Tiểu luận Tình hình tội giết người ở nước ta từ năm 2003-2009

+ Phạm vi đối tượng: tội phạm cụ thể: tội giết người

+ Không gian: nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa bàn cả nước

+ Thời gian: Tình hình tội giết người trong giai đoạn từ năm 2003-2009.

Với phạm vi không gian và thời gian trên thì quá trình nghiên cứu được đảm bảo bởi đây không phải là khoảng không gian, thời gian quá rộng và ngắn để không đủ điều kiện nghiên cứu sâu, cụ thể. Hay thời gian không gian qua dài và rộng để việc nghiên cứu không thể tập trung đi sâu vào các vấn đề nghiên cứu được. MÀ nó là khoảng thời gian và không gian vừa đủ để có thể nghiên cứu sâu sắc, cụ thể các vấn đề cập trong bài, đảm bảo tính thực tiễn cao.

Đề tài: “Tình hình tội giết người trên cả nước từ năm 2003-2009” được nghiên cứu dưới góc độ của tội phạm học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9565 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình tội giết người ở nước ta từ năm 2003-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1879. Trong Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 10/12/1948: “ Mọi người đều được sống, được tự do và đảm bảo an toàn cá nhân” và Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966: “Mỗi người đều có quyền được sống . Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ ”. Nước ta hoàn toàn nhất trí về những tuyên bố trên. Bên cạnh đó, nước ta còn tham gia nhiều công ước quan trọng về quyền con người. Để làm được điều đó nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp nhằm bảo về quyền sống, sức khỏe…thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật đặc biệt là luật hình sự, các ngành khoa học nghiên cứu về tội phạm như tội phạm học. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đời sống của nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế thì nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đặt ra ngày càng bức thiết. Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm giết người giai đoạn hiện nay nói riêng ngày càng có diễn biến phức tạp. Ngày 31/7/1998, theo đề nghị của Bộ Nội Vụ này là Bộ Công An, Chính phủ đã thông qua các nghị quyết tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm nhằm phát huy trách nhiệm của các cấp các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội…giải quyết các vấn đề trật tự, an ninh xã hội đặc biệt là tội giết người. Nếu xem xét dưới góc độ xã hội và Luật hình sự chúng ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề bảo vệ quyền sống của con người. Dưới góc độ xã hội: Có thể nói con người vừa là động lực vừa là mục tiêu chính của sự phát triển. Con người đã sáng tạo ra xã hội và là giá trị xã hội cao quý nhất. bởi vậy việc xâm hại tính mạng con người gây ra những hậu qua rất nghiêm trọng không những đem lại những tâm lý tiêu cực cho xã hội mà đặc biệt là những thân nhân của nạn nhân gây những đau thương tang tóc, gia đình gánh chịu những nỗi đau về tinh thần…Không những vậy mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân Dưới góc độ Luật Hình sự: Giết người không những tước đoạt trái phép quyền sống của con người mà còn mang lại những hệ quả tai hại cho xã hội. Ở nước ta tội phạm giết người nói chung ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm giết người có sự chuẩn bị trước, có tổ chức phạm mang lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra, gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân trên địa bàn các tỉnh và trong cả nước. Nếu chú ý theo dõi về tình hình tội phạm trong thời gian gần đây phần nào thấy được tình hình tội phạm giết người có những chuyển biến phức tạp và ngày càng những hành vi “vô nhân tính” hay nói đúng hơn là hành vi của loài “dã thú”: như con giết cha, chồng giết vợ chặt xác thành nhiều khúc, bạn bè, người thân chỉ vì những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt nhưng cũng có thể ra tay giết người. Đặc biệt, trong thời gian gần đây tội phạm giết người thân ngày càng gia tăng. Có thể nói rằng trên địa bàn các tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng. Trong đó, có nhiều vụ án giết người xảy ra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người xảy ra chủ yếu là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tội phạm giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm. Bởi vậy, cần phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn tới mức tối đa sự xảy ra của tôi phạm lấy lại lòng tin trong quần chúng nhân dân, bỏa đảm sự bình yên cho cuộc sống nhân dân. Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp, ngày 24/8/2005 “Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48/NQ/TW về chiến lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Do vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước cũng như ở địa phương là vô cùng cần thiết. Để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người đạt được những kết quả. Nhiều vụ án giết người đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đảm bảo được sự giáo dục, răn đe của pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tình hình tội giết người ở nước ta từ năm 2003-2009” là rất cần thiết nhằm thấy được “bức tranh” toàn cảnh của tình hình tội phạm giết người trong một khoảng không gian thời gian nhất định từ đó có thể tìm ra những nguyên nhân của tình hình tội phạm, dự đoán xu hướng…Qua những nghiên cứu về tình hình tội phạm giết người và những nguyên nhân…có thể đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn. Từ đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này trên địa bàn cả nước trong thời gian ngắn nhất. 2. Tình hình nghiên cứu Tội giết người là tội có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Là một đề tài có nội dung phong phú, diễn biến phức tập nên được các nhà khoa hoc trên thế giới quan từ rất lâu. Để nghiên cứu được sâu sắc hơn về vấn đề tình hình tội phạm giết người không chỉ dựa vào kết quả ngiên cứu của một ngành khoa học mà nó phải là kiến thức tổng hợp của đa ngành như: tội phạm học, luật hình sự, xã hội học, tâm lý học...Do đó, để thấy rõ hơn tình hình nghiên cứu của tình hình tội phạm giết người cần thấy được tình hình nghiên cứu chung của các ngành nghiên cứu về lĩnh vực này ở cả trong và ngoài nước. 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. a. Trên các báo, tạp chí, tập san. 1. Trần Hữu Tráng: “Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam”. Tạp chí luật học. Số 3/2000. 2. Phạm Văn Báu, “Tội giết con mới để trong pháp luật hình sự Việt Nam” Tạp chí luật học, số 2/2002. 3. Đỗ Đức Hồng Hà, “Các tình tiết định khung của tội giết người phản ánh đặc điểm về nhân thân người phạm tội”, Tạp chí tòa án, số 8/2006. 4. Đỗ Đức Hồng Hà, “ Chủ thể của tội giết người – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,Tạp chí tòa án, số 23/2004. 5. TS.Phạm Văn Tỉnh: “Đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và pháp luật, Số 4/2005. 6. ThS.Phạm Văn Tỉnh: “Đặc điểm định tính của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và pháp luật, số 10/2005. 7. Đỗ Đức Hồng Hà, “Một số đặc điểm tội phạm học của tội giết người”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật”, số 6/2004 8. Lê Hồng Quang, “Tội giết người và một số vưỡng mắc qua thực tiễn xét xử loại tội này”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2009. 9. Nguyễn Nông, “Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác” trong trường hợp dẫn đến chết người. 10. TS. Phạm Văn Tỉnh: “Khái niệm tình hình tội phạm với những hệ lụy của sự dễ tính trong khoa học”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật, Số11(259)/2009. 11. Nguyễn Xuân Yêm, “Tình hình bạo lực trong gia đình và biện pháp phòng ngừa”, Tạp chí Kiểm sát, số 1/1994. 12. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2006. 13. Trần Linh: “Vấn đề của người bị hại liên quan đến việc xác định tội danh đối với người phạm tội khi xét xử tội giết người”. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2003. b. Các luận văn, luận án. 1. Nguyễn Thị Ngọc Hà, “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Luận án Thạc sĩ luật học. Người hướng dẫn: TS. Dương Tuyết Miên. 2. Bùi Trọng Tuệ, “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Luận án Thạc sĩ luật học. Người hướng dẫn: PGS.TS Võ Khánh Vinh. 3. Hoàng Công Huấn, “Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội giết người. Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội, 1997 4. Ngô Hữu Long, “ Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ luật học, 1996. 5. Đỗ Đức Hồng Hà, : Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội phạm này”. Luận án Tiến sĩ luật học. Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Thị Sơn và TS Đặng Quang Phương. 6. Nguyễn Hồng Anh: “Một số vấn đề về dự báo tình hình tội phạm ở Việt Nam”. Luận văn tốt nghiệp Trường đại học Luật Hà Nội, 1996. 7. Lê Thúy Phượng: “ Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Luận án thạc sĩ luật học, người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Sơn. c. Các sách chuyên khảo 1. TS. Triệu Quốc Kế: “Điều tra các vụ án giết người chưa rõ thủ phạm ở Việt Nam hiện nay”. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 1998. 2. Những đặc điểm tâm lý của bọn giết người - cướp tài sản trong tình hình hiện nay và một số giải pháp đấu tranh phòng chống của Bộ Công an – Vụ quản lý khoa học công nghệ. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000. 3. PGS. TS Nguyễn Xuân Yên: “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 4. Đỗ Đức Hồng Hà: “Tội giết người và đấu tranh phòng chống tội giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Nxb Tư pháp 2008. 5. TS. Dương Tuyết Miên: “Tội phạm học nhập môn”. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2009. 6. GS. TS Nguyễn Ngọc Hoà: “Tội phạm và cấu thành tội phạm”. Nxb. CAND, Hà Nội 2008. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. a. Nghiên cứu chung về tội phạm dưới góc độ “ tội phạm học” Đề tài này được nghiên cứu dưới góc độ của tội phạm học do đó tình hình nghiên cứu chung của tội phạm học sẽ là cơ sở, nền tảng để nghiên cứu về tội phạm giết người một cách tốt nhất. 1. “Tội phạm và hình phạt”, tác giả: Cesare Beccaria (ông tổ của ngành tội phạm học). Đây là cuốn sách chuyên khảo đâu tiên của ngành tội phạm học. 2. “Người phạm tội”, tác giả: Cesare Lombroso. Tác phẩm cho rằng phạm tội hay không phụ thuộc và yếu tố sinh học. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm nghiên cứu về tội phạm học theo các trường phái khác nhau là cơ sở cho nghiên cứu tội phạm học nói chung và tình hình tội giết người ở nước ta hiện nay. b. Những nghiên cứu chuyên sâu về tội giết người Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tội giết người dưới nhiều góc độ tội phạm học tiêu biểu như: 1. John Lindow: “Murder and vengeance among the gods”. Nxb: Suomalainen tiedeakatemia, Acadenia Scientiarum Fennica (1997) Tác phẩm đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những phương pháp thủ đoạn phạm tội giết người. 2. Stanley Yeo: “Unrestrained killings and the law”. Nxb: Oxford University Prees, USA (1998). Tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đấu tranh phòng chống tội giết người. 3. Bruce L.Berg and John J. Horgan: “ Criminal inverstigation” Nxb: McGraw-Hill Humanities/Social Sc (1998). Đã đề cập tới các phương pháp điều tra tội phạm trong đó có tội giết người. 4. Kenneth Polk: “When men kill”. Nxb: University of Melbourne (1999). Tác giả đã phân tích tính nguy hiểm của tội giết người, các biện pháp, thủ đoạn phạm tội giết người và các biện pháp đấu tranh phòng chống. 5. Michael Doherty: “Crimnogogy”. NXb: Old Bailey Frlees. Tác phẩm đã làm sáng tỏ tình hình tội phạm nói chung, nguyên nhân và các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó có tội giết người. 6. Freda Adler, Gerhard O.W.Mueller và William.S.Laufer: “Crimnal science”. Nxb: McGraw-Hill Humanities/Social. Đã nghiên cứu tình hình nguyên nhân pháp sinh tội giết người ở Mỹ và đề ra giải pháp đấu tranh đối với tội giết người. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về tội giết người còn rất hạn chế về: tài liệu tham khảo ít và không đi sâu nhiều dưới góc độ tội phạm học mà chủ yếu còn xem xét tội phạm này dưới góc độ hình sự là chủ yếu. Có thế nói tình hình nghiên cứu bên cạnh sự hạn chế về các nguồn tài liệu về tội phạm học nói chung và tội giết người trên phương diện của ngành tội phạm học. Tội giết người mới chỉ được để cập đến một số khía cạch cụ thể dưới góc độ của luật hình sự, xã hội học, tội phạm học trên quan điểm nhận định của cả nhân hay mang tính đặct hù của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia. Bởi vậy, cách nhìn nhận cũng thiếu đi tính toàn diện. Thông qua việc tình hiểu các tài liệu thì có thể thấy được một phần sự không thông nhất trong hoạt động nhận thức như thế nào để tiếp cận với tội phạm học một cách đúng đắn hơn....Hiện nay, trên thế giới cũng như trong nước còn tồn tại rất nhiều quan điểm trái ngược nhau về tình hình tội phạm. Gây khó khăn cho việc tiếp cận môn khoa học này. Mặt khác, qua xem xét thực trạng nghiên cứu các đề tài về đấu tranh phong chống tội phạm giết người nói chung còn rất ít và tình hình của tội phạm giết người nói riêng thì đây là một đề tài mới. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện có hệ thống về tội giết người ở Việt Nam nhằm phực vụ cho công tác đấu tranh phòng chông tội giết người trên cả nước có hiệu quả. Để làm được điều đó cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn. Thông qua những nghiên cứu đó có thể phục vụ cho công tác xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả thiết thực trên địa bàn các tỉnh, thành phố và trong cả nước. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng Đề tài được tập trung nghiên cứu làm rõ tội giết người trên địa bàn cả nước từ năm 2003 đến năm 2009. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Phạm vi đối tượng: tội phạm cụ thể: tội giết người + Không gian: nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa bàn cả nước + Thời gian: Tình hình tội giết người trong giai đoạn từ năm 2003-2009. Với phạm vi không gian và thời gian trên thì quá trình nghiên cứu được đảm bảo bởi đây không phải là khoảng không gian, thời gian quá rộng và ngắn để không đủ điều kiện nghiên cứu sâu, cụ thể. Hay thời gian không gian qua dài và rộng để việc nghiên cứu không thể tập trung đi sâu vào các vấn đề nghiên cứu được. MÀ nó là khoảng thời gian và không gian vừa đủ để có thể nghiên cứu sâu sắc, cụ thể các vấn đề cập trong bài, đảm bảo tính thực tiễn cao. Đề tài: “Tình hình tội giết người trên cả nước từ năm 2003-2009” được nghiên cứu dưới góc độ của tội phạm học. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm: quy nạp, diễn dịch, thống kê tội phạm, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, tồng kết kinh nghiệm...Có thể có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng trong đó có những phương pháp quan trọng như sau: + Phương pháp phân tích: Là việc mổ xẻ chi tiết các vấn đề có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Các nội dung cần phân tích bao gồm: Phân tích tình hình tội phạm giết người trên cả nước từ năm 2003-2004, như phân tích các thông số về vụ phạm tội, người phạm tội, mức độ thiệt hại, các đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm… + Phương pháp so sánh: Là việc so sánh các vấn đề có liên quan từ đó có thể rút ra các kết luận mang tính đánh giá. Các nội dung so sánh bao gồm: so sánh các thông số tình hình tội phạm ở các giai đoạn trước và sau khi tiến hành (như thực trạng, động thái, cơ cấu và sự thiệt hại); so sánh thông số tình hình tội phạm thống kê được từ hoạt động điều tra, xét xử với các số liệu, tài liệu khác có liên quan, như số liệu điều tra xã hội học, số liệu xử phạt vi phạm hành chính về cùng một loại hành vi, số liệu của các cơ quan bảo hiểm, thanh tra... để đánh giá mức độ ẩn của tình hình tội phạm, mức độ kiểm soát tình hình tội phạm cũng như khả năng hạn chế sự phát triển của tình hình tội phạm giết người… + Phương pháp tổng hợp: Đó là việc khái quát hóa toàn bộ các nhận định độc lập sau khi phân tích, so sánh từng nội dung, từng tiêu chí cụ thể. Phương pháp tổng hợp giúp cho quá trình đánh giá tránh khỏi sự phân tán, rời rạc và thiếu trọng tâm. Các nội dung tổng hợp được đặt trong một hệ thống cấu trúc có mối liên hệ qua lại, trong đó xác định những nội dung cơ bản chi phối nhận định chung. Ví dụ mối liên hệ và sự tương quan giữa tội phạm rõ và tội phạm ẩn trong cấu trúc về thực trạng tình hình tội phạm; mối liên hệ giữa số vụ phạm tội và số người phạm tội, giữa tỷ trọng tội phạm nghiêm trọng và tội phạm ít nghiêm trọng, giữa tình hình tội phạm và sự thiệt hại. + Phương pháp thông kê: Thông kê tội phạm cung cấp các phương thức thông kê về mức độ hoặc tổng số tội phạm có tính chất phỏ biến trong xã hội. Đây là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu tội phạm học mang lại kết quả cơ tính chân thực cao. Nguồn của thống kê được lấy từ cơ quan cảnh sát và các cơ quan khác. Để có thể phân tích, so sánh, tổng hợp khi đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm cần có sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học có liên quan như thống kê, phiếu điều tra xã hội học, phỏng vấn, sử dụng kiến thức chuyên gia,... 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5.1. Mục đích nghiên cứu đề tài: + Làm rõ tình hình tội phạm giết người ở trên địa bàn cả nước trong giai đoạn từ 2003 – 2009. + Đánh giá một cách sát hợp tình hình thực tế tội giết người trên địa bàn cả nước trong giai đoạn 2003-2009. + Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. 5.2. Nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài + Nghiên cứu tình hình tội phạm giết người trên địa bàn cả nước + Nghiên cứu toàn diện về thực trạng, đặc điểm, cơ cấu, tính chất và diễn biến tình hình tội phạm giết người. Cụ thể: + Khái quát tình hình tội phạm giết người trên địa bàn cả nước + Xác định những đặc điểm mang tính đặc thù của tội phạm giết người, làm cơ sở cho biện pháp phòng, chống tội phạm giết người trên địa cả nước. 6. Cơ cấu của đề tài Ngoài những phân trên đề tài bao gồm những nội dung chi tiết sau: I. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm giết người ở nước ta từ năm 2003-2009. 1. Thực trạng 1. Tội phạm rõ Xác định tội phạm rõ phải dựa trên thông số thống kê về vụ án xảy ra trên thực tế chứ không chỉ dựa vào thống kế số vụ án đã được đưa ra xét xử. Và chỉ khi làm như vậy mới phản ánh chính xác tình hình tội phạm. Thông số về vụ án được lấy từ cơ quan cảnh sát là đầy đủ nhất vì thông thường khi tội phạm xảy ra thì cơ quan cảnh sát thường là người tiếp cận thông tin vụ án trước tiên. Thống kê của cơ quan cảnh sát phản ánh đấy đủ hơn, chính xác hơn về tình hình tội phạm. Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân thường thông qua quá trình truy tố, xét xử nên thời điểm xác định tội phạm rõ chậm hơn so với cơ quan điều tra là cảnh sát. Tuy nhiên, số liệu từ cảnh sát cũng có những hạn chế vì nó có thể nhưng vi phạm mà cơ quan cảnh sát đưa ra chưa chắc đã là “tội phạm” mà chỉ là hành vi vi phạm pháp luật khác. Do đó, để làm rõ thực trạng tình hình tội phạm giết người trên địa bàn cả nước từ năm 2003-2009 cần dựa vào các số liệu thống kê: + Cơ quan điều tra + Viện Kiểm sát + Tòa án nhân dân. Các số liệu này được thống kê tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2003-2009 trên cả nước. Nhằm đưa ra và xác lập một cách chính xác số lượng các vụ, bị can, bị cáo về tội giết người trên địa bàn cả nước trong khoảng thời gian trên. Sử dụng phương pháp thông kê kết hợp với phân tích tổng hợp…Qua đó, có thể đánh giá, nhận định một cách khách quan và chính xác nhất về tình hình tội giết người trên cả nước trong thời gian trên. Ngoài ra, về sai số thông kê tình hình tội phạm giết người có sự sai số thống kê rất bởi tính chất nghiêm trọng của hành loại tội giết người nên khó có thể bị các cơ quan chức năng vi lỗi chủ quan mà bỏ sót được. 1.2. Tội phạm ẩn Số liệu về tội phạm rõ chỉ phản ánh được một phần thực trạng của tình hình tội phạm. Có nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng vẫn không được phát hiện, không được đưa vào số liệu thống kế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do vậy, toàn bộ số tội phạm và số lượng người thực hiện các tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện và xử lý về hình sự vì vậy cũng không có trong thống kê hình sự được coi là tội phạm ẩn. Do vậy, tội phạm ẩn cũng là một trong những thông số của phản ánh thực trạng của tình hình tội phạm. Để xác định tội phạm ẩn cấn xác định thông qua các phương pháp chủ yếu: + Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: điều tra tội phạm tự tường thuật(phương pháp này khó mang lại hiệu quả). Chủ yếu là điều tra về nạn nhân và người chứng kiến hành vi phạm tội. Mục đích của phương pháp này là khảo sát số người là nạn nhân của tội phạm này thông qua người thân, bạn bè của nạn nhân. + Phương pháp phân tích thông tin xã hội, phỏng vấn chuyên gia, so sánh tài liệu, suy luận. Các phương pháp này phải được sử dụng kết hợp mới tạo ra được hiệu quả tốt trong công tác điều tra tội phạm ẩn. 1.3. Chỉ số về tội phạm Là thông số nói lên mức độ phổ biến của tội phạm so với dân số. Thông số này thường được tính số người phạm tội chiếm trong 100.000 người dân. Số liệu này được xác định thông qua số liệu thông kê về số vụ, số bị cáo phạm tội giết người đã được điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn cả nước từ năm 2003-2009. Qua số liệu này có thể đánh giá được thực trạng của tình hình tội phạm 1.4. Thông số về nạn nhân Thông số này đóng vai trò trong việc mô tả thực trạng tình hình tội phạm, thông tin này giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm toàn diện hơn. Cần xác định: + Số lượng nạn nhân + Thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân + Thiệt hại vật chất (tiền, tài sản, các lợi ích vật chất khác) trực tiếp do hành vi phạm tội giết người gây ra. + Thiệt hại về thể chất bao gồm số nạn nhân bị chết, bị thương tích… 2. Diễn biến của tình hình tội phạm Thông qua số liệu thống kê cụ thể, đề tài sẽ làm rõ diễn biến của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn cả nước từ năm 2003-2009. Thông qua đây cũng đưa ra số liệu để làm rõ hơn tình hình tội phạm này ở những địa phương có diễn biến phức tạp, tội phạm giết người cao. + Diễn biến của toàn bộ tình hình tội phạm. + Diễn biến của từng nhóm, loại tội: Giết người theo điều 93 BLHS, giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh… Tất cả những diễn biến của tình hình tội phạm nêu trên đều được thể hiện qua bảng số liệu thông kê và được biểu diễn thông qua đồ thị nhằm thể hiện được sự rõ nét cho người đọc biết được ngay xu hướng gia tăng hay biến động của tình hình tội phạm này. II. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội giết người ở nước ta từ năm 2003-2009. 1. Cơ cấu của tình hình tội giết người Xác định theo những tiêu chí sau: 1. Cơ cấu theo tội danh cụ thể ( từng tội danh trong nhóm những tội phạm giết người: giết người theo điều 93 BLHS, vô ý giết người, giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh). 2. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội: nông thôn, thành thị… 3. Cơ cấu theo thời gian phạm tội. 4. Cơ cấu theo quê quán người phạm tội (người Việt Nam hay người nước ngoài). 5. Nhóm cơ cấu liên quan đến nhân thân người phạm tội: + Cơ cấu theo giới tính + Cơ cấu theo trình độ học vấn + Cơ cấu theo độ tuổi + Cơ cấu về nghề nghiệp 6. Cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội 7. Cơ cấu theo loại tội phạm: đặc biệt nghiêm trọng rất nghiêm trọng… 8. Cơ cấu theo hình thức lỗi: cố ý hay vô ý 9. Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm: đồng phạm, phạm tội đơn lẻ, đồng phạm đơn giản hay đồng phạm có tổ chức. 10. Cơ cấu theo hình phạt áp dụng: tù, tử hình… 11. Cơ cấu về tính chất phạm tội 12. Cơ cấu theo đặc điểm công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm. Những cơ cấu cấu này được thông qua bảng số liệu thông về và biểu diễn bằng biểu đồ cơ cấu. Từ các số liệu đó có thể đưa ra những nhân xét đánh giá về cơ cấu của tình hình tôi phạm giết người trên địa bàn cả nước trong giai đoạn đó. 2. Tính chất của tình hình tội giết người + Cơ cấu của tình hình tội phạm cho thấy tính chất của tình hình tội phạm. Tính chất của tình hình tội phạm càng làm rõ nét thêm “bức tranh” về tình hình tội phạm giết người trên cả nước từ năm 2003-2009. + Từ việc nghiên cứu tình hình tội phạm có thể nhận thấy được tính chất đặc trưng phổ biến nhất của loại tội phạm giết người như: chủ yếu là đồng phạm hay đơn lẻ, tập trung chủ yếu là đối tượng nào…Thông qua đó giúp đưa ra nhưng cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng, chống tội phạm nguy hiểm này, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU 1. TS. Dương Tuyết Miên: “Tội phạm học nhập môn”. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. 2. Giáo trình tội phạm học. Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2006. 3. Đỗ Đức Hồng Hà: “Tội giết người và đấu tranh phòng chống tội g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình tội phạm ở nước ta từ năm 2003 đến năm 2009.doc
Tài liệu liên quan