Như đã biết, tăng trưởng cao, lạm phát thấp và một số chỉ số cơ bản khác của kinh tế vĩ mô như cán cân thương mại, thu chi ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế nếu đều đạt được giá trị dương. thì đó là những tín hiệu phát triển khả quan mong muốn của mọi nền kinh tế. Giữa các chỉ số này có quan hệ tác động tương hỗ chặt chẽ, nhất là giữa tăng trưởng và lạm phát. Thông thường tính quy luật là: tăng trưởng cao thì lạm phát thấp, khi lạm phát cao quá hoặc thiểu phát đều làm cho tăng trưởng thấp. Song tính quy luật này có những khác biệt tuỳ theo trình độ phát triển cũng như các đặc điểm riêng biệt của mỗi nền kinh tế. Với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mặt bằng giá trong nước còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá thế giới thì lạm phát ở mức ngang bằng. Số liệu hai năm gần đây là 2006 và 2007 đó là năm 2006, CPI tăng 6,6% nhưng GDP tăng 8,2% có nghĩa lạm phát vẫn tăng nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng trưởng kinh tế, đó là biểu hiện tốt của sự phát triển. Năm 2007 vừa qua, mặc dù tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục 8,5% nhưng CPI lại tăng vọt đến mức khá cao là 12,63 và do đó đã gây bất lợi cho tăng trưởng lẽ ra có thể cao hơn nữa, mặt khác đã làm xáo động đến mặt bằng giá cả hàng hoá và dịch vụ, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chỉ số giá hàng hoá là chỉ số đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hoá một cách có lựa chọn.
* Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực . Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân.
1.3/ Phân loại lạm phát
Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác nhau. Người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính.
1.3.1/ Về mặt định lượng
Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách này thì lạm phát có các loại sau:
* Lạm phát vừa phải: Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Đối với các nước đang phát triển , lạm phát ở mức độ một con số thường được coi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Lạm phát vừa phải có hai cấp độ cơ bản đó là:
- Thiểu phát: là tỷ lệ lạm phát ở mức 3 - 4 % một năm trở xuống
- Lạm phát thấp: là mức lạm phát có tỷ lệ ở 3% đến 7% một năm
* Lạm phát cao ( lạm phát phi mã): là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số một năm. Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh tế , với những hậu quả cực kì khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. Lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hoá, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích luỹ của cải.
* Siêu lạm phát: là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Siêu lạm phát là lạm phát ở mức 4 con số, từ 1000% trở lên.
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn. Hơn nữa một khi lạm phát cao đã bắt đầu , tình hình thâm hụt ngân sách có thể trở nên không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP mà điều này đến lượt nó làm tăng thâm hụt ngân sách và dẫn đến lạm phát cao hơn.
1.3.2/ Về mặt định tính
Lạm phát được chia thành nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất của lạm phát mà người ta chia thành các loại cơ bản sau:
- Lạm phát thuần túy: Đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá cả của mọi loại hàng hoá đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian.
- Lạm phát cân bằng: Là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập.
- Lạm phát được dự đoán trước: Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.
- Lạm phát không được dự đoán trước: Là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động.
- Lạm phát cao và lạm phát thấp: lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát, lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát.
1.4/ Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát
1.4.1/ Đối với lạm phát dự kiến
Trong trường hợp lạm phát có thể dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:
-Chi phí mòn giày: Lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người gữi tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hơn và hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ “ chi phí mòn giày” để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với khi không có lạm phát.
- Chí phí thực đơn: Lạm phát thường sẽ dẫn đén giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm hay các hiệu ăn cũng phải đổi mới thực dơn . Việc nay tạo ra sự tốn kém nhất định .
- Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng phân bố nguồn lực kém hiệu quả.
- Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ : trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng lên do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.
- Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước đo này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra quyết định của mình.
1.4.2/ Lạm phát không dự kiến
Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người cho vay được hưởng lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.
Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này.
1.5/ Nguyên nhân gây lạm phát
1.5.1/ Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt là khi sản lượng đã đạt vượt qua mức tự nhiên. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột ngột trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Hoặc trong nhiều trường hợp lạm phát lại thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong chương trình chi tiêu của Chính phủ, ngoài ra nhu cầu xuất khẩu và lượng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát.
1.5.2/ Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới( chỉ có thể tăng mà không giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
1.5.3 /Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm , mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
1.5.4 /Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả vì thế không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
1.5.5/ Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
1.5.6/ Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng ( do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đổi lên.
1.5.7/ Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng vì một lý do nào đó khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
2./ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1/Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
Vấn đề lạm phát của nền kinh tế nước ta đã được nhắc đến nhiều từ giữa năm 2007, Việt Nam luôn phải trực diện với " cuộc chiến chống lạm phát". Khó khăn, thách thức lớn đặt ra nhưng không vì thế mà bi quan, lo ngại.
Năm 2007 vừa qua, mặc dù với tăng trưởng kinh tế ( GDP) 8,5% đã đạt mức kỷ lục trong 10 năm trở lại, song "đồng hành" theo là lạm phát cũng đã tăng tới mức kỷ lục kể từ năm 1992 đến nay vì chỉ số giá tiêu dùng( CPI) cũng đã lên tới hai con số là 12,63%. Từ đầu năm 2008 đến nay, " cơn bão giá" vẫn tiếp tục gia tăng mạnh ở hầu hết mặt hàng từ các hàng hoá chiến lược cho CNH, HĐH đất nước như xăng , dầu, vật liệu xây dựng,..; các hàng hoá có giá trị lớn như bất động sản và vàng,...; Cho đến các nhu yếu phẩm đời thường cho người dân như lạng thịt, mớ rau,..Vượt qua mọi dự đoán, chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2007 là 123,25% Đây là một con số kỷ lục (Theo thống kê của cục thông kê ).
Bảng 2.1.1 - Chỉ số tiêu dùng cả nước tháng 11 năm 2008
Chỉ số giá tháng 11 năm 2008 so với(%)
Chỉ số giá 11 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007
Kỳ gốc năm 2005
Tháng 11 năm 2007
Tháng 12 năm 2007
Tháng 10 năm 2008
Chỉ số giá tiêu dùng
147,07
124,22
120,71
99,24
123,25
I.Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
172,02
137,63
132,03
99,93
137,01
Trong đó: 1- Lương thực
195,73
151,08
146,71
96,90
149,71
2- Thực phẩm
162,62
131,46
125,57
100,91
132,91
3-Ăn uống ngoài gia đình
172,13
139,12
133,13
101,34
132,56
II. Đồ uống và thuốc lá
129,48
113,83
112,34
100,90
110,53
III.May mặc, mũ nón, giày dép
127,13
113,07
111,77
100,86
110,10
IV. Nhà ở và vật liêu xây dựng (*)
141,19
114,73
111,08
95,14
121,67
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
126,78
112,52
112,00
100,67
108,73
VI. Dược phẩm, y tế
123,35
109,72
109,05
100,28
108,81
VII. Phương tiện đi lại, bưu điện
132,35
119,31
114,30
95,60
116,89
Trong đó: Bưu chính viễn thông
83,41
89,64
90,34
99,94
88,54
VIII. Giáo dục
115,16
106,77
106,69
100,12
103,91
IX. Văn hoá, thể thao, giải trí
116,07
109,92
109,60
100,28
105,47
X. Đồ dùng và dịch vụ khác
132,86
113,93
112,13
100,39
113,18
(*) Nhóm này bao gồm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.
Như đã biết, tăng trưởng cao, lạm phát thấp và một số chỉ số cơ bản khác của kinh tế vĩ mô như cán cân thương mại, thu chi ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế nếu đều đạt được giá trị dương.. thì đó là những tín hiệu phát triển khả quan mong muốn của mọi nền kinh tế. Giữa các chỉ số này có quan hệ tác động tương hỗ chặt chẽ, nhất là giữa tăng trưởng và lạm phát. Thông thường tính quy luật là: tăng trưởng cao thì lạm phát thấp, khi lạm phát cao quá hoặc thiểu phát đều làm cho tăng trưởng thấp. Song tính quy luật này có những khác biệt tuỳ theo trình độ phát triển cũng như các đặc điểm riêng biệt của mỗi nền kinh tế. Với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mặt bằng giá trong nước còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá thế giới thì lạm phát ở mức ngang bằng. Số liệu hai năm gần đây là 2006 và 2007 đó là năm 2006, CPI tăng 6,6% nhưng GDP tăng 8,2% có nghĩa lạm phát vẫn tăng nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng trưởng kinh tế, đó là biểu hiện tốt của sự phát triển. Năm 2007 vừa qua, mặc dù tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục 8,5% nhưng CPI lại tăng vọt đến mức khá cao là 12,63 và do đó đã gây bất lợi cho tăng trưởng lẽ ra có thể cao hơn nữa, mặt khác đã làm xáo động đến mặt bằng giá cả hàng hoá và dịch vụ, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Trước tình hình và diễn biến của nền kinh tế - xã hội, giá cả leo thang làm cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp điêu đứng. Không chỉ giá lương thực thực phẩm leo lên vùn vụt, mà giá than, đặc biệt là vật liệu xây dựng và các dịch vụ khác cũng tăng lên. Hiện tượng mức giá chung tăng đều đặn dẫn tới lạm phát. Chỉ số CPI đã liên tục tăng suốt 4 năm qua: Bắt dầu là 9,5% (2004), 8,4%( 2005), 6,6%(2006), 12,6%(2007) và trong 4 tháng đầu năm 2008 tăng lên 11%
Lạm phát ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ các nhân tố chủ quan, có tính cơ cấu của nền kinh tế vì nếu lạm phát chủ yếu do giá thế giới tăng thì các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.. đều chịu sức ép tương tự. Tuy nhiện, lạm phát ở các nước này lại thấp hơn một cách đáng kể so với Việt Nam.
Bảng 2.1.2 - Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và một số nước trong khu vực
Như vậy sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp và yếu so với khu vực. Trong hai tháng đầu năm , chỉ số giá tiêu dùng ở các nước trong khu vựa tăng không đáng kể: Thái Lan 1,7%, Malaysia - 2,2%, Indonesia - 1,8% , Trung Quốc - 2,9% trong đó con số này ở nước ta là - 6,19%. Đây quả là sự chênh lệch rất lớn.
2.2/ Một số nguyên nhân căn bản
Theo dõi diễn biến kinh tế và một số động thái chính sách của Việt Nam hiện nay, đối chiếu trên những khía cạnh tương tự với một số nước trong khu vực, có thể nói tình trạng lạm phát hiện nay ở Việt Nam là hậu quả tổng hợp của một số hiện tượng kinh tế đặc thù đi liền với sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa một số chính sách vĩ mô trong thời gian qua. Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:
2.2.1/ Nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu
Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng. Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.
Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới - là những năm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực - thực phẩm ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút.
Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước việc giá dầu và giá lương thực - thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25% - 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5% - 3,75% -4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5% - 5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thuỵ Điển tăng 4 lần từ 3,0% - 4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12 - 7,47%/năm.
Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo cùng với việc giá dầu, giá lương thực - thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm 2008, mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ bắt đầu từ tháng 7/2007. Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada. Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao.
Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp hơn, như Trung Quốc và Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền. Tính tới cuối tháng 6 năm 2007, lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu năm. Con số tương ứng của Trung Quốc và cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 là do vốn nước ngoài chảy vào tăng đột biến, từ đó buộc Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông. Nhưng lạm phát bùng lên trong năm nay có thể còn bắt nguồn từ mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam đã ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua.
Bảng 2.2.1 So sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP của ba nước
Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6 năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%. Trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%. Chênh lệch giữa tăng GDP và tăng cung tiền của Thái Lan là hầu như không đáng kể.
Việt Nam tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với Trung Quốc, nhưng tăng cung tiền lại cao hơn rất nhiều. Đó chính là lý do chính để giải thích tại sao lạm phát ở Việt Nam cao hơn hẳn những nước khác. Giá gạo hay giá dầu thế giới có tăng cao bao nhiêu, thì sức ép của các yếu tố này tới lạm phát ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan không thể khác nhau nhiều. Thái Lan lần lượt là 10,0% và 1,4%.
2.2.2/ Nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam
Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao.
Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong năm 2008 Hiện tại Việt Nam đã hứng chịu 10 cơn bão lớn, gây rất nhiều thiệt hại về người và cảu cải nền kinh tế . Trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm.
Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trong làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua.
Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng.
3./ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1/Cần thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả
Ngoài những giải pháp Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trong thời gian qua có thể áp dụng những giải pháp dưới đây nhằm điều chỉnh lượng cung tiền phù hợp, điều chỉnh chính sách tài khoá, tích cực quản lý và tăng hiệu quả của chi ngân sách .
Việc cần làm trước mắt hiện nay là giảm nhanh lượng tiền mặt trong lưu thông. Một số giải pháp như điều chỉnh lãi suất vay nóng giữa các Ngân hàng, nới lỏng tỷ giá hối đoái... là rất cần thiết, tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Cần phải quản lý lượng cung tiền trong lưu thông chặt hơn nữa, chủ động tăng vòng quay của đồng tiền. Trước mắt nên hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế và kiểm soát lượng tiền tiếp tục được tung vào lưu thông. Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế kiểm tra giám sát các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng thương mại lớn trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp tăng vòng quay đồng tiền, quản lý lượng cung tiền cho lưu thông. Nếu không quản lý và tăng vòng quay tiền tệ sẽ hoàn toàn bị động trong quản lý lượng tiền mặt trong lưu thông, lượng tiền sẽ tăng lên nhiều gây ra những hậu quả xấu và dẫn tới lạm phát thường trực. Mặt khác phải xác định được lượng tiền thực có trong lưu thông (T), xây dựng chỉ tiêu vòng quay tiền, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu của toàn ngành. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước chủ động giảm lượng tiền trong lưu thông nhằm thúc đẩy các ngân hàng thực hiện các giải pháp tăng vòng quay đồng tiền của mình. Như vậy lượng tiền sẽ được cung ứng trong giới hạn an toàn đối với nền kinh tế
Tiếp đó, cần quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách. Cần xem xét lại các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu của Chính phủ, của các ban ngành. Tập trung ngân sách vào những công trình cấp thiết, những chương trình không cấp thiết nên chuyển vào những năm sau. Tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách bằng việc hoàn thành các chương trình, các dự án đúng thời hạn để sớm phát huy tác dụng. Giảm chi phí trong các cơ quan khối công quyền, tích cực chống tiêu cực và lãng phí
Các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu điều chỉnh lãi suất ngân hàng năng động hơn. Có thể đảm bảo mức lãi suất bình quân cả năm 12%, song mức hiện tại có thể điều chỉnh cao hơn nhằm rút bớt lượng tiền mặt ra khỏi lưu thông. Tăng lãi suất tiết kiệm trong giai đoạn hiện tại tuy có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, tới tăng trưởng song trong hiện thời là hợp lý và tác động tích cực tới kiềm chế lạm phát .
Ngoài ra, cũng cần phải quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên thị trường. Tích cực thu hút ngoại tệ trong dân bằng việc khuyến khích gửi tiết kiệm ngoại tệ với lãi suất hấp dẫn; thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt giữa tiền Việt với một số ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam như USD, EURO, Yên, Nhân dân tệ... đảm bảo tác động khách quan vào xuất nhập khẩu, không gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Khuyến khích chi tiêu không dùng tiền mặt, đặc biệt là khách nước ngoài, cần tạo cơ chế để nhóm khách này có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lạm phát ở nươc ta trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp.doc