Tiểu luận Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay

Trong năm 2008 các đối tác đầu tư có sự đa dạng hơn về sự lựa chọn địa điểm đặt dự án đầu tư ,bên cạnh những địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì ngồn vố FDI có sự chuyển dịch sang địa bàn thuộc các tỉnh Duyên Hải Miền Trung và các tỉnh thuộc ĐBSCL.Doanh thu các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 50,55 tỉ USD tăng 24,4% so với năm 2007 trong đó giái trị xuất khẩu các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỉ USD chiếm 45%tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước,tuy nhiên khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất với 28,458 tỉ USD nên do đó khối doanh nghiệp FDI vẫn là khối nhập siêu trong năm 2008 với tổng kim ngạch nhập siêu 4 tỉ USD chiếm 25% thâm hụt thương mại của nước ta trong năm 2008.Trong năm 2008 khối doanh nghiệp FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước1,982 tỉ USD tăng 25,8% so với năm 2007 ,khối doanh nghiệo FDI cung tạo nên 200 nghìn việc làm nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào tháng 12/1987. Qua hơn 15 năm kể từ khi ban hành , hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nướcNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước”. Thật vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1.Khái niệm: Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế Trang 177-178 Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới ( WTO) thì:Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế Trang 177-178 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này” Luật doanh nghiệp 2005 Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”. 1.2.Các đặc điểm của FDI: Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế Trang 178-179 - Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định cuả dự án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định. - Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. - Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có. - FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau. 1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế Trang 186-189 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau: -Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh - Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: -Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài -Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). 1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của thương mại quốc tế. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới, Tìm kiếm thị trường, giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi nhuận cao. -Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất, - Sử dụng yếu tố,Sử dụng nguyên liệu,Sử dụng công nghệ nước ngoài,. 2. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1.Tác động của FDI đến Việt Nam Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế Trang 179-181 Trong hơn 20 năm qua, FDI đã có những ảnh hưởng rõ nét và quan trọng tới nhiều mặt của đất nứoc ta. Tuy nhiên, bất cứ vấn đề nào cũng có tính 2 mặt của nó, tích cực và tiêu cực a, Mặt tích cực: -FDI góp phần giải quyết các vấn đề liên quan tới vốn đầu tư để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng cao và bền vững,góp phần nâng cao năng lực quản lý, tiếp thu công nghệ, trình độ tay nghề cho người lao động, thúc đẩy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện và đổi mới các hệ thống giáo dục và đào tạo để nân cao trình độ tay nghề cho người lao động phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. - FDI là một nhân tố tích cực cho công cuộc CNH,HĐH ở nước ta có hiệu quả: đối với một nước có trình độ phát triển chưa cao, thu nhập thấp thì nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng - - FDI lại gắn với thương mại, thúc đẩy ngoại thương cũng như quan hệ ngoại giao đối với nhiều nước trên thế giới.. FDI giúp mở cửa thị trường xuất khâu, tạo điều kiện cho các sản phẩm nước ta ngày càng đạt đến chuẩn quốc tế. b, Mặt tiêu cực: - FDI gây bất bình đẳng và phân tầng xã hội - Góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường - “Bóc chết” các doanh nghiệp trong nước - Khánh kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên cần nhận thấy rằng những tác động tiêu cực của FDI không phải là thuộc tính riêng của FDI và chúng thường là hệ quả của các chính sách và chất lượng quản lý kinh tế của nhà nước đã tạo kẽ hở, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng khai thác và lợi dụng 2.2. Tình hình FDI ở Việt Nam: 2.2.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1998 đến năm 2008. FDI theo ngành thời kỳ 1998-2007 STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện I Công nghiệp và xây dựng 5,348 44,784,367,541 19,111,177,100 21,250,062,971 CN dầu khí 36 2,146,011,815 1,789,011,815 5,828,865,303 CN nhẹ 2289 12,151,951,867 5,526,964,816 3,665,337,494 CN nặng 2307 22,595,924,916 8,664,260,599 7,331,881,749 CN thực phẩm 295 3,455,986,533 1,533,323,940 2,203,981,216 Xây dựng 421 4,434,492,410 1,597,615,930 2,219,997,209 II Nông, lâm nghiệp 903 4,246,675,825 1,979,672,763 2,081,771,352 Nông-Lâm nghiệp 778 3,875,557,666 1,804,338,882 1,913,735,851 Thủy sản 125 371,118,159 175,333,881 168,035,501 III Dịch vụ 1,807 23,827,975,362 10,429,567,303 7,628,592,930 Dịch vụ 896 2,114,197,936 916,675,100 444,916,320 GTVT-Bu điện 203 4,274,047,923 2,743,987,098 737,698,632 Khách sạn-Du lịch 213 5,544,752,832 2,313,006,024 2,509,336,180 Tài chính-Ngân hàng 64 840,150,000 777,395,000 762,870,077 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 264 1,192,733,662 532,797,694 403,261,809 XD Khu đô thị mới 8 3,227,764,672 894,920,500 282,984,598 XD Văn phòng-Căn hộ 134 5,483,303,791 1,822,841,290 1,907,957,984 XD hạ tầng KCX-KCN 25 1,151,024,546 427,944,597 579,567,330 Tổng số 8,058 72,859,018,728 31,520,417,166 30,960,427,253 FDI theo hoạt động đầu tư Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện 100% vốn nớc ngoài 6223 44,866,635,414 18,411,831,460 12,519,392,237 Liên doanh 1570 22,307,793,372 8,511,428,929 11,573,461,672 Hợp đồng hợp tác KD 217 4,494,300,995 4,043,638,166 6,351,274,259 Công ty cổ phần 43 652,155,947 323,030,611 370,761,085 Hợp đồng BOT,BT,BTO 4 440,125,000 147,530,000 71,800,000 Công ty Mẹ - Con 1 98,008,000 82,958,000 73,738,000 Tổng số 8,058 72,859,018,728 31,520,417,166 30,960,427,253 FDI theo quốc gia STT Nuớc, vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện 1 Hàn Quốc 1635 11,031,981,480 4,485,860,828 2,946,299,316 2 Singapore 525 9,653,969,313 3,484,068,443 4,068,670,960 3 Đài Loan 1719 9,221,386,272 4,097,010,451 3,172,661,393 4 Nhật Bản 891 8,718,148,784 3,719,730,419 5,212,104,693 5 Hồng Kông 424 5,594,155,834 2,071,628,804 2,326,116,755 6 BritishVirginIslands 319 4,649,089,348 1,785,379,278 1,443,541,373 7 Hoa Kỳ 354 2,598,399,428 1,312,510,106 784,685,807 8 Hà Lan 81 2,562,037,747 1,466,201,843 2,241,936,514 9 Pháp 190 2,396,201,335 1,450,237,390 1,152,943,846 10 Malaysia 230 1,819,421,518 849,355,234 1,136,165,492 FDI theo địa phương STT Địa phơng Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện 1 TP Hồ Chí Minh 2363 15,601,546,370 6,760,989,601 6,598,373,503 2 Hà Nội 915 11,115,836,459 4,608,947,722 3,941,643,870 3 Đồng Nai 861 10,040,979,826 4,069,691,164 4,224,935,132 4 Bình Dơng 1457 7,138,877,382 3,088,696,055 2,095,455,157 5 Bà Rịa-Vũng Tàu 158 6,078,149,896 2,396,533,861 1,354,919,334 6 Hải Phòng 257 2,496,880,521 1,064,484,790 1,277,583,463 7 Dầu khí 34 2,101,961,815 1,744,961,815 5,828,865,303 8 Hải Dơng 155 1,637,289,555 619,120,453 438,120,480 9 Đà Nẵng 103 1,345,395,789 505,516,457 185,866,590 10 Hà Tây 71 1,305,025,048 469,297,849 218,528,786 Nguồn: Cục Đầu tư nuớc ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu t ư . 2.2.2 Vấn đề thu hút FDI trong những năm gần đây Sau khi việt nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mai quốc tế (WTO) đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có sự vượt bậc,Trong 3 năm 2007-2009 FDI đã tăng mạnh mẽ cả vốn thực hiện và vốn điều lệ.Tính từ 2007-2009 Việt Nam thu hút 4098 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đạt 114,15 tỉ USD cao hơn gần 4 ,5 lần so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 2006-2010 Tạp chí đầu tư nước ngoài số 43,44 /2010 Trang 1-2 2.2.2.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008 Tạp chí kinh tế và dự báo ,Số 2/2009 Trang 18-19 Theo bộ kế hoạch và đầu tư vốn ĐTNN đăng ký trong năm2008 đạt 64 tỉ USD, đây là mức tăng trưởng kỷ lục từ trước đến nay,tăng gấp 3 lần so với năm 2007.Tổng số vốn giải ngân năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỉ USD tăng 43,2 % so với năm 2007 vượt kế hoạch đề ra (10 tỉ USD) Tổng số dự án đầu tư cấp mới vào Việt Nam năm 2008 là 1171 dự án với số vốn đăng ký đạt 60,217 tỉ USD tăng 222 % so vớ năm 2007.Trong năm 2008 số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 3,74 tỉ USD,bình quân vốn đăng ký đạt 51,47 triệu USD/dự án.Trong năm 2008 vốn đăng ký mới chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 572 dự án với tổng số vốn đăng ký là 32,62 tỉ USD chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% số vốn đầ tư đăng ký, lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng số vốn đăng ký 27,4 tỉ USD chiếm 47,3% về số dự án và 45,5% về vốn đầu tư đăng ký,còn lại thuộc về nhóm nghành Nông-Lâm –Ngư.Các dự án FDI trong năm 2008 thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài(882 dự án vốn đăng ký 31,16 tỉ USD) chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng ký ,số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỉ USD chiếm 18,2% số dự án và 45,1% về vốn đăng ký,còn lại là các dự án theo hình thức khác. Năm 2008 có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam,trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký vốn đầu tư trên 1 tỉ USD.Malayxia dứng đầu với 55 dự án vốn đăng ký 14,9 tỉ USD chiếm 4,7 % về số dự án và chiếm 24,8% về vốn đăng ký, Đài Loan đứng thứ 2 với 132 dự án vốn đăng ký 8,64 tỉ USD chiêm 11,3% về số dự án và 14,3% vốn đầu tư đăng ký ,Nhật Bản đứng thứ 3 có 105 dự án với vốn đầu tư 7,28 tỉ USD chiếm 9,0% số dự án và 12,1% vốn đầu tư đăng ký,Singgapore đứng thứ 4 có 101 dự án vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỉ USD chiếm 8,6 % số dự án và 7,4% số vốn đầu tư đăng ký,Brunây đứng thứ 5 có 19 dự án vốn đầu tư 4,4 tỉ USD chiếm 7,3% vốn đăng ký Trong năm 2008 các đối tác đầu tư có sự đa dạng hơn về sự lựa chọn địa điểm đặt dự án đầu tư ,bên cạnh những địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì ngồn vố FDI có sự chuyển dịch sang địa bàn thuộc các tỉnh Duyên Hải Miền Trung và các tỉnh thuộc ĐBSCL.Doanh thu các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 50,55 tỉ USD tăng 24,4% so với năm 2007 trong đó giái trị xuất khẩu các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỉ USD chiếm 45%tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước,tuy nhiên khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất với 28,458 tỉ USD nên do đó khối doanh nghiệp FDI vẫn là khối nhập siêu trong năm 2008 với tổng kim ngạch nhập siêu 4 tỉ USD chiếm 25% thâm hụt thương mại của nước ta trong năm 2008.Trong năm 2008 khối doanh nghiệp FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước1,982 tỉ USD tăng 25,8% so với năm 2007 ,khối doanh nghiệo FDI cung tạo nên 200 nghìn việc làm nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người 2.2.2.2 .Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài năm 2009 Tạp chí kinh tế và dự báo số 1/2010 trang 19-20 Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên các nhà ĐTNN đã đăng ký dầu tư vào Việt Nam 21,48 tỉ USD bằng 30% so với năm 2008 trong đó vốn thực hiện đạt 10 tỉ USD đạt 87% so với năm 2008.Tổng lượng xuất khẩu của FDI năm 2009 đạt 29,9 tỉ USD bằng 86,6% so với năm 2008,chiếm 52,7% so với cả nước.Trong năm 2009 khu vực ĐTNN suất siêu 5,03 tỉ USD trong khi cả nước nhập siêu 12 tỉ USD. Đối với nhà đầu tư Việt Nam là điểm đến an toàn vì vậy năm 2009 có 215 dự án đăng ký vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký tăng thêm5,13 tỉ USD bằng 98,3% so với năm 2008 Các ngành thu hút vốn đầu tư chủ yếu: -Dịch vụ lưu trú và ăn uống:8,8 tỉ USD -Kinh doanh bất động sản :7,6 tỉ USD -Công nghiệp chế biến và chế tạo:2,97 tỉ USD Vốn FDI tich luỹ đến ngày 15-12-2009 cả nước có 10897 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng ký là 177,1 tỉ USD Hiện nay đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, Đài Loan là nhà đầu tư số 1 với 2015 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng ký 21,3 tỉ USD,Hàn Quốc đứng thứ 2 với 2307 dự án còn hiệu lực với số vốn 20,5 tỉ USD tiếp theo là Malayxia,Nhật Bản,Singgapo… ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tình thành trong cả nước,trong đó TP.HCM là nơi thu hút ĐTNN lớn nhất với 3124 dự án với số vốn đăng ký 27,2 tỉ USD chiếm 28,7% tổng dự án và 15,5% tổng số vốn đăng ky trong cả nước,Vũng Tãu đứng thứ 2 với số vốn đăng ký 23,6 tỉ USD chiếm 13,5 % tống số vốn đăng ký của cả nước,tiếp theo là Hà Nội, Đồng Nai,Bình Dương,Ninh Thuận,Hà Tĩnh,Thanh Hoá,Phú Yên… Xét theo vùng lãnh thổ thì ĐNB là vùng đứng đầu cả nước thu hút tới 61% tổng số dự án và 52,8% tổng số vốn trên toàn quốc, ĐBSH mà dẫn đầu là Hà Nội chiếm 24,4% tổng số dự án và 18,3% tổng số vốn đăng ký cả nước.Tây Bắc là vùng có ĐTNN thấp nhất chỉ chiếm 0,3 % tổng số dự án và 0,1% tổng số vốn đăng ký cả nước 2.2.3.Mục tiêu thu hút vốn đầu tư trong năm 2010 Trong năm 2010 dự kiến thu hút vốn đầu tư đạt 22-25 tỉ USD tăng 10% so với năm 2009 trong đó vốn đăng ký mới đạt 19 tỉ USD và vốn tăng thêm dự kiến đạt 3 tỉ USD .Năm 2010 dự kiến vốn thực hiện 10-11 tỉ USD tăng 10% so với năm 2009 trong đó vốn của phía nước ngoài đạt 8-9 tỉ USD tăng 12,5 % so với năm 2009 tạp chí kinh tế và dự báo số 1/2010 trang 19-20 Năm 2010: Thu hút FDI có định hướng và chọn lọc/ 16:11 | 02/04/2010 Theo Báo cáo  tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3 tháng đầu năm 2010 của Cục Đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn FDI trong tháng 3 đạt kỷ lục 1,4 tỷ USD, đã nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong quý I đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định, trong năm 2010 sẽ chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực quan trọng như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Các ngành khác nhận được sự ưu tiên tiếp theo là chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn. Để thực hiện được điều này phụ thuộc rất nhiều vào địa phương trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ về cấp phép đầu tư. Bên cạnh việc chọn lọc và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, thu hút FDI trong năm 2010 phải gắn chặt với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; thu hút FDI hướng vào những ngành nghề, sản phẩm cụ thể, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tối đa tiềm năng và hiệu quả của nguồn vốn này.Muốn vậy, cần xây dựng quy hoạch tổng thể về thu hút FDI gắn với các loại quy hoạch khác như quy hoạch vùng, quy hoạch ngành...để có thể định hướng luồng vốn FDI. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. 3. Một số tồn tại cần khắc phục -Về luật pháp, chính sách: Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật các luật chung và luật chuyên ngành. - Về công tác quy hoạch:Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Một số địa phương cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường, gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp. - Về cơ sở hạ tầng: Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất. -Về nguồn nhân lực:Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt.. -Vấn đề đất đai và công tác giải phóng mặt bằng: Công tác giải phòng mặt bằng là mặt hạn chế .Việc đền bù thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng gặp nhiều khó khăn lớn nhất đối với triển khai một số dự án TNN quy mô lớn hiện nay, đặc biệt đối với dự án 100% vốn nước ngoài. - Vấn đề phân cấp trong quản lý ĐTNN: Hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN tại một số địa phương còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ -Về xúc tiến đầu tư (XT ĐT):Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. 4. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (1) Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: - Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. - Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đâycó liên quan đến đầu tư, kinh doanh. - Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN. (2) Nhóm giải pháp về quy hoạch: - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. - Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế. - Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững. (3) Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: - Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh - Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; - Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của ta với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không. (4) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: - Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm: (7) Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: - Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... - Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm. - Nghiên cứu việc xây dựng Văn bản pháp quy về công tác XT ĐT nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động XT ĐT - Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mô hình cơ quan XT ĐT ở các địa phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan XT ĐT hiệu quả hơn.Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác và quản lý đầu tư C KẾT THÚC VẤN ĐỀ Có thể nói trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày cang trở nên quan trọng và cần thiết góp phần rất lớn DANH MỤC TÀI LIẬU THAM KHẢO 1.Trường Đại Học Luật Hà Nội ,Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế,Nxb,CAND,Hà Nội ,2008 2. Trường Đại Học kinh tế quốc dân ,Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế,Nxb, Đại Học kinh tế quốc dân ,Hà Nội ,2008 Luật doanh nghiệp 2005 3 . 4 .Tạp chí đầu tư nước ngoài số 43,44 /2010 5 .Tạp chí kinh tế và dự báo ,Số 2/2009 6 .Tạp chí kinh tế và dự báo số 1/2010 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan