Tiểu luận Tính tất yếu khách quan, thực chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 

MỤC LỤC

1/TÍNH TẤT YẾU 1

2/ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 3

- Trên lĩnh vực kinh tế: 3

- Trên lĩnh vực xã hội: 4

- Trên lĩnh vựa văn hóa tinh thần: 5

3/ THỰC CHẤT CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 6

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 35007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tính tất yếu khách quan, thực chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận. Nêu rõ tính tất yếu khách quan, thực chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1/Tính tất yếu Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử. Đó là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, là thời kì “cải biến cách mạng” từ xã hội tư bản sang xã hội xã hội chủ nghĩa, là thời kì “đau đẻ” kéo dài đầy đau đớn. Thời kỳ đó bắt đầu từ sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước, thiết lập được nền chuyên chính củ giai cấp mình và kết thúc khi xây dựng xong cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ là tất yếu, bắt buộc đối với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội là vì: - Xét về quá trình lịch sử, lịch sử loài người là lịch sử thay thế các hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Cộng sản chủ nghĩa là một hình thái kinh tế – xã hội tiếp theo với hệ tư tưởng lý luận được Mác- ăngghen xây dựng và phát triển dựa trên những căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn. Và do đặc điểm của từng hình thái kinh tế xã hội khác nhau, cộng sản chủ nghĩa có bản chất riêng và không thể đi lên ngay trong lòng một hình thái kinh tế xã hội khác. Để đi lên được cộng sản chủ nghĩa, mọi dân tộc và quốc gia đều phải trải qua thời kỳ quá độ biến chuyển bản chất hình thái kinh tế xã hội cũ lên hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. - Xét trong bối cảnh lịch sử hiện nay, chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa còn để ngỏ, chưa một dân tộc, một quốc gia nào đã trải qua và xây dựng xong chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần phải có thời gian để phát triển, biến đổi, đi lên chủ nghĩa xã hội. - Xét về bản chất, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu (giai đoạn thấp) của chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, nó còn mang nhiều dấu vết, tàn tích của chế độ xã hội cũ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời kỳ quá độ xuất hiện như một tất yếu nhằm khắc phục được những khó khăn, tiêu cực trên lĩnh vực đạo đức, văn hóa, tinh thần, lối sống. - Sự ra đời và xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội là một xu thế tất yếu của thời đại. Thời đại ấy gắn liền với những người công nhân, đại diện tiêu biểu cho giai cấp vô sản trong thời kỳ thoái trào của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội chỉ được bắt đầu khi giai cấp công nhân giành được chính quyền, thiết lập được nền chuyên chính vô sản của giai cấp mình và sử dụng nó làm công cụ để tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – XHCN. - Mặc dù tuy đã giành chính quyền nhà nước thì giai cấp công nhân cũng không thể có ngay chủ nghĩa xã hội được, mà phải trải qua một quá trình đấu tranh, xây dựng khó khăn, lâu dài. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ qui định bởi chỗ: với điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của xã hội tiền tư bản và tư bản, sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở thành chủ thể cầm quyền, trong xã hội đó còn chưa có đủ những tiền đề vật chất, văn hóa và tinh thần cần thiết để thực hiện những chuẩn mực của xã hội xã hội chủ nghĩa. Muốn đạt được những đặc trưng đó, phải trải qua quá trình tổ chức, xây dựng để từng bước cải tạo các quan hệ kinh tế – xã hội tư bản và tiền tư bản, phát triển lực lượng sản xuất và thay đổi tương ứng trên lĩnh vực quan hệ sản xuất, phát triển một cơ cấu xã hội tiến bộ, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phù hợp với nhu cầu giải phóng con người. - Kể từ khi ra đời hệ tư tưởng, rồi phát triển thành học thuyết, lý luận vàđược nhiều quốc gia đem ra vận dụng cho cho đất nước mình, thực tiễn của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực đã chứng minh rằng cần thiết phải có một thời kỳ lịch sử tương đối dài thì mới có thể hòan thành được một cách triệt để những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. - Những khó khăn của quá trình biến đổi giữa hai hình thái kinh tế – xã hội cũng là một đặc điểm qui định sự cần thiết, tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I Lênin “Cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vì cải tổ sản xuất là việc khó khăn, vì cần phải có thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của đời sống, và phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tiểu tư sản và tư sản. Bởi vậy, Mác có nói đến cả một thời kỳ chuyên chính vô sản, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” 2/ Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội + Đặc điểm tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại đan xen lẫn nhau giữa những yếu tố, bộ phận của cả hai kết cấu kinh tế - xã hội cũ và mới (chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội). Đặc điểm này thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, văn hóa – tinh thần. - Trên lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần, đấy là các thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngòai. Nền kinh tế này đồng thời bao gồm nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế vừa thống nhất, vừa đấu tranh, cạnh tranh với nhau rất phức tạp. Tùy theo từng thời điểm mà các thành phần kinh tế có thể thay đổi vai trò, tỉ trọng trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng nhìn chung, thànnh phần kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. - Trên lĩnh vực xã hội: Xã hội trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích cơ bản. Mối liên hệ giữa các giai cấp, tầng lớp không chỉ có liên minh, đoàn kết, hữu nghị, bình đẳng mà còn có đấu tranh, cạnh tranh, bất bình đẳng. Còn có sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, lao động trí óc và chân tay, vấn đề bình đẳng và công bằng xã hội cần phải được xác lập dần dần. ở nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân vẫn luôn là giai cấp tiên phong trong suốt quá trình biến đổi, quá độ lên chũ nghĩa xã hội. Và nhìn chung với tất cả các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội thì đặc điểm nổi trội nhất trên lĩnh vực xã hội là tính thống nhất, hợp tác lâu dài của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, sự thống nhất đảm bảo cho quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, quyết định thành công trong sự nghiệp xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội. - Trên lĩnh vựa văn hóa tinh thần: Bên cạnh hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa đang xây dựng và ngày càng phát triển thì vẫn còn tồn tại những tàn dư cũ của nền văn hóa cũ, hệ tư tưởng cũ lạc hậu, thậm chí phản động, gây cản trở không nhỏ cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc sau khi mới được giải phóng. Trong thời điểm xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ở khắp mọi nơi, sự du nhập, giao lưu giũa các luồng tư tưởng, văn hóa là điều tất yếu. Điều này mang tính hai mặt: Một là tạo điều kiện cho sự du nhập, thống nhất về văn hóa mang tính toàn cầu, phản ánh rõ qui luật vận động và phát triển của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đi lên của hình thái kinh tế – xã hội, đặc biệt là với những quốc gia đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng mặt khác, sự du nhập các luồng tư tưởng gây tác động không nhỏ đến lối sống và sự phát triển định hướng xã hội, gây nhiều khó khăn và phức tạp đến sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy cần phải nắm rõ những yêu cầu của xã hội nảy sinh trong thời kỳ quá đội đi lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa có chọn lọc trong khi tham gia hội nhập hóa quốc tế. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu ra hai kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội: + Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quá độ gián tiếp từ những xã hội tiền tư bản chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa xã hội. Dù là trực tiếp hay gián tiếp đều phải trải qua một quá trình gay go, phức tạp và lâu dài. + Thời gian kéo dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước là khác nhau, tùy theo những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội ở mỗi nước qui định.ở Việt Nam, do xuất phát với một nền kinh tế còn lại hậu, thấp kém với sản xuất nông nghiệp, thủ công nhỏ lẻ là chủ yếu lại bị kìm hãm, áp bức của chế độ thực dân, phong kiến hàng nghìn năm nên thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ rất khó khăn, kéo dài và gian khổ. Mác và ăngghen đã hình dung tất yếu không chỉ của sự quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội mà các ông còn dự cảm thấy khả năng của cả sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Sự “bỏ qua” này thực chất chỉ là sự bỏ qua hình thái chính trị chứ không bỏ qua cách thức phát triển kinh tế, vận hành và củng cố xây dựng cơ sở vật chất vững mạnh. Có 3 điều kiện để một nước có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội: - Chủ nghĩa tư bản bị lạc hậu, đánh bại tại quê hương của nó và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Các nước kém phát triển biết được tấm gương, nhìn vào cách thức đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước tư bản mà học theo, đồng thời nhận được sự giúp đỡ của các nước ấy. - Thực hiện những bước quá độ, những bước đi trung gian mềm dẻo linh họat, sử dụnh thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa như cây cầu nối. - Có đảng cộng sản vững mạnh cầm quyền lãnh đạo. Đổi mới nền sản xuất xã hội đòi hỏi cần có thời gian mới thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt mới có thể cỏ thể gạt bỏ hết những tàn dư, thói quen còn sót lại của chế độ xã hội trước đó. 3/ Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đặc điểm của thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội qui định thực chất của nó là thời kỳ quá độ chính trị: xã hội còn phân chia giai cấp, còn đấu tranh giai cấp, còn nhà nước. Nhà nước trong thời kỳ quá độ “không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chế cách mạng của giai cấp vô sản”. Tuy nhiên, xã hội trong thời kì quá độ đang trong quá trình biến đổi từng bước để tạo ra những điều kiện đi tới xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ đối kháng giai cấp, đấu tranh giai cấp và bất bình đẳng xã hội. + Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ yếu diễn ra giữa một bên là giai cấp công nhân liên minh với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động để đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội. Với một bên là giai cấp tư sản đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và các thế lực phản động chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại với lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Theo V.I. Lênin: “Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói cách khác, giữ chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bật nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và diễn ra trong điều kiện mới (giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền), nội dung mới (mà trung tâm là xây dựng tòan diện xã hội mới, trong đó, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cơ bản nhất) và bằng những hình thức (cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng) và phương pháp mới. Đối với những nước kém phát triển như nước ta đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn là sự đấu tranh giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trong thời kì quá độ, đấu tranh giai cấp là tất yếu. Tuy nhiên, cũng không nên cường điệu hóa nó quá mức. Cường điệu hóa đấu tranh giai cấp hoặc phủ nhận đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều dẫn đến những sai lầm. Từ đó có thể nói, thời kỳ quá độ là thời kỳ, xét trên mọi phương diện, còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, đối lập nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy xét về xu hướng tất yếu, các yếu tố mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng phát triển, nhưng không loại trừ khả năng ở những lúc, những nơi nhất định, cái cũ tạm thời lấn át cái mới ; trong đó, tính tự phát tư bản chủ nghĩa còn có cơ sở rộng lớn. Trình độ thấp trong sự phát triển kinh tế -xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội qui định tính khó khăn, lâu dài của thời kỳ này. Trong quá trình đó, sự phát triển tiến bộ có thể đan xen với những sự suy thóai tạm thời; những tìm tòi, thử nghiệm nhiều khi phải làm đi, làm lại mới xác định được giá trị chân thực của nó trong quá trình xây dựng xã hội. Khi đề cập tới khả năng đó. V.I.Lênin: “Còn chúng ta thì biết rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn. Nhưng chúng ta sẵn sàng chịu đựng hàng nghìn khó khăn, thực hiện hàng nghìn lần thử, và khi chúng ta đã thực hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng ta sẽ thực hiện cái lần thử thứ một nghìn lẻ một”. Như vậy, xét về bản chất, mục tiêu nhất quán của các chế độ xã hội từ khi có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nằm trong giai đoạn thấp của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDCNXH1015.doc
Tài liệu liên quan