Tiểu luận Toàn cầu hóa và con đường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

 

Mục lục

 

Nội dung

Trang

I/ Phần mở đ ầu . 1

II/ Phần nội dung 2

A. Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế 2

B. Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam . 12

II/ Kết luận . 19

 

doc21 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Toàn cầu hóa và con đường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Berlin. Đó là thời kỳ nếu nói theo cách của lý thuyết gia chính trị người Đức Carl Schmitt, Chiến tranh lạnh là một thế giới của “bạn” và “thù”. Ở đây xin tóm tắt những đặc điểm chính của hai hệ thống thế giới để làm nổi bật các đặc tính mới của hệ thống “Toàn cầu hoá” mới mẻ này như sau: “…về cấu trúc quyền lực, Chiến tranh lạnh thể hiện qua cán cân lực lượng giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh lạnh có những luật lệ riêng: Trong quan hệ dối ngoại, không một siêu cường nào muốn xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; Trong kinh tế, những nước kém phát triển tập trung vào phát triển những nghành công nghiệp quốc gia của riêng họ, các nước đang phát triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sở xuất khẩu, Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 các nước XHCN tập trung thắt lưng buộc bụng và Phương Tây thì chăm chăm vào việc buôn bán có điều tiết. Chiến tranh lạnh có hệ tư tưởng riêng của nó: Cuộcchạm trán giữa CNXH và CNTB, giai đoạn hoà hoãn, không liên kết hay cải tổ. Chiến tranh lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ Đông sang Tây bị bức màn sắt ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía Bắc thì đều đặn hơn. Chiến tranh lạnh có cái nhìn toàn cầu riêng: Thế giới được chia thành phe XHCN, phe TBCN và phe Trung lập; bất kỳ nước nào cũng thuộc về một trong ba phe này; Chiến tranh lạnh sinh ra những công nghệ định hình riêng: chủ đạo là vũ khí hạt nhân và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ II. Chiến tranh lạnh có thước đo riêng: Số lượng tên lửa hạt nhân của mỗi bên. Và sau cùng, Chiến tranh lạnh tạo ra mối lo riêng: sự huỷ diệt hạt nhân”. Hệ thống Chiến tranh lạnh ảnh hưởng tới chính sách đối nội, mậu dịch và quan hệ đối ngoại của hầu hết mọi nước trên thế giới trong thời kỳ đó. Còn Hệ thống Toàn cầu hoá ngày nay lại mang trong nó một đặc điểm lớn, đó là sự hội nhập. Ngày càng có nhiều mối quan hệ và các mối quan hệ này trở lên chồng chéo đan xen lẫn nhau. Những mối đe doạ cũng như những cơ hội sẽ đến ngay từ trong những mối quan hệ đó. Thế giới tiến từ một hệ thống xây dựng trên sự chia cắt với sự hiện hữu của nhiều “bức tường” ngăn cách đến một thế giới được xây dựng bằng sự hội nhập và Internet. Trong Chiến tranh lạnh, cả thế giới thông tin qua lại chỉ nhờ “đường dây nóng” - do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng ra chịu trách nhiệm. Trong hệ thống toàn cầu hoá, chúng ta bám vào Internet, chúng ta càng ngày càng liên hệ chặt trẽ hơn và không có ai chỉ đạo cả. Theo Thomas L. Friedman, Toàn cầu hoá “là sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có – Theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết và cũng theo phương cách giúp thế giới tiếp cận các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết. Quá trình toàn cầu hoá cũng khiến nảy sinh chống đối dữ dội từ những ai bị thiệt hại hay bị hệ thống Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 mới bỏ rơi.”Hệ thống toàn cầu hoá mang sắc thái văn hoá riêng, bao trùm và có xu hướng đồng hoá các quốc gia và cá nhân tới một mức độ nhất định. Trước đây, sự đồng hoá này chỉ diễn ra trong phạm vi khu vực, ngày nay nó tác động đến mọi cá thể trên toàn thế giới. Toàn cầu hoá có công nghệ định hình riêng: Vi tính hoá, thu nhỏ kích cỡ thiết bị, số hoá, viễn thông vệ tinh, cáp quang và đặc biệt là cuộc cách mạng và mở rộng lên toàn cầu của mạng Internet. Internet là nhân tố công nghệ quan trọng, đã góp phần đẩy nhanh tốc độ cũng như mức độ của Toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá sản sinh một khuynh hướng dân số riêng - sự dịch chuyển nhanh chóng của dân chúng từ vùng nông thôn với đời sống nông nghiệp ra thành thị. Về đặc trưng quyền lực, Toàn cầu hoá mang đặc trưng cấu trúc quyền lực riêng, phức tạp hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Hệ thống chiến tranh Lạnh được xây dựng trên nền tảng các quốc gia. Còn Hệ thống Toàn cầu hoá được xây dựng quanh ba cán cân quyền lực chồng chéo và có quan hệ tương hỗ lẫn nhau: Thứ nhất: Sự đối trọng truyền thống giữa các quốc gia. Thứ hai: Đối trọng giữa các quốc gia và thị trường toàn cầu – Các thị trường toàn cầu được xây dựng bởi hàng triệu nhà đầu tư, di chuyển vốn qua nhiều nơi trên thế giới. Những nhà đầu tư này tập trung ở những trung tâm tài chính toàn cầu như Phố Wall, Hồng Kông, London hay Frankfurt. Những trung tâm này chính là những thị trường toàn cầu. Trong thị trường toàn cầu này, có sự đóng góp với vai trò tối quan trọng của các nhà đầu tư toàn cầu được chia làm 2 loại chính: Loại 1: Các nhà kinh doanh Chứng Khoán, Trái phiếu và tiền tệ. Các nhà kinh doanh dạng này thực hiện các cuộc mua bán trên khắp thế giới và chuyển tiền rất nhanh chóng từ nơi này đến nơi khác. Loại 2: Các công ty xuyên quốc gia như General Motor, IBM, Intel hay Siemens. Họ tham gia vào các hoạt động đầu tư trực tiếp, xây dựng nhà máy sản xuất trên khắp thế giới , tìm kiếm các hợp đồng sản xuất dài hạn ở nhiều nơi để hợp tác sản xuất hay lắp ráp sản phẩm. Các trung tâm giao dịch chứng khoán – các thi jtrường toàn cầu là nơi để Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 các nhà đầu tư, gồm cả loại 1 và loại 2 tham gia trao đổi thông tin và kinh doanh. Thứ 3: Đối trọng giữa các cá nhân và các nhà nước, các thị trường toàn cầu. Các bức tường ngăn cách sau chiến tranh Lạnh bị sụp đổ và nối cả thế giới vào một mối, nó mang lại cho các cá nhân khả năng chi phối cả các thị trường lẫn các quốc gia trong bất cứ thời điểm nào. Như vậy, Chiến tranh lạnh được định hình xung quanh các siêu cường, còn toàn cầu hoá được được định hình với sự tham gia của các Thị trường toàn cầu, các cá nhân có quyền lực lớn và các nhà nước trên toàn thế giới. Trên đây là những vấn đề chủ yếu được nêu ra để phác thảo sơ lược về khung cảnh thế giới trong hệ thống Toàn cầu hoá ngày nay. Tuy nhiên, với mục tiêu “Thảo luận trong Học tập” của bài tiểu luận này, cần nêu rõ hơn cơ sở lý luận để nghiên cứu hệ thống Toàn cầu hoá - Tức là cách nhìn tiếp cận để đánh giá một vấn đề thuộc về “toàn cầu” ngày nay. 2. Cái nhìn toàn cầu hóa Đối với một vấn đề “Toàn cầu” ngày nay, việc đánh giá phải được dựa trên lăng kính nhiều mặt - tức là phải nhìn nhận với nhiều góc nhìn khác nhau cùng với sự tương tác cũng như mối liên hệ trong chúng. Có thể liệt kê ra một vài mối quan hệ cũng như các góc nhìn không thể thiếu khi đánh giá một vấn đề trong hệ thống Toàn cầu hoá như: + Góc nhìn chính trị + Góc nhìnVăn Hóa + Góc nhìn Xã hội + Cái nhìn gắn liền với thị trường tài chính và Thương mại: Tài chính và Thương mại ngày nay có vai trò lớn trong việc định hình các mối quan hệ quốc tế, bao gồm cả chính trị và xã hội. + Góc nhìn mang tính công nghệ + Góc nhìn về sự tác động đến môi trường sinh thái trong thời đại ngày nay. Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 Như vậy, để nghiên cứu Toàn cầu hoá, đánh giá một vấn đề thuộc về Toàn cầu ta cần phải là người có tư duy và cái nhìn toàn cầu: Người có hiểu biết đủ rộng về đầy đủ các lĩnh vực, để có thể xem xét vấn đề với sự phân tích trên nhiều góc độ khác nhau đồng thời có khả năng nhìn ra sự tương tác và mối quan hệ giữa các mặt của vấn đề đó trong bối cảnh và các mối quan hệ giàng buộc của Hệ thống toàn cầu hoá. 3. Toàn cầu hóa và động lực hình thành Chúng ta đã có thể thấy sơ lược bức tranh toàn cầu cùng với những đặc điểm chính nào, những góc nhìn nào cần được xem xét khi đề cập về một vấn đề của Toàn cầu hóa. Nhưng để nghiên cứu bản chất của một vấn đề, chúng ta không thể không tìm hiểu nguồn gốc phát sinh của nó. Trở về với hệ thống chiến tranh lạnh, thế giới thời kỳ này được ví “ như một cánh đồng lớn bị xé lẻ dọc ngang bởi những hàng rào, tường chắn, hố sâu và ngõ cụt. Người ta không thể đi nhanh, đi cho hết cánh đồng mà không bị những thứ như bức tường Berlin hay bức màn sắt, hay khối Vacsava, hay các hàng rào thuế quan hay kiểm soát tài chính, cản chân.”. Các quốc gia thời kỳ này gìn giữ các thể loại chính trị, kinh tế, văn hóa độc đáo của mình. Vì vậy có thể duy trì các hệ thống kinh tế, chính trị và đặc tính Xã hội khác nhau. Các sự khác biệt này được bao bọc bởi những bức tường khó mà đi xuyên qua được. Lịch sử những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã cho thấy sự lay chuyển rồi sụp đổ hàng loạt của các rào cản đó. Năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết tan rã, thì hệ thống chiến tranh Lạnh cũng chấm dứt, thế giới bước sang thời kỳ mới và một hệ thống thế giới mới đã và đang ra đời – Toàn cầu hóa. Và nguyên nhân của các sự chuyển biến lớn lao này là gì.? Đó chính là nhờ ba sự thay đổi lớn: “Thay đổi trong cung cách liên lạc giao tiếp với nhau, các thay đổi trong phương thức đầu tư và các thay đổi trong cách thức tìm hiểu về thế giới”. Những thay đổi này được sinh ra và ấp ủ trong thời kỳ Ciến Tranh Lanh rồi đạt đến mức tới hạn vào cuối thập niên 1980. Các thay đổi này kết hợp với nhau Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 tạo thành các cơn lốc đủ sức phá sập tất cả các bức tường của hệ thống chiến tranh Lạnh, giúp cho thế giới tập hợp lại với nhau, xé bỏ ngăn cách và tạo lập một cánh đồng thẳng tắp. Ngày nay, cánh đồng này ngày càng được mở rộng hơn, với tốc độ nhanh hơn, ngày càng có thêm nhiều các bức tường sụp đổ và nhiều quốc gia, dân tộc, con người bị cuốn vào đó. Cụ thể hóa, ba sự thay đổi trên lại chính là kết quả đạt được của ba quá trình phát truyển song song: Sự phát triển của khoa học công nghệ: Trong những năm 1980, hàng loạt các phát minh trong khoa học và công nghệ được tập hợp lại, bao gồm vi tính hóa, viễn thông, công nghệ thu nhỏ, kỹ thuật nén và số hóa. Tiến bộ trong công nghệ sản xuất vi xử lý khiến cho các máy tính tăng gấp đôi khả năng tính toán cứ sau 18 tháng, liên tục trong vòng 30 năm qua. Tiến bộ trong kỹ thuật nén và mã hóa dữ liệu cho phép số lượng thông tin số được lưu trong các máy tính tăng 60% nỗi năm, liên tục từ năm 1991. Các máy tính có giá ngày càng rẻ trong khi năng lực tính toán và xử lý của nó ngày càng tăng. Điều này làm cho máy tính dần trở nên thông dụng và thiết yếu đối với mọi người, và nhờ nó thúc đẩy vượt bậc sự phát truyển chung của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, sự ra đời mạng Internet đã khiến cho tất cả thế giới có thể liên lạc và trao đổi thông tin với nhau theo cách không thể dễ dàng hơn. Giờ đây, một sinh viên ở một thị trấn tại một nước đang phát triển có thể trò chuyện trao đổi với một giáo sư của đại học Havard một cách trực tiếp mà không gặp bất kì một khó khăn nào. Hơn nữa, Internet giờ đây lại là một thư viện khổng lồ, chứa hầu như tất cả các chi thức của nhân loại, từ trước cho đến nay mà không một thư viên nào trên thế giới có thể chứa nổi, và như vậy sự phổ cập tri thức trở lên thuận tiện hơn xưa rất nhiều. Những tiến bộ trong công nghệ viễn thông khiến chi phí liên lạc ngày càng giảm và ngày càng tương tác hơn. Người ta có thể gọi điện thoại từ bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào. Ngày nay, một nhóm tác nghiệp không cần phải cùng ngồi làm việc trong một văn phòng, trong cùng một nước hay vùng lãnh thổ nào đó. Họ có Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 thể có một thành Viên tại HàNội, một ở Vientian, một ở New york, và một ở London và họ vẫn liên lạc, trao đổi và làm việc với nhau như thể họ dùng ngồi trong một phòng tác nghiệp cụ thể nào đó – Vì sao họ có thể làm được điều đó, vì họ đều ngồi trong Internet, trong một mạng viễn thông toàn cầu thống nhất và cùng làm việc. Sự phát triển của thư tín điện tử và thương mại điện tử nhờ các ứng dụng công nghệ mạng cũng giúp phần quan trọng làm thay đổi cách thức làm việc của chúng ta ngày nay. Ngày nay, một công ty có cả 1000 nhân sự nhưng có khi chẳng cần dùng đến một người nào để làm công việc đưa và chuyển phát các tài liệu. Tất cả đã được làm tự động bởi các máy tính và hệ thống mạng. Sự phát triển của công nghệ số hóa – cách mạng kỹ thuật số là một phần cực kỳ quan trọng, mang tính chất kéo thả đối với tất các lĩnh vực, một động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học trên toàn thế giới. Tóm lại, sự phát truyển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi phương thức chúng ta liên lạc với nhau. Thế giới với những khác biệt về địa - chính trị ngày càng nhỏ dần, thu hẹp dần và và một ngày nào đó các khác biệt đó sẽ không còn nữa. Sự phát triển trong cách thức tổ chức và quản lý tài chính, tiền tệ. Sự phát triển của khoa học công nghệ góp phần quan trọng mạng lại những thay đổi quan trọng trong cung cách chúng ta đầu tư. Ngày nay, một người chủ nhà băng, thông qua hệ thống ngân hàng của mình có thể thực hiện cho vay cấp tín dụng đầu tư cho một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó cách ông ta nửa vòng trái đất mà không bị cản trở bởi bất kỳ rào cản nào. Cũng như vậy, một quốc gia, một đơn vị sản xuất kinh doanh, một cá nhân có thể kêu gọi nguồn tiền đầu tư từ một tổ chức tín dụng nào đó trên thế giới mà không nhất thiết phải sử dụng nguồn vốn nội địa không phải lúc nào cũng sẵn sàng. Sự ra đời của “thương phiếu”, “trái phiếu” của các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh đã làm nảy sinh một vài yếu tố đa nguyên trong thế giới tài chính và xóa bỏ xự độc quyền của các nhà Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 băng trong lĩnh vực này. Thị trường kinh doanh tài chính nhờ đó mà có nhiều hàng hóa hơn, lăng động hơn và mang tính thị trường hơn, và đặc biệt trong nó hình thành các đặc tính của thị trường tiền tệ toàn cầu. Giờ đây, nếu bạn có tiền, bạn có thể đầu tư sản xuất, hoặc bạn có thể dùng tiền của mình mua cổ phiếu của một vài công ty nào đó, không giới hạn đó phải là công ty thuộc nước nào hay công ty xuyên quốc gia nào, tất cả là do bạn. Bạn mua trái phiếu cổ phiếu giờ đây cũng giống như bạn đi mua đồ cho sinh hoạt hàng ngày ở chợ. Tất cả cho thấy đầu tư tài chính ngày càng có tính xã hội và phổ cập rộng rãi trên toàn thế giới. Sự phát triển trong hệ thống trao đổi và phổ cập thông tin “Với sự phát truyển của Internet, hệ thống thông tin Vệ tinh, hệ thống phát thanh và truyền hình, chúng ta ngày càng có thể nhìn và lắng nghe, xuyên qua hầu như tất cả các bức màn chắn.” Đúng vậy, sự phát truyển của công nghệ khoa học ứng dụng vào trong truyền thông đã cho thấy những thay đổi to lớn. Tại một số nước, thông không còn là ngành chỉ do các đơn vị nhà nước quản lý mà do các công ty tư nhân thực hiện quản lý điều hành, chính vì vậy có sự cạnh tranh trên thị trường tự do khiến truyền thông đạt được những bước phát triển vượt bậc. Ngày nay, một đài truyền hình có thể cùng lúc phục vụ hàng trăm kênh thông tin liên tục 24/7 để đáp ứng nhu cầu nghe nhìn cho các khán thích giả của mình. Truyền hình len lỏi vào tận những làng bản sâu xa nhất nhờ sử dụng các vệ tinh truyền dẫn thông tin với các thiết bị đầu cuối thu phát nhỏ gọn. Khoảng cách đối với truyền thông trước đây là vấn đề lớn, thì nay không còn là vấn đề nữa. Thêm vào đó, sự ra đời của Internet khiến cho sự trao đổi và truyền bá thông tin trở lên hiệu quả hơn bao giờ hết, các báo điện tử ngày càng nhiều và ngày càng có nhiều người thu lượm tin tức thông qua các báo trực tuyến này, rồi trở thành nguồn thu thập tin tức không thể thiếu của họ. Thông tin đươc truyền tải đến người đọc nhanh hơn nhờ sử dụng các hệ thống cập nhập tin tức tự động. Lượng thông tin truyền đến mọi người ngày một nhiều hơn. Nay bạn có thể họp với các đồng nghiệp ngay khi đang trên ô tô chỉ với một chiếc máy tính sách tay, bạn có thể đi chợ thương mại điện tử để mua, bán hay trao đổi hang Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 hóa, từ cái cái bát ăn cơm cho đến việc mua cả một căn biệt thự ở tận New york. Nay bạn có thể chứng kiến tận mắt và nghe những nhà tu hành Tây tạng thực hiện những nghi lễ cổ xưa nhất một cách trực tiếp mà không cần chèo lên đỉnh Hymalaya, và bạn có thể ngồi nhà với màn hình Tivi và theo dõi những trận bóng yêu thích ở Anh trực tiếp và nghe một người Anh bình luận trận đấu, thật như bạn đang ở sân vận động tại Anh vậy. Với sự phát truyển của truyền thông ngày nay, “ ….không một đất nước nào có thể khóa kín bản thân, không tiếp xúc với truyền thông toàn cầu hoặc những nguồn tin từ bên ngoài; những khuynh hướng xuất hiện ở một nơi có thể được nhân đại trà ở nhiều nới khác xa xôi……”. Việc nghiên cứu hiểu động lực của Toàn cầu hóa có ý nghĩa lý luận thiết yếu quan trọng. Nếu hiểu và nắm bắt được các yếu tố này, ta có thể vận dụng chúng làm cơ sở cho các chương trình hành động dựa trên các nhân tố động lực đó để đưa đất nước ta bước vào hội nhập quốc tế trong những năm tới. B/ Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 1. Tất yếu khách quan về hộ nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Như trên đề cập ngay trong phần đầu bài viết này, toàn cầu hóa là một hệ thống Quốc tế và tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động trực tiếp của hệ thống này nếu không muốn bị tự đào thải và tự hủy diệt. Việt Nam ta muốn xây dựng trưởng thành không thể tách mình rời khỏi hệ thống đó. Khi thế giới chuyển sang cấp độ toàn cầu hóa kinh tế thì nước ta cũng bước vào giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới nhằm khắc phục khủng hoảng kinh tế-xã hội khá gay gắt. Những thành tựu phát triển kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế đã quá rõ. Chuyển sang kinh tế thị trường, phát huy nội lực và hội nhập kinh tế quốc tế là những nguyên nhân chính của sự thành công đó. Hội nhập kinh tế chính là phương thức tốt nhất để kết hợp nội lực với ngoại lực tạo thành sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh công cuộc đổi mới Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với nước ta là phải nghiên cứu, tìm hiểu chính hệ thống Toàn cầu này để đưa ra các chính sách chiến lược phát triển đất nước trong những năm tới. Đáp ứng yêu cầu đó, báo cáo Chính trị Đại hội X đã chỉ ra và quán triệt: “TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”. Tôi xin trích ra đây một đoạn của báo cáo chính trị đó: “ Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo; đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Thực hiện cam kết với các nước về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác. Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với nhiều nước, trong đó có một số nước lớn, các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương, khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương. Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.” Trong báo cáo này, quan điểm Hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta có thể tóm tắt bằng những luận điểm chủ yếu sau: Một là: Hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Hai là: Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước. Ở đây chúng ta cần hiểu rõ, cần có tư duy mới về kinh tế độc lập tự chủ. Kinh tế độc lập tự chủ khác với kinh tế tự cung tự cấp. Độc lập tự chủ về kinh tế trong hội nhập là khẳng định mở cửa hội nhập để khai thác các mặt Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 có lợi cho sự phát triển kinh tế của ta từ nền kinh tế thế giới. Do đó muốn bảo đảm độc lập tự chủ phải mở cả về cơ cấu kinh tế và cả về cơ chế kinh tế, phải đa phương hoá không để cho một nước nào, một nền kinh tế nào, một tập đoàn nào giữ vị trí độc quyền, chi phối bất cứ một lĩnh vực, một sản phẩm thiết yếu nào của nền kinh tế chúng ta. Phải tìm mọi cách tạo ra sự cạnh tranh giữa các đối tác và cũng đề phòng sự lợi dụng cạnh tranh của các tổ chức kinh tế quốc tế với chúng ta. Muốn giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập phải giữ vững ổn định kinh tế, đối phó kịp thời với những tác động bất lợi từ bên ngoài. Bởi vậy cần xây dựng những sợi dây an toàn cho nền kinh tế quốc gia: chẳng hạn như xây dựng và thực hiện các mối quan hệ hợp lý trong tỷ lệ tích luỹ tối thiểu trong GDP, tỷ lệ vốn vay, tỷ lệ trả nợ hàng năm, tỷ lệ vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn, mức thâm hụt tối đa trong cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư gián tiếp của nước ngoài qua cổ phiếu và trái phiếu, bảo đảm an toàn lương thực. Muốn giữ vững độc lập tự chủ trong hội nhập còn phải ra sức nâng cao năng lực làm chủ khoa học kỹ thuật, phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi và đội ngũ cán bộ hành chính thạo việc. Và điều cốt lõi là phải phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho toàn dân, thực hiện công bằng, xã hội... Đây chính là nền tảng vững chắc nhất bảo đảm cho chúng ta vừa hội nhập kinh tế quốc tế vừa giữ được quyền độc lập tự chủ. Ba là: Chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Ở đây chúng ta cần nắm vững mối quan hệ biện chứng tuy hai nhưng là một của nội lực và ngoại lực. Nội lực là chính, là quyết định. Nhưng muốn phát huy tốt nội lực thì phải có sự tham gia của ngoại lực. Ngoại lực tham gia càng nhiều, càng mạnh thì càng xuất hiện nhiều và nhanh các khả năng tối đa để phát huy “nội lực”. Và ngược lại để tranh thủ được ngoại lực nhất thiết phải biết động viên tối đa nội lực. Bốn là: Chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác. Năm là: Song song với việc xây dựng sự phát triển đồng bộ thị trường, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghiệp là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế. Doanh nghiệp được nói tới ở đây là bao gồm các doanh nghiệp, các công ty, tổng công ty của tất cả các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất hàng hoá thiết bị, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, tiếp thị và nhân lực. Sáu là: Chúng ta phải chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp. Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nước ta: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội mới và những thách thức mới. Những cơ hội là: Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình công nghiệp  hóa, hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư. Cùng với cơ hội và đồng hành với cơ hội, nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp nước ta cũng phải đối đầu với các thách thức lớn. Ðó là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả ba cấp độ do hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, nên các sản phẩm nước ta phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Ðiều đó không chỉ đòi hỏi bản thân sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành hạ (điều này chủ yếu do công nghệ sản xuất, công nghệ Đinh Thế Anh Lớp: QTNL_KV19 quản lý của doanh nghiệp quyết định), để sản phẩm đến được với người tiêu dùng, doanh nghiệp còn phải có khả năng tổ chức thị trường, làm tốt các dịch vụ sau bán hàng, xây dựng thương hiệu. Bằng cách đó, doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và mở rộng kinh doanh. Và như vậy, cạnh tranh không chỉ ở cấp độ sản phẩm mà là ở cấp độ doanh nghiệp. Chưa hết! Là đơn vị kinh tế cơ sở, hoạt động của doanh nghiệp tuy phản ánh tất cả, nhưng tự nó không quyết định tất cả. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chi phí "đầu vào" mà doanh nghiệp khác đặt ra cho nó, phụ thuộc vào các cơ chế chính sách vĩ mô, vào các dịch vụ công mà Nhà nước cung ứng. Tất cả những yếu tố này tạo nên chi phí giao dịch xã hội của doanh nghiệp. Chi phí giao dịch xã hội càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng nhỏ. Và vì vậy, sự cạnh tranh được đặt ra trên cấp độ lớn hơn: Cạnh tranh tổng lực của nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia. Như vậy là: Hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức. Thách thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực lượng vật chất trên thị trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToàn cầu hoá và con đường hội nhập kinh tế quốc tế ở VN.DOC
Tài liệu liên quan