Ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Việt Nam là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, với gần 23 triệu lao động trong năm 2008. Số liệu trên cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động Việt Nam từ những việc làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, được đầu tư công nghệ và tài chính nhiều hơn. Trong hầu hết các dự báo, việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm 2020
Tỷ lệ thất nghiệp cả nước năm 2008 là 2,38%, ở khu vực thành thị là 4,65%, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 6,10%. Năm 2009, sức ép về lao động và việc làm càng lớn, người lao động mất hoặc thiếu việc làm phần lớn ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề kém, nhiều lao động xuất khẩu do tác động của khủng hoảng kinh tế nên thiếu việc làm, giảm thu nhập khoảng 1/3
Dân số lao động nông thôn chủ yếu sống tập trung ở đồng bằng và duyên hải trong đó Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 43,3%, duyên hải chiếm 25%,còn lại là các vùng khác.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về việc làm ở nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VỀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết vấn đề
Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta có bước phát triển, tăng trưởng đáng mừng GDP năm 2010 đạt 6,8% tăng 1,5 % so với năm 2009, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện. Song dưới tác động của cơ chế và chính sách kinh tế mới, đang xuất hiện nhiều quá trình, hiện tượng xã hội phức tạp, mang tính hai mặt. Một trong những vấn đề đó là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nếu như trong nhiều năm, kinh tế nông nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, ổn định thì trái lại, áp lực về việc làm có xu hướng gia tăng và nổi lên như một vấn đế bức xúc. Bởi lẽ đến nay vẫn còn 80% dân số và hơn 70% lực lượng lao động của cả nước ở khu vực nông thôn. Đặc biệt có đến 90% có số hộ đói nghèo đang sinh sống ở nông thôn, và như vậy, vấn đề nhân lực, nguồn lực, tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên nước ta gắn với vùng nông thôn rộng lớn. Muốn đất nước phát triển, tăng trưởng bền vững, vấn đế cơ bản là phải giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.
...Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc” Tư tưởng của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động
Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước.
Nhà nước từ lâu đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển dần lao động nông thôn sang nghề dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình chuyển đổi này đã diễn ra một cách chậm chạp.
Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu nghiên cứu
-Nghiên cứu và hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
-Phân tích đánh giá đúng thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở Việt nam.
-Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay
PHẦN 2:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA
2.1 Một số khái niệm cơ bản
- Việc làm theo điều Bộ luật lao động là mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm .
- Tỷ lệ người có việc làm là tỷ lệ phần trăm của só người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế.
- Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội
- Dân số hoạt động kinh tế là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung cấp lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ.
- Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có nhu cầu tìm được việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc.
-Người có việc làm là người đang làm việc trong lĩnh vực ngành, nghề dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp phần cho xã hội.
Bộ luật lao động của nước cộng hoà XHCN Việt nam ban hành năm 1994 khẳng định “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” ( Điều 13 Bộ luật lao động ), có hai trạng thái việc làm đó là việc làm đầy đủ và thiếu việc làm.
+ Việc làm đầy đủ là sự thoã mãn nhu cầu về việc làm. Bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân, muốn làm việc thì có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn.
+ Thiếu việc làm được hiểu là việc làm không tạo điều kiện cho người lao động sử dụng hết thời gian lao động theo chế độ và mang lại mức thu nhập dưới mức tối thiểu, muốn tìm thêm việc làm bổ sung.
2.2.Đặc điểm của việc làm ở nông thôn
Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong hộ gia đình có thể tự chuyển đổi, thay thế để thực hiện công viêc của nhau. Vì thế mà việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm hiệu quả.
Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng chọt, chăn nuôi với các cây trồng vật nuôi khac nhau sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo thu nhập lúc đó cũng có sự khác nhau rõ rệt, vì thế mà việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu hút nhiều lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay bên trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là một hoạt động phi nông nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng hộ gia đình, dòng họ, làng, xã dần dần hình thành những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng độc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, vùng miền trên đất nước.
Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất đai, cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, các hoạt dộng cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh…). Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho lao động.
Ở nông thôn, có một lớn công việc không định trước được thời gian như: Trông nhà, trông con, cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lình vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của nông dân tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm tỏng nông thôn. Hiện nay, những việc làm tỏng nông thôn chủ yếu là những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ dàng sử dụng, học hỏi và chia sẻ. Vì thế mà khả năng thu hút lao động cao, tuy nhiều sản phẩm được làm ra với chất lượng thấp, mẫu mã không mát mắt người tiêu dùng, năng suất lao động thấp từ đó đã làm cho thu nhập bình quân của lao động tại các vùng nông thôn thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực thành thị.
2.3 Phân loại việc làm
Căn cứ theo thời gian thực hiện công việc, việc làm được chia thành 3 loại:
- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm.
- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số giờ thực hiện công việc trong tuần.
- Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện công việc nào đó.
2.4 Ảnh hưởng của việc làm ở nông thôn tới phát triển kinh tế xã hội nước ta
Giải quyết việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động đặc biệt là đối tượng lao động nông thôn. Việt Nam có hơn 70,4% người lao động xuất thân từ nông thôn, về trình độ, chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế. Do đó, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Tại nhiều làng quê, vấn đề dư thừa lao động trở nên đáng báo động. Tình trạng thanh niên ở các làng quê không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng, dẫn đến sa ngã vào tệ nạn xã hội; nhiều thanh niên phải rời bỏ làng quê lên thành phố vất vưởng tìm việc làm thuê; nhiều làng nghề truyền thống mai một đẩy nhiều lao động nông thôn đến tình cảnh thất nghiệp... Không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định, khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn.
Tạo việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao động, sự quan tâm của xã hội về đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã hội do thiếu việc làm gây ra.
PHẦN 3: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN NƯỚC TA
Cơ cấu lao động tuy đã có bước chuyển tích cực tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ lệ trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, nhưng trên thực tế cung vẫn lớn hơn cầu về lao động, vì vậy sức ép về việc làm là rất lớn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay
Bảng 1 Số liệu về số lao động tham gia vào từng ngành nghề
Đơn vị: nghìn người
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dich vụ
Tổng
2005
24424.0
5774.6
12576.4
42775.0
2006
24349.9
6291.0
14127.2
44768.1
2007
24369.4
6711.4
12335.3
43416.1
2008
24447.7
7201.4
12335.3
43984.4
2009
24788.5
7591.2
12671.1
45050.8
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008
Ở nông thôn có các hoạt động sản xuất như nông nghiệp và phi nông nghiệp. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi,phi nông nghiệp gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó kết cấu ngành nông nghiệp thì trồng trọt chiếm 71.4%, chăn nuôi chiếm 26.9% Lực lượng lao động nông thôn dùng trong sản xuất nông nghiệp chiếm 78%, xây dựng và công nghiệp chiếm 7%, thương mại và dịch vụ chiếm 15%.
Bảng 2: Số lao động làm việc trong các nghành nông nghiệp
Đơn vị; nghìn người
năm
nông nghiệp và lâm nghiệp
Thủy sản
2005
22933.0
1491.0
2006
22771.4
1578.5
2007
22696.6
1672.8
2008
22705.5
1742.2
2009
23022.0
1766.5
Nguồn tổng cục thống kê 2008
Ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Việt Nam là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, với gần 23 triệu lao động trong năm 2008. Số liệu trên cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động Việt Nam từ những việc làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, được đầu tư công nghệ và tài chính nhiều hơn. Trong hầu hết các dự báo, việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm 2020
Tỷ lệ thất nghiệp cả nước năm 2008 là 2,38%, ở khu vực thành thị là 4,65%, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 6,10%. Năm 2009, sức ép về lao động và việc làm càng lớn, người lao động mất hoặc thiếu việc làm phần lớn ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề kém, nhiều lao động xuất khẩu do tác động của khủng hoảng kinh tế nên thiếu việc làm, giảm thu nhập khoảng 1/3
Dân số lao động nông thôn chủ yếu sống tập trung ở đồng bằng và duyên hải trong đó Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 43,3%, duyên hải chiếm 25%,còn lại là các vùng khác.
Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn
Đơn vị: %
Đồng bằng sông Hồng
2.01
6.57
Trung du và miền núi phía Bắc
0.95
3.50
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
2.40
5.47
Tây Nguyên
1.61
6.00
Đông Nam Bộ
3.37
5.52
Đồng bằng sông Cửu Long
2.97
10.49
Nguồn tổng cục thống kê 2009
Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của lực lượng lao động là rất cao. Tỷ lệ thất nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là cao nhất trong 7 vùng kinh tế với 3.37%, tỷ lệ thiếu việc làm ở đông bằng sông Cửu Long là cao nhất với 10.49%.
Mỗi năm dư thừa khoảng 2-2,5 tỷ công tương đương với 8,5 triệu người và chỉ sử dụng hết có 25%, có khoảng 7 triệu người thất nghiệp( theo số liệu thống kê 2008). Cả nước có khoảng 350000 doanh nghiệp, hàng năm đóng góp khoảng 40- 50% việc làm mới cho người lao động. Nhung hiện nay có khoảng hơn 200000 doanh nghiệp (60%) đang gặp khó khăn kéo theo khoảng 70000 lao dộng bị mất việc làm vào năm 2008 và thêm hơn 20000 lao ddongj mất việc làm vào quý I năm 2009
PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. (Do quá trình CNH_HDH)
- Tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. (Đặc biệt là năm 2008)
- Hệ thống giáo dục chưa theo kịp với trình độ phát triển kinh tế.
- Do đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp.
- Khó tiếp cận cơ hội việc làm.
- Chất lượng lao động nông thôn hiện nay chưa được nâng cao.
PHẦN 5: GIẢI PHÁP
Để giải quyết vấn đề việc làm, bên cạnh những nhóm giải pháp lớn của Chính phủ như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp; đảm bảo an sinh xã hội... có thể xem xét thêm một giải pháp cụ thể hơn đối với vấn đề lao động, việc làm nông thôn.
Trong dài hạn, phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp bằng các giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp và dịch vụ – đặc biệt là phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; xuất khẩu lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn qua giáo dục và đào tạo; phát triển thị trường lao động lành mạnh và hỗ trợ lao động nông thôn tham gia các thị trường (tài chính, đất đai, hàng hóa, khoa học kỹ thuật, lao động) hiệu quả.
Trong ngắn hạn nhất là trong thời kỳ khủng hoảng, để duy trì được quy mô việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, kích cầu lao động, giảm sức ép việc làm và thu nhập ở nông thôn, cần triển khai một số giải pháp, đó là:
- Duy trì sản xuất nông nghiệp trước hết là sản xuất các loại lúa gạo và các loại nông sản đảm bảo thực hiện mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm.
- Hỗ trợ lao động sản xuất nông nghiệp (nông dân) về giống, thủy lợi, phân bón
- Hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hộ tự sản xuất, tự tạo việc làm thông qua các gói hỗ trợ tín dụng vi mô, chương trình tín dụng việc làm và các chính sách hỗ trợ khác.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đang sử dụng và có khả năng sử dụng nhiều lao động như dệt may,da dày, chế biến…thông qua, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ quỹ lương và bảo hiểm…
- Hỗ trợ dự án đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nông dân và người nghèo thông qua các gói hỗ trợ dạy nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Hỗ trợ tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao nguồn nhân lực nông thôn. Đặc biệt ưu tiên đào tạo lao động xuất khẩu, chuẩn bị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động quốc tế sau khủng hoảng
- Rèn luyện cho nôngdân có ý thức lao động tác phong công nghiệp "ly nông không ly hương"...
- Từng bước tháo gỡ khó khăn về vấn đề việc làm, nâng cao mức sống cho người nông dân.
- Đối với thanh thiếu niên mở các lớp định hướng giúp chọn nghề phù hợp theo nhu cầu xã hội, năng lực bản thân.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở ở nông thôn
PHẦN 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vẫn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn. Việc thiếu việc làm cũng là một trong số nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội.Trong những năm qua nhà nước đã ban hành và thực hiện các chính sách,chiến lược nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đã mang lại những thành tựu đáng kể. Những sách lược đề ra đều phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người lao động nông thôn. Một mặt phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mặt khác thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên qua cuộc điều tra nghiên cứu về tình hình việc làm cho lao động ở nông thôn cho thấy:
Năng suất lao động kèm do trình độ của lao động vẫn còn thấp và lao động chủ yếu vẫn là lao động thủ công. Mặc dù nhà nước đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cả về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhưng do trình độ văn hóa còn thấp nên việc tiếp thu không hiệu quả.
Qúa trình đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động chưa tiến hành rộng khắp, chưa phân vùng và có các biện pháp đào tạo hợp lý.
Hiện nay, lao động dư thừa và thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến không chỉ ở các vùng nông thôn mà còn diễn ra tại các vùng kinh tế trong cả nước và đối với tất cả các nước trên thế giới cũng vậy đây là vấn đề nan giải không chỉ đối với quốc gia nào trên thế giơi.Tuy nhiên với nước ta là một nước nông nghiệp đa số dân cư tập trung ở nông thôn nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đang là vấn đề bức thiết. Nhà nước cần phải có những chiến lược,chính sách hợp lý và đẩy mạnh thực hiện các chính sách giải quyết việc làm đã mang lại kết quả tốt.
6.2 Kiến nghị
- Việt nam đang là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo chính vì lý đó chính phủ cần phải có những biện pháp cụ thể và tạo môi trường ổn định cho nông dân yên tâm sản xuất
- Các chính sách về vốn vay tín dụng hay các các chính sách về hỗ trợ vốn đầu tư phải được phổ cập đến bà con.
- Phải có những lãi suất hấp dẫn vốn đầu tư vào trong nông thôn, đề ra rõ ràng những lợi ích thu được từ việc đầu tư đó để hấp dẫn ngườic có vốn đầu tư.
- Mở ra các trường học các khu đào tạo, các nghành nghề để nâng cao trình độ dân trí thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia.
- Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta. Lợi thế về vấn đề đi xuát khẩu lao đông là rất lớn vì lao đông ở nước ta vừa cần cù, chịu khó, thông minh đồng thời giải quyết việc dư thừa lao động trong nước chính vì thế mà chính phủ phải có những biện pháp cụ thể để lợi dụng được lợi thế như vậy.
- Cần phải áp dung khoa học công nghệ kỹ thuật vào trong nông thôn để giảm thiểu chi phí và tăng thu nhập cho người dân từ đó làm tỷ trọng về nông nghiệp giảm đi đúng theo xu hứơng công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta.
- Nhà nước có thể học tập các bài học kinh ngiệm từ các nước đi trước như là: mỗi làng một sản phẩm, phong trào suamu dong … Để từ đó đề ra những chính sách cụ thể.
- Có thể đầu tư xây dựng hạ tầng ở nông thôn để huy động nguồn lao động tại chỗ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.kh-sdh.udn.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_ve_viec_lam_o_nong_thon_9059.doc