Tiểu luận Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 2

Phụ lục 4

1.Lịch sử và phát triển 5

2.Nghi lễ thờ cúng 5

3.Cấu trúc đền thờ và ban thờ 7

4.Thánh Mẫu Liễu Hạnh 9

5.Các vị nữ thần khác của tín ngưỡng thờ Mẫu 11

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14504 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Bài tiểu luận Môn: Phong tục tập quán lễ hội Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam Lời mở đầu Phong tục tập quán lễ hội là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hoá xã hội, nó gắn bó mật thiết, sâu sắc với mọi tầng lớp người trong xã hội. Nước ta với nền văn minh lúa nước rất đặc trưng thì phong tục, tập quán, tín ngưỡng đã trở thành một bộ phận trong đời sống tinh thần. Hàng ngàn năm xưa từ thời nguyên thuỷ đã hình thành nên các phong tục tập quán đó và phát triển đến ngày nay và chúng ta có thể khẳng định rằng không một gia đình người Việt nào lại không có bàn thờ cúng Tổ tiên, không một làng xã nào lại không có một ngôi đình, đền, miếu thờ các vị Hoàng Làng, các anh hùng dân tộc hay thờ Mẫu. Nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em với 54 phong tục tập quán riêng, mang sắc thái riêng biệt mà không nơi nào giống nơi nào nhưng vẫn thống nhất một phong tục Việt như: Tục cưới hỏi của người Mường, người Thái, các kiêng kị dân gian hay mỗi nơi có những lễ hội vào các dịp khác nhau trong năm. Cứ đời này qua đời khác các tín ngưỡng phong tục trở thành mảng sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Việt, những giá trị tinh thần này đã khẳng định một bản sắc và sự trường tồn của văn hoá Việt trong văn hoá thế giới Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới, văn hoá Việt được tiếp cận với nhiều nền văn hoá ở các châu lục, các quốc gia trên thế giới chúng ta có cơ hội giao lưu với các nền văn hoá tiến bộ từ đó sẽ phát huy những bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên nó cũng đặt ra các vấn đề về bảo vệ nền văn hoá truyền thống, giữ gìn và tôn tạo thêm bản sắc văn hoá của đất nước để phát huy những phong tục hay và loại bỏ những hủ tục trong dân gian từ bao đời nay. Tín ngường thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt: “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Nền văn minh lúa nước rất coi trọng bàn tay khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã trở thành thân thuộc nhất với con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh thờ phụng gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ như trời, đất, mưa, gió….ngoài ra còn thờ phụng những vị nữ anh hùng dân tộc(về giai đoạn sau này) Phụ lục 1. Lịch sử và phát triển 2. Nghi lễ thờ cúng 3. Cấu trúc đền thờ và ban thờ 4. Thánh Mẫu Liễu Hạnh 5. Các vị thần khác của Đạo Mẫu 1.Lịch sử và phát triển Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời tôn vinh là cá chức năng sáng tạo ra muôn loài và mang sự sống đến cho con người như: Trời, đất, sông nước…. Nguồn gốc lịch sử của tín ngưỡng thờ Mẫu không được ghi chép rõ ràng trong sách mà nó chỉ là sự truyền miệng của dân gian về người phụ nữ đó. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian- những người phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh háo để trở thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu. Sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu được phân chia thành 3 giai đoạn sau( theo tài liệu của Ngô Đức Thịnh). Giai đoạn 1: Thờ các nữ thần thiên nhiên riêng biệt, các nữ thần này là các tinh thần thiên nhiên và không có đặc điểm của con người đặc biệt là người phụ nữ, người mẹ. Giai đoạn 2: Thờ các Thánh Mẫu, đến giai đoạn này các nữ thần đã có đặc điểm của người Mẹ như Mẹ Âu Cơ- người Mẹ của dân tộc Việt Nam. Giai đoạn 3: Thờ Thánh Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Ở đây “phủ” không phải là khái niệm số lượng xây dựng mà nó chính là 3 hay 4 thành tố của vũ trụ là: Trời (Thiên phủ), Đất (Địa phủ), Nước (Thuỷ phủ), Núi rừng (Nhạc phủ). 2. Nghi lễ thờ cúng Các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh được tất cả các phẩm chất của một người mẹ, tuy nhiên nó được thần thánh hoá và mang rõ sắc thái huyền thoại. Do đó nó vùa thần thánh lại vừa con người. Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống sau khi chết mà nó quan tâm đến cuộc sống hiện tại nó luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để con người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ trong trần gian. Điều này thể hiện trong các bài kinh lễ thực ra đây là các bài hát về nhiều điều mà con người mong muốn trong cuộc sống hàng ngày như: Cầu mong thời tiết tốt lành cho mùa màng bội thu, cầu mong sức khoẻ cho con người, hạnh phúc, tiền tài….Nội dung của các bài cầu này đơn giản dễ hiểu, và được dùng phổ biến trong dân gian. Đạo Mẫu được tổ chức theo âm lịch với rất nhiều tín đồ và lôi cuốn rất nhiều người tham gia với nhiều nghi lễ truyền thống. Các nghi lễ này không được đào tạo chính thống mà nó được truyền từ đời này qua đời khác bằng con đường truyền khẩu. Nghi lễ phổ biến nhất là lên đồng hay còn gọi là hầu bóng. Trong nghi lễ này người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng, linh hồn này được mời đến để nghe lời cầu của người đi lễ. Với hoạt động này người phụ nữ thường đóng vai trò chính và được gọi là các Bà đồng, đôi khi cũng do nam giới đảm nhiệm gọi là các Ông đồng. Các điệu múa linh thiêng hay gọi là các giá đồng là phần quan trọng nhất của nghi lễ. Thường là có 72 giá đồng bao gồm: Giá các quan lớn, giá các cậu, giá các cô, giá chầu bà…Trong buổi lễ các giá đồng được biểu diễn cùng các bài hát “chầu văn” (hay hát văn). Đây là một thể loại hát nói (vừa thực hiện hát, vừa nói) để kể lể, cầu xin….Hát văn do người lên đồng biểu diễn cùng với dàn nhạc cung văn tạo nên một khung cảnh và âm nhạc tâm linh để giúp cho người đồng nhập vào gắn kết với những con người và nơi chốn ở bên ngoài thế giới của họ. Khi lên đồng người ta có thể cầu xin mong ước và nghe các Thánh Mẫu truyền dạy những điều hay, lẽ phải…. Thời gian lên đồng có thể kéo dài 1- 2 tiếng hay cả buổi cúng lễ, mọi lời nói lúc này chính là lời nói của Thánh Mẫu. Người ngồi đồng phải tự sắm nhiều bộ quần áo khi ngồi chầu ông hoặc bà nào thì phải mặc quần áo phù hợp giống người đó khi họ còn sống như Thánh Mẫu Thượng Ngàn phải mặc quần áo dân tộc….Người ngồi đồng phải có chiếc khăn phủ kín mặt, tay cầm 3 nén nhang đang cháy trước mặt hướng lên điện thờ. Khi ra tay báo hiệu là lúc Thánh nhập, nếu ra hiệu tay trái là Thánh nam nhập còn nếu tay phải là Thánh nữ nhập. Tuỳ theo sự tưởng tượng của người lên đồng là thánh nam hay nữ mà có thể biểu diễn các động tác tiến lên lùi xuống, múa quạt hay múa kiếm… Cuối giá đồng người lên ban lộc thuốc lá, kẹo, trầu cau, tiền cho những người xung quanh. Thờ Mẫu thường có hai dịp chính trong năm đây cũng là lễ hội lớn của dân tộc: “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ” kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần ( Trần Hưng Đạo) và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ngoài ra con rất nhiều dịp lễ hội khác và đặc biệt tại các đền, phủ cứ ngày mùng Một và ngày Rằm( âm lịch) người ta thường dâng đồ cúng để tạ ơn và cầu khẩn phúc lộc…. 3. Cấu trúc đền thờ và ban thờ Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời trên cơ sở nữ thần được thờ trong đền, chùa, miếu, điện. Riêng Thánh Mẫu Liễu Hạnh đựơc thờ trong phủ: Phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ ( Hà Nội). Do ảnh hưởng của đạo giáo Trung Quốc, tín ngưỡng thờ Mẫu của nước ta phát triển thành tín ngưỡng Tam phủ gồm: Thiên phủ (miền trời), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thuỷ phủ (miền sông nước); Tứ phủ gồm 3 phủ trên nhưng thêm Địa phủ (miền đất đai). Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền núi rừng, Mẫu Thoải cai quản miền sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất đai. Trên cơ sở này cùng với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành đó là đạo Mẫu. Điện thần của Đạo Mẫu có hàng chục vị thần linh nhưng đều quy tụ dưới sự điều khiển của Tam Toà Thánh Mẫu. Kiến trúc phủ Thượng Đoạn: Phủ Thượng Đoạn nằm trên đất xã Đông Hải, huyện Hải An, thành phố Hải Phòng, đây là nơi thờ Mẫu- một trong tứ linh từ theo tín ngưỡng của người Việt. Phủ Thượng Đoạn là kiến trúc cổ tương đối có quy mô, mặt quay về hướng Nam trong tư cách “ Thánh nhân nam điện nhứ thinh thiên hạ” nghĩa là: Thánh nhân ngồi quay hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày. Mở đầu phủ là một giếng nước- điểm tụ thuỷ nhằm tích đức cho thế đất, điện thờ chính có 3 lớp, toà ngoài 5 gian là nơi tập trung nghệ thuật chạm khắc thể hiện các đề tài hổ phù- một biểu tượng phồn thực….tất cả được tạo bởi các mảng to, nhỏ, nông sâu… tạo nét hoành tráng cho một chỉnh thể nghệ thuật. Mẫu được thờ ở toà hậu cung dưới dạng Tam phủ hay còn gọi là Tam Toà Thánh Mẫu với Mẫu Thượng Thiên- hoá thân của Liễu Hạnh ngồi ở trung tâm, bên trái là Mẫu đệ nhị- Thượng ngàn phủ, bên phải là Mẫu đệ tam- Thoải phủ. Qua bàn thờ này có thể thấy rằng Mẫu Thượng thiên là lực lượng sáng tạo ra trời và đặt quy luật vận động của trời đất, vũ trụ, Mẫu Thượng ngàn sáng tạo ra núi rừng- nguồn của cải vô biên ban phát cho con người ngoài ra còn là nơi chuyển tiếp cho các kiếp đời đã qua thành các cô, các cậu. Đây là biểu hiện rõ nét cho tinh thần nhân đạo của con người vừa lo cho cuộc sống trước mắt vừa lo cho người chết. Mẫu Thoải là lực lượng sáng tạo ra nguồn nước- thể hiện rõ nét nhất của nền văn minh lúa nước của cư dân Việt. Trong ban thờ được sắp xếp với các vị trí rõ ràng: Mẫu Thượng Thiên choàng khăn đỏ ngồi giữa, Mẫu Thượng Ngàn choàng khăn xanh bên trái và bên phải là Mẫu Thoải với khăn choàng màu trắng. Hiện nay có rất nhiều nơi thờ Mẫu như: Phủ Giầy ( Nam Định), phủ Tây Hồ( Hà Nội), và các đền như: Đền Sòng (Thanh Hoá), đền Lộ (Hà Nam)…. Cũng như cư dân trên thế giới người Việt khi định cư ở đồng bằng Sông Hồng đã xem trời là cha, đất là mẹ, người cha hung dũ, gầm thét với những cơn bão tố và người mẹ thì nhẹ nhàng đón tất cả những gì người cha đưa xuống để làm sống cho muôn loài, muôn vật. Hầu như cái gì cũng có 2 mặt trời- đất, sáng- tối, nam- nữ. Hai mặt này không đối lập mà bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Ngoài ra bàn thờ Mẫu còn có cả một hệ thống đầy đủ: + Hệ thống sáng tạo là Tam Toà Đức Mẹ. + Ngũ vị tôn ông: 5 quan lớn được coi là lực lượng thực hiện ý đồ của Mẫu ở 5 phương. + Tứ phủ quan hoàng: Thứ bậc dưới ngũ vị tôn ông. + Tứ phủ Thánh cô, tứ phủ Thánh cậu đều có 11 cô, 11 cậu là những phụ tá của Mẫu. 4. Thánh Mẫu Liễu Hạnh Mẫu Liễu Hạnh được xem như người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam và huyền thoại về nhân vật này cũng có nhiều dị bản khác nhau. Sau đây là một trong các huyền thoại Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Liễu vốn là đệ nhị tiên chủ Quỳnh Nương ở chốn thiên cung vi phạm phải lỗi nhỏ là làm vỡ một chiếc chén ngọc bị khép tội và đày xuống cõi trần thác sinh vào nhà họ Lê ở Phủ Giầy, Vụ Bản, Nam Định khoảng năm 1557 và đặt tên là Giáng Tiên do Lê Công mơ thấy có thiên sứ áp dẫn ông về trời tại đây ông chứng kiến cảnh Quỳnh Nương tiên chúa làm vỡ chén ngọc bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần 21 năm. Và khi tỉnh dậy thấy vợ sinh con ông cho là ứng nghiệm. Đến năm 18 tuổi bà được gả cho Đào Lang. Hai người sinh được hai con một trai, một gái. Giữa lúc hương lửa đang nồng thì hết hạn bà phải quay về trời. Nhớ thương chồng con bà thường chau mày nhỏ lệ, các tiên nữ động lòng tâu lên với Ngọc Hoàng và Người đã phong bà là Liễu Hạnh công chúa và cho xuống hạ giới, bà về thăm cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng và lên kinh đô thăm chồng con. Bà khuyên chồng về tu thân tề gia, sống với nhau một đêm rồi chia tay hẹn gặp nhau ở kiếp sau.Như mây nổi lưng trời, bà không ở một nơi nào nhất định. Có khi bà giả làm gái đẹp thổi tiêu dưới trăng, có khi làm bà già tựa gốc cây trúc bên đường, người nào đùa cợt tất bị vạ, người nào mang lễ cầu đảo tất được phước lành. Khi cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng qua đời, con cái đã trưởng thành, bà đi chu du thiên hạ, tìm nơi danh thắng, đem cảnh núi non làm cảnh tiên gia. Bà hoá phép để cùng đàm đạo văn chương với danh sĩ Phùng Khắc Khoan ở Lạng Sơn, Tây Hồ khiến Trạng chia tay rồi mà vẫn hoài vọng. Bà vào Nghệ An đến làng Sóc kết duyên cùng thư sinh là kiếp sau của Đào Lang - chồng cũ khuyên người này học hành đi thi, đến thời hạn là phải về trời. Trên cung đình, bà lại nhớ duyên ước ba sinh, liền xin Ngọc Hoàng một lần nữa được giáng sinh cho “thoả nguyện sinh hoá khôn lường, ngao du tuỳ thích”. Được phép bà cùng hai thị nữ Quế và Thị nhằm phố Cát “Thanh Hoá” là nơi núi non xinh đẹp, có đường thiên lý Bắc- Nam đi qua. Tiên chúa thường hiển linh ở đây, người lành được hưởng phúc, kẻ ác gặp tai vạ. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi, lập đền thờ phụng. Đời Cảnh Thịnh (1793 - 1802), triều đình nghe tin đồn, tưởng là yêu quái, sai quân Vũ Lâm cùng thuật sĩ về tiêu trừ. Ít lâu sau, vùng này sinh dịch bệnh cho người và gia súc. Nhân dân lập đàn cầu đảo, bỗng bà hiện lên trên đàn ba tầng quát to: “Ta là tiên nữ trên trời, hiển thánh xuống trần, các ngươi phải xin triều đình lập lại đền mới, ta sẽ trừ tai, cho phúc. Nếu không nghe lời thì vùng này sẽ không ai sống sót”. Triều đình cho là thiêng và lạ, lập tức hạ lệnh cho phép làm lại đền mới ở trong núi Phố Cát, sắc phong cho bà là Mã Hoàng công chúa. Nhân dân địa phương cầu phúc đều báo ứng ngay. Sau này, quân nhà vua đi tiêu trừ giặc bà thường giúp sức. Triều đình gia tặng là Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương. Nhân dân tôn bà là Thánh Mẫu. Từ hàng trăm năm nay, Mẫu Liễu đã được liệt vào một trong Tứ bất tử của thần linh đất Việt. Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch (chính hội là 3/3) du khách thập phương nô nức hành hương về hội Phủ Giầy, nơi thờ đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh – người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt. Du khách về dự lễ hội Phủ Giầy vừa để dự ngày giỗ Mẹ vừa thoả nguyện tâm linh và được ngắm nhìn một quần thể kiến trúc lăng chùa truyền thống vô cùng độc đáo. Hội phủ Giầy thực sự hấp dẫn du khách bởi sự đan xen, hoà quyện giữa những nghi thức trang trọng cùng những hoạt động văn hoá dân gian sôi nổi, đặc sắc. Tiêu biểu nhất trong lễ hội Phủ Giầy là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ chính (Tiên Hương) lên chùa Gôi vào ngày 6/3. Đám rước Thánh Mẫu dài gần 1km rất trang trọng có đội ngũ hoa, nhạc, có phường bát âm. Đến 7/3 sinh hoạt văn hoá “hoa trượng hội” đây là nét độc đáo nhất của lễ hội. Mỗi lần xếp chữ gồm 100 phu cờ mặc đồng phục, chít khăn đỏ, áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi người cầm cây gậy dài khoảng 2m, người điều khiển gọi là tổng cờ, vào cuộc chủ lễ xin Mẫu “ra chữ” sau đó theo nhịp trống chiêng rộn rã xếp thành những dòng chữ nho đầy ý nghĩa. Hoà trong không khí sinh hoạt tinh thần dân gian, du khách còn được xem rước kiệu bát cống long đình, xem múa rồng ở trên núi Tiên Hương....Và khi màn đêm buông xuống du khách sẽ được đắm mình trong những điệu chầu văn tha thiết cùng những đèn trời được thả lung linh sắc màu huyền ảo. Về với hội Phủ Giầy chúng ta như được trở về với cội nguồn dân tộc, bởi nơi đây quy tụ nhiều tinh hoa văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ, bà tách mình ra khỏi Khổng giáo trọng nam khinh nữ. Bà nhấn mạnh vào hạnh phúc, quyền đi lại tự do và độc lập tư tưởng. Vừa được kính sợ vừa được yêu mến các nguyên tắc của bà về trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt đã gửi một thông điệp về sự bảo vệ và hy vọng vào công bằng xã hội cho nhân dân trong thời loạn lạc. Vừa là thần tiên vừa là người Bà chia sẻ cùng với những người trần tục, bà được coi là vị thần cảm thông và độ lượng nhất. Bà trở thành một trong các vị thần của Đạo Mẫu và nhanh chóng được nâng lên vị trí quan trọng nhất cai trị các vị thần và thế giới con người. 5. Các vị nữ thần khác của tín ngưỡng thờ Mẫu Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ Tam phủ hoặc Tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây: + Bảo Dân Hộ quốc Thánh Mẫu (Mẫu Âu Cơ (Thiên Phủ và Nhạc Phủ)). + Mẫu Đệ Nhất (Thiên Phủ). Danh hiệu: Mẫu Liễu Hạnh. + Mẫu Đệ Nhất (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thượng Ngàn. + Mẫu Đệ Tam (Thóai Phủ). MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (57).doc
Tài liệu liên quan