MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về lạm phát 2
1. Khái niệm 2
2. Bản chất và nguyên nhân của lạm phát. 2
3. Đo lường lạm phát 3
4. Các loại lạm phát. 5
Chương II: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây 6
I/ Tình hình lạm phát ở Việt nam trong thời gian qua. 6
II/ Nguyên nhân tình hình trên. 9
Chương III: Biện pháp 14
I/ Biện pháp đã được áp dụng trên thực tế. 14
II/ Giải pháp cho tình hình lạm phát ở VN hiện nay 16
Kết luận 20
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây và Biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: nó dựa trên tỷ lệ của tổng giá trị tiền được tiêu vào GDP (GDP danh nghĩa) với phép đo GDP đã điều chỉnh lạm phát (giá cố định hay GDP thực). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân.
- Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho quốc hội" 6 tháng một lần của mình ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17/2/2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng uỷ ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân.
4. Các loại lạm phát.
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là giá cả hàng hoá tăng lên liên tục nên người ta thường căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hoá tăng để làm căn cứ phân làm 3 mức độ lạm phát:
- Lạm phát vừa phải: ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát một con số. Biểu hiện ở giá cả hàng hoá tăng chậm trong khoảng 10% trở lại. Trong đó đồng tiền mất giá không lớn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh.
- Lạm phát phi mã: Loại này xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số như 20%, 100%, 200% khi lạm phát phi mã phát sinh nó bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
- Siêu lạm phát: Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phát phi mã.
Lạm phát nhẹ, vừa phải là biểu hiện sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, kích thích xuất khẩu… Tuy nhiên, lạm phát phi mã, đặc biệt là siêu lạm phát có sức tàn phá ghê gớm đối với nền kinh tế; nó dẫn tới sự phân phối lại giữa các nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: Người nắm giữ hàng hoá, người đi vay được lợi; người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền; người cho vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền giảm sút); khuyến khích đầu cơ hàng hoá, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó, biến dạng, tâm lý người dân hoang mang… siêu lạm phát gắn liền với khoảng hoảng kinh tế - xã hội.
Chương II:
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
trong những năm gần đây
I/ Tình hình lạm phát ở Việt nam trong thời gian qua.
Tại Việt Nam các số liệu thống kê chính thức cho thấy mức lạm phát đang ngày càng tăng cao, đồng thời có những dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế đang ở vào giai đoạn nóng. Gần 10 năm qua, mức lạm phát tăng rất chậm. Nền kinh tế có thể hơi bị quá nóng một chút bởi vì hạ tầng cơ sở hiện đã được sử dụng hết mức, cộng thêm việc Việt Nam hiện đang thiếu người có trình độ, tay nghề cao (theo Tiến sĩ ADam McCarty, Trưởng ban kinh tế thuộc công ty nghiên cứu đầu tư MeKong Economics tại Hà Nội). Nhìn trong vòng 4 năm nay thì rất đáng quan ngại. Theo các số liệu do Việt Nam đưa ra thì mức độ lạm phát tại Việt Nam trong 4 năm qua tăng 35% khuynh hướng trong thời gian đó là tăng mạnh hơn những lần trước.
Theo biểu đồ về diễn biến lạm phát từ 2003 - 2006 do Tổng cục thống kê cung cấp, ta nhận thấy rằng lạm phát CPI năm 2006 tăng 6,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,4% của cùng kỳ năm 2005. Điều đặc biệt là nếu như năm 2005, lạm phát CPI và lạm phát nhóm hàng lương thực thực phẩm (lương thực thực phẩm nằm trong nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống) đều giảm so với năm trước (8,4% so với 9,5% và 10,8% so với 15,6%) còn ngược lại lạm phát của các nhóm hàng phi lương thực thực phẩm và lạm phát bình quân lại tăng thì bước sang năm 2006, cả 4 chỉ tiêu lạm phát CPI, lương thực thực phẩm, phi lương thực thực phẩm và lạm phát bình quân đều giảm so với năm ngoái. Từ biểu đồ ta cũng có thể thấy sự tăng giảm các chỉ số lạm phát không giống nhau trong từng giai đoạn. Thời kỳ từ 2003 đến tháng 9/2004, lạm phát CPI và lạm phát nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng mạnh (từ 3% - 16% với lạm phát CPI và 3%-9% với nhóm hàng lương thực thực phẩm), nhưng lạm phát nhóm hàng phi lương thực thực phẩm tăng rất chậm thậm chí không tăng. Thời kỳ từ 9/2004 - 6/2005, lạm phát CPI và lạm phát nhóm hàng lương thực thực phẩm giảm xuống một cách nhanh chóng (từ 16% - 10% với lạm phát CPI và 9%-7,5% với nhóm hàng lương thực thực phẩm), lạm phát nhóm hàng phi lương thực thực phẩm vẫn giữ ở mức tương đối ổn định. Từ tháng 6/2005-12/2006, lạm phát CPI, nhóm hàng lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm tuy có biến động theo xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể. Lạm phát bình quân ở nước ta không có biến động nhiều kể từ tháng 6/2005-12/2006. Mức lạm phát giữ ở mức tương đối ổn định cho thấy sự tăng trưởng về kinh tế của Việt Nam là rất khả quan.
Nhưng kể từ đầu năm 2007 trở lại đây, tình hình lạm phát ở Việt Nam đã có nhiều biến động lớn. Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2007 tăng 6,19% và người ta dự kiến rằng chỉ số này sẽ tăng lên mức 8,34% vào cuối năm 2007. Nhưng chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 8% trong tháng 8 năm 2007 so với cùng kỳ năm 2006. Giá cả vẫn tiếp tục tăng cao dù rằng chính phủ đã cắt giảm thuế nhập khẩu và giá nhiên liệu. Tình trạng lạm phát của Việt Nam trong tháng 8/2007 ở mức 8,6%. Với mức tăng này Chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bình ổn giá. Kể từ tháng 12/2007 mặc dù Chính phủ đã cắt giảm thuế và giảm giá nhiên liệu, giá cả các mặt hàng tiêu dùng đã tăng 7%. Giá thực phẩm cũng tăng dưới sức ép của những trận lũ lụt dữ dội và bệnh cúm gia cầm bùng phát. Nghiêm trọng nhất là giá gạo tăng hơn 15%. Hiện nay Việt Nam là nướccó tỷ lệ lạm phát cao nhất Đông Nam á. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng lạm phát sẽ suy giảm bởi tỷ lệ lạm phát tháng 1/2008 đã tăng 2,4% so với tháng 12/2007. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam hiện đã lên tới hơn 12%. Thêm vào đó, giá thực phẩm trong tháng 1 vừa qua cao hơn 14% so với cùng kỳ này năm ngoái. Tại TP Hồ Chí Minh, nơi có những trung tâm thương mại sầm uất nhất nước, giá thực phẩm đã tăng khoảng 24% so với tháng 1/2007 và giá cả nhu yếu phẩm nh điện, nước và xăng dầu đã tăng khoảng 17% trong năm 2007. Giá thuê nhà hiện đã tăng nhanh chóng mặt bởi người cho thuê nhà tận dụng nguồn cung thấp và nhu cầu cao của làn sóng công nhân nhập cư đến thành phố để kiếm thu nhập khá hơn. Người thuê nhà cho đến nay đã phải chịu mức tăng giá thuê gập đôi thậm chí gấp 3, họ chỉ có hai lựa chọn hoặc chấp nhận nếu không phải dọn đi.
Tại Việt Nam, tình trạng lạm phát đang tác động đến tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Là một trong những nước ở á Châu có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất, Việt Nam đang đứng trước các nguy cơ tốc độ phát triển sẽ chậm lại vì giá thực phẩm tăng vọt, xăng dầu đắt đỏ, tiền công lên cao và lãi suất tín dụng cũng tăng. Hậu quả là thu nhập của các gia đình đang dần dần giảm sút, ngân hàng phải giới hạn cho vay và chính phủ cũng xét duyệt lại chính sách hiện hữu. Hiện thời, tình hình còn khả quan vì nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ở mức hơn 8%, đồng thời tiền đầu tư vẫn không ngừng đổ vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nguồn tài chính phong phú này không hẳn đã là điều tốt đẹp. Mối bận tâm lớn nhất của bộ tài chính hiện nay là huy động và phân bổ vốn cho các dự án đã được phê duyệt và chỉ kiểm soát được một phần các khoản chi thường xuyên. Tuy nhiên, với nhiều khoản chi dưới dạng đầu tư và tỷ lệ chi ngoài ngân sách rất cao, Bộ tài chính chưa kiểm soát tốt chính sách ngân hàng. Ngân hàng nhà nước lại không được phép quyết định lượng cung tiền và cung tín dụng như các ngân hàng trung ương trên thế giới lên chỉ có trong tay một số công cụ chính sách hạn chế như tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các quyết định mang tính hành chính lên không thật sự hữu hiệu khi kiểm soát lạm phát. Trong năm 2007, khi lạm phát tăng cao thì ngân hàng nhà nước vẫn không được phép điều chỉnh lãi suất. Ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện vẫn chủ yếu chịu sự khống chế của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Do đó ở một mức độ nào đó, tình trạng như hiện nay là vì nội bộ các cơ quan tài chính tranh cãi nhau về chuyện thành phần nào sẽ được ưu tiên vay tiền ngân hàng. Chẳng hạn như hồi năm ngoái, các công ty thương nghiệp lớn của Nhà nước được tạo điều kiện vay vốn và hậu quả là lạm phát đã ra tăng quá cao. Tỷ giá hối đoái của tiền Việt Nam đã giảm giá trị rất nhiều so với đồng USD kể từ vài tháng qua. Việt Nam ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD khi đồng tiền này biến động trên thị trường toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang nhập khẩu một phần ảnh hưởng lạm phát của việt đồng USD mất giá. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực đã cho phép tỷ giá biến động phù hợp với những biến động của đồng USD trên thị trường. Ngày 27/2/2008 giá vàng trong nước vừa thực hiện một cú đột phá mạnh. Giá USD so với EURO đã thiệt lập một mức thấp kỷ lục mới. Giới đầu tư quốc tế đang đổ xô đi mua kim loại quý này để đề phòng lạm phát. Ngày 26/2/2008 thị trường vàng trong nước tiếp tục đà hạ nhiệt của buổi sáng. Đến cuối giờ chiều, vàng SJC được liêm yết ở mức 1.787.000đ/chỉ (mua vào 1.790.000đ/chỉ).
II/ Nguyên nhân tình hình trên.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay đó là giá dầu tăng cao, nguồn cung ngoại tệ dư thừa. Hàng nhập khẩu giá cao, mất cân bằng thương mại - Việt Nam nhập khẩu nhiều xuất khẩu. Nguyên nhân khác là dịch cúm gia cầm, lợn bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi khiến mùa màng thất bát. Một nguyên lý kinh điển trong lý thuyết tiền tệ là tổng giá trị hàng hoá trong xã hội cân bằng với tổng phương tiện xã hội:
PQ = MV
P: là chỉ số về giá cả, Q là chỉ số về sản lượng được trao đổi trên thị trường, M là lượng tiền mặt trong lưu thông, V là vận tốc quay vòng của tiền tệ.
Với một nền kinh tế mở, hàng hoá được trao đổi trên thị trường bao gồm không chỉ hàng hoá sản xuất trong nước mà còn cả hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Giá trong nước của hàng nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất với khối lượng nhỏ, được quyết định bởi hai yếu tố chính là giá quốc tế và tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Việt Nam theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát, với mức phá giá chỉ khoảng 1%/năm, vì vậy nhìn chung giá trong nước của hàng nhập khẩu được quyết định bởi giá quốc tế. Dưới tác động của quá trình ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên ảnh hưởng từ giá thế giới đến Việt Nam cũng rất nhanh và rõ nét. Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như: 100% xăng dầu, 70% nguyên liệu dệt may, nhiều vật tư cơ bản khác như phôi thép, phân bón… chỉ giá quốc tế các mặt hàng này tăng, giá trong nước cũng sẽ phải tăng và các cố găng kìm hãm tăng giá trong nước đối với những mặt hàng nhập khẩu này của Nhà nước là không phù hợp với cơ chế thị trường, vì nó bóp méo giá cả, và qua đó nguồn lực của đất nước sẽ bị phân bố không tối ưu.
Có một số mặt hàng sản xuất trong nước chịu sự kiểm soát chặt chẽ luôn có xu hướng tăng giá theo thời gian vì lý do khách quan. Theo phân tích của các chuyên gia ngân hàng phát triển á Châu (ADB), trong các nguyên nhân gây ra lạm phát thì sự tăng giá của nhóm lương thực thực phẩm là nhân tố chính. Mức giá lương thực - thực phẩm ở Việt Nam thường cao hơn và không ổn định hơn so với các nước khác, mức tăng lương thực thực phẩm luôn ở mức cao hơn mức tăng giá tổng thể của CPI. Trong khi đó, lương thực - thực phẩm chiếm tỷ lệ đến 42,8% trong hàng hoá tính CPI của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu loại bỏ yếu tố lương thực - thực phẩm thì lạm phát vẫn ở mức khiêm tốn. Phân tích các nhân tố khác ADB cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam. Trước hết có thể thấy nhu cầu tiêu dùng đang tăng lên nhờ lượng kiều hối chuyển về nhiều, thu nhập của lao động tăng lên nhất là lao động có tay nghề. Trong khi lượng lao động có chất lượng cao ở Việt Nam tăng đến 40% thì ở khu vực chỉ tăng 17%. Bên cạnh đó, nhu cầu về hàng hoá dịch vụ về nhà ở, xây dựng tăng lên cũng khiến giá cả các mặt hàng này tăng theo. Nguồn cung hàng hoá lại có những cú sốc như cúm gia cầm, dịch bệnh trên đàn lợn khiến giá thực phẩm tăng lên. Quá trình tự do hoá giá cả theo thị trường, theo quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng tác động đến giá cả nói chung. Cụ thể, giá điện tăng 7%, giá than tăng 20%, nhiên liệu tăng 7,8%. Tuy nhiên, đây chỉ là những hiệu ứng 1 lần, không phải liên tục. Cần chấp nhận sự thật này vì các cố gắng kìm hãm giá cả của các mặt hàng này cũng là phí kinh tế.
Chúng ta gọi nhóm có xu hướng tăng giá do nguyên nhân khách quan như trên, bao gồm cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước là nhóm I, và các mặt hàng còn lại là nhóm II, và biến đổi công thức thành:
P1Q1 + P2Q2 = MV (2)
Công thức (2) có thể sử dụng để phân tích chính sách điều hành tiền tệ tối ưu trước các cú sốc tăng giá đối với nền kinh tế. Phục vụ bài phân tích này, chúng ta giả định lúc đầu nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng, theo đó các ngành sản xuất trong nước đã ở trạng thái không có lợi nhuận dòng, nếu giá cả một mặt hàng nào đó bị khống chế thấp hơn mức hiện tại, thì nhà sản xuất sẽ phải chịu lỗ trong ngắn hạn và sẽ phải đóng cửa sản xuất trong dài hạn.
Xét về mặt sản xuất, kể từ đầu năm 2007, giá cả nhóm I tại Việt Nam tăng rất cao, cụ thể xăng dầu tăng 8,9% vào tháng 3, sau đó tăng 7,2% vào tháng 5, giá điện tăng 7,6%, giá than, giấy và phân bón tăng 20%... do nhóm I là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất khác trong nước, nên xét về mặt kinh tế, giá cả nhóm II có lý do khách quan để tăng, với mức tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ sử dụng các mặt hàng thuộc nhóm I trong sản xuất.
Giá cả nhóm II tăng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ. Nếu chính sách tiền tệ là giữ nguyên tổng phương tiện thanh toán (MV), hoặc tăng không nhiều thì giá cả nhóm II không tăng được trong ngắn hạn. Nhà sản xuất nhóm II sẽ bị thua lỗ, một số sẽ đóng cửa sản xuất, cung sẽ thấp hơn cầu và trong dài hạn điều này sẽ từ từ đẩy giá hàng nhóm II lên cao. Giá cả hàng nhóm II sẽ tăng cho đến khi đạt được mức bù đắp chi phí đầu vào ra tăng do giá cả hàng nhóm I tăng lên. Trong trường hợp này, nhìn chung lạm phát là thấp cả trong ngắn hạn và trong dài hạn, vì sự tăng giá của nhóm II là không nhiều.
Nhìn vào công thức (2) chúng ta thấy ngay, do cả P1và P2 đều tăng nhưng MV không tăng hoặc tăng không đáng kể, thì đương nhiên khối lượng nhập khẩu Q1 và sản lượng sản xuất trong nước Q2 phải giảm. Kết luận này phù hợp với phân tích của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng vụ chiến lược phát triển ngân hàng Nhà nước: "Giá xăng, giá điện tăng, cũng có thể tạo ra lạm phát, nhưng với điều kiện là cung ứng tiền tăng lên. Còn nếu cung ứng tiền không tăng thì giá điện, giá xăng tăng có nghĩa là những mặt hàng khác phải giảm giá. Tiền chỉ có ngần đó, nếu một vài mặt hàng tăng giá nghĩa là những mặt hàng khác phải giảm giá, nếu mặt hàng khác không giảm thì cung phải giảm, khi đó nhà cung cấp phá sản".
Trong trường hợp của Việt Nam, việc tăng tổng phương tiện thanh toán không chỉ bắt nguồn từ phía sản xuất, tức là từ sức ép tăng giá của các nhóm hàng thuộc nhóm I là nhóm xăng dầu, sắt thép… mà còn bắt nguồn từ phía tiền tệ. Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao trong 7 tháng đầu năm 2007 chủ yếu do tăng tiền trong lưu thông. Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho biết các nước đều lấy chỉ số CPI để đo lạm phạt và thường tính cho cùng kỳ, chứ không tính so với đầu năm. Mục tiêu ổn định giá bao giờ cũng là mục tiêu trung hạn. Trên thế giới cũng ít có quốc gia nào đưa ra mục tiêu của chính sách kinh tế là "lạm phát chỉ cần thấp hơn mức độ tăng trưởng kinh tế là được", trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng là khá cao. Điều này hàm ý rằng chúng ta đeo đuổi một chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính sách này có thể có tác dụng kích thích trong tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Nhưng trong trung hạn và dài hạn chính nó lại là yếu tố làm giảm tăng trưởng kinh tế do lạm phát cao thì lãi suất tăng lên, đầu tư giảm, hiệu quả của giảm.
Đặc biệt ở Việt Nam, trong điều kiện lãi suất tăng, vốn ngân hàng sẽ dồn vào các doanh nghiệp lớn, dự án lớn khu vực doanh nghiệp nhà nước (thường là hiệu quả thấp). Kết quả là các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó tiếp cận vốn ngân hàng hơn, hậu quả tối đa hoá đầu tư giảm sút. Lạm phát 8,4% trong 7 tháng đầu năm ở Việt Nam là cao hơn so với mức trung bình của thế giới và khu vực (2,5%-3,5%).
Lạm phát dù ở đâu và bất cứ lúc nào cũng là vấn đề tiền tệ. Nói cách khác lạm phát ở Việt Nam cũng vẫn thế thôi. Một số ý kiến cho rằng do giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu, giá thực phẩm tăng dẫn đến lạm phát. Tuy nhiên chi phí có đẩy khiến cho toàn bộ mặt bằng giá cả tăng lên cũng phải nhờ tổng cầu tăng hoặc tổng cung giảm. ở Việt Nam lạm phát chủ yếu vẫn là tăng tổng cầu (tăng tiền) điều này có nguyên nhân chủ yếu là do lượng vốn từ bên ngoài vào nhiều buộc ngân hàng nhà nước phải mua vào dự trữ để ổn định tương đối tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu và đầu tư.
Lý do nữa là in tiền thêm và nhà nước muốn đạt tăng trưởng cao. Từ đó Nhà nước bằng mọi cách đẩy tích luỹ tăng thật mạnh. Theo thống kê học thì tích luỹ đó sẽ tăng GDP. Còn vấn đề tạo ra sản phẩm thì đòi hỏi thời gian dài hơn. Tiền đẩy ra mạnh tạo ra lạm phát mạnh hơn. Một mặt, dòng đầu tư FDI đang chảy mạnh vào Việt Nam, tạo sực ép cung tiền rất lớn để hấp thụ nguồn vốn này, như vậy M đã và đang tăng lên rất mạnh chỉ tính riêng ngân hàng nhà nước từ đầu năm đã mua vào 7 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, bằng sức mua của 10 năm trước cộng lại. Mặt khác các ngân hàng thương mại cho vay đầu tư như chứng khoán quá lớn làm cho vòng quay (V) của đồng tiền tăng nhanh .
Ngoài ra, do nhịp độ tăng chi tiêu của nhà nước. Tổng chi tiêu của nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221,8 nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của nhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng trưởng bán lẻ). Cũng trong giai đoạn trên, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119nghìn tỷ đồng, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ đồng, tăng có 71 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó chi tiêu của nhà nước là tăng 131nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa. Khi chi tiêu của nhà nước tăng hơn nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp nhỏ cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát.
Chương III:
Biện pháp
I/ Biện pháp đã được áp dụng trên thực tế.
Riêng năm nay, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương thu hồi một phần tiền tệ trong nền kinh tế. Đây là biện pháp mà các kinh tế gia gọi là giảm khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Ngân hàng Trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải mua hơn 1 tỷ USD công trái rồi cất giữ trong hơn 1 năm. Biện pháp này có ý nghĩa là khoảng hơn 1 tỷ USD sẽ không còn được lưu hành trong nền kinh tế Việt Nam. Ngay sau đó, chính sách này khiến nhiều người phải lên tiếng báo động. Một số kinh tế gia cho rằng phương pháp giải quyết lạm phát như thế là quá mạnh tay. Lý do là vì ngân hàng sẽ không có sẵn nhiều tiền cho khách hàng vay mượn khiến lãi suất tăng và lệ phí tín dụng sẽ lên cao hơn. Như báo chí trích thuật một kinh tế gia có báo trước rằng tình trạng này sẽ có thể kéo theo sự sụp đổ của ngành ngân hàng. Cách đây 2 tháng khi ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế lưu thông tiền đồng để thực hiện giảm lạm phát, cộng với việc quản lý thanh khoản một số ngân hàng lớn có vấn đề đã từng khiến cho thị trường liên ngân hàng lập lên một kỷ lục mới với mức lãi suất chưa từng có trong lịch sử là 17%/năm (thứ 4 ngày 21/11/2007) nhưng so với thời điểm này, mức lãi suất đó chưa thấm vào đâu. Bản thân ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bằng cách bơm thêm tiền đồng ra thị trường. Hiện tại, ngân hàng quốc doanh chưa quá khó khăn, nhưng đã có ngân hàng thương mại cổ phần ở trong tình huống khá nguy hiểm vì thiếu tiền chi trả (ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng vụ chiến lược phát triển NHNN). Trao đổi với VnExpress, một chuyên gia kinh tế là giảng viên Fulbright tại TP Hồ Chí Minh nhận định, các chính sách hiện nay của ngân hàng nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát thực chất là các biện pháp hành chính. Ông cho rằng, theo thông lệ tài chính quốc tế, các giải pháp truyền thống nhằm ứng cứu thị trường tiền tệ biến động thường được áp dụng là dùng lãi suất, lãi suất chiết khấu… ở Việt Nam, việc ngân hàng trung ương buộc các nhà băng thương mại mua tín phiếu bắt buộc với thời hạn 1 năm; hay không được huy động vốn với lãi suất quá 12%/năm, đều không giải quyết gốc lạm phát. Thậm chí theo ông, các biện pháp mà ngân hàng nhà nước đưa ra trong thời gian qua đã mang lại những hệ quả tiêu cực cho thị trường. Ví dụ khách hàng liên tục rút - gửi tiền tiết kiệm theo biến động lãi suất. Các nhà băng cũng cạnh tranh chạy đua nâng lãi suất một cách không lành mạnh, dẫn đến việc trung ương phải giới hạn trần lãi suất huy động. Hiện nay qua những chuyện đang xảy ra thì có vẻ như các công ty quốc doanh không còn uy thế chính trị như trước, thành ra ngân hàng trung ương được phép cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, tức thành phần được coi là có khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thương trường nhưng lâu nay lại không được phép vay tiền ngân hàng. ở nước ta, kiểm soát giá cả với kỳ vọng sẽ đạt được 2 mục đích: chống động quyền và chống lạm phát. Về lý thuyết cũng như kinh nghiệm tiền tệ của thế giới đã cho thấy không thể chống độc quyền bằng kiểm soát giá cả vì bản chất của động quyền là lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để tăng giá trên cơ sở kiểm soát của cung hàng hoá. Vì vậy không thể vừa duy trì độc quyền vừa kiểm soát giá cả mà về cơ bản phải xoá độc quyền, tăng cạnh tranh để ổn định giá. Còn việc kiểm soát giá để chống lạm phát chỉ có tác dụng nhất thời bởi vì giá cả tăng kiểu lạm phát được quy định bởi mức tăng tổng cầu cao hơn tổng cung. Chừng nào tổng cầu vẫn còn cao hơn nhiều so với tổng cung thì giá cả vẫn sẽ tiếp tục tăng, bất chấp kiểm soát giá kiểu gì, đó là quy luật của kinh tế thị trường. Về biện pháp giảm thuế để giảm giá cũng có ý nghĩa tương tự nhưng tác động tiêu cực của nó lớn hơn, ngoài việc tăng thâm hụt cán cân vãng lai. Đến lượt nó thâm hụt cán cân vãng lai tạo sức ép tăng tỷ giá hối đoái thực. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không được điều chỉnh thì xuất khẩu sẽ giảm trong trung hạn. Chưa kể một số danh mục giảm thuế có thể tác động đến sản xuất mặt hàng đó trong nước.
Bài học rút ra ở đây là một khi lạm phát gia tăng, nhà nước sẽ phải đương đầu với nhiều vấn đề khi khởi sự cho áp dụng các biện pháp để giảm bớt lạm phát. Tuy nhiên, có lẽ biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là phải làm sao kiểm soát lạm phát, nhất là trong một nền kinh tế như Việt Nam nơi đã có sẵn những thành phần doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và chí tiến thủ.
II/ Giải pháp cho tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang đi theo xu hướng kinh tế thị trường chung của thế giới. Giá cả của nhiều mặt hàng tăng là do giá chung trên thị trường thế giới tăng cao. Chính phủ chỉ đạo rất sát sao công tác kiềm chế tăng giá thông qua các biện pháp hành chính như giảm thuế nhập khẩu, kiểm tra, giám sát việc giảm giá của một số doanh nghiệp, tăng lương. Tuy nhiện, đó mới chỉ là những giải pháp trên tầm vĩ mô và các giải pháp này đến với người dân phải qua rất nhiều khâu trung gian. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng các giải pháp hành chính trong quãng thời gian dài sẽ không có lợi cho nền kinh tế. Chính vì thế, nhiều chuyên gia kinh tế đề nghị việc bình ổn giá có hiệu quả hơn phải bằng các giải pháp kinh tế như tăng thêm nguồn cung cho thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm ra xã hội nhiều hơn. Cũng cần chống nạn đầu cơ, cần phải có một lượng hàng hoá dự trữ đủ mạnh để khi cần có thể cung cấp ra thị trường, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, dập tắt các cơn sốt giá. Các chuyên gia khuyến nghị để kiểm soát và từng bước làm giảm tình trạng lạm phát ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần sớm thực hiện điều chỉnh trong chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ. Đối với chính sách tiền tệ, cần có sự thay đổi trong hoạt động tiền tệ, để quản lý lãi suất có khả năng phản ứng tốt hơn. Nó cũng đồng thời với sự điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái, tỷ giá của tiền đồng so với USD cần có phản ứng nhanh hơn trước sự xuống của đồng USD. Không nên giữ tỷ giá hối đoái cố định bất chấp những áp lực lên xuống giá ngoại tệ. Việt Nam cần phải để một số những áp lực bên ngoài được phản ánh trong tỷ giá hối đoái của tiền đồng. Điều này sẽ tạo nên 2 tác động, làm giảm mức độ lạm phát và giảm yêu cầu với ngân hàng nhà nước trong việc mua một lượng lớn tiền mặt khiến mở rộng cung tiền. Cần có sự linh hoạt hơn trong tỷ giá hối đoái và lãi suất, nhờ đó ngân hàng nhà nước có thể phản ứng linh hoạt hơn. Trên thực tế, có một khoảng trống giữa thực thi chính sách tiền tệ và tác động đối với lạm phát. Đối với Việt Nam, độ trễ của chính sách tiền tệ khoảng 15-18 tháng. Do đó, một chính sách đúng đắn và áp dụng sớm là đòi hỏi cấp thiết hiện nay đối với chính phủ nói chung và ngân hàng nhà nước nói riêng.
Đầu năm 2008, thị trường chứng kiến loạt biện pháp mạnh của Ngân hàng nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây và Biện pháp khắc phục.doc