Tiểu luận Toàn cầu hóa về kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, nạn đói diễn ra trầm trọng từ những năm trước không chấm dứt, người dân luôn sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Tiếp theo đó là cuộc lạm phát kéo dài càng làm cho nền kinh tế Việt nam trở nên kiệt quệ. Nước ta bước vào thời kì đổi mới trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: lạm phát năm 1986 là 77,5%, nhập siêu nghiêm trọng, thị trường khan hiếm, máy móc nhà xưởng ngừng hoạt động.

Bước sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ kết thúc, xu hướng mở cửa hội nhập đang phát triển Đảng và nhà nước ta đã nhận thấy việc mở cửa là con đường giúp chúng ta thoát khỏi khủng hoảng hiện nay. Từ đó đến nay, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, chủ động hội nhập, đưa nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của mình trong việc tìm ra con đường đi thích hợp cho thời kì quá độ lên CNXH, bắt nhịp với sự phát triển của thế giới.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Toàn cầu hóa về kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thực tế hầu như chỉ diễn ra một chiều từ các nước phát triển đến cá nước đang phát triển. Các quy định về tự do thương mại hiện nay như nguyên tắc đối xử quốc gia, tối huệ quốc, gần như chỉ có các nước đang phát triển đơn phương phải thực hiện. Các nước đã phát triển, dưới nhiều hình thức và viện dẫn khác nhau, trên thực tế đã và đang áp dụng chủ nghĩa bảo hộ và phân biệt đối xử đối với hàng hóa của các nước đang phát triển ( phương Nam), tạo nên những bức rào ngăn chặn hàng hóa của các nước này thâm nhập thị trường của mình. Các nước đang phát triển đang đấu tranh ngày càng mạnh mẽ chống lại các hình thức bảo hộ, các rào cản, trực tiếp và gián tiếp, bởi vì chúng đi ngược lại với chính nguyên tắc tự do hóa thương mại. -Cánh kéo giá giữa hàng nông sản, nguyên vật liệu và hàng công nghệ phẩm, dịch vụ rất xa, là một bất lợi lớn cho các nước đang phát triển. Giá các mặt hàng nông sản và nguyên liệu, khoáng sản trên thị trường thế giới bấp bênh và nhìn chung có xu hướng giảm trên biểu đồ nhiều năm. Đây lại là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển. Trong khi đó hàng công nghệ phẩm và dịch vụ được định giá theo một thang bậc cao hơn rất nhiều lần. Cánh kéo giá cả xuất- nhập ngày càng bất lợi cho các nước đang phát triển. Từ điểm a và b trên đây, có thể nói rằng luật chơi của hệ thống thương mại thế giới hiện nay gây cho các nước đang phát triển rất nhiều thiệt thòi: Nguồn kim ngạch xuất khẩu bấp bênh, ít ỏi, tích lũy của nền kinh tế rất thấp, thậm chí không đủ để trả nợ và trả lãi, nói gì đến đáp ứng các nhu cầu đầu tư cho phát triển của mình. Việc tự do hóa tuyệt đối chu chuyển tư bản tiền tệ và thị trường tài chính, khôngcó sự kiểm soát cần thiết, là một nguy cơ cho sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, một trong những đặc điểm của thị trường tài chính là sự luân phiên giữa những pha gia tốc với những pha thư giãn. Toàn cầu hóa đã quốc tế hóa sự luân phiên này và sự tự do hóa quá nhanh các giao dịch tiền tệ làm tăng thêm sự bất ổn định của các luồng tư bản tiền tệ trong thị trường tài chính. Mặt khác, thị trường tài chính mỗi khi bị khủng hoảng thì sự khủng hoảng lan truyền rất nhanh, làm trầm trọng thêm khủng hoảng.Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong những năm gần đây. Sự trao đổi mậu dịch của các nước nghèo, vốn đã không ổn định, sự không ổn định tài chính càng làm cho các nước này hết sức dễ bị tổn thương.Hệ quả của các cuộc khủng hoảng này rất khắc nghiệt đối với các nước nghèo, tầng lớp lao động nghèo. Trong phút chốc, chúng làm tiêu tan một phần quan trọng những gì mà nền kinh tế nghèo và mong manh của những nước đang phát triển đã tích lũy được trong nhiều chục năm, làm cho các nước này lâm vào những khó khăn kinh tế- xã hội trầm trọng.Trong khi đó, các công ty xuyên quốc gia và tầng lớp giàu của các nước bị khủng hoảng lại thu được những món kếch xù nhờ vào phương sách giải quyết khủng hoảng do IMF đề ra. -Sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước và trong mỗi nước là mặt trái mang tính tổng hợp nhất của tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Các số liệu về tăng trưởng trung bình của GDP toàn thế giới, của GDP bình quân đầu người trên thế giới trong thời gian qua chỉ có một ý nghĩa tương đối, tự chúng không nói lên thu nhập thực sự của các nước và của các tầng lớp nhân dân các nước. Thật ra, sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước và trong mỗi nước, nghiêm trọng chưa từng thấy, là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay và là biểu hiện tiêu cực tổng hợp của xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Theo một báo cáo của Chương trình phát triển của LHQ (UNDP), năm 1960, khoảng cách giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất trên thế giới là 30 lần, năm 1990 là 60 lần, năm 1997 là 74 lần. Theo một nghiên cứu gần đây, tỉ lệ giữa 1/5 giàu nhất và 1/5 nghèo nhất trong tổng số các nước trên thế giới vào đầu thế kỉ 21 đang tiến tới gần 150 lần. Các nước thành viên của Tổ chức vì Sự hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), với dân số chỉ bằng 19% dân số thế giới, nằm giữa 86% tổng GDP của thế giới, tiến hành 71% thương mại hàng hóa và dịch vụ, tiếp nhận 58% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu 82% hàng hóa và dịch vụ và chiếm 91% số người nối mạng Internet, 3/4 tổng số trao đổi thương mại thế giới năm 1998, ước tính 5200 tỉ USD, được thực hiện giữa liên minh Chât Âu và Mỹ. Tài sản của 3 người giàu nhất thế giới cao hơn tổng GDP của 49 nước chậm phát triển nhất thế giới, có dân số là 600 triệu người. Theo ngân hàng thế giới, năm 1998, 1,2 tỉ người trên thế giới hiện có thu nhập ít hơn 2 USD/ ngày. Các con số này 10 năm trước, 1987, lần lượt lá 1,17 tỉ và 2,55 tỉ người. Tỉ lệ nghèo khó ở Châu Phi trong 5 năm từ năm 1994 đến 1999 đã tăng 50 %. Tại hội nghị cấp cao Nhóm G77 tại La Havana ,thang 4/2000,Chủ tịch Fidel CASTRO đã phát biểu: “Toàn cầu hóa là một khách quan ,nói lên rằng chúng ta đều lad một hành khách trên một con tàu.Nhưng các điều kiện không như nhau cho mọi hành khách .Một thiểu số rất ít,sống trong những phòng đầy đủ tiện nghi, được nối mạng internet ,có điện thoai di động, dùng những bưã cơm thịnh soạn, có nước uống, có bác sĩ trên tàu chăm sóc, có phòng giải trí và được thưởng thức các loại hình văn hóa. Tuyệt đại bộ phận hành khách, khoảng 85%, trên tàu sống trong những điều kiện gợi cho chúng ta nhớ lại các chuyển tàu khủng khiếp chở nô lệ từ châu Phi sang châu Mỹ trong thời kỳ thực dân: sống chen chúc trong những phòng nhơ bẩn ,chịu đói khát, bệnh tật,đau đớnvà vô vọng. Chuyến tàu vượt đại dương này manh theo quá nhiều bất công và phi lysdder có thể không bị đắm, và đi theo một hành trình quá vô lý đẻ có thể yên ổn cập bờ.Dường như nó sẽ đụng phải tảng bâng.Và khi đó, tất cả chúng ta sẽ chết chìm,” Tại hội nghị về an toàn lương thực toàn thế giới, tháng 6 năm 2002, tại Roma, Koffi Anna, tổng thư kí Liên hợp quốc, đã phải nói lên một sự thật : “ Thực tế mỗi ngày trên thế giới có tới 24000 người chết vì đói. Đó thật sự là một nỗi nhục của nhân loại”. Hố ngăn cách giàu nghèo cũng sâu sắc thêm trong mỗi nước, kể cả ở các nước đang phát triển. ở Pháp, từ năm 1990 đến 1996, thu nhập hàng năm của 10% các hộ giàu nhất tăng bình quân 0,9% /năm trong khi thu nhập bình quân hằng năm của 10% các hộ nghèo nhất giảm bình quân 2,7%/ năm. Tỷ lệ giữa 20% những người giàu nhất và 20% các hộ nghèo nhất Thụy Sỹ năm 1998 là 9 lần. ở Mỹ, tỷ lệ này là 10 lần theo một công bố tháng 1 năm 2000. Từ năm 1973 đến nay, ở Mỹ GDP tăng 30% nhưng giờ công bình quân của 4/5 số người lao động chỉ tăng 11%: lương của một nhà quản lí hàng đầu trong những năm 1960, cao gấp 44 lần lương trung bình của công nhân, nay tỉ lệ đó là 326 lần. Theo nhà nghiên cứu kinh tế Gary Burtless, nước Mỹ, nhìn trong tổng thể, đã giàu hơn nhưng sự chênh lệch về thu nhập trong xã hội Mỹ lại ngày càng xoạc ra từ đầu thập niên 80, và “từ năm 1993, các chênh lệch trong thu nhập đạt được những mức chưa từng thấy kể từ thời kì đại suy thoái”. -Tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí, môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái đang chịu nhiều sức ép mà trước tiên là sự gia tăng dân số, từ sự nghèo khổ, từ sự kích thích tiêu dùng không có điểm dừng, thừa thải, lãng phí và từ sự từ nhiệm đối với môi trường vì lợi nhuận trong quá trình công nghiệp hóa. Việc phá rừng trên quy mô rộng đã làm giảm tốc độ che phủ của thảm thực vật.Việc phá rừng ở đầu nguồn các sông, hồ, biển nội địa, đã làm thay đổi môi trường và sự đa dạng sinh học của các lưu vực và ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của các sông và hồ chứa này. Việc phá rừng ngập mặn đã diễn ra trên quy mô rộng tại nhiều vùng trong những thập niên gần đây và đã làm mất đi hàng triệu héc ta rừng ngập mặn và làm mất đi một tấm lá chắn trước việc biển dâng. Nguồn nước ngọt cho loài người ngày càng trở nên khan hiếm. Nhiều vùng rộng lớn đang bị nguy cơ sa mạc hóa. Tại nhiều quốc gia, môi trường nước các sông đang bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt của con người. Việc tuôn các chất thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp xuống đáy đại dương, việc khai thác quá mức tái tạo các nguồn lợi thủy sản, việc khai thác các rạng san hô sống… đang làm cho môi trường biển và đại dương chịu nhiều tổn thất, nhiều nơi có nguy cơ không phục hồi được. Việc sử dụng năng lượng hiện nay trong công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước đã phát triển, đã thải vào khí quyển một lượng khí đi-ô-xid các bon khổng lồ làm mỏng đi tầng ô- zôn và lỗ thủng của tầng ngày càng rộng ra. Sự ấm lên của khí hậu và sự tan băng là những nhân tố kéo theo sự dâng lên của mực nước biển. Từ kết quả tính toán theo các mô hình khác nhau, chỉ với nhân tố này, tổng mức nước biển dâng vào năm 2050 sẽ nằm trong khoảng từ 50 đến 60 cm, với các biên thấp nhất và cao nhất là 27 cm và 95 cm. Việc biển dâng không chỉ có hiệu ứng tĩnh, làm ngập những vùng trũng trước đây không bị ngập, mà còn phải tính đến những hiệu ứng động: dòng hải lưu thay đổi, bờ biển bị xói lở với cường độ mạnh hơn; xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa hơn và thay đổi thảm thực vật và của hệ động vật vùng ven biển dưới tác động các yếu tố trên. Theo công bố gần đây của chương trình quốc tế về thay đổi khí hậu (IPCC) thì đối với vùng nhiệt đới và xích đạo Châu á, các hiện tượng trên đây có rất nhiều khả năng xảy ra ngay từ đầu thế kỉ XXI này. Với các tiến bộ khoa học và công nghệ ngày nay, loài người có khả năng giải quyết hay chế ngự ngay từ gốc, ngay từ đầu, những vấn đề môi trường nêu trên. Tiếc thay, toàn cầu hóa kinh tế vì lợi nhuận trên hết ngày càng dẫn sâu vào con đường tạo ra mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên, khiến cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Chương II. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, cơ hội và thách thức. I.Những tiền đề, cơ sở cho quá trình hội nhập ở Việt Nam. 1.Bối cảnh Việt Nam. Với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, nạn đói diễn ra trầm trọng từ những năm trước không chấm dứt, người dân luôn sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Tiếp theo đó là cuộc lạm phát kéo dài càng làm cho nền kinh tế Việt nam trở nên kiệt quệ. Nước ta bước vào thời kì đổi mới trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: lạm phát năm 1986 là 77,5%, nhập siêu nghiêm trọng, thị trường khan hiếm, máy móc nhà xưởng ngừng hoạt động. Bước sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ kết thúc, xu hướng mở cửa hội nhập đang phát triển… Đảng và nhà nước ta đã nhận thấy việc mở cửa là con đường giúp chúng ta thoát khỏi khủng hoảng hiện nay. Từ đó đến nay, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, chủ động hội nhập, đưa nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của mình trong việc tìm ra con đường đi thích hợp cho thời kì quá độ lên CNXH, bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. 2. Chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước cho quá trình hội nhập quốc tế. Nước ta thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế xuất phát từ mục tiêu kinh tế xã hội trong quá trình phát triển với sự lựa chọn chế độ xã hội theo định hướng XHCN. Điều đó được đảm bảo thông qua sự lãnh đạo của Đảng cho việc xác định đường lối, chính sách và hệ thống pháp luật, được thực thi bằng bộ máy quyền lực của nhà nước với các công cụ hành chính và cơ sở thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa và đa dạng hóa với tinh thần Việt nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Chính sách kinh tế đối ngoại cũng được đổi mới phù hợp với cải cách kinh tế trong nước để nhanh chóng hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cụ thể là tại đại hội VI (1986), Đảng ta đã nhấn mạnh: “gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết mối quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ chính sách nội địa”. Hay tại Đại hội VII (1991) Đảng ta đã đưa ra phương châm tổng quát… “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế với tất cả các quốc gia, tất cả các tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi”. Tiếp theo đó, Đại hội VIII (1996) Đảng ta là sự cụ thể hoá của Đại hội VII “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực, thế giới… điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác, chủ động tham gia hội nhập thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thích hợp”. Đông thời tại Đại hội IX nội dung chủ động hội nhập đã được đề cập đến trong phần IV trong báo cáo chính trị của đại hội. Đảng đã đưa ra: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải có lộ trình cụ thể đối với từng ngành, từng mặt hàng để phát huy được lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm hangtf rào bảo hộ…”. Nội dung này cũng tiếp tục được khẳng định tại Đại hội X của Đảng… “chủ động và hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế”. Đảng ta cũng nhấn mạnh “hoà nhập chứ không hoà tan, hội nhập trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và vì mục tiêu… công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” II. Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế thế giới 1. Những thuận lợi khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới - Thuận lợi rất cơ bản đầu tiên của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là Đảng và nhà nước có quan điểm, đường lối đúng và có sự năng động điều chỉnh về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong mỗi thời kỳ. Mà cụ thể trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta đã xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời áp dụng cơ chế thị trường trong lĩnh vực giá cả, tỷ giá, lãi suất, xoá bỏ cơ chế nhà nước định giá. Thực hiện chính sách cơ chế nhiều thành phần, có những biện pháp chống lạm phát, bên cạnh đó nhà nước ta cũng đổi mới hệ thống tài chỉnh, ngân hàng. Đặc biệt gần đây chúng ta đang thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, đang dần dần hình thành hệ thống pháp luật thích hợp và ra sức đào tạo cán bộ cho công cuộc đổi mới. Thứ hai, Việt Nam có điều kiện chính trị xã hội ổn định Đất nước Việt Nam được lãnh đạo bởi một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam, một đảng một chính quyền luôn lấy lợi ích của nhân dân làm đầu. Một nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, đó là một điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và ổn định của đất nước. Vì vậy Việt Nam được các tổ chức quốc tế công nhận Việt Nam có một hệ thống chính trị ổn định và được coi là một trong những nơi đầu tư an toàn nhất. Trong khi các cuộc khủng hoảng về chính trị, sắc tộc, nguy cơ chiến tranh luông thường trực ở nhiều nơi trên thế giới làm cho các giới đầu tư cảm thấy lo ngại trong việc đưa ra quyết đinh đầu tư của mình, thì khu vực châu á - Thái Bình Dương, ASEAN lại được xem là nơi có nền kinh tế năng động nhất hiện nay và có nền chính trị ổn định, vì vậy mà ngày càng có nhiều tổ chức, nhiều công ty đang chuyển sang đầu tư vào khu vực này trong đó có Việt Nam. - Điểm thuận lợi thứ ba Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa ẩm, thuận lợi cho động thực vậtk phát triển, có hệ sinh thái đa dạng, là trung tâm châu á, ngã ba của thế giới với đường bở biển dài 2260 km thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu buôn bán, đánh bắt thuỷ sản. Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, là điều kiện để phát triển du lịch. Nước ta còn là nơi án ngữ các đầu mối giaothong quan trọng, ngoài ra chúng ta còn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển các ngành công nghiệp nặng, đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Thứ tư: Việt Nam có nguòon nhân lực dồi dào Cho đến nay dân số Việt Nam đã có trên 80 triệu người, trong đó có gần 50 triệu người đang ở tuổi lao động. Nhà nước ta luôn quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân… Đầu tư cho giáo dục phát triển nhanh, nguồn nhân lực Việt Nam khéo léo, thông minh, sáng tạo… Đó là yếu tố để tiến lên nền kinh tế tri thức, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh hơn. - Và cuối cùng là chúng ta có lợi thế là một nước đi sau: là một nước đi sau chúng ta có thể rthực hiện việc: “đi tắt, đón đầu” tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến cũng như những kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh… Điều đó giúp chúng ta có thể rút ngắn giai đoạn từ nghiên cứu đến ứng dụng, tiết kiệm được thời gian, kinh phí… Tuy nhiên chúng ta cũng phải chủ động sáng tạo và phát minh ra những công nghệ mới có như thế thì mới không bị tụt hậu với nhịp độ phát triển chung. Với những thuận lợi đó, nếu Việt Nam biết phát huy nó thì đó sẽ là một ưu thế rất tốt cho sự phát triển cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác. 2. Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Trước khi đi vào tìm hiểu Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào thì chúng ta cần hiểu thêm về hai từ “chủ động hội nhập”. Vậy chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Đó là việc tham gia hội nhập một cách có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch và lộ trình cụ thể, chủ động lựa chọn các tổ chức tham gia và các đối tác để hợp tác, chủ động điều chỉnh luật pháp, chính sách cho phù hợp với “luật chơi chung”, chủ động tổ chức sản xuất và điều tiết nền kinh tế và chủ động lựa chọn phương thức thực hiện các cam kết. Nói tóm lại, tính chủ động được thể hiện trong việc “chọn sân chơi” và “cách chơi” theo “luật chơi” chung. Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khcáh quan, thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một tất yếu khách quan. “Chủ động” hội nhập kinh tế quốc tế đã từng bước hình thanh trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới chung. Nói tới hội nhập kinh tế quốc tế là nói tới việc tham gia các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực và thế giới, nhất là WTO, và sự thật thì chúng ta đã trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006. Thực hiện quan điểm, đường lối: “chủ động hội nhập”, Đảng và nhà nước ta đã chủ động hợp tác, phát triển với các nước, việc hoàn thiện thể chế thị trường, hệ thống chính sách pháp luật… thì Nhà nước ta đã chủ động tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới. a. Hội nhập AFTA Ngày 1/11/1996 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập khi Việt Nam chính thức tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Thực hiện AFTA các nước thành viên khối ASEAN sẽ dành cho nhau mức thuế ở mức 0-5% theo hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để hàng VIệt Nam thâm nhập vào thị trường rộng lớn cận kề với khoảng 500 triệu dân và GDP gần 700 tỷ USD hơn nữa lại thuận tiện về giao thông lại có đòi hỏi chất lượng hàng hoá không qua cao. Đồng thời, kích thích phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vì việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ làm cho chi phí đầu vào giảm, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện ASEAN đầu tư vào Việt Nam hơn 350 dự án với số vốn lên đến hàng chục tỷ USD chiếm gần 30% tổng giá trị đầu tư nước ngoài vào nước ta. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia ASEAN không ngừng tăng, nếu năm 1990 chỉ đạt 384.6 triệu USD thì năm 1998 đạt 2349 triệu USD. Trong những năm tới Việt Nam cần xúc tiến việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan để chính thức gia nhập AFTA, khi đó chúng ta mới thực sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực. -Việt Nam trử thành thành viên của diễn đàn hựp tác kinh tế châu á-Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 14-11-1998. Từ khi đó, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực và mạnh mẽ các hoạt động của diễn đàn. Tham gia các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ APEC làmột phần trong tiến trình hội nhạp kinh tế quốc tế của Việt Nam. Mục tiêu chính của việc tham gia APEC được Việt nam xác định là: Mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoá Việt nam, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá và dịch vụ, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, bền vững. Với tinh thần chủ động hội nhập, sự tham gia của Việt nam vào APEC là sự tham gia có chọn lọc trên cơ sở cân đối các nghĩa vụ quốc tế, lợi ích quốc gia và khả năng, trình độ phát triển của nền kinh tế. Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực trong nhiều lĩnh vựcđể hiện thực hoá những mục đích của APEC về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư vì sự thịnh vượng của khu vực. Việt Nam đã đề xuất nhiều sáng kiến được đánh giá cao. Năm 2003,Việt Nam đã đề xướng quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ và xúc tiến đầu tư trong nội bộ khối APEC. Cho đến nay các nền kinh tế thành viên APEC là đối tác chủ yếu về kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam: chiếm 80% kim nghạch ngoại thương 755 tổng số vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài và hơn 80% viện trợ phát triển chính thức(ODA) của Việt Nam. c. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới: WTO Tổ chức thương mại WTO được thành lập chính thức vào ngày 1-1-1995. Đây là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới vì vậy mà tham gia vào WTO cũng đồng nghĩa với việc hội nhập nền kinh tế quốc tế Tổ chức thương mại thế giới WTO có mục đích cơ bản là thương lượng để thiết lập quan hệ chung đảm bảo thông thoáng thông thoáng chothương mại cũnh như các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác Ngày 4_1_1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ngày 13_10_2006 Việt Nam kết thúc đàm phán đa phương tại Gênêva. Năm 2005 được coi là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình đàm phán của Việt Nam với 15 đối tác, nâng tổng số đối tác lên 21 đối tác, trong đó có những đối tác hêt sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn trong WTO nói riêng và trong hệ thống thương mại đa bên nhơ Trung Quốc, EU (GồM 25 nước thành viên) Ngày mồng 7_11_2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO trở thành thành viên thứ 150 củatổ chức này. Như vậy là chúng ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế gới với những cam kết hoàn toàn chủ động. Toàn cầu hoá và hội nhập là một xu thế khách quan vì vậy mà sự đóng cửa đối với bất cứ quốc gia nào cũng sẽ bị tụt hậu, ngừng trệ và “phát triển què quặt”. Bởi vạy việc tham gia hội nhập là việc “một sớm một chiều”, nó chỉ là vấn đề chọn thời điểm thích hợp mà thôi. Với việc chủ động tham gia hội nhập chúng ta sẽ tránh được sự “lúng túng” cũng như sự “thụ động” trên sân chơi chung. 3. Những thành tựu đã đạt được Những kết qủa Việt Nam đã đạt được trong quá trình 20 năm đổi mới, hội nhập kinh tế là rất to lớn: Tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, chỉ sau Trung Quốc, kim ngạch thương mại tăng 25 lần, trở thành một nước thu hút tư FDI có sức cạnh tranh trong khu vực, là nước đứng đầu thế gới về xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu… Chúng ta đẩy lùi được chinh sách bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng được mổi tường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của đất nước trên chính trường và thương trường thế giới . nước ta cũng khắc phục được tình trang khủng hoảng thị trường do Liên Xô và hệ thống XHCN bị tan rã, động thời mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp nước ngioài, tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn cũng như tranh thủ nguồn viện trợ nước ngoài đáng kể. Tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thụât quản lý, góp phần đào tạo nguồn các bộ kinh doanh, từng bước đưa hoạt động củ các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế vào môi trường cạnh , nhờ đó tạo được môi trường cạnh tranh, nhờ đó tạo được tư duy làm ăn mới, thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết hợp nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp, góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn, nhờ đó giúp chúng ta tiếp tục giữ vững, củng cố độc lập tự chủ, định hướng XHCN, an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc III.Thơì cơ của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới Việc tham gia vào tổ chức thương maịo thế giới WTO đã mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội thì cũng tồn tại những thách thức. Vấn đề đặt ra là cần nhận thức được những cơ hội và thách thức đó để chủ đọng trong việc vạch ra đường lối, biện pháp để tận dụng tối đa những cơ hội và biến những thách thức thành những điều kiện, động lực để phát triển nền kinh tế đất nước. Phải khẳng định một điều rằng hội nhập vào nền kinh tế giới thì thời cơ và thách thức đặt ra là vô cùng lớn, thời cơ và thách thức luôn đan xen lẫn nhau, trong thời cốc những thách thức và trong thách thức cũng có thể biến thành những cơ hội, động lực để phát triển kinh tế. Và không phải cứ gia nhập WTO là chúng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToàn cầu hóa về kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.doc