MỤC LỤC
A/ Tư tưởng “Thân dân”
I-/ Khái quát chung về tư tưởng thân dân
1. Nguồn gốc tư tưởng
2. Tìm hiểu chung về tư tưởng
II-/ Tư tưởng “Thân dân” của các nhà tư tưởng trước Hồ Chí Minh
1. Dòng tư tưởng Nho Giáo
2. Tư tưởng của Nguyễn Trãi
III-/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Thân dân”
IV-/ So sánh tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh và các nhà tu tưởng đi trước
1. Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh và dòng tư tưởng Nho giáo
2. Tư tưởng thân dân của Hồ CHí Minh và Nguyễn Trãi
B/ Vấn đề giải quyết tư tưởng “Thân dân” của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
I-/ Những mặt tích cực đáng ghi nhận
II-/ Hạn chế, cần khắc phục
1. Hạn chế
2. Giải pháp bản thân
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3603 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng và Nhà nước ta giải quyết như thế nào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t yếu, mà chỉ vụ lợi tham nhũng. Bọn tướng suý thì không lấy chữ (vệ dân) làm cốt yếu, lại đi lộng hành lăng ngược. Cho đến cả bọn hoạn quan, cũng tha hồ đi vơ vét áp bức lương dân, thu nhặt vàng ngọc. Nguyễn Trãi thương dân bởi ông thấy dân đã phải chịu nhiều đọa đày dưới sự thống trị hà khắc của giặc Minh. Trên nhiều trang thư gửi cho các tướng giặc, Nguyễn Trãi đã thống thiết nói lên điều đó: “Phương Chính, Mã Kỳ chỉ chuyên làm điều tàn ác, nhân dân khốn khổ, thiên hạ đều oán giận. Chúng khai quật mồ mả ấp ta, bắt cóc vợ con dân ta, người sống đã bị hại, người chết cũng ngậm oan”. Bình Ngô đại cáo là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác tày trời của giặc Minh: “Thui dân đen trên lò bạo ngược; Hãm con đỏ xuống dưới hố tai ương”. Có “chặt hết trúc Lam Sơn” cũng “chẳng đủ ghi hết tội ác” mà giặc Minh đã gây ra đối với nhân dân Đại Việt.
Trước chúng ta hơn sáu trăm năm, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan niệm khá sâu sắc về dân và vai trò của dân. Ông đã phát hiện ra rằng, sức mạnh của “dân chúng” là sức mạnh kháng chiến cơ bản: “mến người có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”, “chìm thuyền mới biết dân như nước”. Phải chăng từ những bài học xương máu trong lịch sử, mà gần nhất là bài học lịch sử ở đời Trần - Hồ, Nguyễn Trãi đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu về vai trò của dân? Tâm Nguyễn Trãi “ở nơi nhân dân” không phải chỉ khi ông còn nghèo khổ hay khi ông đang chiến đấu gian khổ chống giặc Minh, mà cả khi đất nước đã hòa bình và bước vào xây dựng cuộc sống mới, Nguyễn Trãi vẫn luôn nghĩ tới nhân dân. Ông thấy rõ rằng, cơm ăn, áo mặc có được là do nhân dân, điện ngọc cung vàng của vua chúa cũng do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “Thường nghĩ quy mô lớn lao lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Chính vì vậy, mỗi khi được hưởng lộc vua ban, ông luôn đến nhân dân, đến những người dãi nắng dầm mưa, lao động cực nhọc để tạo ra những lộc ấy: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Cách Nguyễn Trãi nhìn nhận về vai trò của nhân dân như vậy không chỉ cho thấy rằng tư tưởng của ông đã vượt khỏi hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, gia trưởng về dân, mà còn khiến cho tư tưởng, triết lý nhân sinh của ông mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
Chúng ta có thể thấy rõ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi qua các tác phẩm văn chương, tiêu biểu trong đó là “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi nhấn mạnh tới tư tưởng vì dân – tư tưởng lón nhất trong ánh “Thiên cổ hùng văn” này:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Sau này khi Nguyễn Trãi được chỉ định làm lễ nhạc, ông đã dâng một tờ tấu thể hiện tư tưởng "thân dân", bài tấu có đoạn viết: " Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc là đúng lúc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn hóa thì không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần phụng chiếu định ra âm nhạc, không dám không gắng hết tâm lực; song học vấn sơ sài, nông cạn, sợ trong âm thanh luật khó làm được hài hòa. Dám mong bệ hạ rũ lòng thương yêu mà chăn nuôi muôn dân, khiến trong thôn cùng, xóm vắng không còn một tiếng hờn giận, oán sầu, đó là cái gốc của nhạc vậy.."
Ta thấy được lòng thương yêu dân của ông qua đoạn tấu trên. Có thể nói tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi là lòng yêu thương dân chúng, quan hệ gần gũi với nhân dân và đặc biệt là coi trọng vai trò của nhân dân.
III-/ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA HỒ CHÍ MINH
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn gần gũi với dân, sống vì dân, thấu hiểu tâm trạng quần chúng và phấn đấu quên mình để đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. Là lãnh tụ của Đảng, của dân tộc và nhân dân, Hồ Chí Minh đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta thành một Đảng cách mạng chân chính, sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc. Sau khi tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn cho nhân dân Việt Nam, Người đã không ngừng phấn đấu cho mục tiêu: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Hồ Chí Minh còn thể hiện sự nhất quán giữa lời nói và việc làm, gắn lý luận với thực tiễn, nói ít làm nhiều, lấy hành động làm chủ yếu. Các bài nói và viết đều nhằm hướng dẫn quần chúng, cổ động phong trào nên rất dễ hiểu, giản dị, cốt để cho quần chúng hiểu đúng và làm đúng. Mọi suy nghĩ và hành động của Bác đều hướng tới nhân dân, đem lại lợi ích cho quần chúng. Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: Việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh; phải đặt lợi ích quần chúng nhân dân lên trên hết, trước hết; phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân; phải làm kiểu mẫu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đó là những điều căn bản nhất trong quan niệm về dân và hành động vì dân của Người. Có thể xem đây là điểm cốt lõi, là hạt nhân trong triết lý nhân sinh, triết lý hành động của Hồ Chí Minh. Triết lý đó, từ tinh thần đến phương pháp, đều quy tụ vào chữ dân; vì dân và dân là gốc. Chính vì điều đó, Người là lãnh tụ được toàn dân kính trọng, ngưỡng mộ, yêu mến và biết ơn vô hạn. Hình ảnh của Người tát nước, đạp gầu, lội bùn, thăm hỏi mọi người... còn sống mãi trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam.
Tin dân, thương dân là phẩm chất nổi bật nhất ở những lãnh tụ thực sự của dân. Nhờ có phẩm chất đó mới có niềm tin vững chắc và ý chí, nghị lực phi thường để theo đuổi sự nghiệp lớn giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Bác nói: “Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động. Cán bộ của ta đều từ dân mà ra, phải sống sao cho xứng đáng với nhân dân và Đảng anh hùng. Hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin thì phải sống với nhau có tình có nghĩa”... Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân, một lãnh tụ kiểu mới - mẫu mực của lãnh tụ cách mạng. Người nêu ra một triết lý nhân sinh và hành động sâu sắc ở đời và làm người, đã sống ở đời là phải thân dân (gần gũi dân chúng, tôn trọng dân và hết lòng hết sức phục vụ nhân dân). Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, thân dân là đạo đức của người cán bộ để phục vụ nhân dân. Tính hàm súc trong từng câu nói, từng dòng viết của Bác đều hết sức tự nhiên, nhuần nhuyễn bởi lẽ, với Bác, từ suy nghĩ đến việc làm, từ tư tưởng đến hành động bao giờ cũng hài hoà, nhất quán: đó là tin dân và vì dân.
Đức tin dân và vì dân ở Hồ Chí Minh bao la rộng lớn và sâu sắc. Mỗi lời nói, việc làm, cử chỉ, hành động của Người đều làm cảm động mọi người. Chính tấm gương trong sáng đó đã có sức thuyết phục, thu phục lòng người, thức tỉnh lương tâm, thấu hiểu mọi cảnh đời và số phận con người. Hồ Chí Minh tin dân vì Người đã nhìn thấy được giá trị và vai trò to lớn, sức mạnh to lớn của nhân dân: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân... Trong xã hội, địa vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ, dân là chủ. Hồ Chí Minh hiểu rõ sức dân: Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân... Không có dân tham gia, dân ủng hộ thì việc dễ cũng thành khó, có dân thì có tất cả việc khó mấy cũng giải quyết được. Mọi lực lượng ở trong dân, trí tuệ ở trong dân, nhân dân biết giải quyết các công việc một cách nhanh chóng, đầy đủ mà cán bộ tài giỏi, các đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra. Bác thường nhắc đến câu ca của đồng bào Quảng Bình thời chống Mỹ: ''Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong''.
Tình thương yêu nhân dân được thể hiện sinh động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng. Bao giờ Bác cũng tâm niệm: Mình chỉ là một người lính vâng lệnh quốc dân nên phải tận tuỵ hết lòng, không ham công danh phú quý, không dính líu tới vòng danh lợi. Hồ Chí Minh bộc bạch tâm trạng của mình khi đất nước còn nỗi đau chia cắt, đồng bào miền Nam còn bị doạ đầy đau khổ: Người cộng tất cả nỗi đau của mỗi người dân, mỗi gia đình Việt Nam thành nỗi đau của mình. Cho nên, chữ dân trong tư tưởng của Người là một khái niệm rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là tất cả đồng bào Việt Nam, dân tộc Việt Nam, bao gồm các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và ở mọi lứa tuổi. Dân là nhân dân, là quần chúng lao động đông đảo, không phân biệt lứa tuổi, giai cấp, tôn giáo, giàu nghèo, quý tiện và tất cả ai tự nhận mình là con dân nước Việt, con Rồng cháu Tiên... trừ bọn phát xít thực dân, Việt gian bán nước thì chúng ta phải đánh đổ.
Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là Nhân, là lòng nhân nghĩa. Hồ Chí Minh nói: ''Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân''. Quý trọng dân là quý trọng con người, và đã là con người thì đều có tính tốt và tính xấu, cái hay và cái dở. Chúng ta phải làm cho cái tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, cái xấu sẽ mất dần đi, phải tôn trọng nhân cách từng con người cụ thể, phải hiểu được cách dùng người cho đúng và khéo, nghiêm khắc mà vẫn độ lượng khoan dung. Tư tưởng đạo đức vì dân của Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng dân là gốc của truyền thống dân tộc. Tư tưởng đó đã bắt gặp tư tưởng thân dân của nhà văn hoá Nguyễn Trãi thế kỉ 15. Trong Đại Cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi viết: ''Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân''. Nhân nghĩa là nhân dân, thương yêu muôn dân là cái gốc của nhạc để cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán sầu. Theo Bác thì đối với những người lầm đường, lạc lối thì chúng ta cũng phải thực lòng giúp họ hướng thiện, có lòng khoan dung để cảm hoá người lầm lỗi. Người cho rằng: Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài, dù vắn dài cũng họp lại nơi bàn tay. Trong cả nước có hàng triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng dù thế này hay thế khác thì cũng đều là dòng dõi của tổ tiên ta, nên ta phải dùng tình thân ái mà cảm hoá họ, có như vậy mới thành đại đoàn kết để có tương lai chắc chắn vẻ vang. Và “Chỉ sợ lòng mình không rộng, chứ không sợ người ta không theo mình”.
Như vậy tư tưởng “Thân dân” của Hồ Chí Minh chính là tôn trọng, gần gũi nhân dân, coi trọng lợi ích và vai trò của nhân dân, có niềm tin và lòng yêu thương nhân dân.
IV-/ SO SÁNH TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC VỊ TIỀN BỐI ĐI TRƯỚC
1/ Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh và dòng tư tưởng Nho Giáo
Hồ Chí Minh là một người chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Nho giáo, đặc biệt từ người cha của mình - một nhà Nho đương thời. Tuy nhiên sống trong một điều kiện, hoàn cảnh nước nhà bị xâm chiếm, cảnh chia ly, loạn lạc xảy ra trên khắp đất nước,… nên tư tưởng của Người có những nét khác biệt căn bản so với tư tưởng Nho Giáo. Sau đây, là những so sánh về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh với dòng tư tưởng Nho Giáo để thấy rõ được những nét kế thừa va phát huy trong tư tưởng của Người. Đầu tiên, chúng ta nói đến nhứng điểm giống nhau để thấy được sự kế thừa những tinh hoa của Hồ Chí Minh về tư tưởng Nho Giáo:
Điểm thứ nhất là thái độ quý trọng dân, thấy được sức mạnh to lớn của dân. Về điều này, Mạnh Tử đã có câu nói lịch sử: “Dân là quý, sau mới đến xã tắc, vua thì xem nhẹ” (Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Tuân Tử cũng có câu nói rất nổi tiếng: “Vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền, nước cũng lật thuyền” (Quân giả chu dã, thứ dân giả thủy dã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu). Từ đó, Nho gia thấy được một điểm hết sức quan trọng là: “Dân là gốc nước, gốc vững, nước yên” (Dân duy bang bản, bản cố, bang ninh). Điều đó được nói trong sách Kinh Thi. Hoặc: “Đường lối được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước” (Đạo đắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc) Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có quan điểm tương tự như Nho gia, khi Người nói: “Trong bầu trời không có gì quý hơn bằng nhân dân. Trong thế gian không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Điểm thứ hai: quan tâm đến đời sống của dân. Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải bảo đảm cho người dân có đời sống tối thiểu để họ: “ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợ con” (sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ cập, dĩ sức thê tử). Muốn vậy, người dân phải có “thu nhập ổn định” (hằng sản) đủ để sống. Nếu trên nét mặt người dân có sắc đói là trách nhiệm của kẻ cầm quyền. Đó là quan điểm tiến bộ của Mạnh Tử.
Đây cũng là quan điểm cơ bản trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi người xác định trách nhiệm của Đảng và Chính phủ trong việc đề ra và thực hiện các chính sách: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”
Điểm thứ ba: phải gần dân, đối xử đúng mức với dân. Kinh Thư viết: “Đối với dân nên gần, không nên coi là thấp hèn” (dân khả cận, bất khả hạ). Khổng Tử nhắc nhở những người cầm quyền: “Sai khiến dân phải cẩn thận như điều hành một cuộc tế lễ lớn” (Sử dân như thừa đại lễ).
Tác phong gần gũi nhân dân là nét tính cách tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, Bác hay đi thăm hỏi đồng bào, tìm hiểu đời sống của nhân dân ở nhiều địa phương. Tác phong gần dân của Bác còn thể hiện ở cuộc sống giản dị của Người. Là Chủ tịch nước, nhưng từ chỗ ở đến cách ăn mặc và sinh hoạt hằng ngày của Người không có sự khác biệt bao nhiêu so với người dân bình thường. Bác luôn giáo dục cán bộ, đảng viên không được có tác phong quan liêu, cuộc sống quan cách xa rời nhân dân.
Điểm thứ tư: lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Đây là một phương châm sống cao thượng của những nhà nho chân chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện quan điểm này trong toàn bộ hoạt động cũng như đời sống của Người. Bác chăm lo cho tất cả mọi người nhưng không bao giờ đòi hỏi đãi ngộ cho riêng mình. Làm việc gì, sống như thế nào, bao giờ Bác cũng nghĩ đến dân trước hết.
Trên đây là mấy nét tạm gọi là điểm chung giữa Nho gia và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tư tưởng “Thân dân”
Sau đây xin đề cập đến những điểm khác nhau để thấy rõ những phát huy trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Điểm thứ nhất: thái độ đối với người dân, nhất là người lao động chân taysống và cách gần dân.
Nho gia miệt thị người dân lao động. Về trí tuệ, họ xếp con người thành hai loại: thượng trí và hạ ngu. Thượng trí là bọn cầm quyền, bọn “quân tử”. Hạ ngu là người dân lao động. Họ cho rằng hai loại người này do số phận an bài nên không bao giờ thay đổi (Duy thượng trí hạ ngu bất di). Trong xã hội, họ phân biệt nghề sang, nghề hèn. Họ đề cao lao động trí óc bằng quan điểm: “Vạn cái nghề đều thấp hèn, duy chỉ có đọc sách là cao cả” (vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao).
Ngược lại với quan điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tôn trọng nhân dân. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn học hỏi nhân dân, học tập kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng, coi nhân dân là người thầy của mình. Người tôn trọng tất cả mọi người, tất cả các nghề trong xã hội. Người nói: “Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm cũng vẻ vang như nhau”
Nho gia khuyên những người cầm quyền “nới nhẹ sức dân”, “thương dân”. Điều đó có thể là tích cực, nhưng vẫn thuộc cử chỉ của người trên, của người “chăn dân”, của những ông “quan phụ mẫu”. Về điều này, sách Kinh Thi viết: “Vui thay bậc quân tử là cha mẹ dân” (Lạc chi quân tử, dân chi phụ mẫu). Sách Đại Học viết: “Dân thích điều gì, người thích điều ấy; dân ghét điều gì, người ghét điều ấy, thế mới là cha mẹ dân” (Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu). Sách Trung Dung cũng cho rằng: “Thương dân như con thì khuyến khích được trăm họ” (Tử thứ dân tắc bách tính khuyến)
Ngược lại với quan điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại cho rằng, những người cầm quyền trong xã hội là “người đầy tớ của nhân dân”. Người nói: “Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là sự phân công làm đầy tớ cho dân. Đó là vinh dự cao nhất”. Trong Di chúc, Người viết: “Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người còn cho rằng: cán bộ, đảng viên thương dân chưa đủ mà còn phải hiếu với dân, như con cái giữ tròn chữ hiếu đối với cha mẹ.
Về cách sống “gần dân”, Nho gia nói “dân khả cận”. Nhưng vua chúa, quan lại phong kiến sống trong lầu son gác tía, mấy khi người dân đen thấy “mặt rồng”, mặt “quan phụ mẫu”. Chúng sống một cuộc đời vương giả đầy nhung lụa và yến tiệc. Trong khi đó người dân sống trong bần hàn, cơ cực.
Ngược lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với mọi người như người cha, người bác, người anh gần gũi. Bác ở trong căn nhà sàn giản dị, Bác cũng dùng món ăn dân dã trong bữa cơm, Bác đi dép cao su như mọi người dân lúc đó. Bác thường mặc bộ ka ki bạc màu khi đi công tác, kể cả đi nước ngoài, mặc áo nâu như một lão nông khi ở nhà. Có lúc Bác mặc áo vá.
Điểm thứ hai: mục đích “lấy dân làm gốc”.
Mục đích của Nho gia là để làm dịu mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị, nhất là ở thời đại nhà Chu mâu thuẫn giữa dân và giai cấp quý tộc rất gay gắt. Giai cấp thống trị mong muốn, nếu người dân được “bề trên” “quan tâm” thì yên bề ở vị trí nô lệ của mình, không đụng chạm đến quyền lợi, địa vị của chúng.
Ngược lại, mục đích thực hiện quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để giải phóng người dân thoát khỏi tình trạng bị nô lệ về chính trị, bị kiệt quệ về kinh tế, bị tối tăm về tinh thần, tư tưởng, văn hóa, giáo dục do xã hội cũ gây nên. Người nói: “Tôi chỉ có ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Điểm thứ ba: sự hiện thực hóa quan điểm “lấy dân làm gốc”.
Quan điểm của Nho gia chủ yếu có ý nghĩa trên diễn đàn, học thuật, không được giới cầm quyền đương thời thi hành, vì đụng chạm đến quyền lợi của chúng. Về mặt vật chất, người dân vẫn sống trong bần hàn, đói rách, vì bị bóc lột thậm tệ. Họ đâu có được “hằng sản” (thu nhập ổn định) đủ để sống, như Mạnh Tử mong muốn. Về tinh thần, tuyệt đại bộ phận người dân sống trong ngu dốt. Hưởng thụ văn hóa, giáo dục là đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị. Đâu có như Khổng Tử mong muốn là “hữu giáo vô loại” (có một nền giáo dục không phân biệt đẳng cấp).
Ngược lại, tư tưởng “Thân dân” hay lý tưởng sống vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện bằng chính hoạt động của Người. Người không chỉ nói mà còn làm. Người suốt đời phấn đấu không ngừng cho lý tưởng đó. Người đã tổ chức, lãnh đạo nhằm phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong các giai đoạn của cách mạng và đã đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đời sống chính trị cũng như đời sống kinh tế và văn hóa - giáo dục của nhân dân ta không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Sở dĩ có sự giống nhau là vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa những yếu tố tích cực trong tư tưởng của Nho gia. Còn có sự khác nhau mà khác là căn bản, vì những lý do sau đây:
Nho gia đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột. Tư tưởng cũng như những triết luận của họ có tính chất an dân, nhằm điều hòa mâu thuẫn giai cấp, bênh vực quyền lợi và địa vị bọn thống trị. Người dân an tâm với những thu nhập “ổn định” (hằng sản) không tưởng và do đó cũng an tâm (hằng tâm) ở địa vị nô lệ của mình.
Ngược lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Người bênh vực cho quyền lợi của nhân dân lao động. Cơ sở tư tưởng của Người là chủ nghĩa Mác – Lênin, học thuyết về cách mạng, xóa bỏ áp bức giai cấp, đưa người dân từ địa vị nô lệ, bị áp bức bóc lột thành chủ nhân của xã hội mới. Một xã hội được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giữa người với người và mục tiêu lý tưởng của xã hội đó là mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho tất cả mọi người.
2/ Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi
Nguyễn trãi và Hồ Chí Minh đều là những nhà tư tưởng sinh ra trong thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, vì thế mà trong tư tưởng của họ có những điểm xuất phát từ những hoàn cảnh giống nhau. Chúng ta chỉ ra những điểm này để làm rõ những kế thừa trong tư tưởng và thấy rõ hoàn cảnh lịch sử tác động đến tư tưởng của Người như thế nào?
Về điểm giống nhau, chúng ta có thể chỉ ra đó là:
Điểm thứ nhất: Luôn quan tâm tới cuộc sống của người dân.
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên đã chứng kiến nhiều cảnh đau khổ, thương tâm của người dân. Vì vậy, ông có thể cảm nhận được nỗi đau mà người dân chịu phải, chính vì thế ông đã quyết tâm rèn đức, luyện tài để ra sức giúp dân, ông luôn quan tâm tới cuộc sống của người dân, quan tâm tới miếng ăn, manh áo của họ. Trong khi đó, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã cảm nhận được hết nỗi đau của nhân dân, vì thé mà Người luôn trăn trở suy nghĩ con đường đư nhân dân thoát khỏi cuộc sống lầm than, đói rách.
Điểm thứ hai: Thấy rõ được vai trò của nhân dân.
Cả Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều nhận thấy rõ vai trò của nhân dân, đó là vai trò chống giặc ngoại xâm, giữ gìn độc lập của đất nước. Nguyễn Trãi đã vận dụng tốt vai trò của nhân dân giúp Lê Lợi giành chiến thắng trong cuộc đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước, xây dựng đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Còn Hồ Chí Minh thì xem nhân dân là cái gốc để phát triển cách mangj, là sức mạnh để giải phóng dân tộc, giải phóng áp bức, bóc lột.
Ngoài ra, nhân dân còn góp phần vào việc xây dựng tổ quốc, ổn định trật tự xã hội, từ đó phát triển đất nước, cải thiện đới sống nhân dân.
Điểm thứ ba: Gần gũi, chia sẻ với nhân dân.
Ở Nguyễn Trãi ta thấy được lòng thương dân da diết. ông là một con người hết sức cảm thông chia sẻ với nhân dân, là người cảm nhận được nỗi đau khổ của nhân dân và số phận của họ, ông từng viết:
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
- Bình Ngô Đại Cáo-
Ông thích một cuộc sống bình dị giống nhân dân để có thể cảm nhận sâu sắc được cuộc sống của dân, có thời gian ông đã ở ẩn ở Côn Sơn.
Còn Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời người sống cạnh nhân dân, sống trong nhân dân, sống vì nhân dân. Người hết sức cảm thông với dân, điều đó đã được thể hiện rõ nét trong lối sống, văn hoá ứng xử của mình. Người luôn trằn trọc suy nghĩ làm sao cải thiện được cuộc sống của nhân dân, làm sao để dân được ấm no, hạnh phúc. Ngưòi chia sẻ sự khó khăn chung với đồng bào của nình. Trong những năm cách mạng thành công, nước ta phải trải qua nạn dói, nạn dốt… vô cùng khó khăn, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, Người đã ra chiến dịch “ Hũ gạo cứu đói” và chính mính cũng tham gia tích cực vào chiến dịch này.
Bên cạnh những quan điểm, tư tưởng giống nhau, do sống trong những thời đại và chế độ khác nhau nên giữa quan điểm của hai người cúng có những sự khác nhau đó là: Quan điểm về vai trò làm chủ của nhân dân
Ở Nguyễn Trãi ta thấy được tư tưởng của ông mang nặng tính thương dân vì thế mà ông chưa nhận rõ được vai trò lãnh đạo, làm chủ của người dân mà chỉ mới dừng lại ở vai trò đứng lên đấu tranh giành lại độc lập.
Còn ở Hồ Chí Minh, Người đã nhận thấy rõ được vai trò làm chủ cách mạng, làm chủ đất nước của nhân dân, đó là việc đứng lên lãnh đạo, tổ chức các hoạt động đấu tranh giành độc lập tự do về tay mình và vai trò xây dựng phát triển đất nước.
B / VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I-/ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC ĐÁNG GHI NHẬN
Nhà nước ta là một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chính vì thế mà vấn đề thân dân được xem là một trong những vấn đề quan trọng của quốc gia. Bài học tư tưởng “Thân dân” để xây dựng Đảng và Nhà nước được tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, tư tưởng... để cùng tác động đến đời sống, tâm lý, tư tưởng các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong thái độ, tình cảm, tâm lý, ý thức của từng người dân. Vì thế mà, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, dân chủ XHCN được củng cố, mở rộng; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực bị ngăn chặn và đẩy lùi; Đảng vững mạnh, nâng cao được sức chiến đấu, bộ máy nhà nước trong sạch, thật sự của dân, do dân, vì dân, nâng cao được hiệu lực quản lý, thì sẽ được lòng dân. Đảng vì dân, dân tin ở Đảng, ra sức góp phần xây dựng Đảng và bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN của chúng ta.
Về măt kinh tế: Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển kinh tế. Trong đó, chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm nhằm thực hiện mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Do vậy, chỉ có thể thực hiện được nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, mới có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế thực hiện các mục tiêu xã hội đã đề ra. Trước hết phải có môi trường chính trị - xã hội ổn định, phải khắc phục được những nguyên nhân yếu kém gây ra từ hệ thống chính trị. Và trên thực tế, Việt Nam hiện là một trong những nước có môi trường chính trị xã hội ổn định nhất của khu vực tạo nên sự phát triển kinh tế – xã hội tương đối bền vững và thu hút được nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, có thể nói, thành công của sự nghiệp đổi mới đất nướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- i_6971.doc