Tiểu luận Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

QUAN ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2

1. QUAN ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1954 – 1975 2

2. QUAN ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 – 1985 3

CHƯƠNG II 5

QUAN ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 5

1. KHÁI NIỆM VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA CNH – HĐH 5

1.1 Khái Niệm 5

1.2 Tính tất yếu 5

2. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CNH – HĐH 6

3. TÁC DỤNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ 7

CHƯƠNG III 8

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ –HIỆN ĐẠI HOÁ HIỆN NAY 8

1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CNH – HĐH 8

1.1 Xây dựng cơ sở vật chất – cách mạng khoa học công nghệ 8

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9

2. TIỀN ĐỒ CỦA QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 13

3. CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY 15

3.1 Tính tất yếu 15

3.2 Nội dung 16

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

MỤC LỤC 23

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3183 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước để phát triển sản xuất, nâmg cao năng suất lao động, cải tiến đời sống nhân dân. Do yêu cầu đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất để hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, tạo ra sự phù hợp giữa qua hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó hình thành những quan hệ sản xuất mới về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng. Do yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhanh chóng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới tạo điều kiện tốt để thực hiện phân công, hợp tác quốc tế. Do yêu cầu xây dựng củng cố quốc phòng, hiện đại hoá quân đội, xây dựng lực lượng quân sự mạnh có vũ khí hiện đại đủ sức bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CNH – HĐH Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay có các đặc điểm sau: Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cân kinh tế tri thức để hiện đại hoá những nghành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá là tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hoá có thể khác nhau. Ở nước ta, công nghiêppj hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hoá trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế hoạch hoá tập trung – hành chính, bao cấp, công nghiệp hoá được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng những quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện quốc tế hoá, khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, phân công lao động quốc tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện chiến lược kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giưps đỡ của quốc tế. TÁC DỤNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ Từ những thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội. Phân tích những tá dụng cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với nền kinh tế đất nước hiện nay càng làm rõ ý nghĩa vai trò trung tâm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá có nhiều tác dụng to lớn như: Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng nămg suất lao động xã hội, tăng khả năng chinh phục và chế ngự thiên nhiên của con người, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, nâng cao đời sống, ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nhĩa xã hội. Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc tăng cường củng cố vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập giúp cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người. Tạo điều kiện cho khoa học, công nghệ phát triển nhanh, tiên tiến, hiện đại, tăng cường lực lượng vật chất – kỹ thuật cho quốc phòng vững mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Tạo điều kiện nhanh chóng xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, phát triển kinh tế hàng hoá, thực hiện tốt mở rộng phân công hợp tác lao động sản xuất trong nước và quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoặt động. CHƯƠNG III NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ –HIỆN ĐẠI HOÁ HIỆN NAY NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CNH – HĐH Xây dựng cơ sở vật chất – cách mạng khoa học công nghệ Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX với nội dung là cơ khí hoá sản xuất nhằm chuyển lao động thủ công sang lao động bằng máy móc. Cách mạng khoa học tiếp tục phát triển mạnh vào cuối thế XIX đầu thế kỷ XX và đã đạt được nhiều thành tựu cao về cơ khí hoá và hoá học hoá. Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ phát triển cao với những đặc trưng cơ bản là: Cách mạng khoa học kỹ thuật gắn liền với cách mạng công nghệ lên gọi là cách mạng khoa học và công nghệ với những thành tựu công nghệ hiện đại làm biến đổi sâu sắc trình độ, khả năng sản xuất, số lượng và chất lượng sản phẩm. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp bởi thành tựu của nhiều nghành khoa học như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế… đều tác động trực tiếp đến sản xuất, đến tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, chính trị tư tưởng, thời gian phát minh khoa học và ứng dụng kỹ thuật đã rút ngắn, phạm vi ứng dụng lại rất rộng rãi. Cách mạng khoa học và công nghệ đang đưa loài người bước vào một thời đại mới, một nền văn minh mới tiến bộ: Văn minh tin học có những nội dung chủ yếu là: Tự động hoá : Sử dụng máy móc tự động, robot. Năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, tia lade… Vật liệu mới: Composit, gốm sứ, cacbuasilic… Công nghệ sinh học: sơ đồ gen, nuôi cấy tế bào.. Điện tử tin học: máy vi tính, siêu tính, viễn tin học… Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện sản suất nhỏ, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chưa có đại công nghiệp phát triển. Do đó nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là phải tiến hành cách mạng khoa học và công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Cụ thể phải thực hiện nhanh quá trình cơ khí hoá sản xuất trang thiết bị máy móc cho nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Tổ chức tốt việc nghiên cứu, thu thập, phổ biến thông tin và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học – công nghệ vào sản xuất, đời sống với nhiều hình thức, bước đi quy mô và trình độ thích hợp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phát triển lực lượng sản xuất, củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tạo ra sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ động lực sản xuất. Do vậy, việc phát triển công nghệ, khoa học cần chú ý một số diểm sau: Phải ứng dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại kết hợp với công nghệ truyền thống. Sử dụng tốt công nghệ mới, tạo ra nhiều việc làm mới, tốn ít vốn, quay vòng nhanh, hiệu quả cao giữ được nghề truyền thống. Kết hợp xây dựng và phát triển cả bề rộng và bề sâu, cả xây dựng mới và cải tạo cũ, thực hành tiết kiệm. Kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp. Ưu tiên cho quy mô vừa và nhỏ, xây dựng quy mô lớn khi có đủ điều kiện. Coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là tổng thể hữu cơ các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế, các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Hệ thống cơ cấu kinh tế quốc dân bao gồm nhiều cơ cấu như: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu các thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là quá trình chuyển dịch cơ cấu từ lạc hậu, ít hiệu quả sang một cơ cấu ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển của nền sản xuất hiện đại do sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ. Đó là xu hướng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng giảm. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình đọ phân công lao động còn thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao, cơ cáu kinh tế sản xuất nhỏ và phổ biến, sản xuất hang hoá chưa phát triển. Do vậy để phát triển kinh tế hàng hoá, xây dựng nền sản xuất lớn, xã hội chủ nghĩa, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, tất yếu phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá loa động là phân chia sắp xếp lao động vào các ngành nghề, các lĩnh vực, các vùng kinh tế của nền kinh tế quốc dân nhằm tạo ra những quan hệ kinh tế mới giữa các ngành nghề, các lĩnh vực, các vùng kinh tế khác nhau. Phân bố dân cư hỗ trợ tích cực cho phân công lao động xã hội. Đó là sự điều phối, di chuyển dân cư giữa các địa phương, các ngành, các vùng kinh tế cho phù hợp với mật độ dân số, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của các địa phương, các ngành, các vùng kinh tế nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Phân công lao động và phân bố dân cư có vai trò to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển công, nông nghiệp, dịch vụ, phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật, hình thành cơ cấu hợp lý, đấy mạnh sản xuất hang hoá, tăng namgư suất lao động, cải thiện đời sống ổn định chính trị xã hội. Phân công lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta phải đảm bảo tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau đây: Tỷ trọng và số lượng tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, lao động công nghiệp ngày càng tăng. Tỷ trọng và số lượng tuyệt đối lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất, nhất là ngành dịch vụ phải tăng dần và tốc độ tăng phải nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất khác. Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày càng tăng và chiếm ưu thế so với lao động đơn giản trong tổng số lao động xã hội. Trong điều kiện nước ta hiện nay, phương hướng phân công lao động xã hội phải thực hiện trên tất cả các địa bàn một cách có tổ chức, có kế hoạch, quy hoạch, gắn bó, hỗ trợ nhau. Phân công lao động tại chỗ theo địa phương, làng xã, quận huyện. Phân công đi nơi khác trong phạm vi quốc gia bao gồm phân công lao động và phân bố dân cư cho các địa phương và các vùng kinh tế mới. Phân công lao động quốc tế, thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở các nước trên tất cả các lĩnh vực hoạt động như nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, lao động sản xuất… Phân công lao động xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Đó là yêu cầu cần thiết khách quan của nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ cấu kinh tế tối ưu đòi hởi phải đảm bảo theo những yêu cầu sau đây: Tạo ra những ngành sản xất mới, những quan hệ kinh tế mới, tạo nhiều việc làm phù hợp với quy luật khách quan, phản ánh được đúng xu hướng vận động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phải phù hợp với thị trường trong nước và thị trường quốc tế, phù hợp với sự tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển. Vốn đầu tư ít, hiệu quả cao cho phép khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của đất nước, của các ngành, các thành phần kinh tế, đầy mạnh phát triển cả bề rộng và bề sâu. Hoạt động quay vòng đồng vốn nhanh, lãi suất cao, thực hiện sự phân công hợp tác quốc tế theo hướng quốc tế hoá sản xuất và đời sống ngày càng phát triển của cơ cấu kinh tế mở. Phải tạo được đà cho sự phát triển tiếp theo của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên tinh thần đó, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Nước ta chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sáu quan điểm và năm nhiệm vụ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội IV của Đảng ta đã cụ thể hoá và bổ xung một số diểm mới là : Phát triển nông - lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, cùng với xây dựng nông thôn mới, nhằn khai thác mọi tiềm năng về lao động, đất đai và các nguồn tài nguyên để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp hang tiêu dùng và hàng xuất khẩu trên cơ sở phát huy khả năng của các thành phần kinh tế với nhiều hình thức, quy mô, công nghệ thích hợp. Phát triển chọn lọc một số công nghiệp nặng trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi cấp bách và có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, đặc biệt là công nghệ cao như: công nghệ thông tin, điện tử viễn thong, công nghệ điện tử… Phát triển kinh tế dịch vụ: mở rộng thương nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác ở thành thị, nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoai. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng: cải tạo, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế ở những khâu yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển… Kế thừa Đại hội Đảng lần thứ IX, Đại hội Đảng lần thứ X bổ xung thêm những nội dung trong lĩnh vức công nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội cho giữ chủ trương trong Báo cáo chính trị: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Báo cáo chính trị nêu vấn đề “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” là thể hiện bước tiến về nhận thức của Đảng ta, bắt kịp xu hướng phát triển mới của thế giới, đồng thời đáp ứng đòi hỏi của công cuộc phát triển đất nước ta trong giai đoạn mới. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có chiến lược phát triển kinh tế tri thức theo những cách thức phù hợp với điều kiện bên trong và xu thế chung của thời đại. Nước ta muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì dứt khoát phải tận dụng những xu hướng và cơ hội do sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra. Phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam thực chất là thực hiện chiến lược công nghiệp hoá  rút ngắn dựa trên tri thức, đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại ở tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt ở những ngành mũi nhọn, có lợi thế phát triển, làm tăng tỉ lệ giá trị gia tăng ở từng sản phẩm; giảm chi phí lao động và nguyên liệu, vật liệu; tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội theo hướng hiện đại. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương “từng bước phát triển kinh tế tri thức” của Đại hội IX, ở nước ta đã xuất hiện những nhân tố mới, những mô hình phát triển mới dựa vào tri thức. Thí dụ: Tổng Công ty Bưu chính – viễn thông; những cánh đồng 600 triệu đồng ở xã Đoàn Thượng (Gia Lộc, Hải Dương); các cơ sở trồng hoa dựa trên công nghệ cao ở Đà Lạt (điển hình là Công ty HASFARM); những kết quả ứng dụng công nghệ mới trong các ngành thuỷ sản, công nghiệp đóng tàu biển; ở Viện Máy và dụng cụ công nghiệp (IMI), ở một số trường đại học lớn, ở Công ty phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (AP), ở Công ty cổ phần TRAPHACO... Như vậy, chủ trương “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” là cần thiết và có tính khả thi. Có quyết tâm thực hiện chủ trương này, chúng ta mới có thể giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo nền tảng vật chất để đi lên. Đại hộ Đảng X cũng nói rõ “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước” là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xẫ hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp. TIỀN ĐỒ CỦA QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho hộ nông dân, chuyển đổi mô hình và cách thức tổ chức hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, các nông, lâm trường, trạm trại; thực hiện các chương trình quốc gia về nông nghiệp và nông thôn như chương trình 120 (cho vay giải quyết việc làm) chương trình 327 (phủ xanh đất chống, đồi trọc), chương trình 773 (khai phá vùng bãi bồi ven biển)... Kết quả là ngành nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực. Nông nghiệp đã đảm bảo đủ nhu cầu lương thực cho nhu cầu an toàn lương thực,trở thành một trong những thế mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước; đất đã được sử dụng có hiệu quả hơn cả về số lượng lẫn chất lượng khai thác; đời sống nông dân từng bước được cải thiện và nâng cao... Chúng ta có một thuận lợi nữa cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là hiện nay nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế quan hệ với các nước trong khu vực và ngoài thế giới, nên có thể tiếp thu được những kinh nghiệm, những tiến bộ khoa học mới vận dụng vào trong nông nghiệp của mình. Mặt khác hiện nay ở nước ta vai trò của kinh tế hộ ngày càng được khẳng định, nó là đơn vị kinh tế tự chủ, rất năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở nước ta còn gặp rất nhiều trở ngại, thách thức và khó khăn. Khó khăn trước hết là hiện nay nền nông nghiệp nước ta vẫn mang một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ là phổ biến, việc cơ giới hoá thì chậm phát triển, diện tích đất nông nghiệp thì còn manh mún, phân tán, điều kiện đất đai canh tác bình quân trên đầu người còn thấp và đặc biệt ở nông thôn, trình độ về phát triển kinh tế, trình độ về khoa học và công nghệ còn yếu kém và chuyển biến chậm. Vai trò của kinh tế hộ tuy đã được khẳng định, nhưng khả năng về mặt tài chính của họ thì còn rất eo hẹp và nhỏ bé. Trên đây cũng là những khó khăn cơ bản mà nó đã không gây sự kìm hãm nhỏ đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp hiện nay. Khác với nhiều nước trong khu vực, sự phát triển sản xuất ở Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh mức tăng dân số và tỷ lệ đói nghèo cao. Công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi cao còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hệ thống phúc lợi công cộng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các vấn đề xã hội khác còn một khoảng cách xa với yêu cầu. Tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo tuy có xu hướng giảm nhưng mức sống còn rất thấp. Chênh lệch mức sống vật chất và văn hoá giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng ngày càng tăng. Căng thẳng xã hội về nguồn nhân lực dư thừa ngày càng nóng bỏng. Bên cạnh đó, trong nhiều năm chiến lược phát triển kinh tế xã hội chưa chú ý đúng mức tới bảo vệ môi trường, môi trường sống trong lành ở nông thôn cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Rừng núi nghèo kiệt, nguồn nước ngày càng khan hiếm và đang bị ô nhiễm, đất đai bị bào mòn và suy thoái, tài nguyên sinh vật không được bảo tồn, thiên tai thì dồn dập trên diện rộng....v.v. Thị trường trong và ngoài nước thì luôn biến động yêu cầu về nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao mức sống thì ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của kinh tế hộ còn giới hạn. Quá trình mở cửa nền kinh tế tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt rất nhiều những khó khăn về kinh tế - chính trị cho đất nước. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ bùng nổ ở Đông Nam á từ giữa năm 1997 ngày càng nghiêm trọng và lan rộng, chuyển thành khủng hoảng kinh tế, đưa tới sự xáo động về chính trị - xã hội ở một số nước, thậm chí dẫn tới những biến đổi nhất định trong quan hệ quốc tế... Như vậy đứng trước những khó khăn và thử thách này, yêu cầu đã đặt ra đối với chúng ta là cần phải sáng suốt đề ra những định hướng, những giải pháp đúng đắn, kịp thời để khắc phục và đổi mới, tiếp tục đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vững bước tiến lên, giữ vững mục tiêu và quan điểm của Đảng, nhà nước đề ra. CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY Tính tất yếu Xuất phát từ nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp phổ biến sản xuất nhỏ, lạc hậu và đang ở trình độ thấp, đó là cơ sở vật chất, kỹ thuật còn lạc hậu, lao động xã hội đại bộ phận tập trung trong nông nghiệp, nông thôn, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cấp, tự túc và thu nhập của nông dân thấp, đời sống mọi mặt của họ còn hết sức khó khăn. trong khi đó đến nay nhiều nước trên thế giới đã có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá. Nhờ đó năng suất ruộng đất, năng xuất lao động của họ đạt rất cao, tạo sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất lớn đối với một quốc gia cũng như trên toàn thế giới: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ. Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Mặt khác do yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu về nâng cao đời sống con người đó là xã hội càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Như vậy chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới hy vọng đáp ứng được nhu cầu tăng lên thường xuyên đó. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, trước hết là quá trình quốc tế hoá, khu vực hoá các quan hệ kinh tế thế giới, các hoạt động sản xuất thương mại, trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... buộc chúng ta phải đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp để chúng ta có thể tận dụng vốn, khoa học, kỹ thuật kinh nghiệm quản lý nước ngoài vào trong hoàn cảnh thực tiễn vận dụng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta nhằm để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, rơi vào tình trạng "bãi rác công nghiệp" của thế giới, dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lệ thuộc kinh tế nước ngoài...v.v. Như vậy đứng trước những yêu cầu đổi mới đang diễn ra trước mắt ta cần khẳng định trong bối cảnh quốc tế hiện nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển chung của thế giới, trình độ công nghiệp hoá hiện đại hoá biểu hiện trình độ phát triển của xã hội. Vì vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng là con đường đúng đắn mà Đảng ta đã lựa chọn trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của mình, nó là "nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", nó là con đường tất yếu để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và "nguy cơ tụt hậu" xã hơn so với các nước trong khu vực. Nội dung Về vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân, một số ý kiến trong Đại hội Đảng X cho rằng, muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Những nội dung nêu trong Báo cáo chính trị chưa đủ rõ, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. Cần có quy hoạch phát triển vùng cụ thể hơn; có giải pháp mạnh hơn tạo việc làm cho nông dân vùng thiếu đất sản xuất, mở rộng ngành nghề, đào tạo nghề ở nông thôn; đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp. Nên có một bộ riêng chuyên lo về phát triển nông thôn. Có ý kiến đề nghị cần có chính sách đầu tư phù hợp với từng vùng theo quy hoạch hợp lý; đẩy mạnh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Quan tâm đẩy mạnh nhanh quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và tăng cường đầu tư cho nông nghiệp; cho thành lập hợp tác xã cổ phần ở nông thôn; cần hình thành các trung tâm giải quyết việc làm, xây dựng các khu đô thị ở nông thôn. Cần tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, hợp tác xã với quy mô thích hợp; quy hoạch cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái, đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo quy hoạch, có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích chuyển giao công nghệ; quan tâm hơn nữa đến chính sách xã hội, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là một quá trình lâu dài cần được tiến hành theo cách tuần tự, không thể nóng vội, không thể tuỳ tiện. Để thực hiện được quá trình này cần có và thực hiện tốt những chương trình mục tiêu, giải quyết từng vấn đề có liên quan sau: Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp nông thôn trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.doc
Tài liệu liên quan