Tiểu luận Tội hành hạ người khác

Trong tội hành hạ người khác thì người phạm tội đã có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình . Hành vi làm cho người bị hại đau đớn về mặt thể xác , đau khổ về mặt tinh thần . Hành vi khách quan của tội hành hạ người khác nói riêng cũng như các tội xâm phạm sức khoẻ nói chung tuy có khác nhau về mặt hình thức thể hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi . Tuy nhiên tất cả đều có cùng một tính chất là gây tổn hại cho sức khoẻ cho con người , xâm phạm quyền tự do , quyền được tôn trọng và được bảo vệ về sức khoẻ của con người . Để được coi là hành vi khách quan của tội hành hạ người khác thì hành vi đó phải có dấu hiệu bắt buộc, đó là hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình . Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật hình sự thì : Hành vi đối xử tàn ác là những hành vi có tính chất hành hạ, gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người lệ thuộc như đánh đập, giam không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn .Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc phải xẩy ra một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần . Thông thường, hành vi hành hạ mang tính chất kéo dài , được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí nhiều năm . Trong điều luật không quy định cụ thể thời gian hành hạ phải là bao lâu, cũng chưa có văn bản cụ thể nào của toà án tối cao hướng dẫn về tội này. Tuy nhiên theo quan điểm chung của các thẩm phán trong quá trình xét xử cũng như các nhà nghiên cứu khoa học luật thì hành vi hành hạ phải diễn ra trong một thời gian nhất định và lặp lại nhiều lần .

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tội hành hạ người khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm tù, tội đặc biẹt nghiêm trọng là tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, tù trung thân hoặc tử hình .Tại Khoản 2 điều 110 mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội hành hạ người khác là đến ba năm tù . Căn cứ khoản 3 điều 8 thì đây chỉ là một tội phạm ít nghiêm trọng . Từ các phân tích trên cho thấy chỉ có người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chụi TNHS về tội hành hạ người khác . Thứ hai, người thực hiện hành vi phạm tội trong khi có năng lực TNHS . Tức là không rơi vào một trong các trường hợp quy định tại điều 13 khoản 1- Tình trạng không có năng lực TNHS . Điều luật đã chỉ ra hai trường hợp được coi là không có năng lực TNHS . Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi . Bệnh này khác điểm bệnh tâm thần ở chỗ bệnh có thể không phát thường xuyên, liên tục . Có những lúc bệnh nhân có khả năng nhận thức như người bình thường nhưng cứ gặp một kích động nào đó thì bệnh lại phát . Chẳng hạn có người cứ nghe tiếng cho sủa hoặc nghe tiếng sấm sét thì không thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình trở nên rất hung dữ . Đối với những người mắc bệnh này ( làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi ) chỉ khi phạm tội trong lúc phát bệnh thì mới được miễn TNHS . Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm chỉ có thể là hành vi của cá nhân, chủ thể của một hành vi phạm tội chỉ có thể là một con người cụ thể, khi thực hiện hành vi phạm tội phải có lỗi tức là đủ tuổi theo luật định và có năng lực TNHS . Ngoài hai dấu hiệu chung về tuổi và năng lực TNHS ra thì chủ thể của một số tội phạm đòi hỏi phải có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác , chỉ khi có dấu hiệu đó mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội . Những chủ thể của tội phạm đòi hỏi thêm những dấu hiệu đặc biệt được gọi là chủ thể đặc biệt . Tội hành hạ người khác là một trong những tội phạm đòi hỏi chủ thể thực hiện tội phạm phải là chủ thể đặc biệt . Chủ thể của tội hành hạ người khác là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi từ 16 trở lên . Ngoài hai dấu hiệu trên, chủ thể của tội hành hạ người khác đòi hỏi thêm dấu hiệu bổ sung khác, chỉ khi có đầy đủ dấu hiệu chung và dấu hiệu bổ sung này thì người đó mới có điều kiện thực hiện hành vi phạm tội .Do đó đặc điểm thứ ba của chủ thể tội hành hạ người khác là: Chủ thể của tội phạm là người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân, trong đó nạn nhân là người bị lệ thuộc . Chỉ khi thoả mãn dấu hiệu này mới trở thành chủ thể của tội hành hạ người khác. Do có quan hệ lệ thuộc mà chủ thể tội phạm đã coi thường hạ thấp người lệ thuộc mình đôi khi còn tự cho mình có quyền đánh mắng “ dậy bảo “ người lệ thuộc mình . Cũng từ quan hệ lệ thuộc này mà người bị hại có tâm lý cam chịu không dám tố cáo, nhờ cơ quan bẩo vệ pháp luật giúp đỡ . Thực tế cho thấy phần lớn các nạn nhân chỉ sau khi thoát ra khỏi quan hệ lệ thuộc này mới dám kiện người đã hành hạ mình . Quan hệ lệ thuộc có thể là lệ thuộc về mặt vật chất như quan hệ giữa chủ nợ với người bị nợ , quan hệ công việc … , cũng có thể chỉ lệ thuộc về mặt tinh thần đó là trường hợp người bị hại luôn coi trọng người hành hạ mình như một biểu tượng luôn luôn đúng và họ sẵn sàng đón nhận những hành động cử chỉ bất công với mình , có thể thấy loại quan hệ lệ thuộc này giữa thầy giáo và học sinh hay giữa cha cố và con chiên . Các quan hệ lệ thuộc phổ biến ngày nay là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới , giữa ông chủ với người làm thuê giữa người giúp viêc với chủ nhà hay giữa thầy giáo với học sinh, cha sứ với giáo dân … Các quan hệ lệ thuộc do hôn nhân ,huyết thống hoặc quan hệ phụ thuộc giữa cấp trên với cấp dưới trong lực lượng vũ trang không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này . Mặt khách quan của tội hành hạ người khác : Mặt khách quan của tội phạm được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hịên của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên thế giới khách quan . Mặt khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả , công cụ phương tiện phạm tội , thời gian địa điểm,…Trong đó hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản trong mặt khách quan của tội phạm . Nếu không có hành vi khách quan thì không thể nói đến các biểu hiện khách quan khác . Hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động của tội phạm và do vậy là nguyên nhân của sự gây ra thiệt hại . Hành vi khách quan là cầu nối giữa khách thể và chủ thể . Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm . Hành vi được hiểu là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của con người dưới những hình thức cụ thể . Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ được phân biệt với sự vi phạm pháp luật thông thường khác ở chỗ . Hành vi đó có mức nguy hiểm cho xã hội cao được quy định trong bộ luật hình sự .Một chủ thể bình thường có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mà xâm hại tới khách thể được luật hình sự bảo vệ có thể phải gánh chịu một hậu quả nằng nề đó là bị áp dụng một hình phạt – một chế tài nghiêm khắc nhất . Hành vi có thể thể hiện dưới dạng hành động như đánh đập ,chửi mắng … hoặc không hành động như bỏ đói , thấy người khác gặp nguy hiểm mà không cứu . Trong tội hành hạ người khác thì người phạm tội đã có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình . Hành vi làm cho người bị hại đau đớn về mặt thể xác , đau khổ về mặt tinh thần . Hành vi khách quan của tội hành hạ người khác nói riêng cũng như các tội xâm phạm sức khoẻ nói chung tuy có khác nhau về mặt hình thức thể hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi . Tuy nhiên tất cả đều có cùng một tính chất là gây tổn hại cho sức khoẻ cho con người , xâm phạm quyền tự do , quyền được tôn trọng và được bảo vệ về sức khoẻ của con người . Để được coi là hành vi khách quan của tội hành hạ người khác thì hành vi đó phải có dấu hiệu bắt buộc, đó là hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình . Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật hình sự thì : Hành vi đối xử tàn ác là những hành vi có tính chất hành hạ, gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người lệ thuộc như đánh đập, giam không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn ….Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc phải xẩy ra một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần . Thông thường, hành vi hành hạ mang tính chất kéo dài , được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí nhiều năm . Trong điều luật không quy định cụ thể thời gian hành hạ phải là bao lâu, cũng chưa có văn bản cụ thể nào của toà án tối cao hướng dẫn về tội này. Tuy nhiên theo quan điểm chung của các thẩm phán trong quá trình xét xử cũng như các nhà nghiên cứu khoa học luật thì hành vi hành hạ phải diễn ra trong một thời gian nhất định và lặp lại nhiều lần . Ví dụ như cả Lan và Hoa đều là công nhân may của doanh nghiệp tư nhân X đóng tại Hà Nội . Do ông chủ doanh nghiệp thích cô Lan nhưng nhiều lần bị Lan từ chối ông rất tức . Thường Lan mắc một lỗi rất nhỏ cũng bị mắng ,bị đánh một hôm Lan chỉ đi muộn 5 phút mà bị ông chủ gọi vào phòng riêng , tại đây ông chủ đã chói cô Lan vào ghế ban đầu là ông ôm cô hôn cô rồi sau đó ông sách hai sô nước lạnh buốt một dội lên người mình một dội lên người Lan giữa trời mùa đông lạnh buốt . Tiếp tục ông cởi thắt lưng của cô ra và dùng nó vụt tới tấp vào người Lan song ông bỏ đi ra mặc Lan ở đó chỉ đến cuối ngày khi bảo vệ đi kiểm tra để khoá các phòng mới biết và cởi trói cho cô . Nhiều lần Lan muốn xin nghỉ nhưng bị ông chủ doạ nếu cô nghỉ sẽ phải bồi thường hợp đồng là 200 triệu nên Lan lại thôi . Hết thời hạn ba năm trong hợp đồng Lan mới được thoát khỏi doanh nghiệp . Nghĩ lại thời gian ở doanh nghiệp X Lan lại thấy sợ hãi hình ảnh ông chủ bệnh hoạn của mình . Hoa là bạn thân của Lan đã khuyên Lan nên tố cáo hành vi của ổng chủ cũ, đồng thời Hoa cũng kiện ông vì cho rằng ông đã phạm tội hành hạ với cả Lan và mình . Có lần Hoa bênh Lan đã bị ông chủ đánh ( lần đó ông đã tát Hoa hai cái hai bên má nhưng thương tổn không đáng kể ) . Lan đã không kiện vì muốn cho qua mọi chuyện . ở đây hành vi đối xử tàn ác của ông chủ doanh nghiệp đối với cô Lan đã cấu thành tội hành hạ người khác (. Hành vi đối xử tàn ác của ông chủ đã được thể hiện qua những hành vi cụ thể đó là mắng, đánh ,chói , dội nước lạnh …. Thời gian là ba năm ) . Còn đối với cô Hoa ông chỉ đánh có một lần nếu có gây thương tích nặng thì có thể bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích chứ không thể truy cứu trách nhiệm của ông về tội hành hạ người khác . Hành vi đối với cô Hoa chỉ là nhất thời trong lúc nóng giận không mang tính chất hành hạ . ở đây thương tích cũng không đáng kể do vậy ông chủ doanh nghiệp tu nhân X đóng tại Hà Nội không phải chiụ TNHS trong trường hợp của cô Hoa. Ví dụ trên chứng minh cho việc hành vi khách quan của tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác phải được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian nhất định . Hành vi đối xử tàn ác với người khác có thể chỉ diễn ra trong vài ngày . Đó là trường hợp anh S do bị nghi ngờ liên quan tới đường dây ma tuý nghiêm trọng nên bị bắt tạm giam để điều tra . Cán bộ quản giáo phụ trách trực tiệp S do trước đó đã có tư thù nên gần như đã bỏ đói anh ta trong suốt thời gian bị tạm giam, mỗi ngày chỉ cho anh ta uống một ít cháo loãng như nước hồ . Sau một tuần khi có đủ bằng chứng kết luận S không liên quan gì tới vụ án , S được thả tự do người nhà đến đón không còn nhận ra anh với bộ dạng xanh xao, S đã ngất xỉu sau khi ra khỏi phòng tạm giam do bị suy nhược cơ thể . Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình trong tội hành hạ người khác có thể thực hiện bằng hành động hoặc không hành động . Chủ thể tội phạm thực hiện hành vi bằng các hành động như đánh đập, mắng chửi trực tiệp tác động lên nạn nhân, làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác, tổn thương lòng tự trọng . Chủ thể tội phạm có thể thực hiện tội phạm bằng cách không hành động . Đó là trường hợp người phạm tội đã không làm gì cả “ mặc kệ “ cho người lệ thuộc mình phải chịu đau đớn tủi hổ . Trong trường hợp này người phạm tội có nghĩa vụ phải giúp đỡ, can thiệp đối với người lệ thuộc mình . Ví dụ sau sẽ là một trường hợp cụ thể cuả trường hợp không hành động phạm tội . Anh Lò Ngọc T là cán bộ quản giáo trại giam, do tính vô trách nhiệm mà anh T thường để các tù nhân “ tự xử “ nhau . Một lần T thấy hai tù nhân A, N đang vây đánh K nhưng anh không can thiệp , kết quả là A,N đã đập đầu K vào song sắt gây bể một mảng lớn trên trán và chẩy nhiều máu . Khi K thấy chảy máu lớn đã kêu T cứu giúp nhưng T bảo : “ Mới chỉ xây xát có tí đã kêu ầm, sao lúc giết người thì không kêu “ . Chỉ khi thấy K lịm dần trên vũng máu cùng sự hoản loạn của hai tù nhân cùng phòng T mới gọi xe cấp cứu . Thông thường các hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc bị khởi tố ,xét xử thường thể hiện dưới dạng hành động . Đồng thời với hành vi đối xử tàn ác thì đối tượng bị đối xử tàn ác phải là người khác, tức là người lệ thuộc với người phạm tội . Nếu tự hành hạ và gây tổn hại cho sức khoẻ của mình thì không phạm tội này và cũng không phạm tội nào cả . Nếu đối tượng bị hành hạ thuộc lực lượng vũ trang; ông ,bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con ,cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì cũng không phải là hành vi khách quan của tội này . Hành vi đó có thể bị truy cứu về tội làm nhục hoặc nhục hình với cấp dưới ( Điều 130- Bộ luật hình sự 1999) hoặc tội Ngược đãi ông bà , cha, mẹ, vợ chồng, con cháu , người có công nuôi dưỡng mình ( điều 151 – Bộ luật hình sự 1999) Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình . Trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm không thể không kể đến hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả . Bất kỳ tội phạm nào cũng có hành vi khách quan , hậu quả của hành vi nhưng không phải mọi cấu thành tội phạm đều quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội . Chỉ có một số tội phạm quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc như trong tội giết người điều 93, là dấu hiệu bắt buộc để định tội . Hậu quả là những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự . Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng ban đầu của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm . Tính chất và mức độ thiệt hại ( hậu quả ) được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của đối tượng tác động . Bất cứ một tội pham nào cũng đề có thể gây ra những nguy hiểm cho xã hội nhất định . Nhưng có những nguy hiểm có thể định lượng đươc có nguy hiểm không thể định lượng được . Với tội hành hạ người khác trong nội dung quy định tại điều 110 không nhắc tới vấn đề hậu quả . Trong thực tế hành vi đối xử tàn ác sẽ gây ra hậu quả là làm tổn hại tới sức khoẻ ,gây ảnh hưởng tới công việc , năng suất lao động , gây chai lì cẩm xúc, phản ứng chậm….đó là tổn hại về sức khoẻ ( về thể chất ) và về tinh thần .Như vậy tội hành hạ người khác là một trong những tội có cấu thành hình thức . Cấu thành tội phạm của tội này chỉ đòi hỏi người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác , cấu thành tội phạm không đòi hỏi hành vi đối xử tàn ác phải gây ra hậu quả thương tích hay tổn hại sức khoẻ của người bị lệ thuộc . Tuy nhiên như trên đã đề cập hành vi đối xử tàn ác phải ở một mức độ nhất định, có nghĩa là phải làm cho nạn nhân luôn luôn bị dầy vò về mặt tình cảm , sỉ nhục về danh dự, đau khổ về tinh thần, hoặc bị thương tích hay tổn hại sức khoẻ dưới 10% hoặc hành vi phạm tội gây dư luận bất thường trong nhân dân . Để đánh gía hậu quả do tội phạm gây ra nghiêm trọng hay không, cần phải xem xét đánh giá một cách toàn diện các tổn thất về thể xác và tinh thần của người bị hại . Tội hành hạ người khác có đặc điểm la không chỉ đơn thuần xâm hại tới tính mạng như tội giết người ( điều 93 ) hay gây thương tích, tổn hại sức khoẻ như tội cố ý gây thương tích ( điều 104 ) , chỉ xâm hại tới danh dự nhân phẩm như tội làm nhục người khác, .. mà đồng thời xâm hại tới cả sức khoẻ và danh dự nhân phẩm của người lệ thuộc . Về quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả . Tuy trong tội hành hạ người khác không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội , nhưng chúng ta vẫn phải tìm hiểu hành vi hành hạ thực tế có là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hậu quả là tổn hại sức khoẻ tinh thần cho người lệ thuộc không . Điều đó sẽ ảnh hưởng tới quyết định hình phạt đối với người phạm tội . Về nguyên tắc chung một người chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó do chính hành vi trước đó của mình . Chỉ khi nào, cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được mối quan hệ đó thì mới không bỏ lọt tội phạm hoặc bắt oan người vô tội . Chẳng hạn như trường hợp của cô Nguyễn Phương A là người làm thuê cho quán cơm bình dân của bà Phạm Thị L . Do trong quá trình làm việc ở đây giữa bà L và cô A có nảy sinh nhiều mâu thuẫn . Bà L thực tế chưa bao giờ đánh A tuy nhiên có một lần A bưng nồi nước sôi trên bếp cao xuống thấp do không cẩn thận đã để đổ nồi nước vào người gây bỏng nặng ( Khoảng 70 % cơ thể bị bỏng trong đó có 50 % bỏng nặng ) , Bà L đã đưa cô A vào viện quân y để cắt thuốc , nhưng thuốc không giúp A lành vết thương nhanh nên A đã xin về quê để điều trị . Bà L đồng ý, sau khi điều trị song thì cô A lại lên làm việc cho bà L . Bà L không hỏi và thanh toán tiền thuốc gì cho cô A trong quá trình điều trị ở quê . Tuy cô A không nói nhưng mâu thuẫn giữa cô A và bà L ngày càng tăng . Vào tháng 1 năm 2008 sau một trận cãi vã qua lại giữa bà chủ và cô làm việc thuê, A đã bỏ về quê lúc này bà L cũng không những to tiếng nói A là hỗn láo mà cũng chỉ trả tiền lương còn thiếu . A về quê qua xem trên báo chí và truyền hình có nói về tội hành hạ người khác cùng sự xúi giục của bạn bè, hàng xóm A đã làm đơn kiện bà L về tội hành hạ với mình . Tại cơ quan điều tra A khai :” bà L đã nhiều lần đánh đập ,chửi mắng... Có lần bà L còn bê cả nồi nước đang sôi trên bếp dội thẳng vào người A do bực tức gây bỏng nặng và hiện giờ còn để lại sẹo khắp người “ . Trong trường hợp này nếu không chứng minh được mối quan hệ giữa hành vi dội nước sôi và hậu quả bị bỏng của A .Chỉ dựa vào lời khai của A mà cho rằng bà L đã có hành vi đổ nước sôi lên A là không có cơ sở và bà L sẽ bị oan . Vì thực tế ở đây nguyên nhân gây ra vết bỏng lớn của A là do tai nạn, do A không cẩn thận chứ không phải do hành vi dội nước của bà L, thực tế bà L không từng dội nước vào A , bà L chỉ mắng chửi A một vài lần do A làm việc không tốt không hề có các hành vi đánh đập , hay dội nước sôi như A đã khai trong trường hợp này việc chứng minh được hay không chứng minh được mối quan hệ giữ hành vi và hậu quả sẽ quyết định việc bà L có phạm tội hay không . Một đằng bà L chỉ mắng chửi một vài lần và một đằng là bà L thường xuyên đánh đập , mắng chửi thậm chí dội cả nước sôi lên A . Đối với tội hành hạ người khác, nguyên nhân là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình và hậu quả chính là tính chất và mức độ của thiệt hại . Những thiệt hại về thể xác và tinh thần của người lệ thuộc cũng phải ở một mức độ nhất định, trong điều 110 những tổn hại không được định lượng một cách cụ thể như trong tội cố ý gây thương tích . Ta có thể hiểu tổn hại trong tội hành hạ người khác phải nhỏ hơn tội cố ý gây thương tích . Nếu tổn hại bằng hoặc lớn hơn thì sẽ cấu thành tội cố ý gây thương tích . Tổn hại nhỏ hơn nhưng cũng phải có tổn hại nhất định, tổn hại đáng kể, khoảng từ 5 – 10% nếu phạm tội với một người và có thể dưới 5% nếu phạm tội với nhiều người . Những tổn hại này chỉ mang tính chất hành hạ, được lặp đi lặp lại . Trong trường hợp hành vi vừa mang tính chất hành hạ người lệ thuộc vừa gây thương tích nặng ( từ 11% trở lên hoặc dưới nhưng gây cố tật cho nạn nhân ) , thì hành vi này có thể cấu thành hai tội tức người có hành vi đó có thể bị khởi tố, xét xử với hai tội danh là tội hành hạ người khác theo điều 110 và tội cố ý gây thương tích điều 104 bộ luật hình sự . Trong những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan ngoài hành vi khách quan, hậu quả mối quan hệ nhân quả thì còn có các biểu hiện khác như phương tiện ,công cụ thời gian , địa điểm phạm tội …. Phương tiện phạm tội được hiểu là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện tội phạm . Công cụ phạm tội là một dạng cụ thể của phương tiện phạm tội . Phương tiện, công cụ phạm tội cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi . Ví dụ trong tội hành hạ người khác, dùng doi tre để vụt người lệ thuộc mức độ nguy hiểm nhỏ hơn dùng dây điện chắp nhiều lần để vụt dùng tay để lôi người đi thì khác với dùng kìm để kẹp vào sườn nạn nhân kéo đi . …Với các dấu hiệu này có cấu thành tội phạm quy định là dấu hiệu bắt buộc . Có cấu thành tội phạm không quy định . Với tội hành hạ người khác là tội có cấu thành khá đơn giản . Trong cấu thành này không có các biểu hiện của công cụ phương tiện cũng như phương pháp thủ đoạn phạm tội … Như vậy để chứng minh một người có phạm tội hành hạ người khác không chỉ cần chứng minh họ có hành vi đối xử tàn ác mang tính hành hạ người lệ thuộc mình mà không cần chứng minh anh ta dùng công cụ phương tiện gì để thực hiện tội phạm . Tuy nhiên khi quyết định hình phạt thì phải xem xét tất cả các yếu tố trên . Vì đó là căn cứ để quyết định hình phạt cụ thể . Tóm lại việc nghiên cứu làm sáng tỏ những biểu hiện trong mặt khách quan của tội hành hạ người khác có ý nghĩa rất lớn trong việc định tội , đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, định khung hình phạt . Qua đó giúp việc đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội phạm này . Đồng thời có ý nghĩa cho sự phân biệt giữa tội hành hạ người khác và một số tội phạm có cấu thành gần giống quy định trong bộ luật hình sự hiện hành . Mặt chủ quan của tội hành hạ người khác . Tội phạm là sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan . Nếu như mặt khách quan là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan như hành vi phạm tội, hậu quả , công cụ phương tiện …. Thì ngược lại mặt chủ quan là toàn bộ những diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể lúc phạm tội . Chính mặt chủ quan này thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi phạm tội , thể hiện thái độ với hậu quả ( hoảng loạn trước hậu quả chết người hay thờ ơ bỏ đi hay lại tiếp tuc chặt chém tử thi ra thành nhiều mảnh . ) . Mặt chủ quan cũng thúc đẩy chủ thể lựa chọn các công cụ, thủ đoạn phạm tội …Với lý do đó mặt chủ quan không bao giờ tồn tại độc lập mà luôn luôn gắn với mặt khách quan của tội phạm vì chỉ khi mặt chủ quan đó được thể hiện ra bên ngoài qua hành vi thì mới cấu thành tội phạm . Nếu chưa được thể hiện ra bên ngoài thì đơn giản mới chỉ là suy nghĩ trong đầu . Luật hình sự không truy cứu trách nhiệm một người đối với suy nghĩ . Hơn nữa nếu chỉ là suy nghĩ thì chưa gây ra nguy hại, mức độ đe doạ chưa cao cho khách thể bảo vệ của luật hình sự . Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ . Trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các tội phạm . Lỗi là dấu hiệu bắt buộc, mục đích và động cơ phạm tội tuy cũng là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhưng chỉ là dấu hiệu đặc trưng của một số tội phạm cụ thể . Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý . Theo điều 8 BLHS thì “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý ….” Như vậy lỗi được coi là một trong những cơ sở của TNHS . Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với yêu cầu của xã hội . Giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với ý thức chủ quan của người phạm tội có mối quan hệ thống nhất trong người phạm tội . Vì vậy trong luật hình sự Việt Nam nguyên tắc có lỗi được coi là một nguyên tác cơ bản . Theo nguyên tắc này luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc “ quy tội khách quan ” nghĩa là truy cứu TNHS chỉ dựa trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét tới lỗi của người có hành vi . Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi trong luật hình sự chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do thực sự của con người . Khi nghiên cứu về lỗi ta thấy lỗi là mặt tâm lý bên trong của của mỗi con người, được tạo thành từ hai yếu tố là lý trí và ý chí .Một xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội chỉ được coi là có lỗi khi chủ thể nhận thức rõ tính chất của hành vi và quyết định thực hiện hành vi xử sự đó . Đó là sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp đòi hỏi của xã hội . Dưới góc độ lý luận tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cho xã hội từ yếu tố lỗi thì lỗi được phân thành lỗi cố ý và lỗi vô ý . Lỗi cố ý bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, mức độ nguy hiểm của hành vi cao hơn nếu được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp . Lỗi vô ý bao gồm vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả . ở tội hành hạ người khác cũng như phần lớn các tội phạm trong cùng chương tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý . Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi ấy và mong muốn cho hậu quả xảy ra . Người phạm tội nhận thức được rằng hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra người phạm tội nhận thức rõ hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc là hành vi nguy hiểm , thấy trước hậu quả là làm cho đau đớn về thể xác và tinh thần, mong muốn sự đau đớn ở người lệ thuộc . Một người đối xử tàn đối với người lệ thuộc mình được coi là có lỗi cố ý trực tiếp nếu : Về mặt lý trí : Người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm của hành vi và và hậu quả của hành vi . “ Thấy trước ” là sự dự liệu của người phạm tội về sự phát triển của hành vi . Người phạm tội có dự kiến hành vi tất sẽ gây ra hậu quả . Tuy nhiên tội hành hạ người khác có cấu thành hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc do vậy việc thấy trước hay không thấy trước hậu quả không đặt ra khi xem xét lý trí của người phạm tội . Có một vấn đề đặt ra khi xem xét về mặt lý trí của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội là . Không phải người phạm tội nào khi thực hiện hành vi phạm tội cũng nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật hình sự . Nếu như trong tội giết người thì phần lớn nhân dân đều hiểu “ giết người là phải đền mạng” hoặc “ giết người thì phải đi tù ” . Với tội hành hạ người khác người có hành vi hành hạ người lệ thuộc mình là cấp trên hay là ông chủ đối với người làm thuê , giữa thầy giáo với học sinh . Nên những người này khi thực hiện hành vi “ hành hạ , đối xử tàn ác ” đối với người lệ thuộc là cố ý như họ không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật hình sự , là có thể phải đi tù . Họ còn cho rằng mình được quyền làm vậy để người lệ thuộc làm việc tốt hơn hoặc để học sinh ngoan hơn . Về mặt ý chí người phạm tội mong muốn thực hiện được hành vi, mong muốn cho hậu quả xẩy ra sau k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoi hanh ha nguoi khac.doc
Tài liệu liên quan