Tiểu luận Tình huống chương trình chuyên viên

Phần I. LỜI MỞ ĐẦU

Phần II. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Phần III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ TÌNH HUỐNG

I. Phân tích nguyên nhân

1. Nguyên nhân chủ quan.

2. Nguyễn nhân khách quan.

II. Phân tích hậu quả

Phần IV. NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

I. Quan điểm xử lý tình huống

II. Căn cứ xử lý

1. Cơ sở giải quyết.

1.1 Hành vi của đối tượng:

1.2. Thái độ sai phạm:

1.3. Hậu quả của hành vi:

2. Căn cứ xử lý.

III. Xây dựng phương án xử lý và lựa chọn phương án tối ưu

1. Xây dựng phương án xử lý.

1.1. Phương án 1.

1.1.1 Ưu điể:

1.1.2 Hạn chế:

1.2. Phương án 2.

1.2.1 Ưu điểm.

1.2.2. Hạn chế:

2. Lựa chọn phương án tối ưu.

IV. Cách thức thực hiện phương án đã chọn

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình huống chương trình chuyên viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I LỜI MỞ ĐẦU Tài sản công là cơ sở vật chất để phục vụ cho cơ quan Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình. Những năm gần đây việc quản lý tài sản công còn diễn ra lõng lẽo, thiếu sự kiểm tra, giám sát ở một số cơ quan hành chính Nhà nước. Chính sự quản lý lõng lẽo này đã tạo điều kiện cho kẽ gian đột nhập lấy trộm một số trang thiết bị phục vụ công tác nghiệp vụ của cơ quan. Nhân viên bảo vệ là người được cơ quan, đơn vị giao nhiệm vụ, có trách nhiệm bảo vệ tài sản tránh mất mát, thất thoát. Tuy nhiên, nhiều nhân viên bảo vệ của một số cơ quan hành chính Nhà nước thiếu trách nhiệm, bỏ giờ, làm mất trộm tài sản công nhưng chưa có một hình thức nào để xử lý thỏa đáng với những cá nhân này. Điều này đã gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước, đồng thời tạo ra một số dư luận xấu, gây ảnh hưởng đối với việc quản lý tài sản công, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan Nhà nước, nhất là các cơ quan pháp luật. Do vậy, việc chấn chỉnh kịp thời và nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công một cách có hiệu quả và tiết kiệm, đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị - xã hội của từng cơ quan, đơn vị, nhất là nhân viên bảo vệ cơ quan, người được giao nhiệm vụ bảo vệ sự An toàn đối với tài sản công là vấn đề cấp bách nổi lên hiện nay. Đồng thời, qua việc xử lý nghiêm những trường hợp làm mất tài sản công còn góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho người cán bộ, công chức, viên chức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xuất phát từ thực trạng trên, qua thời gian học lớp Hoàn chính trung cấp chính trị - Chương trình chuyên viên, bản thân chọn đề tài “Phương án xử lý trường hợp bảo vệ Trần Văn H về hành vi để mất tài sản của Tòa Án Nhân Dân Huyện X, Tỉnh Cà Mau” để làm tiểu luận tốt nghiệp. Kết cấu tiểu luận gồm các phần như sau: Phần I. LỜI MỞ ĐẦU Phần II. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Phần III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ TÌNH HUỐNG I. Phân tích nguyên nhân 1. Nguyên nhân chủ quan. 2. Nguyễn nhân khách quan. II. Phân tích hậu quả Phần IV. NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG I. Quan điểm xử lý tình huống II. Căn cứ xử lý 1. Cơ sở giải quyết. 1.1 Hành vi của đối tượng: 1.2. Thái độ sai phạm: 1.3. Hậu quả của hành vi: 2. Căn cứ xử lý. III. Xây dựng phương án xử lý và lựa chọn phương án tối ưu 1. Xây dựng phương án xử lý. 1.1. Phương án 1. 1.1.1 Ưu điể: 1.1.2 Hạn chế: 1.2. Phương án 2. 1.2.1 Ưu điểm. 1.2.2. Hạn chế: 2. Lựa chọn phương án tối ưu. IV. Cách thức thực hiện phương án đã chọn Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận II. Kiến nghị Phần II MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Trần Văn H được hợp đồng làm nhân viên bảo vệ cơ quan Tòa Án Nhân Dân Huyên X, Tỉnh Cà Mau từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Nhiệm vụ là bảo vệ cơ quan ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ, lễ. Trong thời gian làm nhân viên bảo vệ Trần Văn H luôn chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan và các phong trào khác của ngành điều tham gia rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đôi lúc Trần Văn H bỏ giờ trực cơ quan, rời khỏi vị trí làm việc không có lý do, đã được thủ trưởng đơn vị nhắc nhở tại các cuộc họp giao ban hàng tuần. Trong thời gian này Trần Văn H tỏ ra có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ bảo vệ cơ quan. Nhưng một thời gian sau Trần Văn H lại thói quen cũ, đã nhiều lần bỏ vị trí làm việc, bỏ giờ trực không lý do. Đến ngày 11 tháng 6 năm 2015, lúc 07giờ phát hiện Văn Phòng Tòa Án Nhân Dân Huyên X, Tỉnh Cà Mau bị mất 01 dàn máy vi tính tổng giá trị 05 triệu đồng. Hành vi của nhân viên bảo vệ Trần Văn H bỏ nhiệm vụ làm mất tài sản công đã vi phạm quy chế quản lý tài sản của cơ quan và gây tổn thất tài sản cho cơ quan. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ của cơ quan. Do vậy, cần phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh để tạo trật tự, kỹ cương trong cơ quan, đơn vị và tránh thiệt hại cho Nhà nước. Phần III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ I. Phân tích nguyên nhân 1. Nguyên nhân chủ quan. Do Trần Văn H có khó khăn, điều kiện kinh tế gia đình chỉ dựa vào lương hàng tháng, nên H thường đi làm thêm nghề để kiếm thêm thu nhập. Bảo vệ Trần Văn H là người được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ sự an toàn tài sản của cơ quan. Nhưng thường xuyên bỏ trực không lý do, để kẻ trộm lợi dụng lúc không ai quản lý tài sản, đã lén lúc lấy cắp tài sản. Do sự tín nhiệm của đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan vào Trần Văn H nên dẫn đến sự thiếu kiểm tra và giám sát của cơ quan, đơn vị. 2. Nguyên nhân khách quan. Do hiện nay các quy chế quy định về việc giao, quản lý bảo vệ sự an toàn tài sản của Nhà nước còn chưa chặt chẽ, chưa quy định rõ trách nhiệm của nhân viên bảo vệ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nếu xảy ra mất mát. Do điều kiện kinh tế khó khăn của cán bộ, công chức, nhất là trong ngành tòa án, xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay cùng với sự tác động mặt trái của kinh tế thị trường, đồng lương ít ỏi không đáp ứng được chi tiêu trong cuộc sống dẫn đến việc Trần Văn H thường bỏ giờ trực đi làm thêm nhưng không báo cáo xin phép thủ trưởng đơn vị. Đối với ngành còn thiếu kiểm tra, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình được giao. Đối với nhân viên bảo vệ phải hơn ai hết bảo đảm sự an toàn tài sản công, tránh thất thoát, mất mát tài sản của Nhà nước. II. Phân tích hậu quả Những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên có sự tác động lẫn nhau và gây ra những hậu quả sau: - Trần Văn H phải chịu những hình thức kỹ luật của Ngành cùng với sự thiệt hại về kinh tế. - Những người thân và gia đình của Trần Văn H không tránh khỏi mặc cảm với hàng xóm nơi cư trú. - Bản thân Trần Văn H tự đánh mất đi uy tín, danh dự của mình đối với lãnh đạo và đồng nghiệp. - Tạo dư luận, ảnh hưởng diện rộng trong một bộ phận nhân dân về việc sử dụng, quản lý tài sản công của cán bộ, công chức, gây ảnh hưởng trực tiếp trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước. Nhất là nơi Trần Văn H đang làm nhân viên bảo vệ. Trần Văn H sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội, gây lại lòng tin đối với lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và trong ngành bảo vệ. Gây ảnh hưởng đến cuộc hưởng ứng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay của cơ quan, đơn vị. Phần IV NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG I. Quan điểm xử lý tình huống Đối với tình huống đã xảy ra vừa nêu cần phải kịp thời khắc phục và xử lý một cách nghiêm túc để hướng tới các mục tiêu sau: - Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm của nhân viên bảo vệ Trần Văn H trong việc quản lý và bảo vệ tài sản công. - Chấn chỉnh kịp thời những dư luận trong nhân dân về việc quản lý và bảo vệ tài sản công hiện nay, tạo niềm tin trong nhân dân đối với các nhân viên bảo vệ tại cơ quan và đơn vị. - Là bài học cho mọi người được giao quản lý, sử dung, bảo vệ tài sản công, tránh làm thất thoát, mất mát tài sản công, làm ảnh hưởng đến công việc của cơ quan, đơn vị, gây mất mát tài sản của Nhà nước. II. Căn cứ xử lý tình huống 1. Cơ sở giải quyết. 1.1. Hành vi của đối tượng: Qua sự việc của H trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao đã làm mất tài sản, đã cho thấy hành vi của H bỏ trực thường xuyền, không xin phép, đã bị nhắc nhở nhiều lần nhưng dẫn tái phạm, đã làm mất tài sản của cơ quan, đây là lỗi cố ý trong khi thực hiện nhiệm vụ. 1.2. Thái độ sai phạm: Sau khi sự việc xảy ra, Lãnh đạo mời làm việc, H thừa nhận thiếu sót về hành vi của mình, đồng thời chịu bồi thường thiệt hại bằng giá trị tài sản tại thời điểm bị mất, cho thấy H ăn năn và sẽ khắc phục trong thời gian tới. 1.3. Hậu quả của hành vi: Hậu quả của H làm mất tài sản của cơ quan giá trị không lớn chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó H phải chịu trách nhiệm hành chính của mình. 2. Căn cứ xử lý. Vì H làm việc theo hợp đồng lao động theo điều chỉnh của Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 chủa Chính phủ. Vì vậy khi xử lý hành vi của H phải theo sự điều chỉnh của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012. III. Xây dựng phương án xử lý và lựa chọn phương án tối ưu 1. Xây dựng phương án xử lý. 1.1. Phương án 1. Căn cứ khoản 1 Điều 125 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012. Xử lý Trần Văn H với hình thức khiển trách và buộc bồi thường giá trị của dàn máy vi tính tại thời điểm ngày 11 tháng 06 năm 2015 cho Tòa Án Nhân Dân Huyện X, Tỉnh Cà Mau. Đối với phương án này có những ưu điểm và hạn chế như sau: 1.1.1. Ưu điểm: Ngăn chặn việc vi phạm, chấn chỉnh và uốn nắn kịp thời đối với nhân viên bảo vệ Trần Văn H. Ít gây dư luận trong nhân dân, trong ngành và cơ quan hữu quan. Ít ảnh hưởng đến uy tín của Trần Văn H, tạo cơ hội cho H sữa chữa những sai trái của mình. 1.1.2. Hạn chế: Có thể trong thời gian tới Trần Văn H sẽ tái phạm. Tính răn đe cho những người đang và có ý định thực hiện hành vi sai trái như H không cao. 1.2. Phương án 2. Căn cứ khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012. xử lý bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng và buộc bồi thường giá trị của dàn máy vi tính tại thời điểm ngày 11 tháng 06 năm 2015 cho Tòa Án Nhân Dân Huyện X, Tỉnh Cà Mau. Đối với phương án này có những ưu điểm và hạn chế như sau: 1.2.1 Ưu điểm: Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, chấn chỉnh, giáo dục kịp thời những sai trái do Trần Văn H gây ra. Đảm bảo được tính răn đe và làm gương cho người khác. Tạo được lòng tin trong nhân dân, uy tín cơ quan đơn vị, cũng như trong ngành tòa án được nâng lên. 1.2.2. Hạn chế: Người thân và gia đình nhân viên bảo vệ Trần Văn H không tránh khỏi mặt cảm với làng xóm. Bản thân H bị mất uy tín đối với đồng nghiệp và sự tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo đơn vị và ngành cấp trên. 2. Lựu chọn phương án tối ưu. Qua việc phân tích rõ ưu điểm và hạn chế của từng phương án, tôi xét thấy phương án 1 dễ dàng thực hiện, nhưng hình thức kỷ luật còn quá nhẹ đối với nhân viên bảo vệ H. Vì H có hành vi vi phạm là bỏ giờ trực để đi làm thêm, nhưng không báo cáo, nghĩ không rõ lý do, dẫn đến để kẽ trộm lợi dụng sơ hở, lén lúc lấy trộm mất dàn máy vi tính, hình thức xử lý khiển trách có thể làm cho H chưa tích cực khắc phục sai phạm và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, tính răn đe đối với người khác không cao. Làm giảm lòng tin của nhân dân, đồng nghiệp và uy tín của cơ quan đã phấn đấu có được trong thời gian qua. Đối với phương án 2 xét thấy là một phương án khả thi và tối ưu nhất so với phương án 1, vì phương án 2 mang tính chất vừa ngăn chặn được hành vi sai phạm của H vừa tạo được lòng tin đối với nhân dân, đồng nghiệp, lấy lại sự tín nhiệm của lãnh đạo và ngành cấp trên, nó không làm mất đi uy tín của Tòa Án Nhân Dân Huyện X, Tỉnh Cà Mau, hơn nữa nó còn răn đe cho tất cả các công chức, viên chức trong ngành tòa án, tránh những việc làm sai trái như H mắc phải. Phương án 2 còn tạo điều kiện cho H khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, sai trái của mình và ổn định được cuộc sống của bản thân và gia đình của H. Từ những nguyên nhân và lý do trên, tôi xét thấy đây là phương án mang tính khả thi, nên tôi quyết định chọn phương án 2 làm phương án tối ưu nhất để xử lý trường hợp của H. IV. Cách thức thực hiện phương án đả chọn Quy trình thực hiện phương án gồm các bước như sau: 1- Ngày 10/07/2015 Chánh Án TAND Tỉnh Cà Mau, Trưởng phòng tổ chức cán bộ và Chánh Án TAND Huyện X mời nhân viên bảo vệ H trình bày hành vi vi phạm và đề nghị viết bản kiểm điểm nhận hình thức kỷ luật tại phòng họp TAND huyện X. 2- Ngày 20/07/2015 Chánh Án TAND Tỉnh Cà Mau, Trưởng phòng tổ chức cán bộ và Chánh Án TAND Huyện X họp kiểm điểm nhân viên bảo vệ H trước tập thể TAND huyện X tại phòng họp TAND huyện. 3- Ngày 29/07/2015 mở cuộc họp tại phòng họp TAND huyện X ra Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật gồm các thành phần sau. - Chánh Án TAND Tỉnh Cà Mau – Chủ tịch hội đồng. - Trưởng phòng tổ chức cán bộ – Thành viên. - Công đoàn – Thành viên. - Chánh văn phòng – Thành viên. - Phụ trách bộ phận – Thành viên. 4- Ngày 10/08/2015 Hội đồng kỷ luật gởi giấy triệu tập cho nhân viên bảo vệ H. 5- Ngày 25/08/2015 tại phòng họp TAND huyện X Hội đồng kỷ luật họp Hội đồng. 6- Ngày 27/08/2015 Hoàn tất hồ sơ gửi TAND tỉnh Cà Mau. 7- Ngày 01/09/2015 Phòng tổ chức cán bộ TAND tỉnh Cà Mau soạn quyết định và trình Chánh án (chủ tịch Hội đồng kỷ luật) ký quyết định. 8- Ngày 03/09/2015 Chánh án TAND tỉnh Cà Mau ra quyết định kỷ luật.. 9- Ngày 16/09/2015 tại phòng họp TAND huyện X, Trưởng phòng tổ chức cán bộ TAND tỉnh Cà Mau, triển khai Quyết định kỷ luật đối với Trần Văn H và TAND huyện X theo dõi việc thực hiện quyết định của Trần Văn H . Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận. Trước những dư luận không tốt trong đồng nghiệp, nhân dân về việc bảo quản tài sản công hiện nay của một số nhân viên bảo vệ trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước nói chung, và trong ngành tòa án nói riêng, thì việc xử lý nghiêm, kịp thời những nhân viên bảo vệ hành vi tự ý bỏ giờ trực không có lý do để cho kẻ trộm lợi dụng sơ hở, lén lúc lấy trộm tài sản công có giá trị, làm mất mát tài sản của Nhà nước là hết sức cần thiết. Chính nhờ việc xử lý nghiêm hành vi sai trái này đã hạn chế thất thoát, mất mát tài sản cho Nhà nước, góp phần nâng cao trách nhiệm của các nhân viên bảo vệ, các cán bộ, công chức trong việc quản lý, sử dụng tài sản công. Với trường hợp vi phạm của nhân viên bảo vệ Trần Văn H, bằng phương án xử lý thứ 2, đã chấn chỉnh được việc nhân viên này thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ sự an toàn tài sản của Tòa Án Nhân Dân Huyện X, Tỉnh Cà Mau, tạo lòng tin trong nhân dân, đồng nghiệp, tạo được sự tín nhiệm của lãnh đạo đơn vị và ngành cấp trên. Giáo dục ý thức tôn trọng và bảo đảm sự thống nhất của pháp luật, hình thành trật tự kỷ cương cho cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở, đồng thời nâng cao tinh thần, đạo đức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở đơn vị và địa phương. II. Kiến nghị. Cơ quan, đơn vị cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với điều kiện kinh tế của mổi gia đình cán bộ, công chức, viên chức để có điều kiện giúp đỡ họ cải tạo cuộc sống. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, việc quản lý, sử dụng tài sản công, nhất là nhân viên bảo vệ được giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ sự an toàn tài sản của cơ quan Nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản công và trách nhiệm liên đới của thủ trưởng đơn vị. Tăng cường công tác giáo dục cho tập thể và cá nhân khi được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài sản công, coi việc sử dụng, quản lý, bảo vệ tài sản của nhà nước như tài sản của riêng mình, có như vậy mới tránh được sự thất thoát, hư hỏng, mất mát tài sản của Nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_tinh_huong_chuong_trinh_chuyen_vien.doc
Tài liệu liên quan