MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM 1
Chương 2: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM 9
2.1 DỆT MAY 16
2.2 THỦY SẢN 26
2.3 GẠO 36
2.4 GIÀY DÉP 45
2.5 DẦU THÔ 48
2.6 GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ 61
2.7 CAO SU 70
2.8 ĐIỆN TỬ, MÁY TÍNH VÀ LINH KIỆN 78
2.9 CÀ PHÊ 81
2.10 THAN ĐÁ 87
2.11 HỒ TIÊU 91
2.12 HẠT ĐIỂU 98
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5590 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xuất khẩu da giày sang các thị trường chính qua các năm 2006 - 2009
Thị
trường
2006
2007
2008
2009
Giá trị
% tăng
Giá trị
% tăng
Giá trị
% tăng
Giá trị
% tăng
EU
1966.5
-
2176.8
10.7
2484.7
14.2
1911.3
-23.07
Mỹ
802.8
-
855.2
6.5
1075.1
25.7
1039.5
-3.3
Nhật
113.1
-
114.8
1.5
137.6
19.9
122.5
-11
Khác
709.1
-
817.5
15.3
1060.4
29.7
993.8
-6.3
Tổng
3591.5
-
3964.3
10.4
4757.8
20
4067.1
-14.5
Nguồn tác giả tự tổng hợp từ www.vinanet.com.vn
Thị trường EU:
EU được xem là thị trường khó tính, và cũng chính là thị trường chủ lực của ngành da giày Việt Nam. Tỷ lệ xuất khẩu da giày vào thị trường này luôn chiếm khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giày nước ta. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam, bỏ ưu đãi thuế quan cho ngành da giày Việt Nam… Điều này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu da giày vào thị trường này ngày càng giảm, các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã bắt đầu tìm các nước khách hàng mới để dần thay thế cho những đơn đặt hàng từ EU.
Biểu đồ: 2.4b
Nguồn tác giả tữ vẽ từ số liệu trang www.vinanet.com.vn
Tuy nhiên, thị trường này vẫn thật sự còn rất nhiều tiềm năng, vì nhu cầu về da giày của họ là rất lớn, đặc biệt là Anh, Đức, Hà Lan. Trong khi khả năng sản xuất thì chỉ tồn tại ở một số nước với nguồn lực nhân công rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của EC đối với giày da Việt Nam và Trung Quốc, đang bị một số nước thành viên trong khối EU phản đối quyết liệt do ảnh hưởng đến quyền lợi tiêu thụ sản phẩm của họ. Điển hình là các nước Anh, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Phần Lan, Séc, Áo, Bỉ… Do đó, xu hướng EC sẽ phải bỏ áp thuế cho hàng giày mũ da Việt Nam.
Vì nhu cầu về các mặt hàng da giày ở thị trường này rất lớn, do đó có rất nhiều nước xuất khẩu da giày vào EU. Trong đó, Trung Quốc là nước dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, đứng thứ hai là Việt Nam. Ngoài ra còn có: Ý, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Bỉ…
Thị trường Mỹ:
Mỹ là nước nhập khẩu da giày của Việt Nam lớn thứ hai sau thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam vào thị trường này luôn chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam. Thị trường Hoa kỳ được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do tác động của vụ kiện chống bán phá giá ở EU, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương Việt-Mỹ được cải thiện. Do đó các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu da giày của nước ta ở thị trường Mỹ đã tăng lên đáng kể với mức tăng năm 2009 là 25.7% (năm 2008 chỉ có 6.6%). Riêng trong 7 tháng đầu năm 2010, trong khi xuất khẩu da giày sang thị trường EU chỉ tăng khoảng 5.5%, thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ lại tăng khoảng 22.2%. Điều này đã thể hiện rõ xu hướng trong tương lai Mỹ có thể sẽ là nước nhập khẩu hàng da giày của Việt Nam nhiều hơn các thị trường nhập khẩu khác.
Biểu đồ 2.4c:
Nguồn tác giả tữ vẽ từ số liệu trang www.vinanet.com.vn
Tuy nhiên, các nước Nam Mỹ vẫn còn rất thận trọng với ngành da giày của Việt Nam. Do đó, muốn khai thác và phát triển thị trường này thì các doanh nghiệp phải làm đúng và chất lượng, đặc biệt là phải luôn đề phòng các biện pháp áp thuế chống bán phá giá có thể xảy ra.
Thị trường các nước Đông Á:
Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2008, xuất khẩu vào: Nhật Bản đạt 137,6 triệu USD, Trung Quốc đạt 107,2 triệu USD, Hàn Quốc đạt 64,3 triệu USD. Trong đó, Nhật được xem là đối tác lớn trong khu vực này, và cũng là thị trường yêu cầu chất lượng cao và khó tính, hiện tại kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào Nhật chiếm tỷ trọng rất thấp và khó có khả năng tăng trưởng nhanh.
Biểu đồ 2.3d
Nguồn tác giả tữ vẽ từ số liệu trang www.vinanet.com.vn
2.4.3 Một số thành công, hạn chế, thuận lợi, khó khăn
Thành công
Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp cũng đã tận dụng được lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Để tăng cường sản xuất và xuất khẩu, sau đó tích lũy vốn và đầu tư vào dây chuyên công nghệ sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng và vị thế của da giày Việt Nam.
Hạn chế
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn chưa cao do mẫu mã chưa đẹp, chưa tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn là lấy công làm lãi.
Hiện nay, công nghệ thuộc da trong nước hiện có hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam và 5 doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên năng lực cũng như công suất còn rất hạn chế. Điều này lý giải vì sao ngành da giày Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu chính trong một đôi giày.
Khó khăn
Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép. Gần đây Trung Quốc là có thêm lợi thế với việc gia WTO. Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn.
Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia... đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%.
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng thị phần của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% của Trung Quốc.
Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nước này. Nhiều nước châu Phi đánh thuế nhập khẩu rất cao thậm chí là cấm các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam làm cho ngành da giày khó có thể thâm nhập vào thị trường này.
Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Theo Hiệp hội da giày Việt Nam, nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu.
Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày... nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ.
Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 củaThái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia.
Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế...Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
thu nhập của người lao động trong ngành da giày còn thấp hơn một số ngành khác nên đã xuất hiện tình trạng dịch chuyển lao động sang những ngành sản xuất có thu nhập cao hơn. Mặc dù các DN da giày nhận được rất nhiều đơn hàng xuất khẩu, nhưng khó khăn lớn nhất đối với họ chính là không đủ năng lực sản xuất do thiếu lao động. Nếu DN nhận đơn hàng vượt năng lực sản xuất của mình và để kịp giao hàng cho đối tác, thì DN buộc phải tăng lương công nhân, tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu, vận chuyển bằng đường hàng không... Nhiều DN da giày sẽ không chịu nổi một loạt chi phí tăng lên như vậy.
Thuận Lợi
Nhân công dồi dào: Việt Nam là nước đang có cơ cấu dân số "vàng", tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động hằng năm đang tăng lên, tạo nguồn lao động dồi dào cho các ngành công nghiệp như da giày.
Nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng: Số lượng đơn hàng ngày càng nhiều, quy mô đơn hàng ngày càng lớn. Tạo đầu ra ổn định cho ngành.
Chất lượng sản phẩm giày dép được sản xuất tại Việt Nam phù hợp và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong các nước EU. Điều này đã giúp doanh nghiệp có được lòng tin của khách hàng và ngày càng nhận được nhiều đơn hàng hơn.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, giữa các doanh nghiệp với các nhà nhập khẩu EU đã tồn tại lâu đời. Điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn các nước mới vào EU.
2.4.4 GIẢI PHÁP
Để phát triển tốt trong những năm tới, ngành da giày nên nghiên cứu một số giải pháp như sau:
Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành da giày để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của ngành này. Xem xét việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho da giày.
Doanh nghiệp cần tăng cường tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường ra những thị trường mới, tăng cường ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được. Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa thích các sản phẩm đặc thù.
Đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang. Nhà sản xuất phải thể hiện được phong cách riêng với khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, phương thức kinh doanh.
Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa kỳ, các DN cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giày nổi tiếng (Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giày tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu)
DẦU THÔ
2.5.1 Tình hình xuất khẩu
Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu dầu thô qua các năm 2006-7 tháng 2010
2006
2007
2008
2009
7 T 2010
KNXK
8.323
8.477
10.45
6.21
3.004
% Tăng
1.86
23.28
-40.58
-51.63
Nguồn : tổng cục thống kê
Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Tuy nhiên đây là mặt hàng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của quốc gia. Do vậy, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu dầu thô không ngừng giảm xuống do cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Biểu đồ 2.5a : Kim ngạch xuất khẩu dầu thô qua các năm 2006-2010
Nguồn tổng cục thống kê (Số liệu năm 2010 là số liệu ước tính)
Trong 2 năm 2006, 2007 Kim ngạch xuất khẩu dầu thô vẫn giữ ở mức 8 tỷ USD. Tuy nhiên, dầu thô cũng đã có dấu hiệu suy giảm về sản lượng. Năm 2007, Lượng dầu thô khai thác đã giảm khoảng 1,5 triệu tấn so với kế hoạch, dẫn đến sản lượng dầu thô xuất khẩu chỉ đạt 15,3 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá dầu tăng cao nên tổng giá trị XK vẫn đạt tới 8,59 tỉ USD (tăng 21% so với kế hoạch là 7,11 tỉ USD).
Bước sang năm 2008, Xuất khẩu dầu thô bức phá với kim ngạch trên 10 tỷ USD, mặc dù sản lượng giảm 7,7% nhưng tăng 23,1% về kim ngạch so với năm trước do giá dầu tăng cao trong những tháng giữa năm.
Tuy nhiên, bước sang năm 2009, với những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, kèm theo sự hạn hụt về tài nguyên dầu mỏ, nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô sụt giảm nghiêm trọng, từ 10.45 tỷ USD năm 2008 xuống còn 6.21 tỷ USD.
Tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 đạt 13.373 nghìn tấn với trị giá 6,2 tỉ USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008, vì giá dầu thô thế giới giảm mạnh so với năm 2008
Tháng 7/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta lại tiếp tục giảm với sản lượng 4,9 triệu tấn, giảm 45,5% và kim ngạch 2,96 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự khan hiếm về nguồn dầu mỏ trong nước. Hơn nữa, khi nhà máy lọc dầu Dung Quốc đi vào hoạt động, thì nguồn dầu mỏ phải chi cho nhà máy này. Điều này cũng đã góp phần làm giảm sản lượng xuất khẩu dầu thô.
2.5.2 Thị trường xuất khẩu chủ lực
Thị trường xuất khẩu dầu thô chính của Việt Nam là: Ôxtrâylia, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia. Ngoài ra còn có một số thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Biểu đồ 2.5b: Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của dầu thô Việt Nam
Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu tổng cục thống kê
Australia:
Biểu đồ 2.5c: Sản lượng dầu thô xuất khẩu sang Australia từ 2007-2009
Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu tổng cục thống kê
Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực của dầu thô Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng sản lượng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng giảm. Ngay cả khi nền kinh tế dần hồi phục, thì sản lượng xuất khẩu dầu thô vẫn giảm. Cụ thể là xuất khẩu dầu thô trong 7 tháng năm 2010 sang Australia cũng chỉ đạt 1.82 triệu tấn,giảm 25.5 % so với cùng kỳ năm 2009.
Hoa Kỳ
Biểu đồ 2.5d: Sản lượng dầu thô xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 2007-2009
Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu tổng cục thống kê
Trong 2 năm 2007, 2008 sản lượng xuất khẩu dầu thô sang Mỹ gần như không tăng lên. Mặc dù thị trường này còn có nhu cầu về dầu thô khá lớn. Bước sang năm 2009, thì sản lượng xuất khẩu sang thị trường này không những không tăng mà còn giảm đi. Tình hình này kéo dài đến 7 tháng đầu năm 2010, sản lượng dầu thô xuất khẩu vào Hoa Kỳ tiếp tục giảm mạnh(37.5%), với con số sản lượng là 386 nghìn tấn. Xu hướng tới cuối năm 2010, xuất khẩu dầu thô vào Hoa Kỳ không đạt 1 triệu tấn.
Singapore:
Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch tự do thông thoáng, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore được coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực ASEAN.
Biểu đồ 2.5e: Sản lượng dầu thô xuất khẩu sang Singapore từ 2007-2009
Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu tổng cục thống kê
Trong khi sản lượng dầu thô xuất khẩu sang các nước hầu hết đều giảm trong năm 2009, thì ngược lại sản lượng xuất khẩu vào Singapore lại tăng lên, với mức tăng 9.2%. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, sản lượng xuất khẩu vào thị trường này lại giảm trở lại, chỉ trong 7 tháng đầu năm, sản lượng dầu thô xuất sang thị trường này đã giảm khá mạnh (42.3%) xuống còn 916 nghìn tấn.
Malaysia:
Biểu đồ 2.5g: Sản lượng dầu thô xuất khẩu sang Malaysia từ 2007-2009
Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 2007-2009, sản lượng dầu thô xuất khẩu vào Malaysia không ngừng tăng lên, với sự tăng nhẹ ở năm 2008, và sự gia tăng mạnh mẽ năm 2009. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, thì sản lượng vào thị trường này cũng đã có xu hướng giảm mạnh, với mức sản lượng 637 nghìn tấn, giảm 50.7% so với cùng kỳ năm 2009.
2.5.3 Một số thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi
Nhu cầu nhập khẩu dầu thô của thế giới ngày càng tăng, do đó, các nước nhập khẩu sẽ hạ thuế nhập khẩu mặt hàng này để khuyến khích các nhà xuất khẩu. Đồng thời, trong tương lai giá xuất khẩu dầu thô cũng sẽ tăng cao do cầu vượt cung.
Sự nâng cao về trình độ công nghệ, kỹ thuật khai thác giúp các doanh nghiệp khai thác dầu mỏ có hiệu quả hơn, xuất khẩu cũng sẽ có hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp cũng đã biết đi khai thác các nguồn dầu mỏ ở các nước khác trên thế giới để phục vụ cho xuất khẩu.
Khó khăn
Nguồn tài nguyên dầu mỏ trong nước ngày càng cạn kiệt, trong khi việc khai thác của các doanh nghiệp thì chưa đúng quy hoạch, chưa đúng tầm kiểm soát, do đó, tài nguyên này có nguy cơ cạn kiệt rất lớn.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động, do đó nhu cầu về sản lượng dầu thô phục vụ cho nhà máy cũng sẽ góp phần làm giảm sản lượng xuất khẩu dầu thô.
Nhà nước có các chính sách để duy trì nguồn tài nguyên dầu mỏ như: đánh thuế cao các doanh nghiệp xuất khẩu, quy định sản lượng khai thác cho các doanh nghiệp khai thác, quy trình khai thác cũng sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
2.5.4 Giải Pháp
Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khai thác nguồn dầu mỏ ở nước ngoài để phục vụ cho xuất khẩu.
Các doanh nghiệp không nên tập trung đẩy mạnh số lượng xuất khẩu mà cần tập trung phân tích tình hình và nâng cao dự báo chính xác về thời điểm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đúng thời điểm có lợi nhất để thu được giá trị lợi nhuận cao.
Vì đây là nguồn tài nguyên không thể tái sinh, nên tốt nhất các doanh nghiệp cũng cần có những định hướng thay thế xuất khẩu các mặt hàng dầu thô, hoặc bán dẫn của dầu thô.
Các cơ quan nhà nước cần có các chính sách hướng dẫn và công bố rõ ràng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khai thác và xuất khẩu dầu thô ra thế giới.
Nên thành lập hiệp hội các doanh nghiệp dầu thô Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, nhằm giúp doanh nghiệp khai thác dầu thô ở các nước khác, cũng như xuất khẩu dầu thô ra thế giới một cách hiệu quả.
.GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ
2.6.1 Tình hình xuất khẩu gỗ qua các năm
Biểu đồ: 2.6a: Kim ngạch xuất khẩu gỗ qua các năm
Kim ngạch xuất khẩu gỗ qua các năm.
( Nguồn: website của tổng cục thống kê)
Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ cả năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2006. Cả năm 2007, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 94 thị trường trên thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của ta sang những thị trường lớn vẫn giữ mức tăng trưởng cao rất cao và ổn định như Mỹ (chiếm tỷ trọng 39,8%, tăng 27,42 % so với năm 2006 ), Nhật (tăng 6,7%), Anh (tăng 44,82%), Trung Quốc ( tăng 78,56 %). Các mặt hàng xuất đi cũng rất đa dạng, từ đồ nội thất tại phòng khách và nhà bếp, đồ mĩ nghệ trang trí cho tới gỗ sơ chế, dăm gỗ.... Mặt hàng gỗ của Việt Nam rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng.
Ngoài 4 thị trường kể trên thì một số thị trường khác năm 2007 cũng có mức tăng trưởng khá so với năm 2006 như Nga, Áo, Ý, Ba Lan, Canada, Đức…Trong đó, Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Áo và Nga năm 2007 tăng mạnh nhất so với năm 2006 lần lượt 282,88% và 225,22%. Và chủng loại mặt hàng xuất sang hai thị trường này tháng 12/07 cụ thể: xuất sang Áo là hàng rào chắn, ghế, mỹ nghệ, bàn, giường; xuất khẩu sang Nga chủ yếu là bàn máy vi tính, nội thất phòng ngủ và phòng khách.
Xuất khẩu sản phẩm gỗ trong năm 2008 đã đánh dấu những thành công lớn của ngành tuy nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những mặt hàng nằm trong top kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê chính thức, trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,83 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2007 . Tốc độ tăng trưởng tại những thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật tuy có chậm lại, nhưng nhìn chung, vẫn khá khả quan trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Và trong điều kiện khó khăn thì những sản phẩm có giá cả phải chăng luôn là sự ưu tiên hàng đầu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã xúc tiến mạnh sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Đông thể hiện ở tăng trưởng kim ngạch như Ả Rập, Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất và một số thị trường khác như Nauy, Thái Lan, Nam Phi...
Sang đến năm 2009, nhất là những tháng đầu năm, ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước bị sốc thực sự trước khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước. Từ một ngành mà tăng trưởng xuất khẩu thuộc diện nóng trong gần chục năm qua, liên tục tăng trưởng 30-40% mỗi năm, có năm hơn 50%, vậy mà 7 tháng đầu năm 2009 giảm 17% so với cùng kì năm 2008. Những thị trường chính như mỹ hay EU cũng có sự giảm sút về sản lượng, thị trường Nhật thì có mức tăng trưởng nhẹ.
Hàng loạt doanh nghiệp chế biến gỗ hoạt động cầm chừng vì thiếu đơn hàng, không vay được ngoại tệ để nhập nguyên liệu, có nhà máy phải cho công nhân nghỉ việc không lương… Đến những tháng cuối năm, dần dà xuất khẩu gỗ hồi phục và quý 4-2009 tăng 3%, đã phần nào giúp cả năm ngoái kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm 9,9%, xuống 2,55 tỉ đô la Mỹ. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do đầu năm 2009, những thị trường lớn, trong đó có Mỹ sẽ rơi vào suy thoái sâu hơn, họ sẽ cân nhắc hơn rất nhiều trong việc chi tiêu, đặc biệt là cho các mặt hàng nội thất, mĩ nghệ, dẫn đến nhu cầu sụt giảm và giá cả theo đó cũng bị ảnh hưởng. Đến khoảng cuối năm, tình hình kinh tế có vẻ sáng sủa hơn, và đây cũng là thời điểm dành cho việc mua sắm đồ nội thất, thủ công mĩ nghệ.
Một điều đáng chú là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, qui mô thị trường của đồ gỗ việt nam vẫn không bị thu hẹp, mà chỉ giảm xuống về sản lượng hoặc giá cả các mặt hàng, điều đó thể hiện sự gắn bó của các thị trường với sản phẩm gỗ của việt nam, sản phẩm của chúng ta thực sự đáp ứng được thị hiếu của khách hàng nước ngoài.
Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm là Mỹ (chiếm 43,35%, tăng 5,14%); Nhật Bản (chiếm 13,68%, tăng 0,64%); tiếp đến là Trung Quốc (với 7,62%, tăng 1,83%).
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam năm 2010 là 2,95 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 2,735 tỷ USD, các sản phẩm mây tre, cói và thảm hạt đạt 190 triệu USD.
Sang những tháng đầu năm 2010, tình hình xuất khẩu gỗ cũng có nhiều khởi sắc. tính đến 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009 ( theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam), giá trị đơn hàng mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ nhận được cho hết năm 2010 đạt khoảng 3 tỷ USD, cao hơn cả năm 2009 do tăng đơn hàng từ các thị trường trọng điểm, đặc biệt là thị trường Mỹ. Mục tiêu của năm 2010 đã nằm trong tầm tay các doanh nghiệp Việt Nam.
Có được kết quả như trên là do tăng trưởng nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu truyền thống, dẫn đầu vẫn là thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc.
2.6.2 Những thị trường xuất khẩu chính của đồ gỗ Việt Nam
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu, với kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 50 % tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ của việt nam, ngay cả trong tình trạng khó khăn về kinh tế thì đồ gỗ xuất khẩu sang mỹ vẫn ở mức khá lạc quan. Thế mạnh sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các năm là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ như giường gỗ, tủ áo, bàn trang điểm, kệ đầu giường… với các mẫu mã phong phú, đa dạng phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Chất liệu gỗ làm nên sản phẩm gồm nhiều loại là gỗ dâu, gỗ xoan đào, gỗ cao su, gỗ thông... Tuy vậy, vẫn có một số rào cản thương mại với đồ gỗ của việt nam vào thị trường Mỹ như đạo luật LACEY, đòi hỏi phải khai báo nguồn gốc, xuất xứ của gỗ xuất khẩu.
thị trường thứ hai là Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là tủ các loại như tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế, đồ gỗ mỹ nghệ… Các loại dăm gỗ như dăm bạch đàn, keo... dùng để sản xuất bột giấy cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào Nhật Bản.
EU là một thị trường rất tiềm năng với đồ gỗ xuất khẩu của việt nam, đặc biệt là với phân khúc hàng cao cấp. những quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn như Anh, Pháp Đức... Đây cũng là những bạn hàng quen truyền thống của Việt Nam với những sản phẩm chủ yếu như nội thất phòng khách và phòng ngủ, nội thất văn phòng và đồ thủ công mĩ nghệ. Với thị trường này thì giá cả không phải là một vấn đề quá lớn, nhưng bù lại, họ có yêu cầu rất cao về chất lượng, kiểu dáng, thiết kế và đặc biệt, nguồn gốc của việc khai thác gỗ không