1. Tình Hình Chung Của Nền Kinh Tế.
a. Năm 2000 - 2001.
Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm theo quyết định 242/2000/QĐ - NHNN.
Đến ngày 02/08/2000 thay thế cơ chế lãi suất : tăng lãi suất cơ bản công bố lần đầu ngày 30/05/2000 là 7,2%/năm lên 9%/năm ngày 05/08/2000.
Thời kỳ này, nền kinh tế đi vào thời kỳ giảm phát:
+ Giá cả liên tục giảm.
+ Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản suất cầm chừng đặc biệt là khu vực nhà nước.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 6,75%/năm
+ Tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng lớn
Lãi suất cơ bản năm 2001 thay đổi 4 lần từ 9%/năm xuống còn 7,2%/năm.
Đến tháng 5-2001, ngân hàng nhà nước từng bước chuyển sang áp dụng hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Và kể từ sau tháng 5-2002, cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng trong hoạt động tín dụng.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình thực thi chính sách lãi suất cơ bản giai đoạn 2000 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước nhưng sự tồn tại của chúng gần như chỉ trên giấy hoặc máng tính chất chỉ định
+ Hầu hết các giao dịch của ngân hàng nhà nước với tổ chức tín dụng đều theo lãi suất chỉ định
+ Lãi suất “Trần – Sàn ’’ do ngân hàng nhà nước quy định cũng không phản ánh đúng bản chất về giá vốn trên thi trường
+ Năm 1997: Luật ngân hàng nhà nước ra đời
- Được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998,
- Song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm.
2.Khái niệm
Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam,do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
3. Các nhân tố tác động đến lãi suất cơ bản
- Tỷ lệ lạm phát:
ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất cơ bản. Khi tỷ lệ lạm phát tăng dẫn đến lãi suất cơ bản tăng và ngược lại
- Mức cung tiền tệ.
- Chính sách kinh tế của Nhà Nước:
Khi Nhà Nước hạn chế đầu tư và phát triển thì lãi suất sẽ cao và ngược lại khi nhà nước tăng cường khuyến khích đầu tư thì lãi suất sẽ thấp, tăng trưởng tín dụng và mức tăng trên tổng phương tiện thanh toán.
- Tăng trưởng tín dụng và mức tăng tổng phương tiện thanh toán: Là hai nhân tố rất nhạy cảm với lãi suất cơ bản, thường được dung làm căn cứ cho việc điều chỉnh lãi suất cơ bản ở Việt Nam.
4. Cách xác định lãi suất cơ bản:
Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
5. Các tác động của chính sách lãi suất cơ bản
Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được hình thành dựa trên sự ảnh hưởng của lãi suất lên tổng cầu
, và đó cũng là điểm mấu chốt để sử dụng lãi suất trong việc quản lý kinh tế. Trong cấu phần của tổng cầu có hai yếu tố sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi lãi suất là tiêu dùng và đầu tư. Trong đó, tiêu dùng sẽ giảm xuống khi lãi suất tăng lên là do giá cả của việc vay mượn cho nhu cầu tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn. Đối với đầu tư, chi phí vay mượn tăng làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tư trở nên thấp hơn. Vì thế mà việc tăng lãi suất cũng sẽ làm giảm mức độ đầu tư, tuy nhiên, mức độ đầu tư giảm còn phụ thuộc vào sự co dãn của cầu đầu tư so với lãi suất. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống thì hành vi của người tiêu dùng và nhà đầu tư thay đổi theo hướng ngược lại. Sự thay đổi đó được thể hiện bằng sự dịch chuyển của đường tổng cầu (xem Biểu đồ 1).
Biểu 1: Ảnh hưởng lãi suất đến tổng cầu
Chính vì mối quan hệ trên nên lãi suất đã trở thành công cụ được lựa chọn để kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu hiệu. Cơ chế truyền dẫn của lãi suất đến lạm phát thường được mô tả như sau: (xem Biểu đồ 2).
Biểu 2: Từ lãi suất đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Tổng cầu
Lạm phát
Áp lực lạm phát nội địa
Giá nhập khẩu
Sản lượng
Lãi suất chính thức (*)
Lãi suất thị trường
Giá bất động sản
Kỳ vọng thị trường
Tỷ giá
Cầu nội địa
Cầu ròng bên ngoài
(*)Trong đó, lãi suất chính thức là lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng trung ương công bố làm cơ sở tham khảo một cách chuẩn mực (Ví dụ như Federal Fund rate của Mỹ, Overnight rate của Anh) để các Ngân hàng thương mại hình thành nên các mức lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời các mức lãi suất này cũng là một chỉ báo về động thái điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Tại phần lớn các nước, tỷ lệ lãi suất chính thức – thường được gọi là lãi suất cơ bản, lãi suất chuẩn, sẽ phát huy vai trò truyền dẫn tác động của Chính sách tiền tệ đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát,việc làm,….)
TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010.
1. Tình Hình Chung Của Nền Kinh Tế.
a. Năm 2000 - 2001.
Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm theo quyết định 242/2000/QĐ - NHNN.
Đến ngày 02/08/2000 thay thế cơ chế lãi suất : tăng lãi suất cơ bản công bố lần đầu ngày 30/05/2000 là 7,2%/năm lên 9%/năm ngày 05/08/2000.
Thời kỳ này, nền kinh tế đi vào thời kỳ giảm phát:
+ Giá cả liên tục giảm.
+ Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản suất cầm chừng đặc biệt là khu vực nhà nước.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 6,75%/năm
+ Tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng lớn
Lãi suất cơ bản năm 2001 thay đổi 4 lần từ 9%/năm xuống còn 7,2%/năm.
Đến tháng 5-2001, ngân hàng nhà nước từng bước chuyển sang áp dụng hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Và kể từ sau tháng 5-2002, cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng trong hoạt động tín dụng.
Với những biện pháp đã áp dụng đã chặn được giảm sút về tăng trưởng kinh tế ; mức tổng cầu đã tăng lên đáng kể, đầu tư cho phát triển kinh doanh đã được phục hồi nhanh: năm 2000 đã tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên 14,6% so với năm 1999;chi tiêu của Chính phủ thể hiện qua ngân sách nhà nước cũng tăng lên rõ rệt; nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên khá nhanhNếu 6 tháng đầu năm 1999 khi chưa thực thi chính sách thì tổng mức bán lẻ và dịch vụ chỉ tăng 1,5%thì năm 2000 chỉ tiêu này là 9,1%; Xuất khẩu đã tăng từ 2% năm 1998 lên 23,3% năm 1999 và 25% năm 2000, năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 15,1 tỷ đô la tăng 45% so với năm 2000; tình trạng ứ đọng hàng hoá , không tiêu thụ được trong năm 1998 dã được đảy lùi; sản xuất có bước chuyển biến tích cực cả trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ; vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu phục hồi, năm 2000có vốn đăng ký là 1,973 tỷ USD tăng so với 1,568 tỷ USD năm 1999, năm 2001 tổng số vốn đăng ký đã tăng lên con số 3 tỷ USD; tình trạng vốn ứ đọng trong các ngân hàng đã phần nào được giải quyết.
b. Năm 2002
- Tình hình kinh tế năm 2002 có nhiều sự khởi sắc mới , nhờ có sự cố gắng , nỗ lực của các nghành, các cấp năm 2002 chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế . Mặc dù năm 2002 tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng nước ta vẫn đạt tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là 7,04%, tỉ lệ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực Châu á chỉ sau có Trung Quốc(8%). Tình hình giá cả đầu năm 2002 của chúng ta đã tăng lên tương đối nhanh, 6 tháng đầu năm giá cả đã tăng 2,9%, khi đó rất nhiều nhà kinh tế đã lo ngại rằng nếu chúng ta không kiểm soát được lạm phát thì rất có thể tỉ lệ lạm phát của nước ta sẽ lên tới 6%. Trước tình hình đó nhà nước đã có những chính sách nhằm ổn định giá cả trên thị trưòng một cách hợp lý, trong đó ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản từ 7.2%/năm lên 7.44%/năm từ ngày 01/08/2002. Nhờ các chính sách đó đến cuối năm tỉ lệ lạm phát của chúng ta chỉ là 4%.
d. Năm 2003
Hơn hai tháng đầu năm 2003, tình hình kinh tế , chính trị trên thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là sự kiện Mỹ chủ trương lật đổ chính quyền đương thời để lập nên một chính quyền mới ở Irắc, nguy cơ một cuộc chiến tranh vùng vịnh xảy ra , đã khiến cho tình hình kinh tế thế giới rơi vào tình trạng hầu hết các mặt hàng trên thế giới đều tăng cao. Đặc biệt là giá xăng dầu, giá vàng tăng mạnh. Một sự kiện xảy ra trong thời gian vừa qua đó là việc một số cửa hàng xăng dầu ở các thành phố lớn đãđóng cửa không bán xăng cho người tiêu dùng, đó chính là dấu hiệu của sự đầu cơ, có thể gây những ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế . Trước tình hình đó, Bộ thương mại đã có những chấn chỉnh kịp thời yêu cầu tât cả các cửa hàng xăng dầu phải mở cửa bán hàng trở lại vàxử phạt các cửa hàng đã đóng cửa bán hàng trong khi vẫn có xăng trong cửa hàng. Giá vàng cũng tăng mạnh, thậm chí có ngày trong một buổi sáng giá vàng tăng ba lần. Trước tình hình đó, nguy cơ giá cả tăng cao rất đễ xảy ra, thực tế trong hai tháng đầu năm 2003 giá cả các mặt hàng của chúng ta đã tăng 3%,vì vậy có nhiều người lo ngại là chúng ta không thể đạt được mục tiêu về lạm phát đã đề ra là tỉ lệ lạm phát không quá 5%.
e. Năm 2004 -2007
Việt Nam đăng cai seagame lần thứ 23, bên cạnh măt tích cực đạt được thì hậu quả của việc lạm phát là rất cao. Từ cuối năm 2006 đến giữa đầu năm 2007, nền kinh tế Việt Nam nổi lên với nhiều sự kện, chỉ tiêu đầy hứa hẹn khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào và kiều hối vào Việt Nam tăng đột biến ( năm 2007 tăng 20 tỷ USD). Năm 2007 là năm ảm đạm của nền kinh tế Mĩ khi mà đồng đô la xuống giá nghiêm trọng, sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất này đã làm cho nhiều nền kinh tế khác trên thế giới chịu ảnh hưởng trong đó co Việt Nam.
- Đồng tiền mất giá là ấn tượng đáng nhớ nhất năm 2007 và đầ năm 2008
Về nguyên tắc, khi luồng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng, đồng Việt Nam sẽ lên giá để tạo ra điểm cân bằng tuy nhiên Ngân hàng nhà nước vẫn công bố giữ vững ổn định các mức lãi suất nhằm phát triển ổn định lãi suất thị trường, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng vẫn giữ ở mức 8,25%/năm trong thời gian dài tạo điều kiện cho việc huy động vốn và đầu tư tăng trưởng kinh tế.
f. năm 2008 - 2010
- Ngày 01/02/2008 : Lãi suất cơ bản VNĐ tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm
- Quyết định ngày 16/2008/QĐ - NHNN ngày 16/05/2008 : Ấn định lãi suất kinh doanh bằng VNĐ đối với khách hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản.
- Năm 2008 kinh tế rơi vào khủng hoảng , lạm phát gia tăng do những tồn tại và bất ổn của kinh tế Mỹ như: Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài khổng lồ; khủng hoảng nợ dưới chuẩn; khủng hoảng bất động sản. Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hoạt động cho vay không đạt tiêu chuẩn. Cuộc khủng hoảng này tác động đến kinh tế Việt Nam trên một số mảng cơ bản: Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng dẫn đến nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tăng, làm cho người dân dự đoán đồng USD giảm nên họ đã rút đồng USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD mua tiền Việt Nam gửi vào,…
+ Để khắc phục tình trạng này thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thay đổi chính sách lãi suất cơ bản Ngày 01/02/2008 lãi suất cơ bản VNĐ tăng từ 8,25% → 8,75%/năm. Và trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước đã 16 lần đưa ra Quyết định thay đổi lãi suất cơ bản từ 8.25%/năm ngày 01/01/2008 lên 14%/năm ngày 11/06/2008 đạt đỉnh trong suốt gần 06 tháng và sau đó hạ xuống còn 8.5%/năm vào ngày 22/12/2008.
Trong khoảng thời gian lãi suất cơ bản 14%/năm thì lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, trần lãi suất cho vay lên tới 21%/năm. Đặc điểm đáng chú ý trong giai đoạn các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản này là lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm chí cao hơn lãi suất huy động dài hạn.
Năm 2008 chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất với sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và uyển chuyển của Ngân hàng nhà nước. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền tệ đã không tạo tác động đáng kể nào tới lãi suất. Trong tuần thứ ba của tháng 2-2008, Ngân hàng nhà nước bổ sung 33.000 tỉ đồng vào lưu thông nhưng các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động tiền gửi. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), lãi suất huy động điều chỉnh 3 lần chỉ trong vòng 10 ngày và tăng lên 12,5%/năm với kỳ hạn 1 tháng. Thông báo phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc được đưa ra vào giữa tháng 2-2008 và thực hiện một tháng sau đó. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang đi lên, rất khó xác định ảnh hưởng của nghiệp vụ này tới lãi suất. Trong tháng 6-2008, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại tiến gần tới trần lãi suất cho vay. Ngày 30-6-2008, Ngân hàng Kiên Long áp dụng lãi suất huy động tiền đồng cao kỷ lục là 20%/năm cho khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng. Hiệu lực không thật rõ ràng của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời kỳ lạm phát gia tăng là tín hiệu sự tồn tại bẫy thanh khoản trong hệ thống tín dụng, tại thời điểm đó. Nếu đúng vậy, điều chỉnh tăng dần các công cụ lãi suất là giải pháp hợp lý và sớm mang lại kết quả bình ổn thị trường tiền tệ.
Cuối tháng 6-2008, 2 tỉ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm với lãi suất 11%/năm đã được huy động thành công(3). Mặc dù khối lượng không lớn nhưng dấu hiệu này gợi mở khả năng tiếp tục duy trì các chính sách tiền tệ – tài chính vĩ mô. Lưu ý rằng, chỉ hai tuần trước đó, phiên đấu thầu hai loại trái phiếu chính phủ ngày 13-6-2008 có kỳ hạn 2 năm và 3 năm đã không thu hút được bất kỳ thành viên nào tham gia. Trên thị trường, có tổ chức tài chính sẵn sàng chuyển nhượng lượng trái phiếu đang sở hữu với mức chiết khấu lên tới 40% mệnh giá, nhưng vẫn không tìm được đối tác quan tâm.
So với giai đoạn khủng hoảng tiền tệ khu vực 1997-1998, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2008 sử dụng nhiều công cụ hơn và cường độ điều chỉnh dồn dập hơn. Nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vượt qua khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực, chính sách tiền tệ được mở rộng trong các năm từ 1997 đến 1999. Với mức lãi suất thực dương, các liệu pháp tiền tệ đã phát huy tác động ổn định kinh tế vĩ mô. Chi phí lãi vay cao kết hợp với tăng giá đầu vào tạo ra áp lực lớn với sự vận hành sản xuất, kinh doanh trong năm 2008. Chấp nhận chi phí đầu vào tăng cao, hạn chế mở rộng tín dụng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại cũng gặp khó khăn với vấn đề thanh khoản. Điều này có thể là kết quả của những khoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấp trong thời gian trước, với tỷ lệ không nhỏ dành cho các dự án bất động sản và đầu tư tài chính.
Hai vấn đề đặt ra trong giai đoạn năm 2008 - 2010
Cơ chế điều chỉnh lãi suất một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của người làm chính sách, cộng đồng kinh doanh và giới nghiên cứu – phân tích vào đầu năm 2010. Ngân hàng nhà nước, ngày 26-2-2010, đã ra quyết định cho phép các ngân hàng thỏa thuận lãi suất cho vay trung và dài hạn (có kỳ hạn trên 365 ngày) với doanh nghiệp. Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) Lê Đức Thúy có ý kiến tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 3-3-2010 rằng, Chính phủ có thể cân nhắc dỡ bỏ trần lãi suất huy động 10,5% và nới rộng áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cả với những khoản vay ngắn hạn (có kỳ hạn dưới 365 ngày). Tại thời điểm đó, hai câu hỏi được đặt ra nhiều nhất: Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước có tiếp tục sử dụng lãi suất cơ bản làm công cụ chủ đạo điều tiết thị trường tiền tệ? Thứ hai, mặt bằng lãi suất mới sẽ như thế nào trong thời gian tới?
Với câu hỏi thứ hai, thị trường đã chuyển động gần đúng với những dự báo lý thuyết. Lãi suất thương mại được nâng lên. Vào thời điểm giữa tháng 3-2010, lãi suất cho vay dao động từ 17%-20%/năm. Có ý kiến cho rằng dường như một kịch bản của năm 2008 đã lặp lại? Tuy vậy, cũng có ý kiến coi những khó khăn trước mắt là cần thiết cho một thị trường tiền tệ vận hành lành mạnh trong tương lai gần.
Những điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, cùng với động thái tích cực của lãi suất huy động vốn mới nhất cận kề trung tuần tháng 4-2010, những thay đổi rõ nét đang diễn ra. Khảo sát nhanh ngày 16-4-2010 tại các ngân hàng thương mại ghi nhận mức lãi suất huy động phổ biến dao động từ 11,5%/năm đến 11,9%/năm(4). Kết quả thống kê cho thấy:
a) Việc tăng lãi suất đồng loạt chứng tỏ các ngân hàng thực chất đang chuẩn hóa lại mức lãi suất công bố minh bạch, mặc dù trước đó có thể đã phải thực hành nhiều cách thức không chính thức để thỏa mãn mức bù rủi ro khách gửi tiền muốn (như khuyến mãi);
b) Áp lực cạnh tranh để thu hút nguồn thanh khoản gia tăng, có thể do dự báo rằng khả năng Ngân hàng nhà nước can thiệp sâu để bù thanh khoản cho hệ thống sẽ giảm đi đáng kể theo những động thái chính sách tiền tệ cuối quý I/2010;
c) Mức giảm chênh lệch do xu hướng đồng thuận giảm lãi suất cho vay xuống mức 15% (từ mức cao 17-18%) và xu hướng tăng lãi suất mới chớm xuất hiện này cho thấy Ngân hàng thương mại còn phải giải quyết bài toán tương phản giữa tăng thanh khoản và suy giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Đối chiếu khảo sát ý kiến người dân về lựa chọn kênh đầu tư trong năm 2009 và 2010 cũng phản ánh sự thay đổi có thể giải thích hiện tượng thu hút vốn ngân hàng khó thời gian vừa qua, và dẫn tới tình trạng sức ép tăng lãi suất tiền gửi cao hơn, ít nhất là về xu hướng giảm tiền gửi ngân hàng. Sự sẵn sàng cho đầu tư chứng khoán cũng cao hơn, cùng xu hướng với đầu tư (đầu cơ) bất động sản. Riêng nhóm sản xuất – kinh doanh không có nhiều cải thiện về xu hướng, nếu điều chuyển đầu tư khác và bảo hiểm (thường có liên quan tới sản xuất – kinh doanh) vào nhóm này của điều tra.
Để đảm bảo hấp dẫn, mức huy động lãi suất các ngân hàng phải rơi vào khoảng trên 11,5%/năm trở lên với lãi suất kỳ hạn 3 tháng. Để có thêm chi tiết, có thể xét lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng theo công bố của Vietcombank ngày 13-3 là 10,49% (VND) và 3,2% (USD). Ở mức kỳ vọng lạm phát thấp nhất, lãi suất VND 3 tháng phải đạt 11,79% và ở mức cao nhất (của phép tính giả định tại đây): 12,78%. Rõ ràng không thấy sức hấp dẫn với lãi suất tiền đồng của ngân hàng, vì ở dưới các cận này, tình trạng đô-la hóa sẽ gia tăng vì lợi ích của người gửi tiền. Từ quan sát chuyển động vi mô này, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu chứng khoán và bất động sản được hưởng lợi từ sự dịch chuyển ý thức đầu tư vừa xét (5).
Câu hỏi thứ nhất gây nhiều lúng túng hơn. Bỏ lãi suất cơ bản đồng nghĩa với việc Ngân hàng nhà nước mất đi một công cụ điều tiết thị trường? Cơ chế thỏa thuận đã từng được áp dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, vậy lần áp dụng này có gì mới?
Hệ thống ngân hàng hai cấp tại Việt Nam ra đời ngày 23-5-1990 khi Ngân hàng nhà nước được cấu trúc lại cho phù hợp với chức năng của ngân hàng trung ương hiện đại, tách biệt với chức năng ngân hàng thương mại. Các ngân hàng trực thuộc Ngân hàng nhà nước trước đây và ngân hàng chính sách vào thời điểm đó cũng lần lượt được chuyển đổi để trở thành ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước, gọi là ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại quốc doanh. Bốn Ngân hàng thương mại nhà nước hình thành đầu tiên gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngan hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương.
Tuy nhiên, để cả hệ thống ngân hàng chuyển sang vận hành theo cơ chế hai cấp cần nhiều thời gian hơn hẳn việc ban hành các quyết định và văn bản. Dù đã được giao quyền chủ động kinh doanh tín dụng, trong đó có quyền thỏa thuận lãi suất, nhưng các Ngân hàng thương mại vẫn lệ thuộc rất nhiều vào ý kiến chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước trong việc ra quyết định cho vay và cho vay với giá nào. Thực tế này yêu cầu phải có một công cụ ít mang tính hành chính hơn, nhưng cũng không hoàn toàn là thị trường tự do để điều hành lãi suất./.
Ngân hàng nhà nước thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kỳ; quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành. Việc huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực.
Qua đó, đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong năm 2009 tương đối ổn định.
Biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại biến động theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước , đã tác động làm thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng.
NHẬN XÉT.
Từ những phân tích trên chúng ta có:
Đồ thị tình hình biến động lãi suất từ năm 2005-2010:
Nhận xét đồ thị:
Qua đồ thị ta thấy lãi suất cơ bản của Việt Nam biến động không ngừng theo sự biến động của thị trường. Đạt cực đại vào tháng 6/2008 là 14%/năm và xuống với mức thấp nhất là 2/2009 là 7%/năm, và hiện tại giữ mức lãi suất là 9%/năm.
Qua đây cũng cho chúng ta thấy sự linh hoạt của Ngân hàng nhà nước trong chính sách lãi suất cơ bản để điều tiết và phát triển kinh tế.
Hiệu quả của sử dụng lãi suất cơ bản
Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài tiền tệ, được các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự. Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của Ngân hàng thương mại, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2009. Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của các tổ chức tín dụng.
2. HẠN CHẾ
- Trước hết đó là do bộ máy quản lý còn kém hiệu quả; Vai trò điều tiết của nhà nước còn nhiều hạn chế: chưa cung cấp những thông tin cần thiết về diễn biến cung cầu trên thị trưòng nội địa và quốc tế, dẫn đến sản xuất nhiều khi còn tự phát, không gắn với thị trường.
- Các biện pháp nới lỏng tiền tệ kích cầu diễn ra trong thời kỳ đang chiếm lĩnh kỷ cương lành mạnh hoá các Ngân hàng thương mại nên các Ngân hàng thương mại tỏ ra thận trọng khi cho vay, người dân đa số có xu hướng tiết kiệm để chi tiêu vào việc gì đó chứ không phải nhằm mục đích đầu tư
- Lãi suất cơ bản không được dùng để giải quyết vay mượn thực của ngân hàng nhà nước với tổ chức tìn dụng nên không phản ánh được mối quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ.
- Lãi suất cơ bản không phản ánh được vai trò phát đi tín hiệu của chính sách tiền tệ.
- Việc hình thành lãi suất cơ bản là thiếu cơ sở kinh tế, không linh hoạt mang tính mệnh lệnh.
3. GIẢI PHÁP
- Trước mắt là phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản định hướng được lãi suất thị trường. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để có thể phát huy được tốt vai trò định hướng của lãi suất cơ bản thì bản thân Ngân hàng trung ương của quốc gia đó phải xác định được những mục tiêu điều hành cụ thể trên cơ sở định lượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng, hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản - làm cơ sở định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này.
- Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_lai_suat_nhom_6_4288.doc