Tiểu luận Tình huống chuyển giao công nghệ qua dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Intel

MỤC LỤC

Phần I : Tình huống chuyển giao công nghệ qua DA ĐT trực tiếp nước ngoài của Intel. 1

Phần II : Một số câu hỏi đặt ra và trả lời : 4

Câu 1 : Tại sao Intel lựa chọn Việt Nam để đầu tư và

chuyển giao công nghệ? 4

Câu 2: Trong quá trình triển khai vấn đề nào là khó khăn nhất đối với Intel trong việc chuyển giao công nghệ cao vào Việt Nam? 5

Câu 3: Những giải pháp của Intel để khắc phục những hạn chế trên ? 7

Phần III: Kết luận : 10

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình huống chuyển giao công nghệ qua dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Intel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Phần I : Tình huống chuyển giao công nghệ qua DA ĐT trực tiếp nước ngoài của Intel. Đầu 2006, Intel đã xin cấp phép và được phê duyệt xây dựng nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip bán dẫn (Assembly & Test Manufacturing - ATM)) tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 605 triệu USD (có thể tăng thêm nếu sản xuất mở rộng) Giới thiệu sơ bộ về dự án: Thực tế dự án được đề cập từ năm 2001, nhưng rõ ràng nhất là từ thời điểm cuối 2003. Intel đã gửi phái đoàn khảo sát tìm hiểu về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi đầu tư, hậu cần, phương tiện chuyên chở hàng hóa, chu kỳ các chuyến bay, an ninh... Những cuộc đàm phán, thỏa thuận sơ khởi được tiến hành vào giữa tháng 8/2005. Giai đoạn kiểm tra, thương lượng, đồng ý đầu tư và xin giấy phép kéo dài từ tháng 10/2005 đến đầu năm 2006. Nguyên tắc của Intel là sẽ giữ kín thông tin đến phút cuối cùng nếu không có sự công bố của Bộ Kế hoạch đầu tư. Theo hồ sơ đầu tư, Intel sẽ xây dựng nhà máy sản xuất chip, các linh kiện máy tính tại Khu CNC TPHCM trên diện tích 46,7ha, sử dụng khoảng 2.000 lao động với tổng số vốn đầu tư là 605 triệu USD. Nhiệm vụ của nhà máy này sẽ là đóng gói và kiểm tra các con chip do các nhà máy chế tạo chất bán dẫn sản xuất ra ( các nhà máy này gọi là Fabs). Người ta gọi quy trình này là quy trình Assembly/Test (A/T) bao gồm 3 giai đoạn: đóng gói, kiểm tra và giao hàng. Các sản phẩm được đóng gói sau đó sẽ phải trải qua giai đoạn kiểm tra ứng suất (stress testing) và kiểm tra mức độ dò tĩnh điện (electrostatics dicharge levels). Sau khi kiểm tra xong, các sản phẩm này được phân loại vào thùng, sau đó được kiểm tra lần cuối trước khi đóng hộp và giao hàng.Quy trình này được đánh giá là mang tính sống còn đối với sự thành công của Intel vì là khâu cuối cùng quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Hiện tại, các nhà máy Assembly & Test (ATM) của Intel đã được xậy dựng tại Penang và Kulim, Malaysia; Cavite, Philippines; Thành đô và Thượng Hải, Trung Quốc; tại San Jose, Costa Rica. Và đến năm 2006, Intel đã xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Một số sự kiện đáng chú ý : Ngày 28-2/2006, tại TP Hồ Chí Minh, Intel - tập đoàn sản xuất chíp máy tính số một thế giới - đã chính thức làm lễ đón nhận giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và hoàn thiện chip bán dẫn (ATM) tại khu công nghệ cao (KCNC) TP Hồ Chí Minh. 28-3/2007. Intel khởi công nhà máy sản xuất chip lớn nhất tại Việt Nam. Lễ khởi công nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel đã diễn ra tại Khu công nghệ cao Tp.HCM, ngày 28/3. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất trong hệ thống các nhà máy lắp ráp và kiểm định chip trên toàn cầu của Intel. Theo đánh giá, nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ là kiểu mẫu cho các hệ thống các cơ sở lắp ráp và kiểm định của Intel trên toàn thế giới. Sau khi đi vào hoạt động ổn định, mỗi năm nhà máy sẽ đạt mức doanh thu sản xuất khoảng 5 tỷ USD Tháng 7.2010. Sản phẩm đầu tiên của Intel ra lò tại VN : Đại diện của Intel cho hay, cho tới thời điểm này, nhiều công đoạn để đưa nhà máy sản xuất chip với số vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD của Intel tại Việt Nam đã được hoàn thành đúng tiến độ. Sẽ chính thức đi vào sản xuất vào tháng 7/2010, sản phẩm đầu tiên mà Intel cho “ra lò” ở nhà máy Việt Nam là con chip. Tuy nhiên, nếu như ban đầu, nhà máy Intel ở Việt Nam được dự kiến chỉ sản xuất con chip thì nay đã có sự thay đổi. Tương lai, nhà máy này sẽ sản xuất cả bộ vi xử lý dành cho các thiết bị di động. Nhận xét: Đây là một dự án đầu tư lớn và mang tính bước ngoặt đối với Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng của dự án không chỉ do số vốn đầu tư lớn mà vấn đề đáng lưu ý là: Intel – một trong những công ty hàng đầu thế giới trong một ngành công nghệ then chốt- lại đặt nền móng sản xuất công nghệ cao tại một nước mà tại thời điểm đó hầu như còn chưa có thành tích gì trong lĩnh vực này. Trên thực tế, theo xu hướng chung hiện nay, Intel nên chọn đầu tư tại các nước có trình độ phát triển và công nghệ cao tương xứng với lĩnh vực sản xuất. Trong khi đó, Việt Nam chỉ là một nước đang phát triển với nhân lực và cơ sở hạ tầng yếu kém; thị trường nội địa chưa phát triển. Vậy tình huống này có gì đặc biệt? Đây có phải là một sự đầu tư ngược dòng, không đúng đắn và thiếu hiệu quả của Intel? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu, phân tích và lý giải vấn đề. Phần II : Một số câu hỏi đặt ra và trả lời : Câu 1 : Tại sao Intel lựa chọn Việt Nam để đầu tư và chuyển giao công nghệ? Trả lời : Để đầu tư và xây dựng một nhà máy mới. Intel dựa trên các tiêu chí sau : Thứ nhất, quốc gia đó phải có khu công nghệ cao và khu này phải hội tụ các điều kiện về điện, nước, hạ tầng cơ sở viễn thông, khả năng xử lý phế thải... Khu công nghệ cao đó phải nằm gần một sân bay, có nhiều chuyến bay đi khắp nơi trên thế giới và những chuyến bay ấy đi tới những nơi trọng điểm trong vùng phải đáp ứng yêu cầu: từ cơ sở sản xuất cho đến lúc khách hàng nhận hàng của Intel không quá 48 tiếng đồng hồ. Chi phí vận chuyển cũng phải thấp. Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, chi phí lao động phải cạnh tranh. Có các trường đại học nằm gần nhà máy của Intel để đào tạo nguồn nhân lực. Khi xây một nhà máy của Intel thì cần khoảng 50% nhân lực là công nhân và một nửa nhân lực khác là nhân lực kỹ thuật cao. Thứ 2, nhưng điều kiện quan trọng nhất: chính sách ưu đãi của chính phủ đối với Intel. Một khi Intel vào đầu tư ở một quốc gia nào đó thì sẽ kéo theo đầu tư của các công ty đa quốc gia khác. Vì thế Intel yêu cầu chính sách khuyến khích đầu tư rất cao của nước sở tại. Và Việt Nam đã hội đủ tất cả các điều kiện trên : Về nguồn nhân lực, Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, giá rẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới.Vì thế chi phí để xây dựng nhà máy mới chỉ bằng 1/3 so với các nước trong khu vực, đây cũng là điểm cộng mà Intel hướng tới. Đồng thời, trình độ đội ngũ nhân lực chất lượng cao cũng không ngừng được cải thiện với sự quan tâm phát triển giao dục của Nhà nước. Thêm vào đó, Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ thương mại vơi rất nhiều nước lại có vị trí địa lý thuận lợi. Điều này thuận lợi cho chiến lược hướng ra xuất khẩu của Intel. Bên cạnh đó, chính sách của mở cửa và kêu gọi đầu tư của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, khiến Intel có thể có được nhiều ưu đãi khi đầu tư vào đây. Những năm gần đây, Việt Nam đã thành lập một số khu công nghệ cao, cũng như nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị phục vụ cho CNC. Ngoài ra, còn những chính sách khác như miễn thuế, tạo điều kiện làm thủ tục xuất nhập khẩu.. Một ưu điểm nổi bật khác là tình hình chính trị, xã hội ổn định. Ngoài ra, Việt Nam còn nằm trong một khu vực phát triển rất sôi động ( châu Á - Thái Bình Dương) và bản thân Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Câu 2: Trong quá trình triển khai vấn đề nào là khó khăn nhất đối với Intel trong việc chuyển giao công nghệ cao vào Việt Nam? Khó khăn lớn nhất mà Intel gặp phải khi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam đó là trình độ phát triển công nghệ cao ở Việt Nam còn thấp. Đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và ngành công nghiệp phụ trợ. Về công nghiệp phụ trợ : Ông Simon Leong Kok Wai, Giám đốc phụ trách vật tư Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, cho biết, Intel đã đầu tư xây dựng nhà máy Intel tại Việt Nam nhưng ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho việc đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao cho Intel chỉ mới là bọc ni lông để đựng thiết bị. Các công nghệ khác như linh kiện, chi tiết kim loại, chi tiết khuôn dập nhựa, dịch vụ kỹ thuật, vật liệu dùng cho công đoạn lắp ráp chip, dịch vụ hậu cần, dịch vụ bảo trì, bảo hành trang thiết bị, phòng sạch… đều chưa có. Phần lớn thiết bị sản xuất, lắp ráp nhà máy đều phải nhập hoặc thuê chuyên gia kỹ thuật từ nước ngoài. Gần đây nhất, nhà máy đã liên hệ được với một số công ty trong nước cung cấp thiết bị phụ trợ. Điều đáng tiếc là các công ty này không sản xuất mà mua thiết bị từ nước ngoài về để bán lại cho Intel. Về nguồn nhân lực : Bà Florance Sinniah, Giám đốc nhân sự Cty Intel Việt Nam cho biết: “Intel là Cty bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam với số vốn đầu tư rất lớn vào CNC (1 tỉ USD – PV). Do đó, Intel cần khoảng 4000 nhiên viên kỹ thuật cao, nhưng đến nay các kĩ sư Việt Nam chưa đáp ứng được. Cuối năm 2009, thời điểm trước 1 năm so với thời gian dự kiến thời gian nhà máy lắp ráp và kiểm định chip (ATM) của Intel tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, nhưng nguồn nhân sự vẫn đang thiếu trầm trọng. Nhà máy mới tuyển được 40 nhân sự đạt yêu cầu, trong khi con số theo kế hoạch sẽ phải là 3.000 người từ nay đến năm 2010. Chỉ trong vòng 4 năm qua, số lượng tuyển sinh đầu vào ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại các trường đại học Việt Nam tăng 160% (từ 30.000 lên 50.000 chỉ tiêu), nhưng số lượng không đi liền với chất lượng. Ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết: Hàng năm các trường đại học cung cấp cho thị trường khoảng 110.000 kĩ sư ngành CNTT, nhưng chỉ 10% trong số đó có thể phục vụ tốt cho ngành này. Nguồn nhân lực CNC còn thiếu, yếu về năng lực thực hành, thiếu các chuyên gia và tổng công trình sư đầu đàn. Nguyên nhân là do giáo trình đào tạo của nước ta lạc hậu hơn so với thế giới 1 – 2 năm. Cũng liên quan đến vấn đề trình độ nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghệ cao, theo đánh giá thực tế của các chuyên gia nước ngoài thì 15% nguồn nhân lực Việt Nam đạt yêu cầu. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng hiện nguồn nhân lực nước ta còn thiếu các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc sáng tạo…và tiếng Anh. Câu 3: Những giải pháp của Intel để khắc phục những hạn chế trên ? Về công nghiệp phụ trợ : + Mua những sản phẩm phụ trợ ngoài từ các đối tác nước ngoài: Đối với những sản phẩm phụ trợ, sử dụng những công nghệ thuộc loại đặc chủng phục vụ riêng cho các nhà máy Intel, chủ trương của Intel là nhập khẩu các sản phẩm này. Theo thống kê, trên toàn thế giới chỉ có 4-5 công ty của Nhật Bản và Đài Loan có thể cung cấp đế chip (substrates). Tụ điện chip (chip capacitors) hay hỗn hợp hàn chip (flux, under-fill) thì hiện có những công ty ở Trung Quốc, đảo Đài Loan, Nhật Bản…Đây là lĩnh vực khó đầu tư, đặc biệt là một nước đang phát triển như Việt Nam, công ty chỉ có thể trông chờ khi các nhà cung cấp đầu tư, xây dựng nhà máy tại Việt Nam. + Chiến lược lâu dài hướng tới các nhà cung cấp nội địa : Để giảm chi phí sản xuất, chiến lược lâu dài của Intel là phát triển nguồn cung cấp nội địa. Công ty đã tổ chức “ ngày nhà cung cấp’ trong nỗ lực tìm kiếm những nhà sản xuất nội địa đạt yêu cầu của Intel. Các tiêu chuẩn được nêu ra là : sản xuất số lượng lớn, đúng công nghệ, an toàn, bảo vệ môi trường, chuẩn mực đạo đức kinh doanh..Ngoài chuyện phải có chi phí kinh doanh hợp lý, theo người đứng đầu Intel tại VN, điều quan trọng để trở thành nhà cung cấp cho Intel là công ty phải có khả năng thực hiện hoạt động thương mại điện tử bởi hầu hết giao dịch đều được thực hiện trên Internet. Ngoài ra, theo ông Rick Howarth, Intel cần hàng triệu đơn vị sản phẩm mỗi ngày, vì thế cần những công ty có quy mô đủ lớn nhưng rất khó tìm ra những công ty ở VN có khả năng đáp ứng được yêu cầu như vậy. Cho đến thời điểm này Intel mới chỉ tìm được những nhà cung ứng địa phương trong các lĩnh vực cung cấp thực phẩm, làm vệ sinh phòng ốc, dịch vụ Internet, viễn thông, vận chuyển, đóng gói đơn giản... Trong khi đó, chỉ với những sản phẩm là nguyên liệu gián tiếp, Intel cần hàng trăm mặt hàng. Đó là các loại nguyên vật liệu đóng gói, bao bì cho các sản phẩm điện tử, vi điện tử, nguyên vật liệu tránh nhiễm từ (EMI), các sản phẩm cách nhiệt, hệ thống kết nối không dây và giải pháp ăngten truyền thông... Với những sản phẩm này, Intel vẫn phải nhập khẩu, trực tiếp hày gián tiếp từ các công ty nước ngoài. Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu : + Chính sách tuyển dụng : Trong ngắn hạn, để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho nhà máy, Intel tuyển những người có khả năng và tiềm năng nhất. Sau khi vào Intel, mỗi nhân viên đều được đào tạo thêm các kỹ năng chuyên môn và tổng quan qua các khóa học tại Intel University trong nội bộ và các chương trình đào tạo phía bên ngoài nữa. Tất cả nhân viên Intel mọi tầng cấp, mọi bộ phần đều được đào tạo, kể cả CEO + Phối hợp với các trường đại học trong nước: Trong dài hạn, Intel có những chương trình riêng, chẳng hạn: Intel Higher Education Program và Intel Teach To the Future Program. Công ty đã phối hợp đào tạo các kỹ sư và chuyên gia CNTT tại các trường Đại học lớn của Việt Nam như ĐH BK, ĐH KHTN.. Tại đây, Intel chuyển giao cho các trường Việt Nam các giáo trình CNTT mà Intel đã tạo ra với các trường đại học ở Mỹ. Các giáo trình này rất đa dạng và bao gồm nhiều lĩnh vực công nghệ cao như: thiết kế chip, thiết kế bo mạch, sản xuất chip với số lượng lớn... Ngoài ra, Intel cũng chuyển giao chương trình đào tạo các chuyên gia kỹ thuật cho các trương đại học, cao đẳng Việt Nam. Intel cũng phối hợp với Bộ GDĐT, các trường đại học sư phạm và các trường trung học phổ thông đào tạo giáo viên phương pháp dạy học theo nhóm và theo dự án, đồng thời ứng dụng CNTT trong lớp học. + Đào tạo quốc tế : Với sự ủng hộ của Chính phủ VN và Bộ GDĐT, Intel đang đàm phán với một số trường ĐH CNTT của Mỹ để mở chi nhánh trực tiếp của các trường ĐH này ở VN. Khi triển khai, sinh viên VN sẽ có thể học và lấy bằng ĐH chính quy của các trường ĐH Mỹ "tại chỗ" mà không phải tốn kém chi phí. Theo kế hoạch, các trường ĐH Mỹ sẽ mở "campus" tại VN trước để đào tạo kỹ sư CNTT, sau đó mới mở rộng ra đào tạo các ngành nghề khác như: kinh tế, khoa học, xã hội, ngoại ngữ... Với những chính sách như trên, cùng với sự tạo điều kiên giúp đỡ của Việt Nam, Intel tự tin sẽ phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Và kết quả đã chứng minh điều đó, năm 2009, tuy khủng hoảng xảy ra, mức tăng trưởng của Intel Việt Nam vẫn là 25%. Đây là một con số đáng kể. Phần III: Kết luận : Với việc, Intel đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và thử nghiện chip tại Việt Nam, nước ta đã có tên trên bản đồ công nghệ thế giới. Nó đánh dấu sự tiến bộ trong cải thiện môi trường đầu tư cũng như hạ tầng công nghệ, tăng trưởng kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta. Sau Intel, nhiều nhà đầu tư thuộc nhóm ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn là các nhà cung ứng toàn cầu của Intel ; cũng như các công ty Công nghệ cao khác có thể sẽ đầu tư vào Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp thu được các công nghệ cao, cả về điện tử, viễn thông, tin học, sinh học, cơ khí chính xác cho đến công nghệ nano..; tiếp nhận được quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến và đào tạo được đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Tiếp thu những bài học về chuyển giao công nghệ trong thời gian qua, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp hơn nữa để phát huy nội lực và xây dựng một nền sản xuất công nghệ cao cho mình; từ đó phát triển kinh tế một cách bền vững. Danh mục tài liệu tham khảo : Sách : 1. Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.tập 1- PGS. TS Nguyễn Thị Hường- Nhà xuất bản thống kê. Năm 2002. Web : Intel đạt mức tăng trưởng 25% tại Việt Nam- 18/12/2009 17:33:35- Theo Pcworld Nhà máy chip 1 tỷ USD của Intel sắp hoạt động tại Việt Nam- Và nhiều trang web khác. Nhận xét của giáo viên :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25742.doc
Tài liệu liên quan