Tư duy lôgic là tư duy đặc thù của khoa học. Đó là quá trình thâm nhập vào bản chất của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật nội tại của chúng. Trong quá trình tư duy lôgic, những cái ngẫu nhiên cá biệt từng bước bị gạt bỏ để nắm bắt cái cốt lõi, cái phổ quát, cái chung của sự vật, hiện tượng. Tư duy lôgic phản ánh thế giới bằng các khái niệm phán đoán công thức mô hình.
Tư duy hình tượng là kiểu tư duy hình tượng là kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật. Mục đích của tư duy nghệ thuật là tìm đến bản chất của sự vật hiện tượng để nắm bắt quy luật đời sống khách quan. Tư duy hình tượng phản ánh cái chung qua cái cụ thể mang tính đại diện, mang tính quy luật từ những phát hiện cái “phổ biến” trong cái đặc thù cái cá thể, cái chung trong cái riêng, cái bản chất trong cái hiện tượng Tư duy hình tượng giữ lại cảm giác biểu tượng để xây dựng hình tượng. Một phương tiện phản ánh hiện thực giàu tính thẩm mỹ.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3043 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tính đa nghĩa như là một phẩm chất nghệ thuật trong tư duy thơ Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN
Môn: Tư du thơ
TÍNH ĐA NGHĨA NHƯ LÀ MỘT PHẨM CHẤT NGHỆ THUẬT TRONG TƯ DUY THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
Giảng viên : PGS.TS. Nguyễn Bá Thành
Học viên : Phạm Thị Phương
Lớp : K50 Cao học Văn
Hà Nội -2006
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Thiên tài kỳ nữ - nữ thi hào dân tộc bài chúa thơ Nôm hay nói giản dị nữ sĩ Hồ Xuân Hương - gương mặt mặt độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học trung đại cũng như trong nền văn học Việt Nam. Trong sự nghiệp văn chương của mình bà đã để lại một di sản khiêm tốn, khoảng năm chục bài thơ nôm, trong đó có bài ở dạng “tồn nghi”, cùng với tập “Lưu Hương Ký” viết bằng chữ Hán nhưng thể hiện một tài nang trác kiệt vô cùng độc đáo về nhiều mặt: Ngôn ngữ thơ ca, xử lý đề tài, giọng điệu, Việt hoá thơ Đường, biểu tượng phồn thực, tính đa nghĩa… hiện tượng Hồ Xuân Hương thể hiện một cá tính sáng tạo độc đáo - sừng sững trong làng thơ Việt Nam, gây chấn động dư luận trong giới phê bình văn học. Dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Bà từ trước đến nay với những tên tuổi lừng danh. Nhưng tất cả hầu như vẫn còn bất lực chưa khám phá hết giá trị của thơ Bà.
Ngày nay với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, với những cải tổ, cải cách đổi mới ở Việt Nam và trên toàn cầu đã có nhiều cách đánh giá khác nhau mới hơn hiện đại hơn về Hồ Xuân Hương. Hơn nữa, khi những giá trị nhân bản của văn học được các nhà nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu văn học và công chúng độc giả hết sức quan tâm, khi cuộc sống ở đất nước này đã và đang đặt ra nhằm giải quyết vấn đề tài nang và hạnh phúc của con người và đồng loại thì thơ Hồ Xuân Hương có một sức hấp dẫn lớn.
Vì lẽ đó, nói đến đổi mới tư duy thơ không thể không nói đến Hồ Xuân Hương. Đành rằng thơ của nữ chúa thơ Nôm có rất nhiều vấn đề phong phú đa dạng phức tạp nhưng với thời gian có hạn trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ muốn đi vào tìm hiểu một khía cạnh nhỏ đánh giá thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ tư duy thơ với đề tài “Tính đa nghĩa như là một phẩm chất nghệ thuật trong tư duy thơ Hồ Xuân Hương”.
II. Mục đích ý nghĩa của tiểu luận:
-Tìm hiểu tính đa nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương nhằm khẳng định đó là một phẩm chất nghệ thuật sáng tạo độc đáo trong tư duy thơ của Bà.
-Góp một tiếng nói khiêm tốn nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương - những đóng góp lớn của nữ sĩ cho nền thơ dân tộc.
III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
-Phạm vi: Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ tư duy thơ. Vấn đề tính đa nghĩa như là một phẩm chất nghệ thuật trong tư duy thơ Hồ Xuân Hương .
IV. Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp thống kê tổng hợp.
-Phương pháp so sánh đối chứng.
-Phương pháp trực quan.
V. Lịch sử vấn đề:
-Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - thiên tài kì nữ - được Xuân Diệu mệnh danh là một trong hai “nữ chúa thơ Nôm” - Một nhà thơ lớn - một gương mặt độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam. Lớp bụi thời gian không làm mờ đi những giá trị của thơ Bà. Trái lại càng ngày càng toả sáng. Từ trước tới nay, đã có không ít các công trình lớn nhỏ nghiên cứu về thơ Bà. Các nhà phê bình nghiên cứu đã đi sâu tìm tòi khám phá nhiều vấn đề và có nhiều công trình thực sự có giá trị như những công trình của Lê Trí Viễn, Trần Thanh Mại, Đặng Thanh Lê, Xuân Diệu, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đăng Na… và nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài. Vấn đề tính đa nghĩa cũng đã được nhiều người nói tới trong các bài viết của mình nhưng đi sâu nghiên cứu tính đa nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương dưới góc độ tư duy thơ thì hầu như chưa có công trình nào đáng kể.
Tuy nhiên, vấn đề chỉ mới được đề cập trong các mối tương quan với những vấn đề khác như vấn đề dâm và tục, chất dân gian, ý nghĩa phồn thực, chưa được tách ra nghiên cứu sâu. Đặc biệt dưới góc độ tư duy thơ. Trên cơ sở nghiên cứu một vài những công trình đã có, bản thân đã hệ thống, phân tích tìm hiểu thêm về tính đa nghĩa nhằm khẳng định nó như là một phẩm chất nghệ thuật trong tư duy thơ Hồ Xuân Hương. Khẳng định những đóng góp lớn lao của nữ sĩ cho nên văn học nước nhà.
B. NỘI DUNG:
Tư duy là một quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong bộ não con người, nó là một phương tiện cơ bản của nhận thức nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động thực tiễn của con người.
Về mặt bản chất kết quả của quá trình tư duy là sự phản ánh khách quan. Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Xuất phát từ mục đích và phương tiện nhận thức người ta chia thành hai kiểu tư duy cơ bản: Tư duy lôgic và tư duy hình tượng.
Tư duy lôgic là tư duy đặc thù của khoa học. Đó là quá trình thâm nhập vào bản chất của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật nội tại của chúng. Trong quá trình tư duy lôgic, những cái ngẫu nhiên cá biệt từng bước bị gạt bỏ để nắm bắt cái cốt lõi, cái phổ quát, cái chung của sự vật, hiện tượng. Tư duy lôgic phản ánh thế giới bằng các khái niệm phán đoán công thức mô hình.
Tư duy hình tượng là kiểu tư duy hình tượng là kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật. Mục đích của tư duy nghệ thuật là tìm đến bản chất của sự vật hiện tượng để nắm bắt quy luật đời sống khách quan. Tư duy hình tượng phản ánh cái chung qua cái cụ thể mang tính đại diện, mang tính quy luật từ những phát hiện cái “phổ biến” trong cái đặc thù cái cá thể, cái chung trong cái riêng, cái bản chất trong cái hiện tượng… Tư duy hình tượng giữ lại cảm giác biểu tượng để xây dựng hình tượng. Một phương tiện phản ánh hiện thực giàu tính thẩm mỹ.
Tư duy khoa học là sự vận dụng trực tiếp phương pháp tư duy logic vào các ngành khoa học.
Tư duy nghệ thuật là sự vận dụng trực tiếp phương pháp tư duy hình tượng vào các ngành nghệ thuật.
Tư duy hình tượng và tư duy nghệ thuật là hai cấp độ khác nhau. Tư duy hình tượng đạt đến một trình độ nhất định mới thành tư duy nghệ thuật.
Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo.
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc xác định bản chất của thơ và tư duy thơ. Nếu coi thơ là vũ khí đấu tranh thì tư duy thơ phải mạnh mẽ, ngôn ngữ thơ phải sắc nhọn… Nếu coi thơ là món ăn tinh thần thì thơ phải ngọt ngào nhuần nhị.
Quan niệm “thi dĩ ngôn chí” thịnh hành ở Trung Quốc chi phối tư duy thơ nhất là thơ chữ Hán ở nước ta trong một thời kỳ dài văn học trung đại.
-Thời phong kiến thơ là phương tiện truyền cảm giao tiếp rất cao sang của người có học, thơ cũng là công cụ giáo hoá nhân tâm, khuyến điều thiện, răn điều ác, giữ gìn phong hoá, di dưỡng tính tình, ngôn trí, minh đạo, trưng thánh, tôn kính là nguyên tắc tư tưởng tối cao mà tư duy nghệ thuật phải vận động theo.
Đến cuối thế kỷ XIX, đời sống xã hội Việt Nam có những biến đổi, sự xâm lăng của tư bản Pháp. Chế dộ phong kiến Việt Nam suy vong, phản động. Văn học yêu nước lấn áp văn chương cử tử. Nguyễn Đình Chiểu với quan niệm “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Coi thơ văn thực sự là một vũ khí chiến đấu. Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, Tú Xương cũng nhằm vào cái mục hưởng của kỷ cương, lên án sự suy thoái của đạo đức xã hội. Ngôn ngữ đời sống hàng ngày cùng với hiện thực đời sống đã ùa vào thơ ca thay thế cho những điển tích điển cố xưa, những lời châu ngọc xáo rỗng. Các nhà yêu nước chống Pháp dùng thơ tuyên truyền chính trị như Phan Bội Châu. Tản Đà với cái tôi trữ tình ngông nghênh tài hoa cùng với quan niệm “Văn chơi” đã mở đường cho một loại thơ trữ tình kiểu mới ra đời. Một loại thơ thiên về cảm xúc tự nhiên tạo điều kiện cho trí tượng tượng tự do phóng túng.
Tiếp nối thơ Tản Đà là thơ mới ra đời năm 1932-1935. Góp phần làm thay đổi bộ mặt của thơ ca truyền thống. Cái tôi thi nhân là nhân vật trung tâm của cả nền thơ. Các nhà thơ mới cho rằng bản chất của thơ là đi tìm cái đẹp linh thiêng huyến bí thoát ly cuộc sống hiện tại, thi sĩ là một “khách tình si ham vẻ đẹp có muôn màu muôn thể”.
Thơ Thế Lữ, thơ điên - Hàm Mạc Tử cho thi sĩ là người mơ, người say, người điên (Chế Lan Viên). Họ phủ nhận vai trò lý trí đề cao vai trò cảm xúc trong tư duy thơ.
Thơ của nhóm “Xuân Thu Nhã Tập” thì cái trực giác trong tư duy thơ được nhấn mạnh và đề cao.
Lý luận văn Mac-xit ở Việt Nam coi văn học là một thứ vũ khí đấu tranh cách mạng. Gắn hoạt động văn nghệ với hoạt động chính trị. Thơ ca cách mạng lấy hiện thực cách mạng làm đối tượng phản ánh, lấy phục vụ cách mạng làm nội dung, quán triệt tính Đảng vô sản và tính nhân dân, coi phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp tối ưu. Đó là một nền thơ có tính chất và chịu ảnh hưởng lớn của tư duy chính trị. Tuy vậy, các nhà cách mạng Việt Nam cũng nhấn mạnh đến sự hài hoà giữa lý trí và cảm xúc, giữa chính trị và thơ: “Nay ở trong thơ nên có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHDOCS 29.doc