nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành. Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” và các cuộc vận động xã hội rộng lớn trong ngành tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo phát triển về số lượng, nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp cụ. Đến năm học 2008 – 2009, trên cả nước, đội ngũ nhà giáo trực tiếp đứng lớp có hơn một triệu người, tăng 2,2% so với năm học trước. Tỷ lệ trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ nhà giáo tiếp tục tăng. Ở các trường đại học, đội ngũ giảng viên tăng, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ tăng.Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước và nguồn lực đóng góp của cộng đồng vào việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục - đào tạo liên tục tăng, đến năm học 2008 - 2009, chi cho giáo dục - đào tạo chiếm 20% tổng ngân sách Nhà nước. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo.Giáo dục dân tộc và giáo dục khuyết tật tiếp tục được quan tâm và ưu tiên. Hiện nay có 285 trường phổ thông dân tộc nội trú với gần 84.000 học sinh và có 1.657 trường phổ thông dân tộc bán trú dân nuôi với 149.458 học sinh. Nhà nước và ngành giáo dục chăm lo đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên chuyên dạy hoà nhập cho học sinh khuyết tật. Năm học vừa qua đã huy động được 390.000 học sinh khuyết tật đi học hoà nhập.Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học tiếp tục được đầu tư xây dựng ở các vùng, miền, từng bước mở rộng qui mô đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành, địa phương và khu công nghiệp, đáp ứng ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm học này, số lượng học sinh trung cấp chuyên nghiệp tuyển mới tăng 11,4%; cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 18,2%. Số lượng sinh viên đại học và cao đẳng tuyển mới tăng 9,2%, qui mô giáo dục đại học tăng 7,2% và đạt tỷ lệ 200 sinh viên trên một vạn dân.Giáo dục thường xuyên phát triển mạnh, trên cả nước hiện có 65 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 603 trung tâm cấp huyện và 9551 trung tâm học tập cộng đồng ở phường, xã, thị trấn. Các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng đã tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội học tập, học những gì mà người học đang cần, đáp ứng nhu cầu học tập cho các tầng lớp nhân dân, từ nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học và hiện nay có 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ cập trung học cơ sở. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục - đào tạo Việt Nam cũng còn những hạn chế; chất lượng giáo dục, đào tạo còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và không đồng đều giữa các vùng miền, giữa các khối trường và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo; đặc biệt ở các vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Vì các lý do khác nhau, còn một bộ phận học sinh, sinh viên bỏ học, nên việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ học sinh tàn tật, khuyết tật đi học hoà nhập còn thấp. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường học ở nhiều địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu, trường học chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, thiếu nhà vệ sinh, nước sạch; thư viện còn nghèo nàn; phòng học bộ môn còn hạn chế; thiết bị dạy học thiếu, chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng còn thấp.Trong đội ngũ nhà giáo, nhiều người đã tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tình hình mới, nhưng nhìn chung kết quả đổi mới phương pháp dạy và học chưa tạo nên bước đột phá về chất, vẫn còn tình trạng dạy theo cách “đọc chép”; chưa thống nhất được mô hình, phương pháp và tài liệu phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học. Một bộ phận nhà giáo trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế, nên việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học gặp khó khăn. Đời sống văn hoá, văn nghệ, thể thao của nhà giáo ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn. Nhiều giáo viên trẻ mới vào nghề, lương thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong việc vừa phải lo toan cuộc sống hàng ngày về ăn, ở, sinh hoạt, vừa phải chăm lo học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nghĩa vụ công dân. Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu đổi mới còn nhiều hạn chế.Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới có từ cuối năm 2008 đến nay, cùng với thiên tai, dịch bệnh và hậu quả hai cơn bão số 9 và số 11 vừa xảy ra ở miền Trung đã và đang tác động tiêu cực nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đời sống của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đời sống của công nhân ở các khu công nghiệp, nhà giáo ở các vùng bị lũ lụt đã khó khăn lại thêm khó khăn. Những vấn đề vốn có trước đây của giáo dục, như vấn đề học sinh bỏ học và bất bình đẳng trong hưởng thụ nền giáo dục cơ bản; chất lượng giáo dục - đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; cơ sở vất chất trường lớp học thiếu thốn, thư viện, thiết bị dạy và học lạc hậu; đời sống nhà giáo khó khăn, v.v… trở thành những thách thức, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và tổ chức công đoàn giáo dục các cấp có trách nhiệm cùng tham gia góp phần giải quyết. Trong những thời gian tới, tình hình khu vực và quốc tế vẫn còn nhiều biến động phức tạp, kinh tế thế giới vẫn còn chứa đựng những tiềm ẩn rủi ro, khó lường, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ vẫn còn có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong bối cảnh đó, để góp phần phát triển bền vững sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình, đội ngũ nhà giáo và tổ chức công đoàn giáo dục các cấp tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây: Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật trong đội ngũ nhà giáo. Trọng tâm là tập trung làm cho mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thống nhất được nhận thức, nắm vững nhiệm vụ của ngành, cấp học, bậc học và nhiệm vụ của nhà giáo được qui định trong Luật Giáo dục, Chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và các văn bản pháp luật khác; từ đó triển khai có hiệu quả trong thực tiễn giáo dục ở trường học và đơn vị. Tôn vinh đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghề dạy học trong xã hội. Động viên đội ngũ nhà giáo tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.Thông qua đó, góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực của đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tự học và ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sáng tạo và cải tiến đồ dùng dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Quản lý tốt quá trình học tập và rèn luyện của học sinh và sinh viên. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, lũ lụt; thực hiện yêu cầu 3 đủ đối với học sinh “đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở” góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học.Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ nhà giáo đã được pháp luật qui định. Đồng thời, chủ động tham gia xây dựng và đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật về quyền và lợi ích của nhà giáo cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong đội ngũ nhà giáo, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trường học và đơn vị giáo dục. Tiến hành khảo sát thực trạng đời sống văn hoá của đội ngũ nhà giáo miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và thực trạng nhà ở của giáo viên trẻ ở các trường đại học, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống đội ngũ nhà giáo.Phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tham mưu cho chính phủ tiếp tục có thêm những chế độ chính sách thỏa đáng đối với nhà giáo nói chung và những chế độ chính sách đối với nhà giáo công tác ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; giáo viên giảng dạy ở các trường chuyên biệt, học sinh khiếm thị, khuyết tật … để họ yên tâm phục vụ lâu dài trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.Phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần huy động các nguồn lực của công đồng và xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của nhà giáo, học sinh và sinh viên.Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ hoạt động công đoàn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của công đoàn giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công đoàn các Đại học Quốc gia, Đại học vùng; công đoàn các trường đại học và cao đẳng, từ đó góp phần đổi mới các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động và những nội dung khác đã được Công đoàn Giáo giới các nước ASEAN thoả thuận thực hiện.Thực hiện đồng bộ các giải pháp, đội ngũ nhà giáo sẽ góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, của dân, do dân, vì dân, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước và hưởng ứng 5 năm cuối Thập kỷ của Liên Hợp quốc về giáo dục vì sự phát triển bền vững (2005 - 2014). Về y tế, cả nước có khoảng 1.500 bệnh viện từ cấp huyện đến tỉnh và trung ương với đội ngũ bác sỹ, y tá hết sức chuyên nghiệp và nhiệt tình. Các bệnh viện ngày càng được đổi mới hơn, được trang bị nhiều thiết bị tiến tiến hơn, khoa học hơn để giúp cho công việc chữa bệnh ngày một hiệu quả hơn. Nhờ có vậy mà tình trạng người chết ở việt nam gần đây giảm rất nhiều. Tất cả các bệnh viện đều làm việc 24/7 để phục vụ bệnh nhân trong mọi trường hợp đột xuất. các bác sỹ, y tá phục vụ nhiệt tình, luôn vui vẻ với bệnh nhân. Nhà nước cùng với bộ y tế Việt Nam không ngừng tìm ra những loại thuốc điều trị các cắn bệnh khó chữa như: ung thư, cúm gà H5N1, viêm gan, HIV,... để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Và kết quả, một vài căn bệnh quái ác cũng được chữa trị bởi những lương y. Tuy nhiên, chúng ta cũng chúng số phận với thế giới, cắn bệnh mà tất cả các nhà khoa học trên toàn thế giới cũng phải bó tay trong suốt mấy thế kỉ, đó là HIV-AIDS. Không thể chữa trị dứt khoát được nó, những nhà nước cùng với bộ y tế luôn tuyên truyền trên tất cả các phương tiện thông tin: vô tuyến, đài, mạng internet,... để mọi người biết cách phòng bị để không bị lây nhiễm và truyền bệnh cho người khác. Từ khi có được chính sách này, con số bệnh nhân nhiễm HIV-AIDS giảm rất nhiều, những người không bị bệnh không còn cảm thấy sợ hãi, ngại gần, ngại nói chuyện với những người bị bệnh và những người bị AIDS không bị cảm thấy tủi thân, cảm giác bị xa lãnh nữa, họ hoàn toàn, hòa nhập với xã hội, cùng sống có ích trong suốt quãng đời còn lại, họ không cảm thấy cảm giác muốn trả thù, nên họ sẽ tự biết bảo vệ người xung quanh để họ không bị bệnh. Các loại thuốc luôn được bán với mức giá nhất định, phù hợp với người dân. Tuy nhiên, gần đây giá thuốc có tăng nhưng vẫn không ảnh hưởng nặng nề nhiều, người dân vẫn có khả năng để mua thuốc. Ngoài tác dụng chữa bệnh của thuốc, hiện nay bộ y tế còn sản xuất rất nhiều loại thuốc khác phục vụ cho mục đích làm đẹp, chống các loại ung thư, các loại thuốc bổ cho mọi lứa tuổi, giới tính. Các loại thuốc trên sinh ra cũng chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Xã hội ngày một phát triển, các loại thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh ngày càng nhiều,... Chúng được dùng hết sức rộng rãi vì sự tiện lợi, tuy nhiên, phải đề cập đến sự có hại của chúng, nhiều loại thực phẩm khiến nhiều người bị ngộ độc phải đi cấp cứu. Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh khiến con người bị béo phì, dẫn đến nhiều bệnh về tim mạnh, tiểu đường, huyết áp cao,... Những quán ăn ven đường không vệ sinh, ăn đồ tươi sống: tiết canh, gỏi cá,... có thế bị tiêu chảy như những năm gần đây. Nhà nước không thể cấm không cho bán những thứ đó, nhưng nhà nước luôn tuyên truyền cho người dân tự biết bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân của mình. Về giao thông, Hiện nay, ở nước ta cùng với vấn đề phát triển kinh tế thì lực lượng tham gia giao thông cũng nhiều, lưu lượng ngày càng lớn. Lưu lượng phương tiện giao thông càng lớn thì số vụ tai nạn giao thông càng tăng lên. Hàng ngày, trên đất nước chúng ta có đến hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, làm chết và bị thương rất nhiều người, ở cả thành phố và nông thôn, vùng sâu vùng xa, ở mọi loại hình giao thông. Vì vậy, an toàn giao thông là một vấn đề nóng bỏng hiện nay. Đối với giao thông đường sắt, người dân tự ý mở nhiều đường dân sinh qua, trong khi đó không có đủ các rào chắn khi tàu. Người dân còn họp chợ trên đường ray, trẻ em chăn trâu, thả diều trên đường ray. Lái tàu phóng với tốc độ quá quy định cho phép cũng là nguyên nhân gia tăng số vụ tai nạn giao thông. Do điều kiện thời tiết làm hỏng đường ray, hay đường ray bị ăn trộm ốc vít. Trẻ em ném đá lên tàu gây bị thương cho hành khách đi tàu. Bên cạnh giao thông đường sắt, còn có giao thông đường thuỷ. Tai nạn giao thông cũng đáng báo động. Do người lái tàu thuyền không có bằng lái, ý thức của người dân kém nên đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Như vụ tai nạn vào hồi tháng mười năm nay ở bến Chôm Lôm - Nghệ An, do đò quá cũ, không đủ phao cứu sinh, và do chở quá tải nên khi đến giữa dòng đã bị đắm gây ra cái chết thương tâm cho mười chín người, chủ yếu là học sinh đang đi học. Ngoài ra còn có vụ đắm đò ở Phú Thọ, ở chùa Hương. Tai nạn giao thông đường bộ là chủ yếu. Số vụ tai nạn giao thông đường bộ nhiều vô kể. Lỗi tại ai? Do dân cư tăng nhanh nên các phương tiện giao thông tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân quá kém. Người lái ô tô, xe máy thì do tiêu cực trong thi cử nên không có trình độ vẫn tham gia lái các phương tiện giao thông. Nhiều người không có bằng lái vẫn tham gia giao thông. Xe ô tô, xe máy thì phóng nhanh vượt ẩu, đèo quá trọng tải. Xe máy đèo quá số người quy định, có xe máy chở tận bốn, năm người, chở hàng cồng kềnh, không chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. Đối với xe đạp và xe thô sơ thì đi dàn hàng ba, hàng tư, chở hàng cồng kềnh, đi lấn đường của ô tô, xe buýt, xe máy, sang đường thiếu quan sát. Còn người đi bộ thì phải đi xuống lòng đường, do vỉa hè đã bị lấn chiếm, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định. Quản lý của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Lòng đường chật hẹp, vỉa hè bị lấn chiếm, không có chỗ cho người đi bộ. Cống thoát nước bị mất nắp gây nguy hiểm cho người điều khiển giao thông, nhiều chỗ thì nắp cống gồ nên cũng gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Người dân đứng chờ xe buýt đứng dưới lòng đường đã gây ra ùn tắc giao thông cho người đi xe đạp. Biển báo giao thông bị che khuất bởi cành cây, biển hiệu quảng cáo, biển bị tróc sơn gây cản trở cho việc chấp hành giao thông. Đối với học sinh chúng em, tai nạn giao thông xảy ra cũng là do ý thức. Học sinh đi xe dàn hàng ngang, bá vai, bíu cổ nhau. Do ý thức muốn tự khẳng định mình nên đã đi xe không tay, tổ chức đua xe với nhau, việc đó không những ảnh hưởng đến chính bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Học sinh chúng em còn có trường hợp vừa đi vừa nô đùa, kéo nhau đẩy nhau cũng có thể gây ra các tai nạn đáng tiếc, đi xe đạp thì còn phóng nhanh, vượt ẩu lạng lách, đánh võng và không tuân theo đúng quy định về luật an toàn giao thông.Vì vậy, chúng ta cần phải được phổ biến về luật giao thông. Có ý thức khi tham gia giao thông tuyên truyền cho bạn bè cùng chấp hành giao thông. Tham gia giao thông an toàn là bảo vệ chính bạn và những người xung quanh. Hãy tham gia giao thông an toàn để cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Đảng và Nhà nước ta đã làm gì? Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn cố gắng hết mình làm cho giao thông Việt Nam tốt hơn, tuy nhiên điều quan trọng vẫn là ý thức tham gia giao thông của người dân, những con đường đất ngày xưa đã được thay thế bởi những con đường nhựa, không có ổ gà gập ghềnh, phẳng lì, trơn nhẵn giúp tham gia giao thông tiện lợi hơn.Nhà nước đã mở thêm rất nhiều cầu đi bộ cho những người đi bộ, những cầu giành cho các phương tiện giao thông khác giống như cầu Vượt, rùi mở thêm hầm như hầm ở Kim Liên-Hà Nội,... Tất cả đều làm cho hệ thống giao thông nước ta rộng hơn, nhiều con đường cho người đi lựa chọn, tránh ùn tắc. Các ngã rẽ luôn có những đèn, biển báo giao thông cho người đi đường biết. Bộ giao thông vận tải còn quy định phần đường cho từng loại xe riêng, phần đường nào cho xe máy, xe ôtô, xe thô sơ,... Hệ thống pháp luật về giao thông cũng hết sức rõ ràng, quy định cho từng loại xe để họ đi như thế nào cho đúng, tránh gây tai nạn. Cảnh sát giao thông bất chấp nắng mưa, luôn sát cảnh cùng nhân dân, để họ được an toàn, giúp cho việc tắc đường giảm. Đảng và nhà nước ta không quên tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, cảnh báo cho nhân dân sự nguy hiểm, để họ tránh gặp phải. Những năm gần đây, Việt Nam đã ra quyết định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe gắn máy. Chính vì vậy, trường hợp chết vì tham gia giao thông giảm một rõ rệt. Về điện lực, hầu hết cả nước đều đã có điện, các vùng sâu, vùng xa chỉ cần vài nơi điện chưa tới. Trên cả nước, có rất nhiều nhà máy điện nằm rải rác ở khắp nơi để phục vụ cho nhân dân. Gần đây, nhà nước ta có mở thêm nhà máy Dung Quất để phục vụ điện cho một vài thành phố. Mặc dù chưa ổn định nhưng cũng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhà nước cùng với điện lực Việt Nam luôn tìm các nguồn năng lượng khác, ngoài thủy lực, vừa thân thiện với môi trường vừa rẻ và dồi dào. Nguồn năng mà gần đây được tận dùng khá nhiều đó là năng lượng mặt trời. Các thiết bị trong nhà thiết kế để thích hợp dùng năng lượng mặt trời được bán rất nhiều trên thị trường. Họ luôn cố gắng mang không phải bị cắt điện mang đến sự bất tiện cho người dân. Về các phúc lợi xã hội, nhiều nhà dưỡng lão, nhà tình thương cho những người nghèo, cho trẻ mồ côi, các chính sách trợ cấp ngày càng được xã hội biết đến. Khái niệm viện dưỡng lão những năm gần đây đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên ở việt nam những viện này chưa được ủng hộ. những người già sống ở đầy hầu hết là những cụ già không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, hoặc không có con cháu, bị lạc gia đình,cũng có trường hợp con cháu gửi tới vì họ sinh sống bên nước ngoài hoặc không muốn phải chăm sóc nhưng rất ít. Vì vậy, Nhà nước ta đã xây vài viện dưỡng lão khá to, sạch sẽ với nhiều cây xanh, khu công viên cho các cụ được sống thoải mái, nhiều hoạt động vui chơi cũng được tổ chức nhiều: những cuộc thi đấu bóng bàn, cầu lông, cờ,văn nghệ,...tạo cho các cụ một cuộc sống vui- khỏe- có ích, có thể có ý nghĩa hơn sống cùng con cháu. Nhà tình thương được xây rất nhiều cho các em nhỏ mồ côi, những gia đình nghèo khó, những gia đình có thương binh,... Ngoài ra nhà nước còn cho họ một khoản tiền nhất định, để họ vực lên sinh sống. Mỗi dịp Tết, thủ tướng, chủ tịch nước,... đều đến từng nhà người một để tặng quà, an ủi họ, vượt lên số phận. Các chính sách phúc lợi xã hội được đưa ra rất tích cực, giúp phần tạo cho đất nước tốt đẹp hơn. Ngoài mức lương cạnh tranh, các công ty còn đưa ra các chính sách phúc lợi và đặc biệt là những chương trình đào tạo để thu hút lao động. Thế giới hội nhập, người lao động giỏi có nhiều cơ hội việc làm ở nơi khác, họ càng có nhiều yêu cầu với chủ doanh nghiệp hơn và ít trung thành hơn, ông Hermawan Kartajaya - chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới đã nói trong lần đến Việt Nam vào tháng 10/2006 vừa qua Lương cao thu hút chất xám Chủ công ty kinh doanh thực phẩm trên đường Phạm Ngũ Lão Q.1 kể: “Giữa năm 2006, thị trường rộ lên vấn đề hội nhập WTO, tôi lo lắng và quyết định trả lương gần 30 triệu”.Chính sách trợ cấp cho những vùng bão lụt, gặp thiên tai được nhà nước luôn chú trọng... Ví dụ như đợt lụt vừa rồi của miền trung, Nhà nước đã huy động rất nhiều cứu hộ phân phát cho các hộ gia đình mì tôm, quần áo, và các vật dùng thiết yếu khác. Nhờ có nhà nước thì những người dân đó mới có thể sống được qua những ngày bão lũ đó. Bản thân Đảng và Nhà nước cũng đưa r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112347.doc
Tài liệu liên quan