Tiểu luận Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1) Lý do chọn đề tài 2

2) Mục đích chọn đề tài 2

3) Ý nghĩa 3

4) Đối tượng nghiên cứu 3

5) Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương I: Một số vấn đề lý luận về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh .4

1.1) Khái niệm về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. 4

1.1.1) Khái niệm :4

1.2) Các dấu hiệu pháp lý thuộc bốn yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. 10

1.2.1) Khách thể của tội phạm: 10

1.2.2) Mặt khách quan của tội phạm: 10

1.2.3) Chủ thể của tội phạm: 12

1.2.4) Mặt chủ quan của tội phạm: 12

Chương II: Thực tiễn áp dụng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và một số vấn đề liên quan. 13

2.1) Thực tiễn áp dụng: 13

2.2) Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng: 20

2.3)Nguyên nhân, điều kiện của tình hình phạm tội: 21

2.4) Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng: 22

PHẦN KẾT LUẬN 24

Tài liệu tham khảo: 25

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện hành vi, nếu người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả cụ thể nào, bất chấp việc hành vi của mình có trái pháp luật và mình phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không thì có thể coi đây là trường hợp “trạng thái tinh thần bị kích động”. Làm sáng tỏ điểm này phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Có trường hợp đối với đối tượng đó là bị kích động mạnh nhưng đối với đối tượng khác thì không. Ví dụ, khi phát hiện vợ mình ngoại tình với người khác tại nhà mình, có người vác dao chém đôi tình nhân này. Tuy nhiên, có người bình tĩnh yêu cầu họ mặc đồ vào để nói chuyện nghiêm túc. Ngoài ra, còn có thể dựa vào nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động để xác định tinh thần có bị kích động mạnh hay không. Nguyên nhân làm cho “tinh thần bị kích động mạnh” là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Trong khi đó, nguyên nhân làm cho “trạng thái tinh thần bị kích động” là hành vi trái pháp luật của nạn nhân hoặc của người khác. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân là một căn cứ để xem tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không. Khi xem xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của người bị nạn, cần đánh giá toàn diện về cả cường độ lẫn số lượng của hành vi. Có trường hợp hành vi có cường độ mạnh nhưng chỉ xảy ra một lần cũng đủ dẫn đến kích động mạnh. Hoặc có trường hợp, hành vi dù cường độ thấp nhưng xảy ra nhiều lần cũng có thể dẫn đến tinh thần bị kích động mạnh. Theo nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, có quy định cụ thể: + “ Giết người trong tình trạng bị kích động mạnh - do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ (khoản 3). - Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động  đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm tội. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102). Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo Điều 101, khoản 3. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết. Đối với trường hợp người dùng chất say (uống rượu) hoặc chất kích thích mạnh khác mà bị say, nhân có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng của nạn nhân mà thực hiện hành vi giết người, thì không coi là trường hợp phạm tội do bị kích động mạnh. Phải tùy theo hoàn cảnh, tính chất và mức độ sai trái của hành vi do nạn nhân thực hiện cũng như các tình tiết khác của vụ án, mà xử lý theo điều 101 về tội giết người. - Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội”. Mặt khác, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng được quy định cụ thể ở Bộ luật hình sự 1985 tại khoản 3 điều 101 về tội giết người: “3- Phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.Và sau này được xây dựng thành một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự 1999, đó là điều 95: “1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,thì bị phạt tù từ ba đến bảy năm”. Sau đây chúng ta có thể xem một ví dụ để thấy rõ hơn trường hợp phạm tội này: Ví dụ: Do tranh chấp lối đi với nhà anh Trần văn T nên người hàng xóm đã xông vào tận nhà anh T chửi bới và đánh mẹ anh T bị gãy tay. Anh trai của anh T vừa đi làm về, thấy mẹ bị đánh ngất xỉu đã nên không kiềm chế được bản thân, chạy vào bếp lấy con dao đâm người hàng xóm một nhát, làm người này chết trên đường đi cấp cứu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”. Như vậy, việc người hàng xóm xông vào nhà chửi bới và đánh mẹ anh T bị gãy tay là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Anh trai của anh T đã chứng kiến việc mẹ bị chửi và bị đánh gây thương tích nặng nên bị kích động mạnh, không kiềm chế được, đã dùng dao đâm người hàng xóm nên hành vi phạm tội đó được coi là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Theo quy định tại Điều luật vừa viện dẫn, người phạm tội trong trường hợp này có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tù. Như vậy, người bị kích động mạnh về tinh thần được hiểu là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức, lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, trạng thái của họ lúc bấy giờ gần như người mất trí. Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước. Việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp, bởi vì trạng thái tâm lý của mỗi người là khác nhau. Vì vậy để xác định người đó có bị đẩy đến tình trạng bị kích động mạnh hay chưa mạnh về tinh thần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, xem xét một cách toàn diện các tình tiết cụ thể về vụ án, nhân thân của người phạm tội, quá trình diễn biến của sự việc, trình độ văn hóa, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình,… từ đó mới có thể xác định mức độ bị kích động về tinh thần có mạnh hay không, mạnh đến mức nào. Còn đối với người bị giết phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên nhân dẫn đến người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hành vi bị kích động mạnh là mối quan hệ tất yếu. 1.2) Các dấu hiệu pháp lý thuộc bốn yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp đặc biệt của tội giết người. Do vậy, tội này có những dấu hiệu pháp lý chung của tội giết người và những dấu hiệu pháp lý riêng, cụ thể là: 1.2.1) Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại . Khách thể của tội này là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Đối tượng tác động của tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đó là những người đang sống , những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người – thực thể tự nhiên và xã hội. Cụ thể là người phạm tội đã trực tiếp xâm phạm và lấy đi tính mạng của người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội. 1.2.2) Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội... Về hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội giết người trong trang thái tinh thần bị kích động mạnh chính là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như: hành động bắn, đâm, chém... của người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đối với nạn nhân. Về hậu quả khách quan của tội phạm: Hậu quả mà do hành vi khách quan nói trên gây ra là hậu quả chết người. Đây là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Như vậy, tội này chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có dấu hiệu hậu quả chết người. Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người : Về nguyên tắc, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của người bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trường hợp này (hoàn thành)- tức là xác định chính hành vi khách quan đó đã dẫn đến hậu quả chết người. Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi của họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đó. Ngoài ra mặt khách quan của tội phạm còn có những biểu hiện khác như: thời gian, địa điểm, phương tiện, hoàn cảnh... phạm tội và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta xét những yếu tố này. 1.2.3) Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Như vậy, chủ thể của tội này là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến một độ tuổi luật định. Tuy nhiên trong trường hợp tội này còn có thêm điều kiện: người phạm tội phải phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Như vậy chủ thể phải cộng thêm dấu hiệu là phải phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. 1.2.4) Mặt chủ quan của tội phạm: Mặt chủ quan của tội phạm chính là mặt bên trong của tội phạm là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hộ mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi gây ra cho xã hội, bao gồm: lỗi của người phạm tội, mục đích, động cơ phạm tội. Lỗi của người phạm tội: Lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý và lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp theo từng trường hợp mà ta xét đến. Mục đích, động cơ phạm tội: Mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Đặc biệt với tội này người phạm tội lại thực hiện tội phạm trong tình trạng không kiềm chế được bản thân. Động cơ, mục đích của cấu thành tội phạm này gắn liền với trạng thái tâm lý của người phạm tội, chủ yếu là phạm tội để giải tỏa về mặt tâm lý nên vấn đề mục đích và động cơ phạm tội rất khó xác định và hầu như không đặt ra với cấu thành tội phạm này. Chương II: Thực tiễn áp dụng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và một số vấn đề liên quan. 2.1) Thực tiễn áp dụng: Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ quyền sống của con người, bằng việc quy định những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền được sống, được tồn tại của con người là tội phạm và quy định các loại hình phạt tương ứng với hành vi đó. Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong những năm qua, trên cả nước tình hình phạm tội giết người trong trường hợp này cũng khá nhiều và có xu hướng gia tăng, cụ thể: Theo báo cáo công tác của ngành Tòa án thống kê từ năm 2007 đến năm 2009: Năm 2007 Năm2008 Năm2009 Tổng 3 năm Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ giết người khác 2146 100 2578 100 2890 100 7614 100 Số vụ giết người trong ttttbkđm 118 5.5 157 6.1 189 6.5 464 6.1 Qua bảng số liệu trên ta thấy: So với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người khác thì tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vẫn đang chiếm tỷ lệ thấp hơn, cụ thể là: Trong ba năm, từ năm 2007 đến năm 2009, số vụ giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là 464 vụ, chiếm 6.1% tổng số vụ giết người khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại tăng lên qua các năm, cụ thể là: năm 2007 là 118 vụ, năm 2008 là 157 vụ, tăng 33%; năm 2009 là 189 vụ tăng 20% so với năm 2008, tăng 60% so với năm 2007. Trong thực tế so với các tội giết người thông thường khác thì đây là một tội giết người trong trong trường hợp đặc biệt, vì thế việc xác định tội này là rất khó khăn bởi nó liên quan đến tâm sinh lý của con người. Thực tế, chúng ta chưa xác định rõ ràng được giới hạn tâm sinh lý đến một mức nào là con người rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mà chúng ta mới chỉ đưa ra những định nghĩa mang tính chung chung, mơ hồ mà áp dụng phải trông chờ vào những trường hợp cụ thể để xét đến. Đặc biệt trong thực tế xét xử, để xác định loai tội này còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng. Vì vậy trong thực tế áp dụng cần phải xác định rõ thế nào là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Điều này đã gây khó khăn trong việc nên lựa chọn điều 95 hay điều 93 Bộ luật này để áp dụng trong một số trường hợp giết người, vì vậy dẫn đến một thực tế là việc áp dụng điều này còn có nhiều tranh cãi. Chúng ta có thể lấy một ví dụ để thấy rõ điều đó: Theo án sơ thẩm: do ức chế bởi cha luôn rượu chè be bét rồi đánh vợ con không thương tiếc, Mẫn đã chích điện giết chết cha mình. TAND TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Phan Minh Mẫn (20 tuổi, huyện Bình Chánh) mức án tử hình về tội “giết người”. Theo cáo trạng của VKS, Phan Minh Mẫn đang là sinh viên năm thứ 2 của trường Cao đẳng Kinh tế Nghiệp vụ Phú Lâm. Cuộc sống dẫu vất vả khó khăn nhưng mẹ của Mẫn luôn tằn tiện để lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Đáp lại sự yêu thương chăm sóc của mẹ, Mẫn chăm chỉ học hành và sống hiều hậu, trách nhiệm. Cha Mẫn - ông Phan Thế Tuyên là tài xế xe tải chở hàng nhưng “nát” rượu nên các mối làm ăn dần thưa thớt. Và trong mỗi cơn say, ông Tuyên lại đánh đập, chửi bới rồi đuổi vợ con ra khỏi nhà. Do thường xuyên hứng chịu những trận đòn vô cớ từ lúc còn nhỏ cho đến lớn nên Mẫn luôn uất hận cha mình. Khoảng 18 giờ ngày 9/11/2009, Mẫn từ lớp học về nhà thấy cha nằm ngủ dưới nền nhà trong phòng khách, người nồng nặc mùi rượu. Nghĩ đến cảnh cha đánh đập mẹ tàn nhẫn vào 2 hôm trước, Mẫn nảy sinh ý định giết cha để trả thù. Ngay lập tức, Mẫn ra tiệm tạp hóa mua một sợi dài 4m và một phích cắm. Sau đó, Mẫn kéo dây cắm vào bảng điện trong phòng của mình rồi dùng đầu dây kia đã tuốt lõi đồng chích vào người cha mình. Ông Tuyên co giật rồi nằm bất động trên sàn nhà. Lúc này, Mẫn định đem xác cha mình đi phi tang thì cũng là lúc mẹ và em gái vừa về đến nhà. Phát hiện sự việc, mẹ Mẫn nhờ đưa chồng đi cấp cứu nhưng ông đã chết trước khi đến bệnh viện. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà nội và mẹ Mẫn đều khai rằng, Mẫn là đứa cháu ngoan, hiền trong gia đình. Do lòng căm phẫn bị dồn nén, suy nghĩ nông cạn nên Mẫn mới hành động giết cha mình. Tuy nhiên, xét thấy hành vi của Mẫn là quá dã man, nguy hiểm cho xã hội cần phải cách ly bị cáo nên HĐXX đã tuyên Mẫn mức án tử hình với tội danh giết người quy định tại điều 93 Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, trong vụ án này còn có nhiều tranh cãi về việc nên áp dụng điều 93 hay điều 95 Bộ luật hình sự 1999. Cụ thể là: + Có ý kiến cho rằng: Về mặt lý luận, để quyết định hình phạt phải xem xét kỹ đến các yếu tố cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này yếu tố khách quan đã quá rõ ràng. Về khách thể, Mẫn xâm phạm tính mạng của chính cha đẻ của mình được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999. Về mặt chủ quan, một loạt các hành vi chuẩn bị phương tiện, mục đích giết người của Mẫn thể hiện lỗi cố ý, nhưng hành vi chủ quan của Mẫn lại nằm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng (tâm lý) không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình. Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi. Như vậy, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn còn khả năng điều khiển hành vi của mình. Bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế trong trường hợp của Mẫn là nhận thức về người  bố. Nếu chúng ta ở vị trí của Mẫn để hình dung hình ảnh của ông Tuyên có còn là hình ảnh người cha nữa không? Trường hợp này có phải Mẫn đã hạn chế nhận thức về cha đẻ của mình không? Xét về hành vi của ông Tuyên, ông Tuyên là một người nát rượu, thường xuyên đánh đập vợ, con, đập phá tài sản.Với những hành vi như vậy, Mẫn đáng lẽ ra phải có lựa chọn khác (câu đáng lẽ ra phải có lựa chọn khác mà Kiểm sát viên và Hội đồng xét xử thường nói tại phiên tòa) như khuyên bảo cha, bỏ nhà ra đi, tố cáo tội của cha đẻ cho chính quyền hoặc đánh trả lại cha... Nhưng ở vị trí của Mẫn, chúng ta nên đánh giá một cách khách quan, toàn diện hơn. Mẫn giết người, hơn nữa lại giết chính cha đẻ của mình là tội đáng trừng trị. Thử ở vào vị trí của Mẫn để lựa chọn phương án để giải quyết thì nên lựa chọn phương án nào?. Giải thích cho cha ư? Những người nát rượu như vậy thì chỉ có những người con thông minh, có đủ sức kiên nhẫn mới có thể làm cho cha bỏ rượu, hoặc chỉ cố nhịn để đến khi có đủ cơ hội thoát khỏi người cha như vậy mà thôi. Tố cáo tội cha đẻ cho chính quyền? Làm như vậy thì liệu ông Tuyên có bỏ được bệnh nát rượu hay không? Liệu mâu thuẫn giữa ông Tuyên với vợ con có phát sinh thêm không? Chính quyền hiện nay đã can thiệp như thế nào trong các vụ nát rượu như thế này? Nếu Mẫn đánh trả lại cha thì đó cũng là hành vi bất hiếu. Do Mẫn không biết kiềm chế mình đã xâm phạm tính mạng của người khác và người đó lại chính là cha đẻ của mình, cho nên phải chịu hình phạt là thỏa đáng. Nhưng buộc Mẫn vào tội nào mới là vấn đề đáng phải bàn. Hành vi của ông Tuyên như vậy có đủ cấu thành tình tiết trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của Mẫn hay không? Tại thời điểm Mẫn giết người, cha của bị cáo không có hành vi vi phạm pháp luật đối với mẹ hay bản thân Mẫn nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của cha Mẫn đối với mẹ con Mẫn đã xảy ra rất nhiều lần mỗi khi ông say rượu, có tính liên tục với mức độ tàn nhẫn  thì không thể nói rằng ở đây, người bị hại không có lỗi. Giả sử cha Mẫn không bị giết trong lần say rượu đó thì rất có thể, mẹ con Mẫn lại tiếp tục trở thành nạn nhân từ hành vi bạo hành của ông ta. Chính tình trạng say rượu của cha đã mặc nhiên cho Mẫn thấy trước được hậu quả tàn nhẫn về thể xác, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm chắc chắn sẽ đến với mẹ, con Mẫn; chính hậu quả chắc chắn sẽ đến, cộng với những tổn thương nặng nề về tâm lý đã thổi bùng lên sự bức xúc, căm phẫn cực độ, kích động tinh thần của bị cáo lên cao tới mức khiến bị cáo coi hành động (giết người) như là sự giải thoát duy nhất. Về mặt đạo đức xã hội, chúng ta kịch liệt lên án hiện tượng con bất hiếu, cũng như những hành vi coi thường tính mạnh, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nhưng việc gì cũng phải có nguyên nhân của nó. Cùng hành vi giết cha nhưng có nhiều nguyên nhân. Nếu như giết cha vì không muốn nghe lời dạy bảo để thành người; giết cha với mục đích chiếm đoạt tài sản; giết cha vì cha cản đường làm ăn phi pháp thì thật sự đáng tử hình. Trường hợp con giết cha trong tình trạng mất hết khả năng nhận thức thì thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp của Mẫn giết cha trong tình trạng giảm khả năng nhận thức do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người cha liên tục trong thời gian dài. Suy cho cùng Mẫn cũng chính là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình. Xét cho cùng, Mẫn cũng chỉ là nạn nhân của bạo hành gia đình, không đáng bị xử quá nặng như vậy. Bởi vì dù phải sống trong một gia đình thường xuyên bị ám ảnh một cảnh tượng bạo hành bi đát như vậy mà còn cố gắng học tập và rèn luyện được, đó là trường hợp rất ít, điều đó đã chứng tỏ Mẫn cũng là một người con ngoan, có chí và chắc chắn sẽ rất có ích cho xã hội trong tương lai nếu có cơ hội để phát triển. Tôi đồng ý quan điểm đã giết người thì dù đó là ai và đó là đối tượng nào cũng đã phạm một trọng tội, nhưng ta cũng cần phải xem xét việc giết người đó đã xảy ra trong trường hợp nào, có bị kích động đến tột cùng mà không kiểm soát được lý trí? Vậy liệu có cần phải loại bỏ cậu thanh niên có bản chất lương thiện ra khỏi xã hội hay không?. Qua các tình tiết về hành vi phạm tội của Mẫn , tôi cho rằng Mẫn phải bị truy tố ở điều 95 Bộ luật hình sự “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh’’ mới đúng. Điều 95 Bộ luật hình sự  quy định: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Ở trường hợp của Mẫn, cha của Mẫn thường xuyên nhậu say đập phá đồ đạc và đánh đập, hành hạ mẹ của Mẫn; từ đó nỗi uất ức, oán hận chất chứa trong lòng Mẫn từ năm này qua năm khác và nó bộc phát lên chính là hành vi phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Hành vi của ba Mẫn rõ ràng là vi phạm vào Luật hình sự. Mẫn lại có các tình tiết giảm nhẹ hình phạt như: nhân thân tốt, không tiền án, ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, được thân nhân của nạn nhân xin giảm tội... Vì thế, nên buộc Mẫn phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 95 về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vì: những hành vi của ông Tuyên đủ làm cho Mẫn rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếu buộc Mẫn tội Giết người theo Điều 93 BLHS thì chỉ bảo vệ được quyền ông Tuyên đẻ ra Mẫn mà thôi, còn quyền của Mẫn và mẹ Mẫn cùng những thành viên khác trong gia đình của Mẫn lại không được bảo vệ. Mẹ Mẫn không biết phải chịu bao nhiêu nỗi đau chồng chất khi biết Mẫn bị phạt theo Điều 93 BLHS. Nếu truy tố Mẫn theo Điều 95 BLHS thì mức hình phạt cao nhất chỉ là 7 năm tù. Vụ án nào cũng vậy, ngoài việc trừng trị nghiêm hành vi vi phạm pháp luật còn phải có tính răn đe và giáo dục cao. + Cũng có ý kiến cho rằng: Trong trường hợp này vẫn xử bị cáo vào tội giết người ở điều 93 bởi cho rằng hành vi phạm tội của Mẫn thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm giết người nhưng cho bị cáo lãnh mức án chung thân hoặc tù có thời hạn thay vì án tử hình như tòa án đã xét xử. Như vậy, từ thực tế xét xử vụ án trên cũng là một vụ án giết người nhưng lại có nhiều quan điểm khác nhau về việc nên áp dụng “tội giết người” hay là “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Từ đó việc xét xử các vụ án giết người còn có nhiều tranh cãi trong việc nên áp dụng điều luật nào, nhất là những trường hợp có nhiều tình tiết liên quan đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Và cũng từ những trường hợp xét xử cụ thể như trên chúng ta thấy rằng việc xét xử loại tội này còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của quan của cá nhân mà cụ thể ở đây là những người tiến hành tố tụng. Đồng thời về tình tiết giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng có ít văn bản pháp luật hướng dẫn nên cũng gây nhiều khó khăn trong thưc tế áp dụng. 2.2) Những hạn chế, vướng mắc trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.doc
Tài liệu liên quan