Tiểu luận Tổ chức và hoạt động vủa Chính phủ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

MỤC LỤC

 

A. MỞ ĐẦU. 1

B. NỘI DUNG. 1

1. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Chính phủ. 1

CỤ THỂ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

2

Thực trạng về tổ chức, cơ cấu của Chính phủ 2

Thực trạng về hoạt động của Chính phủ 3

2. Nhận xét về thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ - Phương hướng hoàn thiện.

C. KẾT LUẬN. 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức và hoạt động vủa Chính phủ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU. 1 B. NỘI DUNG. 1 Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Chính phủ. 1 CỤ THỂ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ 2 Thực trạng về tổ chức, cơ cấu của Chính phủ 2 Thực trạng về hoạt động của Chính phủ 3 Nhận xét về thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ - Phương hướng hoàn thiện. 5 C. KẾT LUẬN. 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 MỞ ĐẦU. Ngày nay, ở bất kì quốc gia nào, vai trò của bộ máy hành chính nói chung và của Chính phủ nói riêng trong quản lí nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính phủ nước ta không ngừng được phát triển và hoàn thiện về tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng đầy đủ nhất đòi hỏi của công việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của từng giai đoạn. Mặc dù ngày càng được hoàn thiện nhưng tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước ta không phải là không còn những bất cập. Điều quan trọng trong giai đoạn này là phải nhìn nhận ra trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ những điểm tiến bộ để phát huy cũng như những hạn chế để có phương hướng hoàn thiện. Với mục đích đó, đề tài sau đây xin nghiên cứu rõ hơn vấn đề: “Tổ chức và hoạt động vủa Chính phủ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”. NỘI DUNG. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Ngay từ Hiến pháp năm 1946, vai trò quan trọng của Chính phủ trong bộ máy nhà nước ở TW đã được khẳng định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của toàn quốc” (Điều 43, Hiến pháp năm 1946). Đến Hiến pháp năm 1959, điều 71 quy định “Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 khẳng định “Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 104). Trong Hiến pháp năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng chỉ được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội. Đến Hiến pháp năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng được đổi tên lại thành Chính phủ và được xác định lại vị trí: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 109). Những quy định này đã kế thừa và kết hợp những quy định trong các bản Hiến pháp trước, đồng thời sửa đổi những quy định chưa hợp lí. Hiến pháp 1992 đã khẳng định vị trí của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng cũng là cơ quan chấp hành của Chính phủ. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay được tổ chức và hoạt động theo những quy định trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Chính phủ nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 6, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001). CỤ THỂ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ: Thực trạng về tổ chức, cơ cấu của Chính phủ: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Quốc hội quyết định trong kì họp thứ nhất của mỗi khóa dựa trên căn cứ những quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ (hiện nay là Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Chính phủ năm 2001). Cơ cấu tổ chức của Chính phủ luôn đảm bảo có sự kế thừa mô hình tổ chức Chính phủ (kế thừa những mặt tốt) trong các bản Hiến pháp trước đồng thời khẳng định quan điểm đổi mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn mới. Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có bộ và cơ quan ngang bộ do Quốc hội thành lập và bãi bỏ theo đề nghị của Thủ tướng. Chính phủ gồm có: Thủ tướng; các Phó Thủ tướng; các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức về nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của mỗi thành viên cụ thể như sau: - Đối với Thủ tướng: Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng phải là Đại biểu Quốc hội (ĐBQH). * Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước: Thủ tướng lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp; Triệu tập, chủ tọa các phiên họp của Chính phủ; Đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thành lập Ủy ban thường xuyên hoặc lâm thời để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; Điều động, miễn nhiệm, cách chức đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương. * Trong lĩnh vực pháp chế: Thủ tướng quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch trong bộ máy và trong cán bộ nhà nước; Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không hợp hiến, không hợp pháp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Đình chỉ việc thi hành, đề nghị Quốc hội bãi bỏ những nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng, thông qua báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối với chất vấn của ĐBQH và ý kiến phát biểu với cơ quan thông tin đại chúng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng được quy định cụ thể trong các điều 20, 21 – Chương 3, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. - Các Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng hoặc được Thủ tướng ủy nhiệm phụ trách một số công tác của Chính phủ. - Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là những người đứng đầu, lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ. Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chủ tịch nước. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, từ chức của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng. (Theo điều 3, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001) - Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người giúp đỡ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, có thể được ủy nhiệm, phân công lãnh đạo một số công tác của bộ, cơ quan ngang bộ (Theo điều 29, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001). - Văn phòng Chính phủ: Là bộ máy giúp việc của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lãnh đạo. Bên cạnh đó, Chính phủ còn có cơ cấu 8 cơ quan thuộc Chính phủ, bao gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Thông tấn xã Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; Đài truyền hình Việt Nam; Trung tâm khoa học xã hội & nhân văn; Trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thực trạng về hoạt động của Chính phủ: Hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phần nào được thể hiện qua các quy định tại các điều 5, 6, 7, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. “Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới”. (điều 5). “Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ. […] Thủ tướng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ […]”. (trích điều 6). Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng cũng là những yếu tố quan trọng xác định hoạt động của Chính phủ. Hiện nay, theo Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Chính phủ thực hiện 51 nhiệm vụ trên 10 lĩnh vực đời sống. “Chính phủ thống nhất quản lí việc thục hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”. (Trích điều 109, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992) Hiện nay, “Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ”. (Điều 32, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001). Hiệu quả hoạt động thực tế của Chính phủ được khẳng định thông qua 3 hình thức: Phiên họp Chính phủ, hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động của các thành viên Chính phủ. Phiên họp Chính phủ: Phiên họp Chính phủ là hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ. Chính phủ họp thường kì mỗi tháng một lần, ngoài ra có thể họp bất thường (theo quyết định của Thủ tướng hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ). Thủ tướng là người chủ tọa các phiên họp của Chính phủ, khi được Thủ tướng ủy quyền, một Phó Thủ tướng có thể chủ tọa phiên họp. Phiên họp của Chính phủ chỉ có thể được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Chính phủ tham dự . Các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt có thể cử cấp phó tham dự nhưng phải được sự đồng ý của Thủ tướng. Trong phiên họp, ngoài các thành viên của Chính phủ, Chính phủ mời Chủ tịch nước và có thể mời người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh tham dự khi bàn về các vấn đề có liên quan. Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thủ tướng ủy nhiệm cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ thường xuyên thông báo cho cơ quan thông tin đại chúng về nội dung phiên họp Chính phủ và các quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng. Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng hoạt động theo những nhiệm vụ và quyền hạn đã được quy định cụ thể tại điều 114 Hiến pháp năm 1992 và Chương III, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ tướng căn cứ vào Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, nghị quyết của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó. Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Một Phó Thủ tướng sẽ được Thủ tướng ủy quyền thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt. Hoạt động của các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lãnh đạo công tác của Bộ và cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ, thực hiện hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công. “Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách”. (Điều 117, Hiến pháp năm 1992). Mười một nhiệm vụ xác định hoạt động của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định tại điều 23, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Nhận xét về thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ - Phương hướng hoàn thiện. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của dất nước ngày một biến đổi, vì vậy Chính phủ cũng cần phải có sự đổi mới kịp thời để giữ vững vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, quản lí mọi lĩnh vực của đời sống. Trước hết, việc làm cấp bách đó là cần không ngừng hoàn thiện Luật tổ chức Chính phủ để đảm bảo tổ chức được một cơ cấu Chính phủ hợp lí nhất, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra và đưa vào hoạt động hiệu quả. Thực trạng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và của Chính phủ nói riêng cho thấy hiệu quả hoạt động của Chính phủ tuy luôn được nâng cao nhưng nói chung vẫn chưa đạt được mức mong muốn. Trong giai đoạn này, việc không ngừng nâng cao hiệu suất lao động quản lí trong các cơ quan nhà nước nói chung mà cụ thể ở đây là Chính phủ là một việc làm có ý nghĩa thời sự đặc biệt, chính việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Bộ máy hành chính nhà nước, trong đó có Chính phủ còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế: Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, trùng lặp chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ tục hành chính phiền hà. Không ít trường hợp trên và dưới, trung ương và địa phương hoạt động không thống nhất, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm động lực phát triển đất nước. Chính phủ nên được cơ cấu lại: Giảm bớt số lượng Phó Thủ tướng để tập trung quyền chỉ huy vào Thủ tướng, nâng cao quyền hạn của Thủ tướng nhưng cũng cột chặt được trách nhiệm của Thủ tướng, giảm bớt số lượng bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ như một số nước trên thế giới để Thủ tướng “rảnh rang” chỉ huy hành chính... Chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống hành chính, bộ chỉ huy thì càng gọn nhẹ càng hiệu quả, chất lượng và hiệu quả quản lý hành chính không tỷ lệ thuận với bộ máy đông người, nhiều đầu mối mà nó phụ thuộc vào năng lực quản lý, cơ chế hoạt động và trật tự, kỷ luật quản lý. Công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực pháp lí, điều hành của nhà nước trong thời kì mới. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy hành chính nhà nước, có quá nhiều đầu mối, trách nhiệm tập thể và cá nhân không rõ ràng, chất lượng và hiệu quả hoạt động thấp. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhiều cơ quan còn chồng chéo, cơ chế vận hành và nhiều mối quan hệ còn bất hợp lí. (Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng IX). Cần phải có biện pháp tăng cường tinh thần trách nhiệm của từng thành viên của Chính phủ cũng như cả tập thể Chính phủ. Khắc phục tình trạng phổ biến hiện nay là quyền và lợi ích thì cá nhân hưởng còn trách nhiệm thì tập thể gánh chịu, dẫn tới khó truy cứu trách nhiệm cá nhân. Cần quy định việc chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm chính trị liên đới trước Quốc hội, quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ. Biện pháp này ngoài tăng cường tinh thần trách nhiệm cá nhân còn giúp phát huy được tài năng của mỗi cá nhân. Quy định của pháp luật hiện tại yêu cầu Thủ tướng phải là ĐBQH, các thành viên còn lại không nhất thiết. Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều thành viên Chính phủ là ĐBQH, vô hình chung Chính phủ lại làm cả nhiệm vụ của Quốc hội. Điều này làm cho không có sự phân nhiệm rạch ròi, thậm chí còn dẫn đến chồng chéo giữa lập pháp và hành pháp. Bởi vậy, nên có quy định hạn chế việc kiêm nhiệm của các thành viên Chính phủ. Tuy nhà nước ta là nhà nước đơn nhất, tập quyền nhưng sự phân quyền này là cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có Chính phủ được hiệu quả đồng thời cũng giúp tinh giảm bộ máy của Chính phủ. Trong tổ chức của Chính phủ, nên có một bộ máy giúp việc là các nhà khoa học có chuyên môn, nghiệp vụ cao chuyên làm nhiệm vụ phân tích khoa học và tư vấn các quyết sách cho Chính phủ. Cơ cấu tổ chức hiện tại của Chính phủ còn cồng kềnh, chưa thực sự khoa học với quá nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức lâm thời tư vấn cho Thủ tướng. Việc nhiều cơ quan, tổ chức cùng thực hiện một chức năng đang là một thực trạng phổ biến. Việc thành lập quá nhiều tổ chức tư vấn tuy cũng có những tác dụng nhất định nhưng đang gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực. Bởi vậy, việc tinh giảm bộ máy, sáp nhập bộ; xác định rõ ràng chức năng của các bộ, cơ quan ngang bộ; tổ chức lại các cơ quan tư vấn là một việc làm cần thiết để nâng cao tổ chức của Chính phủ. Thực hiện những điều này là đã quán triệt tốt tinh thần của báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng IX: “Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ theo hướng bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc.” Phân định rõ trách nhiệm của tập thể Chính phủ với Thủ tướng, của Thủ tướng với các Bộ trưởng. Tăng cường vai trò của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ trong quá trình giải quyết các công việc có tính chất liên ngành. Đổi mới, hoàn thiện đội ngũ công chức làm việc ở Chính phủ theo hướng giữ lại những người có chuyên môn giỏi, đạo đức tốt. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Đối với các hình thức hoạt động của Chính phủ: Luôn đảm bảo hiệu quả cho phiên họp Chính phủ: Ngoài việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cần mở rộng thành phần tham dự phiên họp, làm tốt các công tác chuẩn bị về các dự án và nội dung đưa ra trong phiên họp. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Yêu cầu khắt khe về trình độ và phẩm chất của các thành viên Chính phủ, chuyên môn hóa hoạt động của các thành viên Chính phủ. Chính phủ cũng như các thành viên của Chính phủ cần gần dân, sát dân hơn. KẾT LUẬN. Đất nước ta đang trên đường đổi mới và phát triển, bộ máy nhà nước cũng không ngừng hoàn thiện và Chính phủ cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Chính phủ nước ta đã và đang hoàn thiện tổ chức và hoạt động của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất đồng thời là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Mặc dù vậy, trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ hiện nay còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng đó cũng là những điều tất yếu phải xảy ra trên con đường tiến tới hoàn thiện bộ máy nhà nước. Nhìn nhận ra những ưu điểm để phát huy và những điểm chưa được để khắc phục, tin rằng Chính phủ nước ta sẽ ngày càng đạt được nhiệu quả cao trong hoạt động cũng như sẽ có được một cơ cấu tổ chức hợp lí nhất theo đúng hướng “hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách, giáo trình: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2008. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Các bản năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992) Hiến pháp năm 1946 – Sự kế thừa và phát triển qua các Hiến pháp Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1993. Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2009. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Cải cách bộ máy nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Khoa Hành chính nhà nước – Trường Đại học Luật Hà Nội, (17/3/2001). Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Bùi Xuân Đức, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004 Hỏi đáp về tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp từ 1946 đến nay, Bài làm có sử dụng một số ý kiến của trích trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Cải cách bộ máy nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Khoa Hành chính nhà nước – Trường Đại học Luật Hà Nội, (17/3/2001). Website: www.sggp.org.vn (sài gòn giải phóng online) www.Pldvietnam.org (Website của viện nghiên cứu tư vấn chính sách pháp luật và phát triển) www.chinhphu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc321.doc
Tài liệu liên quan