Trong 6 tháng đầu năm 2009, công ty TNHH Dược phẩm 3A đã điều chỉnh giá sản phẩm tăng từ 3.500 – 24.500 đồng/ hộp và hãng sữa NamYang với thương hiệu XO tăng 10% đối với một số sản phẩm. Theo quy định năm 2009, các hãng sữa nhập khẩu tại Việt Nam không có trách nhiệm phải giải trình các yếu tố cấu thành giá bán.Kết quả điều tra mới công bố của Bộ Tài chính, công thức tính giá bán của nhiều hãng sữa chỉ đơn giản là lấy giá nhập khẩu cộng thêm 40-45% lãi gộp.
Trong khi đó, theo báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội năm 2009, mức chênh lệch giữa giá sữa bột nhập khẩu theo tờ khai hải quan và giá niêm yết của một số loại sữa bột lên tới 220% đến 285%. Cụ thể, loại Enfa Grow A+ của công ty Mead Johnson loại 900 g chênh lệch 242%.Loại Dugro Gold loại 800 g của công ty Dumex chênh lệch 285%.Loại Gain, Pedia Sure của công ty Abbott loại 400 g chênh lệch 220 – 246%. Thấp nhất là loại sữa Milex loại 400 g của công ty Arla Foods chênh lệch 30% nhưng giá bán cũng cao như các loại sữa bột nhập khẩu nêu trên.
Theo kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, giá bán lẻ của sữa nhập khẩu cao hơn 46% so với giá sữa sản xuất trong nước.Cụ thể,giá sữa bột loại 400g của nhãn sữa Dielac Alpha tuỳ theo từng độ tuổi mà có mức dao động từ 58.000- 74.000 đồng/hộp và loại 900g dao động từ 137.000- 148.000 đồng/hộp. Sữa Nestle gấu loại 400g dao động từ 54.000- 65.000 đồng/hộp và loại 900g dao động từ 100.000- 120.000 đồng/hộp.Trong khi đó, với các nhãn sữa nhập ngoại thì thường có mức giá tương đương là từ 230.000 đồng/hộp và 420.000 đồng/hộp trở lên.
21 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình thị trường của sản phẩm sữa bột ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty có uy tín; được cơ quan y tế cấp phép; thành phần dinh dưỡng của sữa cân đối còn hạn sử dụng. Ngoài ra, khi mua sữa, người tiêu dùng nên lấy hóa đơn mua hàng để khi có sự cố xảy ra có thể dễ dàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. Và một điều nữa đối với những gia đình có trẻ nhỏ: Sữa mẹ luôn là nguồn thực phẩm an toàn nhất, nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, không một sản phẩm sữa dù theo công thức nào chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, dễ dung nạp, chứa đầy đủ chất kháng thể giúp trẻ trong 6 tháng đầu đời phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ như sữa mẹ.
2. Tình hình nhập khẩu sữa bột ở Việt Nam
2.1 Các nuớc xuất khẩu sữa nhiều nhất vào Việt Nam
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và khá ổn định trong các ngành thực phẩm tại Việt Nam, với tỷ suất lợi nhuận tương đối cao. So với các nước trong khu vực, các đánh giá của một số công ty nghiên cứu thị trường cũng cho biết thị trường sữa bột Việt Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước. Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, với tốc độ tăng dân số khoảng 1,2%/năm; GDP tăng trưởng 6-8%/năm và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức cao, khoảng 20%,… là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường sữa.
Tuy nhiên, thị trường với tổng giá trị đạt khoảng 10 nghìn tỷ đồng này hiện đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn nhập khẩu. Rất nhiều hãng sữa lớn trên thế giới đã hiện diện trên thị trường với chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng về mẫu mã, giá cả và… chất lượng. Nguồn gốc nhập khẩu chủ yếu từ Tây Ban Nha, New Zealand, Ireland, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Thái Lan, Malaysia,…
Biểu đồ : Kim ngạch nhập khẩu của top 10 nước xuất khẩu sữa nhiều nhất vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2009[].
([]Báo cáo ngành hàng Việt Nam: Sữa – quý 1/2009, Trung tâm thông tin phát triển NNNT – Bộ NN&PTNT.)
Ngoài ra, còn một lượng hàng khác được nhập qua đường hàng xách tay; một số doanh nghiệp cũng nhập khẩu một vài tấn đến vài container đển phân phối bán lẻ, tuy nhiên những dạng kinh doanh này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường.
2.2 Kim ngạch nhập khẩu sữa bột những năm gần đây.
Kim ngạch nhập khẩu sữa bột liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2007 có gần 7,1 triệu hộp sữa bột được nhập khẩu vào Viêt Nam, đến năm 2008 đã tăng thêm 17,3% lên trên 8,3 triệu hộp…"Với sản phẩm sữa bột, chúng ta đang thua ngay chính trên sân nhà của mình. Các nhà chế biến sữa trong nước vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, vì ngành chăn nuôi bò sữa nội địa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến. Lượng sữa tươi trong nước chỉ thỏa mãn 22-25% nhu cầu nguyên liệu", ông Trịnh Quý Phổ, Tổng thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam phát biểu.
Theo khảo sát, ngay cả khi sữa nội và ngoài cùng sản xuất từ một nguồn sữa nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm mác ngoại có xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Giai đoạn từ 2007-2009, sản lượng bán nhóm sữa bột của các hãng sữa nước ngoài chiếm xấp xỉ 70% toàn thị trường. Theo danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu sữa do Tổng cục Hải quan thống kê, năm 2008-2009 có tới 230 doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột thành phẩm và sữa bột nguyên liệu. Mặc dù vậy, trên thực tế chỉ một lượng nhỏ các doanh nghiệp có thể tồn tại và mở rộng thị phần. Riêng Abbott, Dutch Lady, Vinamilk, Dumex, Mead Johnson, Nestlé đã chiếm gần 90% thị phần sữa bột tại Việt Nam.
II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SỮA BỘT Ở NUỚC TA
1. Thống kê tình hình tiêu thụ sữa bột trong những năm qua.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung,trong thời gian qua,đời sống nhân dân đã được cải thiện nhiều,theo đó mức sống cũng như thu nhập bình quân đầu người (GDP) tăng lên,con người ngày càng yêu cầu cao hơn về sức khỏe và dịch vụ. Điều này góp phần không ít trong việc thúc đẩy thị trường sữa Việt Nam nói chung và thị trường sữa bột Việt Nam nói riêng tăng trưởng mạnh , với tốc độ bình quân khoảng 9,06%/năm từ năm 2000 đến nay.
Theo số liệu thống kê của Agroinfo (Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn), tiêu thụ các sản phẩm sữa tính theo đầu nguời tại Việt Nam tăng khá mạnh trong giai đoạn 1997 - 2009, trong đó, đứng đầu là sữa bột nguyên kem, với tốc độ tăng trưởng bình quân 28,9%/năm (từ 0,07 kg/người (1997) lên 4 kg/người (2009). Tiếp đến là sữa không béo, với mức tăng bình quân xấp xỉ 20%/năm.
Cũng theo Vntrades (trang web điện tử về thị trường việt nam) cho biết, tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng bình quân 7,85%/năm, từ 8,09 lít/người năm 2000 lên 14,81 lít/người năm 2008. Giai đoạn 2000 - 2005, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người đã tăng gấp rưỡi. Năm 2008, chỉ tiêu này tiếp tục tăng khoảng 21,2% so với 2005. Quy mô tiêu thụ sữa của toàn thị trường vào năm này đạt 1.257 triệu lít quy đổi.
Dưới đây là bảng số liệu thống kê tình hình tiêu thụ sữa trong những năm qua.
Bảng 1: Mức tiêu thụ sữa trong nước trong một số năm .
(Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)
2000
2005
2006
2007
2008
Dân số(triệu người)
77,63
82
,16
83,08
83,99
84,90
Tiêu thụ sữa nội địa(triệu lít quy đổi)
628
1004
1056
1239
1257
Tiêu thụ bình quân(lít/người/năm)
8,09
12,22
12,71
14,75
14,81
Bảng 2: Mức tăng trưởng tiêu thụ sữa trong nước các giai đoạn.
(Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)
Tốc độ tăng trưởng
Đơn vị
2001-2005
2006-2008
2001-2008
Tiêu thụ sữa
%/năm
9,84
7,79
9,06
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người
%/năm
8,60
6,62
7,85
2. Sự tăng truởng về tiêu thụ sữa bột ở nuớc ta
Về thực trạng,thị trường Việt Nam với hơn 86 triệu dân, tỉ lệ tăng hàng năm vào khoảng 1,2% nên mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, với mức tăng GDP khoảng 6-8% mỗi năm và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mức tương đối cao (khoảng 20%) sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành sữa bột.
Hơn nữa, như thống kê ở bảng trên, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2008 là 14,8 lít/người/năm,và có sự tăng trưởng khá mạnh,song chỉ so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công thương thì,tiêu thụ sữa ở Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực và trên thế giới như Thuỵ Sỹ 140 lít/người/năm, Hà Lan 120 lít/người/năm,… nên nhu cầu về sữa và tiềm năng của thị trường sữa ,đặc biệt là sữa bột còn rất lớn.
Hiện nay,cơ cấu tiêu dùng đang có nhiều thay đổi. Năm 2002 sữa bột chiếm khoảng 25% tổng khối lượng sữa tiêu thụ trong nước, nay chỉ còn khoảng 21%.
3. Tình hình phân bố những nơi tiêu thụ sữa ở nuớc ta
Mặt khác,sữa bột hiện nay được tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu vực thành thị có kinh tế phát triển, còn tại các vùng nông thôn thì rất thấp. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng thì người dân thành thị sử dụng lượng sữa bột bình quân hàng năm nhiều gấp 4 lần người dân nông thôn. Các vùng nông thôn càng nghèo, càng xa thì cơ hội được dùng, các sản phẩm sữa càng ít. Ngay ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ sữa bột của các xã nghèo chỉ bằng một phần năm mức tiêu thụ sữa bột ở xã không nghèo. Trong tương lai khi mức thu nhập bình quân tăng lên thì mức tiêu thụ sữa cũng sẽ gia tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn.
4. Tình hình tiêu thụ sữa ở nuớc ta sau vụ việc phát hiện Melamine ở trong một số sản phẩm sữa bột.
Điểm lại trong giai đoạn vừa qua,tình hình tiêu thụ sữa bột tại Việt Nam cũng gặp nhiều biến động. Đáng chú ý hơn cả là việc phát hiện Melamine- một loại hóa chất hữu cơ,gây hại cho sức khỏe, được thêm vào các loại sữa bột nhầm tăng thêm thể tích, vào khoảng cuối năm 2008. Phát hiện này đã khiến việc tiêu thụ sữa bột bị sụt giảm một cách đáng kể. Ngoài ra,sự biến động của giá sữa trong giai đoạn vừa qua,tăng lên rất nhiều,đặc biệt là sữa ngoại,đã ảnh hưởng không ít đến mức tiêu thụ. Hơn nữa,hiện nay,các công ty sữa ngày càng tăng cường hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, với rất nhiều mẫu mã,thêm vào đó là hàng loạt các câu dẫn như :đảm bảo chất lượng,có bổ sung thêm nhiều dưỡng chất,v.v…như một phương thức để thu hút người tiêu dùng,góp phần tăng mức tiêu thụ.
Như vậy,có thể thấy,để thúc đẩy tình hình tiêu thụ sữa bột ở thị trường Việt Nam tăng lên,đòi hỏi các cấp chính quyền cũng như các công ty sữa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có những biện pháp xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, cũng cần có các biện pháp ổn định thị trường,bình ổn giá cả,nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như trấn áp tâm lý người dân khi có biến động sai lệch. Không chỉ vậy,người tiêu dùng cũng cần phải nắm bắt thông tin chính xác,không lệch lạc tâm lý trước những biến động không có cơ sở,tăng cường sử dụng hàng việt như một cách để thể hiện lòng yêu nước của mình... Có như vậy mới có thể thúc đẩy thị trường sữa bột Việt Nam phát triển mạnh hơn trong tương lai.
III. TÌNH HÌNH GIÁ CẢ SỮA BỘT TRONG NHỮNG NĂM QUA
Sự biến động giá cả trong những năm 2007-2011
Mức giá bình quân trên toàn thị trường của nhóm sản phẩm sữa bột, đặc biệt là sữa bột dành cho trẻ em liên tục tăng trong thời gian qua.
1.1 Giai đoạn 2007-2008
Năm 2007, mức giá bình quân chung của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường là 155,729 triệu đồng/tấn. Năm 2008 mức giá này tăng lên 187,956 triệu đồng/tấn, tăng 20,7% so với năm 2007. Trong 8 tháng đầu năm 2008, mức giá bình quân của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường là 197,065 triệu đồng/tấn, tăng 4,8% so với năm 2008 và 26,5% so với năm 2007. Như vậy chỉ sau hai năm mức giá bình quân chung của nhóm sản phẩm sữa bột đã tăng gần 30%.
Đồ thị :Đường trung bình giá của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường các năm.
Đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên thị trường đã có nhiều đợt tăng giá trong các tháng từ 1 đến 7/2008. Cụ thể, Công ty TNHH 3A phân phối sữa bột của hãng Abott tăng 3 đợt, mỗi đợt bình quân khoảng 4 -7,8%. Công ty Thực phẩm dinh dưỡng Việt Nam phân phối sữa bột của hãng Dumex có 31 sản phẩm tăng từ 3 – 21% trong khi Dutch Lady Việt Nam tăng 6 – 10% cho nhóm hàng sữa bột Cô gái Hà Lan, sữa Anpha tăng 9 – 10%.
1.2 Giai đoạn 2009
Trong 6 tháng đầu năm 2009, công ty TNHH Dược phẩm 3A đã điều chỉnh giá sản phẩm tăng từ 3.500 – 24.500 đồng/ hộp và hãng sữa NamYang với thương hiệu XO tăng 10% đối với một số sản phẩm. Theo quy định năm 2009, các hãng sữa nhập khẩu tại Việt Nam không có trách nhiệm phải giải trình các yếu tố cấu thành giá bán.Kết quả điều tra mới công bố của Bộ Tài chính, công thức tính giá bán của nhiều hãng sữa chỉ đơn giản là lấy giá nhập khẩu cộng thêm 40-45% lãi gộp.
Trong khi đó, theo báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội năm 2009, mức chênh lệch giữa giá sữa bột nhập khẩu theo tờ khai hải quan và giá niêm yết của một số loại sữa bột lên tới 220% đến 285%. Cụ thể, loại Enfa Grow A+ của công ty Mead Johnson loại 900 g chênh lệch 242%.Loại Dugro Gold loại 800 g của công ty Dumex chênh lệch 285%.Loại Gain, Pedia Sure của công ty Abbott loại 400 g chênh lệch 220 – 246%. Thấp nhất là loại sữa Milex loại 400 g của công ty Arla Foods chênh lệch 30% nhưng giá bán cũng cao như các loại sữa bột nhập khẩu nêu trên.
Theo kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, giá bán lẻ của sữa nhập khẩu cao hơn 46% so với giá sữa sản xuất trong nước.Cụ thể,giá sữa bột loại 400g của nhãn sữa Dielac Alpha tuỳ theo từng độ tuổi mà có mức dao động từ 58.000- 74.000 đồng/hộp và loại 900g dao động từ 137.000- 148.000 đồng/hộp. Sữa Nestle gấu loại 400g dao động từ 54.000- 65.000 đồng/hộp và loại 900g dao động từ 100.000- 120.000 đồng/hộp.Trong khi đó, với các nhãn sữa nhập ngoại thì thường có mức giá tương đương là từ 230.000 đồng/hộp và 420.000 đồng/hộp trở lên.
Thực tế, qua khảo sát của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương), sữa Friso bán tại Việt Nam cao hơn trung bình 50- 60%, thậm chí có cửa hàng bán cao hơn 80% so với sản phẩm cùng loại tại Malaysia. Mặc dù sữa Friso tại Malaysia là sản phẩm nhập khẩu, chịu nhiều khoản thuế, chi phí vận chuyển. Trong khi loại sữa Friso này được ngay tại nhà máy ở Hà Nam và Bình Dương, Việt Nam. Kết quả thanh tra cuối năm 2009 của Bộ tài chính cho thấy giá sữa thường được đẩy lên gấp 2 lần giá vốn.Mức chênh lệch giữa giá bán và giá nhập khẩu C&F từ 101% đến 211%.
Ví dụ, Enfagrow 1,8 kg nhập khẩu 198.559 đồng/hộp, bán ra hơn 402.000 đồng/hộp; Enfagrow 900g nhập khẩu hơn 108.000 đồng, bán ra hơn 220.000 đồng/hộp
Phân tích về cơ cấu giá sữa trong đợt kiểm tra giá sữa cuối tháng 12/2009, Đoàn thanh tra của Bộ tài chính cho rằng điều dễ nhận thấy là chi phí quảng cáo, tiếp thị đã quá cao. Điều này có nghĩa: Trong khoản tiền mua sữa thì phần phải trả cho quảng cáo là rất lớn. Như vậy là người dân đã phải chi trả quá nhiều tiền cho quảng cáo và một phần cho chất lượng sữa.
1.3 Giai đoạn 2010
Bước vào đầu năm 2010, giá sữa bột nhập khẩu đã tăng từ 7%-10%.Đấy là chưa kể thời điểm cuối năm 2009, giá sữa đã tăng từ 10%-15%.
Lý giải về giá sữa tại sao tăng cao và tăng liên tục qua các năm vừa qua, đại diện các Công ty Frieland campia (Cô gái Hà Lan); Mead Johnson, Abbott Việt Nam... cho biết, đó là do VND mất giá so với USD, dẫn đến giá bán sữa bằng tiền Việt tăng.Bên cạnh đó các chi phí như điện nước, xăng dầu đều tăng giá, dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng đội giá sữa lên. Tuy nhiên đây chỉ là lý giải của các doanh nghiệp sữa có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước không đồng tình với tất cả những lý do trên.Trao đổi với các cơ quan chức năng, như Cục quản lý giá, Cục quản lý cạnh tranh tất cả đều thừa nhận hiện nay giá sữa bột nhập khẩu có mức cao bất hợp lý. Khảo sát của Bộ Công thương thông qua các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cho thấy giá sữa bột nhập khẩu tại Việt Nam cao hơn từ 20% đến 150% so với các thị trường khác. Cụ thể, sữa Ensure Gold của Abbott cao hơn mặt hàng cùng loại ở Thái Lan 20 - 30%, Enfa Grow 3A+ của Mead Johnson cao hơn Thái Lan 60%, Dumex Dugro 1, 2, 3 cao hơn Thái Lan, Malaysia, Indonexia từ 100 đến 150%. Việt Nam có khoảng 72% lượng sữa bột nguyên liệu phải nhập khẩu, trong khi đó một số công ty nước ngoài độc quyền phân phối sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam dẫn đến có điều kiện nâng giá lên cao.
Bên cạnh đó hiện các công ty lớn là Abbott, Mead Johnson, Frieland Campia, Dumex, Meiji chiếm tới gần 90% thị phần. Các doanh nghiệp này có hệ thống phân phối rộng khắp, có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, đã trở thành rào cản ngăn chặn các doanh nghiệp khác thâm nhập thị trường và điều này tạo cơ hội cho họ có điều kiện nâng giá.
Khảo sát của VnExpress.net tại các đại lý sữa ở phố Hàng Buồm (Hà Nội) cũng cho thấy nhiều mặt hàng sữa đã bắt đầu niêm yết giá bán mới, tăng 9-10% so với trước. Trong đó hãng Abbott tăng 9% đối với nhãn Ensure, Ensure Gold. Chẳng hạn, hộp loại 900 gram tăng từ 430.000 đồng lên 471.000 đồng.Loại 400 gram có giá bán mới 230.000 đồng thay cho mức cũ 218.000 đồng, mỗi hộp. Hồi đầu tháng 8/2010, Abbott đã một lần điều chỉnh giá bán mới, tăng 7% đối với các dòng sản phẩm Similac Eye-Q Plus, Similac Gain Eye-Q Plus và Gain Plus Eye-Q Plus.
Tuy nhiên, không phải hãng sữa nào cũng tranh thủ tăng giá trước thời điểm Thông tư 122 của Bộ Tài chính về việc đăng ký bán các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op Mart thì cho biết mới nhận được thông báo cam kết giữ giá đến hết năm từ hãng Mead Johnson.Hãng sữa nội địa Hancofood ,Vinamilk cũng khẳng định không tăng giá sữa đến hết năm.
Trao đổi với VnExpress.net, Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính - Nguyễn Tiến Thỏa cho biết theo quy định từ 1/10/2010, các doanh nghiệp phải đăng ký giá bán đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong bảng đăng ký giá, doanh nghiệp phải giải thích rõ cơ cấu giá bán, chi phí, quy trình bán sản phẩm ra thị trường.
Cụ thể, giá sữa Anmum dành cho thai phụ, nhập khẩu từ New Zealand tăng 10% từ ngày 1/9. Trong đó, sữa hộp loại 400 gram có giá bán mới 134.000 đồng, thay cho mức 125.000 đồng cũ. Sữa hộp loại 900 gram tăng từ 225.000 đồng lên mức 240.000 đồng, mỗi hộp.
1.4 Giai đoạn 2011
Từ đầu năm 2011 đến ngày 25/2/2011, giá nhiều mặt hàng sữa kể cả nhập khẩu và sữa nội đều cùng điều chỉnh tăng giá. Hơn nữa, thông tin sẽ có hãng sữa sẽ tăng giá từ 1/3/2011, làm thị trường lại tiếp tục nóng nên, gia đình có con nhỏ đổ xô đi mua sữa tích trữ, các cửa hàng nhân cơ hội đó tự nâng giá vô tội vạ trước khi giá chính thức áp dụng, gây nhiều bất ổn. Thực tế, Vinamilk là công ty mở màn điều chỉnh giá đầu tiên trong năm 2011, với việc tăng giá sữa bột các loại lên trung bình 12% kể từ ngày 1/1/2011. Tiếp theo đó, Mead Johnson điều chỉnh giá các sản phẩm Enfagrow, Enfakid khoảng 7-8% từ ngày 10/1/2011. Bước sang tháng 2, Friso điều chỉnh giá hầu hết các sản phẩm sữa Friso từ 5-10% (từ ngày 8/2/2011). Hãng Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) cũng đã “nhanh chân” tăng giá hầu hết các sản phẩm sữa bột từ 13-15% (áp dụng từ ngày 8/2/2011).
Thêm nữa, thị trường sữa lại “phát sốt” khi từ ngày 1/3/2011, Công ty 3A công bố sẽ điều chỉnh giá báncác sản phẩm sữa của Abbott khoảng 12% để bù đắp cho sự tăng của tỷ giá ngoại tệ và chi phí tài chính, do sự điều chỉnh tỉ giá đồng Việt Nam và đô la Mỹ trong thời gian qua. Giá bán của Abbott cho công ty 3A tính theo đô la Mỹ là không thay đổi. Các mặt hàng của Abbott đều là các mặt hàng nhập khẩu nguyên lon từ Châu Âu, Hoa Kỳ và Singapore. Ngoài ra, do từ ngày 1/1/2011, nhà nước tăng thuế nhập khẩu từ 5% lên 10% với các sản phẩm sữa từ châu Âu và Hoa Kỳ, bao gồm cả các sản phẩm dinh dưỡng y học cho bệnh nhân như Ensure và Glucerna, do đó giá bán các sản phẩm này phải điều chỉnh cộng cả 2 mức tỷ giá ngoại tệ tăng và thuế nhập khẩu tăng là khoảng 17%. Với một số sản phẩm sữa cho trẻ nhỏ thuộc dòng SmartChoice, bao gồm Similac, Similac Gain và Gain IQ, Công ty 3A thông báo bù lỗ để chỉ điều chỉnh giá khoảng 5%, chỉ đủ bù đắp cho thuế nhập khẩu tăng, nhằm hỗ trợ cho người tiêu dùng có thể sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng tiên tiến của Abbot. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái liên tục 2 lần trong 6 tháng: tháng 8/2010 (khoảng 3%) và 11/2/2011 (tới 9,3%), ảnh hưởng lớn đối với hàng hóa nhập khẩu. Dù trước ngày 11/2/2011, tỷ giá chính thức của Vietcombank vẫn là 19.500 đ/1USD nhưng thực tế từ tháng 10/2010, hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu đều phải mua USD ngân hàng với tỷ giá gần như giá của thị trường chợ đen (khoảng 21.000-21.500 đ/USD) do Ngân hàng áp thêm các khoản phí chuyển đổi ngoại tệ, theo đó việc tăng giá của các hàng hóa nhập khẩu là không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, việc Chính phủ tăng thuế nhập khẩu sữa, bao gồm cả các loại dinh dưỡng y học của các nước không thuộc ASEAN (như Mỹ và châu Âu) thêm 5% (từ mức 5% lên 10%) bắt đầu từ ngày 1/1/2011 càng làm ảnh hưởng đến giá cả các loại sữa nhập khẩu. Theo ý kiến một số chuyên gia, nếu Chính phủ xem xét bỏ việc tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như sữa cho trẻ em, nhất là các sản phẩm dinh dưỡng y học cho bệnh nhân sẽ giúp phần giảm bớt được sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Hơn nữa, các cơ quan quản lý thị trường cũng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát để các cửa hàng sữa phải bán theo giá niêm yết, không được “tát nước theo mưa”, nâng giá vô tội vạ như hiện nay. Mặt khác, trả lời trên một số phương tiện thông tin đại chúng, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính cho biết, hiện đã kiến nghị đơn vị quản lý thị trường của các địa phương rà soát việc tăng giá sữa của các doanh nghiệp. Tại Thông tư 122/2010/TT-BTC có quy định rõ, sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi phải được các nhà sản xuất, các công ty nhập khẩu kê khai, đăng ký giá bán với cơ quan chức năng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời, mức giá đó sẽ được niêm yết và công khai thông tin tại các đại lý. Tuy nhiên, hiện ở đa số các điểm bán sữa, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đều không có bảng giá niêm yết.
Theo đó, để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng cũng nên tham khảo bảng giá niêm yết tại các cửa hàng, đại lý mua sữa hoặc yêu cầu họ cho xem bảng giá để tránh tình trạng phải mua hàng với giá quá đắt.
Những nhân tố ảnh hưởng đến giá sữa
2.1 Chi phí sản xuất kinh doanh
2.1.1 Đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất
Yếu tố khoa học công nghệ không những đảm bảo cho sự phát triển mà còn tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, khi mà trình độ khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, các doanh nghệp lại có thêm nhiều cơ hội để đẩy mạnh nâng cao hệ thống khoa học kỹ thuật, dây chuyền sản xuất của mình. Nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,…, từ đó mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị kỹ thuật đó đều nhập từ nước ngoài, cộng với mức thuế đánh vào các mặt hàng này khá cao nên chi phí bỏ ra để nâng cao hệ thống khoa học kỹ thuật và dây chuyền sản xuất ở các doanh nghiệp là rất lớn. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng giá sữa.
2.1.2 Chi phí nguyên liệu đầu vào
Việc chế biến sữa bột ở nước ta hiện nay vẫn còn rất hạn chế, nguyên liệu bột sữa 100% nhập khẩu từ nước ngoài, sữa tươi và đường đa số là sử dụng nguồn trong nước. Mà hiện nay giá đồng tiền Việt Nam đang tụt giá trong khi đó giá USD lại tăng nên giá bán của sữa bột cũng theo đó tăng lên.
Sữa bột được nhập khẩu chủ yếu từ Châu Âu, New zealand, Mỹ, Australia,…Việc phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đã khiến các công ty sản xuất sữa gặp nhiều khó khăn, bởi trong giai đoạn 2007-2009 giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh rồi giảm đột ngột với biến động rất khó biết trước.
Mặt khác, do thuế nhập khẩu ở nước ta cao hơn nhiều lần so với các nước khác trên thế giới , gây một sức ép khá lớn lên các doanh nghiệp, do đó muốn không bị thua lỗ các doanh nghiệp phải tiến hành nâng giá bán lên.
Bảng 3: Danh sách và tỉ lệ phần trăm về sản lượng nhập khẩu mặt hàng sữa bột nguyên liệu của một số doanh nghiệp các năm 2007, 2008 và 8 tháng đầu năm 2009.
(Thống kê và xử lý theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.)
TT
Tên doanh nghiệp
Đơn vị
2007
2008
8/2009
1
Công ty CP Sữa Việt Nam- Vinamilk
%
55,8
52,9
46,4
2
Công ty TNHH FrieslandCampina
%
29,7
34,0
29,8
3
Công ty CP Sửa Hà Nội
%
1,5
2,2
1,5
4
Công ty CP TP-DD Đồng Tâm
%
0,2
0,1
1,2
5
Công ty TNHH Nestle Việt Nam
%
2,5
3,8
1,1
6
Công ty Cp Đại Tân Việt
%
7,2
1,9
9,9
7
Công ty TNHH Thế Hệ Mới
%
1,8
1,6
3,2
8
Công ty TNHH Than An
%
1,0
1,8
2,9
9
Công ty TNHH TM và CNTP Hoàng Lâm
%
0,1
0,7
2,4
10
Công ty TNHH DT-PT-NN Hà Nội
%
0,0
0,9
1,6
2.1.3 Chi phí bán hàng
Kết quả thanh tra cho thấy, chi phí bán hàng là khoảng chi phí chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong giá sữa, từ 5%-27% giá vốn, trong đó chi phí quảng cáo, khuyến mại lớn từ 1%-19,2% . Trong khi đó, thương hiệu uy tín của ngành hàng sữa bột được hình thành chủ yếu từ quảng cáo. Có thể thấy mức độ dày đặc của quảng cáo sữa trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Doanh nghiệp có chi phí quảng cáo ở mức cao hơn mức khống chế ( theo quy định chi phí quảng cáo cho phép ở mức 10%) là Công ty Dutch Lady (19,2%), Vinamilk (12,9%) cũng có khả năng đẩy giá sữa lên cao.
2.2 Uy tín và chất luợng sản phẩm
Nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán sản phẩm sữa bột. Trên thực tế, sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo, uy tín, tạo được lòng tin cho người tiêu dùng thì sẽ cho phép doanh nghiệp có thể định giá bán cao mà không gây ra những phản ứng từ phía người tiêu dùng. Hiện nay những sản phẩm sữa Dielac- Vinamilk, Abbott có chất lượng quốc tế. Đây là điều bắt buộc với sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em và là quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam. Với một sản phẩm giá nội nhưng chất lượng được chấp nhận ở các quốc gia Châu Âu, Trung Đông….thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể tin cậy lực chọn.
2.3 Nhu cầu, tâm lý tiêu dùng các sản phẩm sữa
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn địn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế , người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ và sử dụng các sản phẩm sữa bột nhiều hơn. Theo báo cáo của TNS Worldpanel Việt Nam về thị trường sữa Việt Nam năm 2007, sữa bột chiếm 7% giá thị trường.
Bên cạnh đó các yếu tố cấu thành giá sản phẩm sữa bột thì thị hiếu, tâm lý gắn liền giữa giá bán với chất lượng sản phẩm, xu hướng chọn mua loại đắt nhất có thể của người tiêu dùng cũng góp phần làm tăng giá sản phẩm sữa bột. Người tiêu dùng khi quyết định mua sữa, họ sẽ đứng trước sự lựa chọn và luôn tự đặt câu hỏi: loại sữa nào tốt, loại nào đảm bảo, giá nào phù hợp, nên mua sữa nội hay ngoại,…? Vì vậy, khi định giá bán, các công ty sữa phải tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng về khách hàng mục tiêu của sản phẩm, đảm bảo sự thích ứng giữa giá cả sản phẩm và khả năng chấp nhận của khách hàng, ngoài ra cần tính toán những tác động vào tâm lý và phản ứng của khách hàng.
2.4 Giá của đối thủ cạnh tranh
Thị trường sữa bột việt nam hiện nay rất náo nhi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh hinh thi truong sua bot o Viet Nam.doc