Tiểu luận Tình trạng đôla hóa ở Việt Nam 5 năm trở lại đây và các giải pháp

Trong thời điểm hiện tại, trên toàn thế giới đang diễn ra tình trạng giảm giá của đồng đô la Mỹ.

Tuy nhiên nhìn về lịch sử thì đồng đô la đã kết thúc quá trình mất giá và giờ là điểm thay đổi theo hướng tăng giá trở lại. Từ năm 1970 thì chu kỳ tăng, giảm giá của USD là từ 5 - 7 năm cho mỗi một quá trình. Theo quy luật đó thì sau khi USD lên giá tới mức kỷ lục vào năm 2001 (USD Index lúc đó đạt gần 122 điểm), USD bắt đầu giảm giá so các loại tiền tệ mạnh khác của thế giới vào đầu năm 2002.

Từ thời điểm đó đến nay USD đã mất giá được hơn sáu năm (USD Index thấp nhất tháng 4-2008), giờ là lúc nó tìm lại chính mình và lấy lại những gì đã mất .

 

ppt40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình trạng đôla hóa ở Việt Nam 5 năm trở lại đây và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thảo luận: Đề tài: Tình trạng đôla hóa ở Việt Nam 5 năm trở lại đây và các giải pháp. Giảng viên hướng dẫn:Nguyễn Thanh Nhàn Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Mục lục: I.Khái quát chung về hiện tượng đôla hóa 1.Khái niệm 2.Phân loại 3.Nguyên nhân 4.Tác động của hiện tượng đôla hóa II.Thực trạng đôla hóa tại Việt Nam 1.Thực trạng đôla hóa ở nước ta 2.Nguyên nhân III.Một số giải pháp kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa ở nước ta 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa 2.Đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống đôla hóa I.Khái quát chung về hiện tượng đôla hóa 1.Khái niệm: Đôla hoá là tình trạng đồng ngoại tệ thay thế đồng bản tệ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ là dự trữ giá trị, phương tiện thanh toán và đơn vị tính toán Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đôla hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm : tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. 2.Phân loại Căn cứ vào hình thức --- Đôla hóa thay thế tài sản --- Đôla hóa phương tiện thanh toán --- Đôla hóa định giá,niêm yết giá Căn cứ vào phạm vi: --- Đôla hóa phi chính thức --- Đôla hóa bán chính thức --- Đôla hóa chính thức 3.Nguyên nhân Nhu cầu phòng tránh rủi ro các loại: + rủi ro do lạm phát và bản tệ bị mất giá so với ngoại tệ + rủi ro sụp đổ một thể chế tiền tệ + do sự yếu kém cơ quan chức năng của chính phủ Đô la hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Thứ ba, một quốc gia có trình độ phát triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân,trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia thấp thì quốc gia đó sẽ có mức độ đô la hóa càng cao. 4.Tác động của đôla hóa Tích cực (-)Tạo một van giảm áp lực với nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao,mất cân đối và điều kiện kinh tế không ổn định. (-)Thúc đẩy phát triển ngành ngân hàng,nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế,phản ánh dưới góc độ tỷ trọng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng trong GDP tăng lên khi có đôla hóa (-)Hạ thấp chi phí giao dịch (-)Thúc đẩy thương mại,đầu tư và tăng trưởng kinh tế (-) Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức. (-) giúp cho đồng tiền có khả năng tự do chuyển đổi hoàn toàn ở những nước mà tiền tệ chưa có khả năng chuyển đổi 4.Tác động của đôla hóa Tiêu cực Đôla hóa sẽ làm cho các quốc gia rất khó phản ứng thành công với các bất ổn, biến động từ bên ngoài  nền kinh tế đôla hóa dễ bị tổn thương bởi các cú sốc ngoại lai và thậm chí còn làm giảm tăng trưởng. (-)giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ (-)đôla hóa chính thức làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng (-)chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào Mỹ.Trong trường hợp đôla hóa chính thức,chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất do Mỹ quyết định. sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau (-)hệ thống ngân hàng bị đôla hóa được coi là nguyên nhân những cuộc khủng hoảng tài chính,rủi ro cao về thanh khoản và khả năng chi trả II.Thực trạng đôla hóa tại nước ta Trong những năm gần đây,Việt Nam đã không ngừng thu hút các nguồn vốn ngoại tệ,đặc biệt là USD.Đây là nguồn lực quan trọng giúp chúng ta giải quyết được phần lớn các nhu cầu về vốn,xây dựng cơ sở hạ tầng…Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó.Chính lượng USD ồ ạt vào Việt Nam nếu không được kiểm soát tốt cũng gây ra hậu quả to lớn là tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Một nền kinh tế bị đôla hóa thì trước hết phải có nguồn USD,hiện nay tài Việt Nam có các kênh ngoại tệ được chuyển vào như sau : Các kênh ngoại tệ chảy vào Việt Nam Nguồn USD Nguồn kiều hối Thứ nhất là nguồn kiều hối Nguồn : tổng cục thống kê,việt báo.vn Các kênh ngoại tệ chảy vào Việt Nam Nguồn USD Nguồn kiều hối Lượng khách du lịch Các kênh ngoại tệ chảy vào Việt Nam Thứ hai, là lượng khách du lịch đến VN ngày càng tăng nhanh. Nguồn : tổng cục du lịch Các kênh ngoại tệ chảy vào Việt Nam Nguồn USD Nguồn kiều hối Lượng khách du lịch Đầu tư trực tiếp Các kênh ngoại tệ chảy vào Việt Nam Các kênh ngoại tệ chảy vào Việt Nam Các kênh ngoại tệ chảy vào Việt Nam Nguồn USD Nguồn kiều hối Lượng khách du lịch Đầu tư trực tiếp Xuất khẩu Kênh đôla chảy vào nước ta Thứ tư,là hoạt động xuất khẩu. Nguồn : Tổng cục thống kê Nguồn USD Nguồn kiều hối Hoạt động buôn lậu Lượng khách du lịch Đầu tư trực tiếp Tiền viện trợ Không hoàn lại Thu nhập và Tiền lương Xuất khẩu Các kênh ngoại tệ chảy vào Việt Nam Thực trạng đôla hóa hiện nay Hiện nay Việt Nam là nước có hiện tượng đôla hóa không chính thức, theo thống kê tỷ lệ đô la hóa luôn ở mức trên 20% trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều như Indonesia, Thái lan, Malaysia …chỉ khoảng 7-20%. %. Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ này xuống còn 15%. Nếu theo phân loại của IMF thì Việt Nam là nước có nền kinh tế bị đô la hóa ở mức trung bình. Tuy nhiên trái với xu hướng biến đổi cuả cơ cấu tiền gửi thì số tiền gửi tuyệt đối bằng USD thì lại không ngừng tăng lên đến tháng 12/2007 đã ở mức 13873.1 tỷ USD. Thực trạng đôla hóa hiện nay Nguồn : IMF Bảng: khối lượng tiền gửi bằng đồng USD (FCD) Thực trạng đôla hóa hiện nay Chính việc cho phép sử dụng gần như hợp pháp hoá đồng USD tại Việt Nam để mua các loại hàng hoá như bất động sản, mặt hàng điện tử, xe cộ, phí khách sạn... đã làm tăng quá trình đô la hoá. Một lĩnh vực đô la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng,kinhdoanh các sản phẩm nhập khẩu, Trong thời điểm hiện tại, trên toàn thế giới đang diễn ra tình trạng giảm giá của đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên nhìn về lịch sử thì đồng đô la đã kết thúc quá trình mất giá và giờ là điểm thay đổi theo hướng tăng giá trở lại. Từ năm 1970 thì chu kỳ tăng, giảm giá của USD là từ 5 - 7 năm cho mỗi một quá trình. Theo quy luật đó thì sau khi USD lên giá tới mức kỷ lục vào năm 2001 (USD Index lúc đó đạt gần 122 điểm), USD bắt đầu giảm giá so các loại tiền tệ mạnh khác của thế giới vào đầu năm 2002. Từ thời điểm đó đến nay USD đã mất giá được hơn sáu năm (USD Index thấp nhất tháng 4-2008), giờ là lúc nó tìm lại chính mình và lấy lại những gì đã mất . Trước, trong,và sau khi chính phủ và các ngân hàng trung ương trên thế giới thực hiện các biện pháp để cứu nguy thị trường thì việc đồng USD tăng giá đã khiến nhiều người bất ngờ. USDX tăng một mạch từ ngưỡng 76 điểm trong tháng 9 vượt qua 87 điểm vào nửa cuối tháng 10 làm áp lực lên các thị trường hàng hóa, TTCK và hối đoái. Việc bơm lượng lớn USD vào lưu thông thay vì làm giảm giá trị, xu thế đồng USD lại có diễn biến ngược lại. Nguyên nhân tình trạng đôla hóa Bảng chỉ số giá cả tại Việt Nam trong những năm gần đây: Nguồn : IMF Nguyên nhân tình trạng đôla hóa Tỷ giá hối đoái của VND/USD được thả nổi Đổi tiền tại các địa điểm tư nhân thường dễ dàng và nhanh chóng hơn NGNH hay NH được cấp giấy phép kd không đủ ngoại tệ Các ngân hàng thu mua ngoại tệ khó khăn. Nguyên nhân tình trạng đôla hóa III.Một số giải pháp kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa ở nước ta. Đô la hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam. Hiện tượng đô la hoá của Việt Nam lúc tăng cao, lúc hạ thấp, nhưng về cơ bản chưa chấm dứt và luôn ở mức khá trầm trọng. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch... không thể một sớm, một chiều xoá bỏ hay giảm triệt để được. 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa a. Do sự mất lòng tin vào đồng nội tệ của người dân sau những cuộc khủng hoảng kinh tế và xu hướng thích sử dụng đồng USD vì tính ổn định của nó.Nên phải xây dựng nền kinh tế tăng trưởng ổn định và kiềm chế lạm phát để tạo niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. b. Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân và thu hút được từ nước ngoài, vì thực tế cho thấy việc hấp thụ kém các nguồn vốn này là một nguyên nhân quan trọng làm tăng tình trạng đô la hoá: 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa c.Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ Chính sách lãi suất và tỷ giá cho hợp lý để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ. Qua đó,nếu nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát , ngành ngân hàng nên thắt chặt cung ứng tiền tệ ở mức cho phép để không gây ra suy thoái nền kinh tế. Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế. Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành phẩm... phục vụ xuất khẩu. Việc mua bán ngoại tệ cần quản lý chặt chẽ. Quy định rõ những cơ quan, đơn vị được phép sử dụng USD trong giao dịch, thanh toán trong xuất nhập khẩu, làm nhiệm vụ đối ngoại. Nghiêm cấm sử dụng ngoại tệ đầu cơ trục lợi, mua bán lòng vòng làm ảnh hưởng đến đồng nội tệ.Không được duy trì quyền sở hữu ngoại tệ không có nguồn gốc hợp pháp. Cần có quy chế rõ ràng rằng sở hữu ngoại tệ của dân cư là sở hữu ngoại tệ hợp pháp chuyển từ nước ngoài vào; không cho phép sở hữu số ngoại tệ có được do sự trao đổi lòng vòng ở chợ đen, rồi biến số đó thành sở hữu riêng. 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa d.Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng “Trên đất nước Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam” Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Namkhông được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục thu ngoại tệ. Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động... bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Thực hiện những bước đầu tiên để đồng Việt Nam (VND) tham gia quan hệ vay trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để người nước ngoài chấp nhận VND trong thanh toán; xoá bỏ việc chuyển tiền FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) phải xuất trình chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính và xoá bỏ các quy định về cân đối ngoại tệ đối với FDI. Phải giảm chi phí trong giao dịch bằng VND so với giao dịch bằng USD 1.Những biện pháp đẩy lùi hiện tượng đôla hóa Áp dụng các biện pháp nhằm biến USD thành một loại hàng hóa bình thường, đồng thời xử phạt nghiêm minh những sai phạm để chấn chỉnh việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do. Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu. SBV sẽ áp dụng tỷ lệ thí điểm từ năm 2008 đến 2010. Hỗ trợ giải pháp này, tỷ giá sẽ được điều hành thoáng hơn, các công cụ tài chính phái sinh sẽ được đẩy mạnh để hỗ trợ và hạn chế rủi ro về tỷ giá, tạo lòng tin của dân chúng vào VND. Những khoản vay nước ngoài của Chính phủ, kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và các khoản thu từ phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ chỉ được giải ngân cho đơn vị thụ hưởng hay cơ quan thực hiện dự án bằng VND. Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam. 2.Đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống đôla hóa Mặt trái - Do quy định rõ những cơ quan, đơn vị được phép sử dụng USD trong giao dịch, thanh toán trong xuất nhập khẩu nên sẽ tạo ra những giao dịch ngầm trong nền kinh tế làm cho tỷ giá mua vào bán ra chênh lệch lớn , chi phí tốn kém , rủi ro cao , gây thiệt hại cho người dân . - Rủi ro lớn có thể xảy ra là khi chống đô la hóa, hệ thống thanh toán chỉ cho phép dùng đồng nội tệ và phải thu gom USD về. Trong quá trình chuyển hóa USD sang VNĐ, xử lý không khéo sẽ tạo áp lực tăng tiền mặt và lập tức gây lạm phát tiền tệ. Đây là bài học đã gặp phải năm 2007 khi ta nhập về hơn 9 tỉ USD. 2.Đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống đôla hóa Đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống đôla hóa Kết luận Trong thực trạng hiện nay,chúng ta cần phải nhân định rõ rằng: Đôla hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với những nước có xuất phát điểm thấp,đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập như Việt Nam.Xóa bỏ đôla hóa không phải là xóa bỏ hoàn toàn và phủ định tất cả vì cũng giống như lạm phát,phải duy trì ở một mức độ phù hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế.Chúng ta phải chấp nhận sự hiện diện của đôla hóa trên cơ sở kiềm chế,khai thác mặt lợi,hạn chế mặt tiêu cực.Rủi ro lớn có thể xảy ra khi chống đôla hóa,hệ thống thanh toán chỉ cho phép sử dụng đồng nội tệ và phải thu gom USD về.Trong quá trình chuyển hóa USD sang VND,xử lý không khéo sẽ tạo áp lực tăng tiền mặt và lập tức gây lạm phát tiền tệ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttinh_trang_do_la_hoa_nen_kinh_te.ppt
Tài liệu liên quan