MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU 1
2. NỘI DUNG 3
2.1. Tình yêu những ngày đầu chiến tranh. 3
2.2. Tình yêu – Sợi chỉ xanh óng ánh giữa bom đạn. 9
2.3. Sự hồi sinh. 15
3. KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình yêu trong chiến tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay, trong văn học viết về đề tài chiến tranh – sự hi sinh, mất mát (nếu có nhắc đến) thường là rơi vào những người lính – những người trực tiếp cầm súng ra chiến trường (Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi – Xưa nay chinh chiến mấy ai về ). Song nghịch lý thay, ở cả “Màu tím hoa sim”, “Núi đôi” và “Quê hương” đều nhắc đến sự hy sinh của những người con gái, của người ở hậu phương. Nếu như ở bài thơ “Màu tím hoa sim”, Hữu Loan không nói nguyên do của sự “ra đi” ấy hoặc người đọc có thể “ngầm hiểu”; thì ngược lại ở Vũ Cao, Giang Nam, hai ông đều nói rất rõ. Với Vũ Cao là nỗi niềm chan chứa: “Giặc giết em rồi dưới gốc thông”, còn Giang Nam cũng bàng hoàng, thảng thốt: “Giặc bắn em rồi, quăng mất xác”. Và ta nghe trong câu thơ, không đơn thuần chỉ là nhắc lại một hiện thực phũ phàng của thời chiến nữa, mà đọng lại là cả một tấm tình, một tiếng lòng chua xót, một tiếng khóc nghẹn ngào… của mỗi nhà thơ trước sự ra đi của người mình yêu – và đau đớn hơn nữa lại ra đi dưới mũi tên, hòn đạn của giặc mà tưởng như ở quê nhà có thể bình yên. Một cách ngẫu nhiên, câu thơ không chỉ làm tê tái thương yêu tâm hồn thi sĩ về một thời kỳ đau thương của dân tộc, hơn thế, còn làm tím cả cõi lòng của những người đang sống hôm nay. Và chính bởi đi sâu vào “mặt trái” của cuộc chiến mà đã có một thời, có thi phẩm đã bị “cấm” không được tuyên truyền rộng rãi đối với bạn đọc và người yêu thơ, hay người ta ngại ngần nhắc đến (cùng với dáng kiều thơm của Quang Dũng). Lớp người say mê và yêu thích những bài thơ kiểu “Màu tím hoa sim” chỉ được lưu giữ và ghi chép chúng trong cuốn sổ tay cá nhân của mình rồi chuyền tay nhau mà ngậm ngùi chua xót. Trường hợp GS.Hoàng Như Mai giảng thi phẩm của Hữu Loan cho sinh viên Đại Học Tổng hợp những năm 1970 thật lắng đọng, âm vang … là rất hiếm. Có hiện tượng đó, âu cũng là một điều dễ hiểu. Bởi lẽ trong khi cả nước đang gồng mình lên để chiến đấu với kẻ thù mạnh hơn… thì tất yếu những bài thơ buồn, uỷ mị như thế sẽ không có lợi cho cuộc chiến tranh cách mạng. Song do cả ba bài thơ đều nói được những điều đúng đắn, chân thành và sâu lắng nhất trong tận đời sống tâm linh con người…, nên sau khi cuộc chiến qua đi, chúng đã được trả lại giá trị đích thực. Cả ba thi phẩm được đánh giá là những bài thơ khá hay vì chúng là tiếng nói thành thực của người nghệ sĩ trước vòng quay của lịch sử, của một thời đã đi qua không bao giờ trở lại. Và người đọc hôm nay chợt hiểu ra rằng: thơ ca kháng chiến đâu chỉ có niềm vui. Bởi bên cạnh cái “hùng” trong phạm trù thẩm mỹ luôn có cái “bi” song song tồn tại. Cái “bi” chính là ở những đau thương, mất mát; ở hiện thực tàn khốc của cuộc chiến tranh không gì bù đắp nổi. Nhưng cái “bi” ấy không phải là cái buồn mơ hồ, luẩn quẩn, bế tắc của các thi nhân trong phong trào thơ mới – mà đó là cái buồn tích cực trong thời kỳ cách mạng. Họ hiểu rõ nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa, chứ không còn “vô cớ” như chàng Xuân Diệu ngày nào (Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn). Bởi vậy “nỗi buồn chiến tranh” ở cả ba nhà thơ của chúng ta đều không hề né tránh. Nhưng trong cái buồn chất chứa niềm đau, sự xa xót ấy, vẫn thấy ánh lên niềm tin yêu, hy vọng, sự sống và lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Chẳng thế mà trong đoạn kết bài “Núi đôi”, Vũ Cao viết: “Anh đi bộ đội sao trên mũ/Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/Em sẽ là hoa trên đỉnh núi/ Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”. Hay Giang Nam cũng hạ bút: “Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm/Có những ngày trốn học bị đòn, roi/ Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/Có một phần xương thịt của em tôi”.
Đọc những câu thơ như thế liệu chúng ta còn thấy nó đơn thuần chỉ là đau thương uỷ mị? Hay chính đau thương, uỷ mị lại nâng cao “tầm vóc” con người? Dẫu biết rằng khi đặt bút kết thúc khép lại mỗi bài thơ, mỗi người đọc, người yêu thơ, chưa hẳn đã dứt ra khỏi nỗi buồn, niềm đau, nhưng dường như đằng sau mỗi câu chữ ấy, ta thấy nỗi buồn, niềm đau kia đã chuyển thành tinh thần quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, nói theo ngôn từ ngày ấy, là biến đau thương thành hành động cách mạng. Và như vậy, cả ba bài thơ nói đến tình yêu chồng vợ, tình yêu đôi lứa – có vẻ rất riêng tư nhưng đã hoà chung trong tình yêu lớn – yêu quê hương đất nước, của cả một cộng đồng dân tộc. Cá nhân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường.
Trước đây có một thời kỳ do cực đoan, phiến diện, chúng ta cho rằng những bài thơ viết về nỗi đau, sự hi sinh, mất mát là bi lụy, làm hạn chế lại dòng vận động của lịch sử hào hùng. Nhưng vượt qua lớp bụi thử thách của thời gian, thực tế đã chỉ ra một điều hết sức ý nghĩa là: chiến tranh nếu không có hi sinh mất mát… thì làm sao người ta thấy hết được giá trị của những tháng ngày sống trong yên ấm, hoà bình ? Thế cho nên, ở một góc độ nào đó, ba bài thơ “Màu tím hoa sim”, “Núi đôi”, “Quê hương” chính là góc nhìn chân thực, không hề né tránh của tấm gương văn học trong việc phản ánh đời sống xã hội. Hiện thực chiến tranh khốc liệt như vậy đó. Và chúng ta phải vô cùng cảm ơn những con người đã hi sinh cả tuổi thanh xuân và tràn đầy ước vọng của mình để có được một đất nước trọn vẹn, thống nhất như ngày hôm nay. Với ý nghĩa như vậy, dù các nhà thơ không nói, nhưng chúng ta thấy như còn vang vọng đâu đây một lời nhắc nhở thầm về sự trân trọng và yêu mến các giá trị của cuộc sống thực tại – của những gì mà ta đã phải đánh đổi trong ngày hôm qua. Một hành trình qua thống khổ mới tới đầu mút bên kia của hạnh phúc…
Quan niệm như thế nào là một bài thơ hay xem chừng đó vẫn còn là một câu hỏi lớn. Song nói gì thì nói thơ hay phải bắt nguồn từ những xúc cảm chân thành về cuộc đời và về số phận con người. Và đến với thơ ca, cũng nên tiếp nhận nó “bằng tình yêu thương con người chứ không phải vì chính trị hay vụ lợi riêng” (Hữu Loan – tâm sự ngày 05/03/1995 tại Nga Sơn, Thanh Hóa).
Phải chăng vì thế mà khi cuộc chiến tranh đã lùi xa cách đây hơn ba mươi năm, nhưng cho đến tận bây giờ cả ba bài thơ “Màu tím hoa sim”, “Núi đôi”, “Quê hương”… vẫn là những bài thơ hay hấp dẫn và có sức lay động sâu xa trong lòng người đọc.
2.2. Tình yêu – Sợi chỉ xanh óng ánh giữa bom đạn.
Vâng! Có một thời như thế, một thời tình yêu đôi lứa được coi là thứ tình cảm ủy mị, sướt mướt, mọi người không công nhận những tác phẩm chất chứ một tình yêu cao đẹp ấy, bởi một điều: nó làm giảm sút tinh thần người lính, khiến họ có thể gục ngã trên chiến trường ngày một ác liệt hơn.
Thế nhưng ai đã từng dù chỉ một lần đọc “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu thì sẽ suy nghĩ khác.. bởi tình yêu và cuộc kiếm tìm tình yêu của hai nhân vật chính trong tác phẩm đã làm thay đổi ý nghĩ cũ đó.
“Mảnh trăng cuối rừng” là một trong những tác phẩm in trong tập “những vùng trời khác nhau” của tác giả nguyễn minh châu năm 1970. Ngay từ nhan đề tác phẩm thôi cũng đã khiến độc giả tò mò và đặt nhiều nghi vấn. Tại sao lại là “mảnh trăng” mà không phải là “vầng trăng”. Có lẽ vì một lí do tuy giản đơn nhưng lại mang thật nhiều ý nghĩa, không chỉ gợi sự tò mò “mảnh trăng” còn thể hiện khoảng trống lấp đòi hỏi con người phải đi tìm chứ như vầng trăng thì đã quá viên mãn, tròn đầy quá.
Một điều thú vị trong tác phẩm nữa là cách đặt tên nhân vật chính của tác phẩm. nhân vật chính tên Nguyệt- Nguyệt là trăng, trăng tinh khôi, sáng ngời giống như chính Nguyệt- người con gái bấy lâu nay Lãm vẫn ngóng chờ.
Câu chuyện là cuộc hành trình tìm kiếm tình yêu của Lãm và Nguyệt. sống trong thời chiến tranh, khi bom đạn và cái chết luôn hiện hữu, con người ta cần biết bao sức mạnh, lòng dũng cảm và một ý chí luôn vươn lên. Và có thể vì điều đó chăng mà tình yêu thời kì này cũng rất cần niềm tin và lòng chung thủy. chiến tranh nguyên nhân gây ra những cuộc chia li và những tin tức về nhau luôn bặt vô âm tín. Vậy mà vẫn có thật nhiều tình yêu nảy nở từ mảnh đất bom đạn ác liệt này.
Tình yêu của Lãm và Nguyệt có lẽ chỉ mới bắt đầu bằng sự cảm miến qua lời kể của chị Tính. Trong chiến tranh, tất cả mọi người đều trở thành người nhà và giành cho nhau tình yêu thương chân thành nhất. nguyệt cảm miến Lãm bởi tinh thần hăng say gia nhập quân ngũ, vì tinh thần “trốn nhà đi tuyển bộ đội”. Về phần Lãm, hình ảnh Nguyệt trong tâm trí anh là một cô gái ngoan ngoãn, tích cực. chỉ giữ những suy nghĩ tốt về nhau, nào có ai ngờ rằng niềm tin ấy đã trở thành chất keo gắn bó hai tâm hồn dù họ chưa một lần gặp gỡ.
Tình yêu - nó như sợi chỉ màu xanh óng ánh không hề đứt dù mưa bom bão đạn, dù khó khăn và dù cả sự hi sinh đe dọa họ thì sợi chỉ xanh ấy vẫn mãi óng ánh, thách thức cùng thời gian.
Có lẽ gọi chuyến công tác lần ấy của Lãm là chuyến công tác định mệnh, bởi sự ngẫu nhiên đã cho Lãm-Nguyệt không những được gặp nhau mà còn gần nhau và thêm những cảm nhận mới về nhau. Ý định ban đầu của Lãm là cố gắng lái xe giao hàng sớm, sau đó kịp giấu xe ở rừng săng lẻ và ghé thăm chị Tính. Nhưng những sự việc diễn ra suốt cuộc hành trình đó đã khiến Lãm không thực hiện được kế hoạch đó. Và đổi lại, Lãm đã có một chuyến đi lạ kì nhất trong cuộc đời lái xe của mình. Chuyến đi ấy có thêm một cô gái, một cô gái nhanh nhạy, xinh xắn với mái tóc dày “thơm mát và trẻ trung”, gót chân hồng sạch sẽ cùng cánh nón trắng nghiêng nghiêng. Hình ảnh của Nguyệt giữa đêm trăng sáng đã làm cho tâm hồn người con trai rạo rực và mê say. Anh đã chắc chắn rằng đây chính là người con gái tên Nguyệt mà anh mong mỏi gặp mặt bấy lâu nay.
Tình yêu quả là mang trong mình sức mạnh thật bí ẩn, nó giúp cho những tâm hồn kiếm tìm nhau, gặp nhau và nhận ra nhau, gặp nhau và nhận ra nhau. Tuy Lãm không hỏi thẳng song có lẽ như vậy lại hay và cuộc tìm kiếm ấy mới có thể làm cho độc giả cảm thấy hồi hộp và tò mò hơn.
“Mặt đất dưới bánh xe như đang nghiêng ngả, đảo lộn”, lòng Lãm rối bời như tơ vò khi anh nghe Nguyệt kể rằng trong đội đá Cầu Xanh của cô có một cô nguyệt mới hi sinh. Điều này đã khiến cho Lãm phân vân, sự phân vân ấy chính là một trong những biểu hiện tình yêu mà Lãm dành cho người con gái anh chưa hề biết mà chỉ là đang cảm nhận. Câu hỏi và xự lo lắng bủa vây trong long Lãm khiến anh vô cùng bối rối. Nhưng những điều ấy qua đi chóng vánh, trong đôi mắt và trái tim anh đang dành để nhìn và cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp cả về thể xác lẫn tâm hồn người con gái đang ngồi kề bên anh. Ngỡ là pháo sáng nhưng đó là là ánh trăng, ngay lúc này đây một vầng trăng đẹp hơn “mảnh trăng cuối rừng”: Nguyệt hết lòng giúp đỡ, nhanh nhẹn dẫn đường, lội phăng sang sông buộc tới đưa xe lên, xô Lãm vào tránh bom, nhường chỗ an toàn giành lấy phần gian khổ về mình. Cái “mảnh trăng” đẹp đẽ trên cao kia đã nhường chỗ cho “vầng trăng” con người Nguyệt tỏa sáng trong đêm tối đạn bom. Vầng trăng ấy làm mát dịu tâm hồn Lãm, khiến Lãm càng tin vào linh cảm về Nguyệt – người con gái mà anh đang đợi chờ.
Chiến tranh luôn đi cung sự đổi thay, có lẽ không có nhiều thứ còn nguyên vẹn. Giống như cây cầu Đá xanh mà biết bao công sức của những thanh niên xung phong đã chọn lựa phiến đá đẹp nhất để xây cầu vậy mà chỉ một lần thả bom của quân thù, cây cầu đã gãy làm đôi. Vậy mà tình yêu giữa Lãm và Nguyệt tuy chưa nói thành lời, chưa hẹn hò, chư nguỵên ước nhưng họ vẫn dành cho nhau môt niềm yêu thương riêng trong khoảng trời riêng tâm họ. Đó là điều quý nhất của những con người nơi đây – sự sống luôn kề cận cái chết. Cuộc gặp gỡ của họ như mọt định mệnh trong suốt hành trình tìm kiếm này.Cuộc hành trình có tình yêu niềm tin và sự thủy chung. Tuy chỉ mới chớm nở nhưng đối với Nguyệt và Lãm tình yêu ày vẫn vẹn tròn và tinh khôi. Tình yêu giúp họ đi qua gian khổ, hướng về nhau và cùng tin vào cuộc sống “như ánh trăng kia soi đầy trên mái”
Mảnh trăng cuối rừng sẽ có ngày tràn đầy, viên mãn và không còn xa xôi nữa. Giống như những mong đợi và hi vọng của tình yêu giữa Lãm và Nguyệt sẽ thành hiện thực. Còn nơi này đây, tình yêu làm cho người dũng cảm hơn, mạnh mẽ hơn và đứng dậy đấu tranh. Như cây xà nu trong cánh rừng thẳng tắp và vươn cao, những con người làng Xôman mang trong mình phẩm chất cao đẹp “ham ánh sáng và khí trời, yêu tự do”.
Năm 1962, trên đường hành quân từ Bắc vào Nam, Nguyễn Trung Thành bắt gặp một khu rưng xà nu tít tắp tận chân trời “Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó. Ấy là một thứ cây hùng vĩ và cao thượng, man dai và trong sạch. Mỗi cây cao vút vạm vỡ ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông tựa như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau. Từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận”.
Năm 1965, đó là những ngày nghiêm trang, nghiêm trọng và quyết liệt, hào hứng và hào hùng. Dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc, một không khí hừng hực rất tráng ca, rất xà nu, không khí “hịch tướng sĩ” chống Mĩ đã ngấm vào Nguyễn Trung Thành, thôi thúc ông cầm bút “Rừng xà nu” chợt đến và tôi đã tạo được không khí và không gian ba chiều để cho ra đời truyện ngắn “Rừng xà nu”.
Tác phẩm là một bản hùng ca ca ngợi tinh thần và ý chí đấu mãnh liệt của dân làng Xôman: cụ Mết, T;nú, Dít, Mai… Trong bản hùng ca ấy có nốt trầm xao xuyến dành tron cho tình yêu của Mai và T’nú. Chính tình yêu ấy giúp T’nú rắn rỏi và kiên cường hơn.
Vết thương của T’nú như cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa khi chứng kiến cảnh giặc ác ôn tra tấn vợ và con mình.
Đêm nay khi anh không còn Mai, bên ánh lửa bập bùng nghe cụ Mết kể truyện xưa, hình ảnh Mai hiện về trong anh thật rõ.
Mai và T’nú cùng lớn lên, cùng uống chung dòng nước buôn làng. Từ những ngày đầu kháng chiến, Mai và T’nú đã học chữ chung, cùng làm liên lạc. Tình yêu từ ngày thơ ấu, bằng sự lo lắng khi T’nú bị địch bắt tra tân hỏi cộng sản là ai. Khi T’nú thoát ngục trở về, Mai ngồi trước mặt T’nú “đôi mắt có hai hàng lông mi đậm đến che tối cả tròng đen, có lẽ đôi mắt đó ít trang nghiêm hơn, chất chứa nhiều yêu thương hơn”. Tình cảm mà Mai danh cho T’nú trong mát như suối làng, nhưng cũng mạnh mẽ như cây xà nu làng Xôman
Giặc Mĩ thực hiên “bắt cọp cái và cọp con để dụ cọp đực”, chúng đã tra tấn Mai, mỗi câu hỏi “chồng mày đâu con mọi cộng sản kia?” lại kèm theo những trận đòn ác liệt, cây sắt cứ thế đập vào Mai sau lưng, phía trước. Cứ mỗi lần như vậy, Mai lại ôm con tránh đòn. Tiếng khóc ré của đứa con vang lên rồi im bặt, không gian đắc quánh toàn những tiếng cây sắt nên xuống hừ hự.
Lòng T’nú đau như cắt, hai con mắt anh giờ như hai ngọn lửa. Tình yêu anh dữ dội dâng trào, càng dâng trào bao nhiêu thì ngọn sóng lớn muốn nhấn chìm quân ác ôn kía càng tăng lên bấy nhiêu. Anh xông ra bằng sức mạnh, anh quật ngã tên to béo, trong tiếng đạn lách cách, bằng tình yêu anh đang rộng cánh tay ôm chắt mẹ con Mai.
Nhưng anh không cứu sông được Mai, không cứu sống được con. T’nú cũng bị bắt, nhưng trong anh hình ảnh ngày hôm ấy vẫn mãi đọng trong tâm trí anh. Đó chính là động lục, là suối nguồn trong anh.
Sự trả thù vô nhân tính của lũ giặc đã khiến mười đầu ngón tay của T’nú cháy như những đốm lửa, mười ngón tay cụt nhưng T’nú vẫn cầm súng, vân chiến đấu và luôn giữu hình ảnh Mai và con trong tim.
T’nú lại ra đi… hút tầm mắt, không có gì khác ngoài những cánh rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời… Hình ảnh kết thúc tác phẩm gợi ra thật nhiều điều điều sâu sắc và xúc động lòng người. Vợ và con T’nú đã hy sinh nhưng tình yêu thì vẫn còn đó, bất diệt. T’nú mang theo trên đường chiến đấu của minhg tình yêu ấy để vững chắc hơn. Như những cây xà nu, dù có bom đạn dội xuống, dù có chịu nhiều đau thương, vẫn đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm và rời rợi màu xanh dưới ánh sáng.
Có những cuộc chia li như thế, cuộc chia li màu đỏ buồn đấy mà tràn trề sức sống.
“Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn – lai – hồng”
Bài thơ “Cuôc chia li màu đỏ” được tác giả Nguyễn Mỹ sáng tác 1965 trong cuộc kháng chiên chống Mĩ đanh bắt đầu bước vào giai đoạn ác liệt. “Cuộc chia li màu đỏ” là một tác phẩm tuyệt vời góp phần làm đẹp văn thơ cách mạng Viêt Nam.
Màu đỏ của cuộc chia li phải chăng đó chính là lý tưởng, sự vĩnh hằng của tình yêu đôi lưa hòa trong tình yêu cao cả - tình yêu tổ quốc.
Một cuộc chia li như bao cuộc chia li khác, nhưng ấn tượng và sáng hơn bởi sự “chói ngời” của “sắc đỏ”. Là cuộc chia li của đôi vợ chồng, sự xa cách khiến ho trở nên vội vàng, gấp gáp. Tuy nhiên, sự vội vàng ấy chẳng thể che dấu nổi hai trái tim đang thổn thức sau lồng ngực kia.
”Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
Không che nổi nước cô đã chảy
Những giọt long lanh cháy bỏng sáng ngời”
Cao đẹp cuộc chia li ấy là một tình yêu ngọt nagof và lãng mạn. Dịu dàng biết bao, êm ái biết bao khi không gian tình yêu đôi lứa mở ra. Thời gian ngưng đọng khiến câu thơ trở nên tuyệt vời
“Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng với nhiều đồng chí nữa”
Ra đi vì lí tưởng cao đẹp, ra đi cùng các đồng chí – hình ảnh thơ gợi bao nỗi niềm cho người đọc. Biết có còn hay không ngày hội ngộ, khi bom đạn mỗi ngày một nhiều, chiến tranh mỗi ngày một ác liệt. Thế nhưng tình yêu đã giúp họ vững dạ lên đường. Miền Nam- tuyến máu lửa chiến đấu cho độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Người chồng ra đi cũng như bao người con trong gia đình ra trận. Họ chiến đấu trong sục sôi nhiệt huyết và đón nhận sự hi sinh như một lẽ thường tình. Trong chiến tranh là thế, tình yêu luôn đi liền với mất mát và thương đau, cuộc sống thời chiến như bản nhạc luôn xô bồ nghiệt ngã, hiếm khi nào có phút lặng bình yên.
Tình yêu ở bất cứ nơi nào cũng đẹp nhưng trong thời chiến tình yêu như được chắp thên đôi cánh của sự hi sinh, không còn là ích kỉ giận hờn. họ dám sống cho nhau vì nhau.
Tình yêu cháy bỏng như ngọn lửa mãi bùng lên, tình yêu thật đẹp, son sắc và ở họ còn có tình yêu lớn hơn cao cả hơn đó là tình yêu quê hương đất nước. Họ đã biết đặt tình yêu riêng vào tình yêu chung, sống để chiến đấu và để yêu.
“Và rạng đông đang bừng trên nét mặt.
Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai”
Sẽ không còn những cuộc chia li như thế này nữa, bởi hòa bình sẽ đến với mảnh đất này, với nhưng con người yêu thương tha thiết tự do và hòa bình là món quà vô giá đánh đổi biết bao nhiêu máu và nước mắt. cuộc chia li hôm nay vẫn chói ngời màu đỏ. Tình yêu đã giúp họ nhìn về tương lai: một rạng đông đang lên, màu hồng ngọc đầy tin tưởng và như thế đấy, tình yêu không chỉ giúp họ vượt qua gian khổ trước mắt mà còn hướng họ có niềm tin- niềm tin bất diệt vào ngày mai.
“Đã tỏa sáng những tâm hồn cao đẹp
Nắng vẫn còn ngời trên những lá si”
Người chồng đã ra đi, tình yêu sẽ luôn theo và sát cánh cùng họ. như hậu phương luôn chung sức cùng tiền tuyến.
“Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giũa đêm gió rét”
Những người con trai ra trận sẽ không phải cô đơn bởi luôn có những trái tim thương yêu của những người mẹ người vợ người em ở hậu phương luôn hướng về tiền tuyến lửa, đôi mắt vẫn ngóng đợi tin yêu. Giữa không gian bốn bề gió rét, tình yêu như ánh lửa hồng ủ ấm, xua tan gió lạnh. Mỗi khi mỏi gối chùn chân bước, tình yêu như bông hoa đỏ tươi vẫy gọi khích lệ đoàn quân tiến bước. những câu thơ ánh lên niềm tin vào tương lai và một màu đỏ-cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy-sẽ đi cùng người chiến sĩ ra mặt trận. màu đỏ ấy là màu đỏ của chiếc áo thiếu phụ tiễn đưa chồng ra mặt trận hay chính là màu đỏ của tình yêu tươi đẹp, màu của niềm tin, màu của chiến thắng, của sự thủy chung son sắc: có lẽ là tất cả. nó theo mãi đến ngày chiến thắng.
Tình yêu trong “cuộc chia li màu đỏ” là một tình yêu của lí tưởng cách mạng đầy nhân văn nhưng cũng không kém phần lãng mạn. tình yêu đi theo suốt những năm tháng đời lính, suốt chiều dài lịch sữ dân tộc và tồn tại cùng thời gian.
2.3. Sự hồi sinh.
Có khi, vì cuộc sống vất vả, vì sự nghiệp cách mạng mà con người ta quên đi tình yêu của chính mình. Nhưng tình yêu là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt, nó không dễ bị vùi dập, mất đi mà chỉ chờ cơ hội là tình yêu đó lại hồi sinh. khi tình yêu dược hồi sinh đó mới là niềm hạnh phúc tột bậc. có tác giả đi sâu vào sự hồi sinh của quê hương, đất sau chiến tranh: Nguyễn Đình Thi (Đất nước), Chế Lan Viên (Tiếng hát con tàu)… Nhưng lại có tác giả đi vào sự hồi sinh tình yêu của con người. Đây là một vấn đề rất khó. Có người đề cập ít, có người đề cập nhiều, nhưng dù chỉ là sự hồi sinh của tình yêu được miêu tả trong thoáng chốc cũng là ánh sáng cho toàn tác phẩm.
Nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, vốn là người con gái đẹp, có tài thổi sáo, khát khao hạnh phúc, hiếu thảo,chăm chỉ. Cô là niềm ao ước của bao trai bản. Đáng ra cô gái ấy hoàn toàn có quyền được hưởng hạnh phúc, tình yêu nhưng vì nhà Mị nghèo, vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, vì tập tục cướp vợ của người H’mông mà cô trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống lý Pátra. Lúc đầu bị bắt về nhà Thống lý Pátra có đến mấy tháng liền Mị khóc, khóc vị sự đau đớn tủi nhục, khóc vì khát khao sống bị trà đạp. Cô muốn có hạnh phúc cho riêng mình, không uốn làm nô lệ cho nhà giàu, cô đã phản kháng bằng cach định ăn lá ngón để tự tử, nhưng vì thương cha mẹ nên cô không thể chết, cô bằng sống một cuộc sống cơ cực của người con dâu gạt nợ. Ghánh nặng cường quyền, thần quyền, hủ tục miền núi đã đè lên vai Mị. Cô trở thành người “lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, cuộc đời cô đau khổ không bằng cuộc sống của loài vật : “Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì mị cũng tưởng mình là con trâu, con ngựa, là con ngựa phải đổi từ cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”, “tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì đi giặt đay, se đay, đến mùa thì lên nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc đêm nó còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào làm việc cả đêm cả ngày”. Mị không có ý niệm về thời gian, không hy vọng mong đợi cái gì chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, cuộc đời cô thu hẹp trong căn buồng kín mít, có cửa sổ hình vuông to bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng thấy trăng trắng không biết sương hay nắng, cô ngồi trông ra lỗ vương ấy bao giờ chết thì thôi. Cái chế độ bất công ấy đã hành hạ cô cả về thể chất lẫn tâm hồn. Nhưng tưởng cái tăm tối, tù túng ấy sẽ giết chết một con người nhưng bằng trái tim nhạy cảm, tràn đầy tình thương của tác giả đã phát hiên ra rằng: Bên trong con rùa lùi lũi ấy là một con người, bên trong tâm hồn con người tưởng đã chai sạn, tê liệt vì đau khổ vẫn tiềm ẩn một sức sống khỏe khoắn, kỳ diệu, vẫn khát khao hạnh phúc, cái âm ỉ như đốm than hồng bị vùi nén để đến khi gặp “ngọn gió lành” thì nó sẽ bùng cháy thành ngọn lửa. Và cái đêm hội xuân ấy, anh chàng Aphủ chính là ngon gió lành thổi bùng khát khao âm ỉ đang bùng cháy trong cô. Mùa xuân đến với vùng núi rừng Tây bắc với sắc vàng của cỏ tranh, sự biến màu kỳ ảo của hoa Anh Túc, những chiếc váy hoa xòe sặc sỡ như những con bướm sặc sỡ phơi trên mỏm đá. Những âm thanh cười nói của đám trẻ, tiếng sáo đầu núi vọng lại thiết tha bồi hồi chưa đủ điều kiện để làm nên sự nổi loạn trong Mị, mà phải có tác nhân mạnh hơn khơi dậy sức sống ẩn chứa trong Mị. Theo giáo sư trần Đình Sửu “cách uống rượu của Mị như một hành động nổi loạn chống lại thân phận mà chính Mị chưa ý thức rõ rệt”, chính trong trạng thái dễ bị kích động ấy mà Mị đã thoát khỏi tâm trạng thờ ơ nguội lạnh bấy lâu nay mà dấu hiệu đầu tiên là Mị sống lại với những kỷ niệm đẹp đẽ “ngày trước Mị thổi sáo giỏi”, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị nhớ những ngày xưa, nuối tiếc là minh chứng cho ý thức sống đã trở về trong cô. Tiếng sáo, chính tiếng sáo thiết tha, dùi dặt là tác nhân quan trọng nhất khơi lại khát khao hạnh phúc trong lòng cô sơn nữ. Lúc đầu, tiếng sáo xa xa xong dập dờn trong đầu Mị, nó trở thành tiếng lòng trong Mị, thôi thúc Mị đến với tiếng gọi tự do “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Tiếng sáo gọi bạn tình biểu tượng cho sự sống, tự do, yêu thương và tình yêu cứ ngân lên thôi thúc quyên rũ.
“Anh ném Pao, em không bắt
Em không yêu quả Pao rơi rồi”
Sức sống trỗi dậy như những đợt sóng ào ạt trong tâm hồn Mị, đợt sau mạnh mẽ hơn đợt trước. Từ khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn. Mị đã đến hành động bất ngờ nhưng tất yếu : Thắp sáng ngon lửa đèn trong căn phòng âm u. Viếc thắp sáng căn phòng như Mị muốn soi rọi cuộc sống hiên tại của mình, mong tìm ra lối thoát cho tương lai. Bất chấp những ràng buộc, xiềng xính, Mị đã sửa lại tóc, rút váy hoa, sửa soạn đi chơi, những hành động của con người tự do đi theo tiếng gọi của mình. Tô Hoài đã trân trọng sức sống kgats khao của một con người bị chà đạp, vùi dập. Sức sống ấy da diết, ngân vang, bất diệt. Tuy nhiên sự nổi, sự hồi sinh về tình yêu, hạnh phúc chưa đủ dưa Mị dứt ra khỏi nhà thống lý Pátra. Chỉ đến khi gặp A phủ, Mị mới sẵn sàng bỏ đi mọi ràng buộc. Mị lúc đầu chứng kiến cảnh A phủ bị đánh, bị trói với thái độ thờ ơ “vẫn thản nhiên hơ tay sưởi lửa”. Không phải Mị ác mà chính cái xã hội phong kiến ấy đã biến một cô gái nhạy cảm,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình yêu đôi lứa qua một số tác phẩm văn học hiện đại!.doc