Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá còn lại cuối kỳ là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tính giá đối tượng kế toán chủ yếu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thường được chia thành hai loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là chi phí chỉ liên quan đến một loại tài sản cụ thể. Chẳng hạn, giá mua ghi trên hóa đơn của một loại nguyên vật liệu mua vào. Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều loại tài sản cần tính giá. Chẳng hạn, chi phí vận chuyển nhiều loại hàng hóa mua về, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng... liên quan đến nhiều loại sản phẩm sản xuất.
Do vậy, vấn đề phân bổ chi phí cần được quan tâm trong quá trình tính giá đối tượng kế toán. Về nguyên tắc, để giá trị tài sản của tài sản một cách chính xác và đầy đủ, kế toán tập hợp tối đa các chi phí có thể tập hợp trực tiếp được cho từng đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, có nhiều chi phí rất khó tập hợp riêng rẽ trực tiếp cho từng đối tượng, khi đó cần phải áp dụng phương pháp phân bổ chi phí phù hợp nhất có thể.
Phương pháp phân bổ hợp lý là phương pháp phản ánh gần đúng nhất chi phí thực tế của tài sản cần được tính giá. Để có phương pháp phân bổ hợp lý, cần phải lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp đó là tiêu thức thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí với các loại tài sản cần được tính giá... Do mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng về các chi phí chung nên chuẩn mực kế toán không quy định tiêu thức phân bổ nào được vận dụng mà tiêu thức phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính giá phụ thuộc vào quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá. Thông thường, các tiêu thức được lựa chọn là tiêu thức phân bổ theo hệ số, theo định mức, theo giờ máy chạy, theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí vật liệu chính, theo số lượng, trọng lượng vật tư, sản phẩm... Công thức phân bổ như sau:
Mức phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng chi phí từng loại cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Trong thực tế, có nhiều loại chi phí gián tiếp mang tính chất khác nhau. Ví dụ, chi phí sản xuất chung trong Doanh nghiệp sản xuất; như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc và thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất... Chi phí bán hàng bao gồm chi phí quảng cáo, tiền lương của nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng… Do vậy, đối với từng loại chi phí, kế toán cần lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp để tài sản được tính giá một cách hợp lý nhất.
IV. Ý nghĩa của việc tính giá:
Phương pháp tính giá có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán kế toán và trong công tác quản lý. Phương pháp tính giá giúp kế toán xác định được giá trị thực tế của tài sản hình thành trong doanh nghiệp, giúp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo kế toán và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ.
Phương pháp tính giá giúp kế toán tính toán được hao phí và kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và tổng hợp được giá trị của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp giúp công tác quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả.
Phương pháp tính giá giúp cho kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua, sản xuất, chế tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm. Từ đó, so với kết quả thu được để đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ và từng hoạt động kinh doanh nói riêng.
PHẦN II
TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU
Tài sản trong một doanh nghiệp có qui mô dù lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nào của nền kinh tế cũng đều rất đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có nguồn gốc hình thành khác nhau nên việc tính giá cũng khác nhau. Tài sản được phân chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, trong phạm vi bài tiểu luận của mình em xin được làm rõ phương pháp tính giá các đối tượng bao gồm: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, tài sản cố định và thành phẩm.
Nhìn chung, việc tính giá của các đối tượng kế toán thông thường có hai bước như sau:
Bước 1: Tập hợp và phân bổ chi phí:
Tập hợp các chi phí thực tế liên quan đến tài sản theo đúng nội dung chi phí, theo công dụng của các khoản chi và theo đúng yêu cầu của tính giá. Chi phí nào liên quan trực tiếp đến một đối tượng thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Chi phí nào liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thì phải tiến hành tập hợp và phân bổ theo tiêu thức hợp lý.
Sau khi đã tập hợp được chi phí, đối với các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tính giá phải tiến hành phân bổ theo công thức phân bổ tổng quát sau:
Chi phí cần phân bổ cho đối tượng i
=
Tổng chi chí cần phân bổ
Số tiêu thức phân bổ của đối tượng i
Tổng tiêu thức phân bổ của các tài sản
Bước 2: Tổng hợp và xác định giá trị ghi sổ:
Tổng hợp các chi phí đã tập hợp được cho đối tượng tính giá, tính toán, xác định giá thực tế của tài sản hình thành.
Giá trị ghi sổ của đối tượng tính giá
=
Chi phí tập hợp trực tiếp
+
Chi phí phân bổ cho đối tượng đó
I- Tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá:
1. Tính giá nhập kho:
Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa của doanh nghiệp gồm nhiều loại và sử dụng cho những mục đích khác nhau theo đó việc tính giá cũng có sự khác biệt nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc chung là phản ánh được toàn bộ các chi phí đã chi ra để có được tài sản đó (nguyên tắc giá phí). Việc tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá phải tuân thủ quy trình tính giá các đối tượng kế toán và căn cứ nguồn gốc hình thành để có cơ sở tính giá đảm bảo đúng đắn nhất.
a) Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua ngoài. Có thể khái quát trình tự tính giá nguyên vật liệu, hàng hoá mua vào theo 3 bước sau:
Bước 1: Xác định giá nhập kho của nguyên vật liệu, hàng hoá:
Giá
nhập kho
Giá mua thực tế trên hoá đơn
=
+
-
Các khoản thuế không được hoàn lại
Chi phí thu mua NVL, HH
-
Các khoản giảm trừ hàng mua
Trong đó:- Giá mua là giá được thể hiện trên hóa đơn. Giá mua nguyên vật liệu, hàng hoá được xác định tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Ở nước ta, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá lưu thông trên thị trường thường có thuế GTGT. Đây là loại thuế gián thu thường được hoàn lại nên khi doanh nghiệp tiếp nhận những tài sản có loại thuế này thì về nguyên tắc, khoản thuế GTGT sẽ được loại trừ khi tính giá thực tế của hàng mua vào. Do vậy, việc xác định giá trị của hàng mua vào cần quan tâm đến những quy định về thuế.
- Các khoản thuế không được hoàn lại, bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu; thuế GTGT đối với những doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc đăng ký nộp thuế GTGTT theo phương pháp trực tiếp, khoản thuế GTGT này lại được tính vào giá gốc của tài sản mua vào.
- Chi phí thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ...
Các khoản giảm trừ hàng mua bao gồm: Giảm giá hàng mua là khoản tiền mà người bán đồng ý giảm trên giá bán cho người mua trong trường hợp khi hàng đã mua không đủ chất lượng hoặc sai qui cách, phẩm chất theo yêu cầu của người mua đã đặt ra. Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ mà người mua được hưởng khi mua hàng với số lượng lớn hoặc là những khách hàng thường xuyên và các khoản hàng mua trả lại.
- Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua:
Những chi phí phát sinh trong khâu thu mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lưu kho bãi, chi phí giao dịch, chi phí môi giới, hao hụt trong định mức... Các chi phí này có thể đã có thuế GTGT hoặc chưa có thuế GTGT tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp và tài sản mua vào có chịu thuế GTGT không. Trường hợp chi phí thu mua có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thì phải phân bổ cho từng đối tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý.
- Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thực tế cho từng tài sản cần tính giá:
Giá thực tế
của NVL, CCDC, HH i
=
Giá thực tế mua
NVL, CCDC,
HH i
+
Chi phí liên quan phân bổ cho NVL, CCDC, HH i
Để thuận lợi cho công việc tính giá, kế toán thường sử dụng bảng (thẻ) tính giá tài sản để phản ánh kết quả của quá trình tính giá.
Ứng dụng phương pháp tính giá trên đây để thực hiện việc tính giá cho các đối tượng trong một ví dụ sau:
Doanh nghiệp A tiến hành mua sắm vật liệu bao gồm: (đơn vị tính: 1.000 đồng) - Vật liệu M: 10.000kg, giá mua cả thuế GTGT 10% là 220.000
- Vật liệu N: 40.000kg, giá mua là 660.000 (đơn giá 16.500đ/kg)
- Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu phát sinh thực tế là 12.500
Yêu cầu: Tính giá nhập kho vật liệu mua vào.
Khi tiến hành tính giá vật liệu M và N theo trình tự ba bước nêu trên và theo hai phương pháp tính thuế GTGT, đó là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp.
Bước 1: Tính trị giá mua vào của vật liệu.
* Vật liệu M:
- Giá chưa có thuế GTGT : 220.000 / 1,1 = 200.000
* Vật liệu N:
- Giá chưa có thuế là : 40.000 kg x 16,5 = 600.000
Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua: 12.500
Phân bổ chi phí thu mua cho hai loại vật liệu với tiêu thức phân bổ lựa chọn là trọng lượng vật liệu vận chuyển, bốc dỡ.
- Tổng chi phí phải phân bổ : 12.500
- Tổng tiêu thức phân bổ : 10.000 + 40.000 = 50.000kg
- Tiêu thức phân bổ cho vật liệu M : 10.000kg
- Tiêu thức phân bổ cho vật liệu N : 40.000kg
Như vậy, có thể tính Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu M, N:
Chi phí thu mua phân bổ cho
VL M
=
12.500
10.000
=
2.500
50.000
Chi phí thu mua phân bổ cho
VL N
=
12.500
20.000
=
10.000
50.000
Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thực tế mua vào của vật liệu M và N
- Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
* Giá thực tế của vật liệu M nhập kho sẽ là:
Giá nhập kho của VL M
=
200.000
+
2.500
=
202.500
Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu M là:
Đơn giá nhập kho VL M
=
202.500
=
20,25
10.000
* Giá thực tế của vật liệu N nhập kho sẽ là:
Giá nhập kho của VL N
=
600.000
+
10.000
=
610.000
Đơn giá nhập kho VL N
=
610.000
=
15,25
40.000
- Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
* Giá thực tế của vật liệu M nhập kho sẽ là:
Giá nhập kho của VL M
=
220.000
+
2.500
=
222.500
Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu M là:
Đơn giá nhập kho VL M
=
222.500
=
22,25
10.000
* Giá thực tế của vật liệu N nhập kho sẽ là:
Giá nhập kho của VL N
=
660.000
+
10.000
=
670.000
Đơn giá nhập kho VL M
=
670.000
=
16,75
40.000
b) Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất, tự chế biến. Việc tính giá của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất, tự chế biến được tính giá như phương pháp tính giá sản phẩm hoàn thành sẽ được đề cập ở phần dưới.
2) Tính giá xuất kho:
Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá sẽ rất đơn giản khi tất cả các doanh nghiệp hàng mua đều được mua với cùng một đơn giá ổn định từ kỳ này sang kỳ khác. Tuy nhiên, khi các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá giống nhau được mua với những giá khác nhau thì phát sinh vấn đề là sử dụng trị giá vốn nào cho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá cuối kỳ và trị giá vốn nào cho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá xuất ra.
Về nguyên tắc, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá được đánh giá theo giá thực tế. Việc tính giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá được áp dụng theo một trong các phương pháp: Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO); Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được, hơn nữa các doanh nghiệp phải có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, vì vậy mà khi xuất kho lô nào thì tính theo giá đích danh của lô đó khi nhập. Phương pháp này có thể được ủng hộ vì nó hoàn toàn làm phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
Phương pháp tính giá này thích hợp cả với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên trong kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này, kế toán không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, về bản chất nó chỉ theo dõi nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá tăng (nhập kho). Vào cuối mỗi kỳ kế toán, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê số lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá rồi lấy số lượng hàng tồn đó nhân (x) với đơn giá (Với mỗi phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá khác nhau thì đơn giá của chúng cũng khác nhau). Khi biết đươc giá rị của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá cuối kỳ thì ta tính được giá trị của hàng xuất bán trong kỳ:
Giá trị NVL xuất kho
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ
+
Giá trị NVL nhập trong kỳ
-
Giá trị NVL tồn cuối kỳ
Khi doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá theo phương pháp giá thực tế đích danh thì khi kiểm kê cuối kỳ kế toán sẽ biết được số lượng của từng lô hàng với đơn giá thực tế của nó. Từ đó tính được giá trị hàng tồn cuối kỳ và suy ra được giá trị của hàng xuất bán.
Phương pháp Kê khai thường xuyên: Ngược với phương pháp kê khai định kỳ, phương pháp kê khai thường xuyên cập nhật nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá sau mỗi lần nghiệp vụ mua hoặc bán xảy ra. Ngay khi các bút toán đã được vào sổ là tài khoản cho biết số lượng hiện hành của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá có trong tay.
Khi phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng, nhà quản lý có khả năng giám sát nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá có trong tay một cách liên tục. Điều này giúp cho nhà quản lý lập kế hoạch thu mua trong tương lai.
Với phương pháp kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá này thì giá trị hàng xuất được tính bằng tổng của số lượng xuất của từng lô nhân với đơn giá thực tế đích danh của từng lô hàng đó.
- Phương pháp bình quân gia quyền.
Theo phương pháp này giá trị của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được tính theo giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàngvề, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Giá trị NVL xuất kho
=
Khối lượng NVL xuất kho
Đơn giá bình quân gia quyền
Đơn giá bình quân gia quyền được tính theo hai phương pháp sau:
+ Phương pháp tính đơn giá bình quân cả kỳ:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
+ Phương pháp tính đơn giá bình quân thời điểm:
Đơn giá bình quân gia quyền thời điểm
=
(SL tồn đầu kỳ Đơn giá tồn) + ∑ (SL đơn giá nhập đến thời điểm tính)
Số lượng tồn đầu kỳ + ∑ Số lượng nhập đến thời điểm tính)
- Phương pháp nhập trước, xuất trước FIFO:
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá còn lại cuối kỳ là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá còn lại cuối kỳ là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Ứng dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho cho một doanh nghiệp qua ví dụ dưới đây:
Tại một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tình hình như sau:
Tình hình tồn kho đầu kỳ
- Vật liệu A : 300 kg Giá thực tế : 15.000 đ/kg
- Vật liệu B : 160 kg Giá thực tế : 5.000 đ/kg.
Tình hình nhập xuất trong kỳ:
1. Mua 240 kg vật liệu A nhập kho, đơn giá chưa có thuế GTGT 10% 16.000 đ/kg, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
2. Xuất kho 200 kg vật liệu A cho sản xuất trực tiếp.
3. Nhập một lô nguyên vật liệu B, số lượng 100 kg, đơn giá bao gồm cả thuế GTGT 10%: 7.700 đ/kg, thanh toán bằng tiền mặt.
4. Xuất kho 40 kg vật liệu B sử dụng cho quản lý doanh nghiệp.
5. Xuất kho vật liệu B sử dụng cho sản xuất trực tiếp 60 kg, cho nhua cầu khác của phân xưởng 50 kg.
6. Mua một lô hàng nhập kho gồm có :
- Vật liệu A : 200 kg Giá thực tế : 14.000 đ/kg
- Vât liệu B: 80 kg Giá thực tế : 6.000 đ/kg
7. Xuất kho 40 kg vật liệu B sử dụng cho bộ phận bán hàng.
Yêu cầu: Xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo các phương pháp: bình quân gia quyền, thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, nhập trước xuất sau.
1- Tính giá xuất kho của các vật liệu A, vật liệu B theo phương pháp bình quân gia quyền. Vì doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên chỉ có thể áp dụng việc tính đơn giá bình quân gia quyền thời điểm.
a) Thời điểm xuất kho 200 kg vật liệu A:
Đơn giá bình quân gia quyền thời điểm VL A
=
(300 15.000) + (240 16.000)
=
15.445
300 + 240
Giá trị xuất kho VL A
=
200
15.445
=
3.089.000
b) Thời điểm xuất kho 40kg vật liệu B:
Đơn giá bình quân gia quyền thời điểm VL B
=
(1605.000) + (100 7.000)
=
5.770
160 + 100
Giá trị xuất kho VL B
=
40
5.770
=
230.800
c) Thời điểm xuất kho 100kg vật liệu B:
Đơn giá bình quân gia quyền thời điểm VL B đã được tính ở trên
=
5.770
Giá trị xuất kho VL B
=
100
5.770
=
577.000
d) Thời điểm xuất kho 40kg vật liệu B:
Đơn giá bình quân gia quyền thời điểm VL B
=
(1205.770) + (80 6.000)
=
5.862
120 + 80
Giá trị xuất kho VL B
=
40
5.862
=
234.480
- Tính giá xuất kho của các vật liệu A, vật liệu B theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).
a) Thời điểm xuất kho 200 kg vật liệu A:
Giá trị xuất kho VL A
=
200
15.000
=
3.000.000
b) Thời điểm xuất kho 40kg vật liệu B:
Giá trị xuất kho VL B
=
40
5.000
=
200.000
c) Thời điểm xuất kho 100kg vật liệu B:
Giá trị xuất kho VL B
=
100
5.000
=
500.000
d) Thời điểm xuất kho 40kg vật liệu B:
Giá trị xuất kho VL B
=
20
5.000
=
100.000
20
7.000
=
140.000
- Tính giá xuất kho của các vật liệu A, vật liệu B theo phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).
a) Thời điểm xuất kho 200 kg vật liệu A:
Giá trị xuất kho VL A
=
200
16.000
=
3.200.000
b) Thời điểm xuất kho 40kg vật liệu B:
Giá trị xuất kho VL B
=
40
7.000
=
280.000
c) Thời điểm xuất kho 100kg vật liệu B:
Giá trị xuất kho VL B
=
60
7.000
=
420.000
40
5.000
=
200.000
d) Thời điểm xuất kho 40kg vật liệu B:
Giá trị xuất kho VL B
=
40
6.000
=
240.000
- Tính giá xuất kho của các vật liệu A, vật liệu B theo phương pháp thực tế đích danh: Giá xuất kho vật liệu A, vật liệu B được tính theo kho hàng của từng đợt nhập kho theo từng lô riêng biệt với giá nhập kho của từng loại vật liệu đó.
II. Tính giá tài sản cố định.
Về mặt lý luận, tài sản cố định là loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Việc xác định giá trị của tài sản cố định khi hình thành chính là xác định nguyên giá của tài sản cố định. Nguyên giá của tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp chi ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Chuẩn mực số 03, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam thì tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Tài sản cố định được hình thành trong các trường hợp như mua sắm, tự xây dựng, tự chế tạo, được biếu tặng hoặc do góp vốn liên doanh... Trong từng trường hợp cụ thể thì việc tính giá cho tài sản cố định có sự khác nhau.
a) Trường hợp tài sản cố định hữu hình hình thành do mua sắm:
Nguyên giá tài sản cố định mua sắm bao gồm giá mua trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Nếu các chi phí không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được đưa vào nguyên giá tài sản cố định.
Có thể mô hình hoá công thức tính nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm như sau:
Nguyên giá TSCĐ
Giá mua thực tế trên hoá đơn
=
+
-
Các khoản thuế không được hoàn lại
Chi phí trước khi sử dụng
Cần lưu ý rằng, cũng giống như việc tính giá nhập khi của NVL mua ngoài, nguyên giá của tài sản cố định được xác định tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (VAT). Có nghĩa là giá mua của nguyên vật liệu, hàng hoá có thể là giá mua không có thuế hoặc bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
b) Tài sản cố định hình thành do doanh nghiệp tự xây dựng, chế tạo:
Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Công thức tính nguyên giá tài sản cố định hình thành từ do Doanh nghiệp tự xây dựng, chế tạo như sau:
Nguyên giá TSCĐ
Giá
thực tế công
trình
=
+
Chi phí ra
trước khi đưa TSCĐ vào
sử dụng
c) Một số trường hợp hình thành khác của TSCĐ:
- TSCĐ được cấp:
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá trị ghi sổ của đơn vị cấp
+
Chi phí trước khi
sử dụng được cấp
- TSCĐ nhận góp vốn liên doanh:
Nguyên giá TSCĐ góp vốn
=
Giá do Hội đồng định giá quyết định
+
Chi phí trước khi sử dụng (nếu có)
TSCĐ mua dưới h.nh thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ trao đổi
=
Giá trị hợp lý của TCSĐ nhận về
+/-
Khoản tiền trả thêm
/nhận thêm
- TSCĐ vô hình: Nguyên giá TSCĐ vô hình = Chi phí chi ra để mua các TSCĐ vô hình
- Đối với hoạt động thuê tài chính, kế toán bên đi thuê TSCĐ ghi nhận nguyên giá TSCĐ thuê theo công thức sau:
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê thuê tài chính
+
chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê tài chính
Số tiền mà bên thuê TSCĐ phải trả cho bên cho thuê bao gồm một phần vốn gốc và một phần là lãi thuê tài sản, trong đó lãi thuê tài sản được ghi nhận là chi phí tài chính mà không kế toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Đối với TSCĐ, do đặc điểm của TSCĐ là nó chuyển dần giá trị vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và hao mòn cả về mặt hữu hình và vô hình, nên kế toán cần phải theo dõi TSCĐ theo ba chỉ tiêu bao gồm nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ là giá trị ghi sổ ban đầu khi đơn vị nhận tài sản. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ sẽ bị hao mòn, bị giảm giá. Tuy nhiên để tính toán một cách chính xác mức độ giảm giá của TSCĐ là một việc rất khó khăn và tốn kém, do vậy trên thực tế người ta sử dụng một phương pháp đơn giản để có thể tính toán và phân bổ giá trị của TSCĐ vào giá trị sản phẩm hoàn thành nhằm xác định mức thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ theo từng kỳ. Đó chính là phương pháp tính khấu hao.
Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Trong đó, giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ ghi trên các báo cáo tài chính trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thời gian hữu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tính giá đối tượng kế toán chủ yếu trong các Doanh nghiệp ở Việt Nam.doc