1.2 Tính tất yếu đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tôn giáo ở Việt Nam
Đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
là tất yếu. Điều đó được khẳng định bởi cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Một là, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của chủ nghĩa vô thần khoa học
Nhiệm vụ của Chủ nghĩa vô thần khoa học là giải phóng con người về mặt
tinh thần, đề con con người và cuộc sống hiện thực của con người. Chủ nghĩa vô
thần khoa học đưa ra hệ thống các quan điểm, luận chứng, luận cứ khoa học để
khẳng định thế giới quan vô thần, vạch rõ tính chất duy tâm , thần bí của tôn giáo,
tính chất phản động, vô văn hóa của mê tín dị đoan. Chủ nghĩa vô thần khoa học
trang bị cho con người vũ khí để chống lại “xiềng xích” và “thuốc phiện” của nhân
dân. Giúp cho con người thấy được sứ mạnh của mình trong nhận thức và cải tạo
thực tiễn.
Hai là, xuất phát từ yêu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử
nhân loại. Đó là cuộc cách mạng giải phóng con người, con người có điều kiện để
phát triển toàn diện về mọi mặt trong đó có tinh thần. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
là cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài và cách mạng không ngừng. Đấu tranh chống
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là một nội dung đồng thời cũng là mục đích
xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
đòi hỏi phát huy nguồn nội lực của đất nước. Nội lực là nhân tố quyết đinh cho
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội cũng đồng sức đồng lòng, xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và cùng thực hiện những mục tiêu chung. Những ảnh hưởng
tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo là rào cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Bốn là, xuất phát từ thực trạng vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời
gian qua
16 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tôn giáo khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo và một số giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức sắc đang được đào tạo ở các trường lớp tôn giáo, số đã
tốt nghiệp là 12.380. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có khoảng 80.000 chức
sắc, nhà tu hành; cơ sở thờ tự khoảng 240.001.
- Thực trạng các ấn phẩm tôn giáo của các tôn giáo: Sau khi Nhà xuất bản
Tôn giáo được thành lập (1999) đã: “cấp giấy phép xuất bản cho hơn 1.000 đầu
sách, với hàng triệu bản in”. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, cơ quan chức năng đã
làm thủ tục cấp giấy phép xuất bản cho trên 340 đầu sách, ấn phẩm tôn giáo các
loại, trong đó riêng Phật giáo sách và ấn phẩm phục vụ cho Đại lễ Phật đản Liên
Hợp quốc năm 2008 là 40 ấn phẩm.
Những năm qua Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đang xúc tiến
việc xuất bản Kinh thánh bằng tiếng dân tộc ở Tây Nguyên, trước hết là tiếng
Bana, Êđê và Giarai.
- Thực trạng của các tổ chức tôn giáo: Từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
việc cấp đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ngày càng thông thoáng và có
nhiều thuận lợi.
Trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22 và Chỉ thị
01/2005/CT-TTg, ở nước ta có 16 tổ chức, hệ phái của 6 tôn giáo được công
nhận. Sau khi có các văn bản pháp luật trên Nhà nước tiếp tục xem xét, cho đăng
ký hoạt động và công nhận tư cách pháp nhân cho một số tổ chức, hệ phái tôn
giáo khác.
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo và công nhận pháp nhân tôn
giáo
Cho đến hết tháng 10-2008 ở Việt Nam đã công nhận tư cách pháp nhân và cấp
giấy đăng ký hoạt động tôn giáo cho các tôn giáo sau:
1- Phật giáo: Thống nhất Phật giáo vốn là nguyện vọng chung của tăng ni,
phật tử cả nước. Từ năm 1945 cho đến trước năm 1981, tăng ni, Phật tử nước
nhà đã khởi xướng và tiến hành 4 cuộc vận động thống nhất Phật giáo (những
năm 1951, 1960, 1964, 1980) và đến ngày 7-11-1981, tại chùa Quán Sứ, với sự
hiện diện của 165 vị đại biểu đại diện cho 9 tổ chức hệ phái Phật giáo cả nước,
đó là: Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam; Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống
nhất; Giáo Hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam; Ban liên lạc Phật giáo yêu nước
thành phố Hồ Chí Minh; Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam; Hội đoàn
sư sãi yêu nước miền Tây nam bộ; Giáo Hội Khất sĩ Việt Nam; Giáo Hội Thiên
Thai giáo quán tông; Hội Phật học Việt Nam2. Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất
chín hệ phái vào một với danh xưng là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, trong
mái nhà chung của Phật giáo nước nhà. Đây là tổ chức hợp pháp, duy nhất đại
diện cho phật tử trong và ngoài nước.
2- Công giáo: Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Công giáo thế
giới, năm 1980 thành lập Giáo hội Công giáo Việt Nam.
3- Đạo Tin Lành: có 9 hệ phái, đó là: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền
Bắc) được thành lập năm 1958; Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam)
được công nhận năm 2001; Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam; Hội thánh Cơ
đốc Phục lâm Việt Nam; Tổng Hội Thánh Báp tít Việt Nam (Ân điển - Nam
phương) được công nhận ngày 13-10-2000; Hội Thánh Mennoite Việt Nam; Hội Thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam;Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam;
Hội Thánh Báp tít Việt Nam.
4- Đạo Cao Đài: có tới 19 tổ chức, hệ phái. Đến cuối năm 2000 đã có 10
tổ chức, hệ phái được công nhận tư cách pháp nhân( Cao Đài Tiên Thiên, tỉnh
Bến Tre (công nhận năm 1995);Cao Đài Chiếu Minh Châu Long, thành phố Cần
Thơ (năm 1996); Cao Đài Truyền Giáo (năm 1996);Cao Đài Minh Chơn đạo
(năm 1996);Cao Đài Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (năm 1996);Cao Đài Ban Chỉnh
đạo (năm 1997); Cao Đài Bạch Y, tỉnh Kiên Giang (năm 1998); Cơ quan Phổ
thông giáo lý (năm 1999); Cao Đài Chơn lý (năm 2000); Cao Đài Cầu Kho Tam
quan (năm 2000)). Còn 9 hệ phái khác, tuy chưa công nhận, nhưng thực tế vẫn
đang hoạt động.
5- Phật giáo Hoà Hảo: Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa
Hảo (năm 1999).
6- Hồi giáo: công nhận 3 tổ chức.( Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo
thành phố Hồ Chí Minh (năm 1992);Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An
Giang (năm 2004);Hội đồng Sư cả Bàni tỉnh Ninh Thuận.)
Hiện có 6 tôn giáo mới thừa nhận và cấp giấy đăng ký hoạt động, đó là:
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, công nhận ngày 21-11-2007,
Đạo Baha’i, công nhận tháng 8-2008.
Minh Lý đạo - Tam tông Miếu, công nhận ngày 1-10-2008.
Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh sư đạo, công nhận ngày 1-10-2008.
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, cấp đăng ký hoạt động theo từng chùa, tháng 7-2005.
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, cấp giấy đăng ký hoạt động ngày 4-6-2006.
1.2 Tính tất yếu đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tôn giáo ở Việt Nam
Đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
là tất yếu. Điều đó được khẳng định bởi cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Một là, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của chủ nghĩa vô thần khoa học
Nhiệm vụ của Chủ nghĩa vô thần khoa học là giải phóng con người về mặt
tinh thần, đề con con người và cuộc sống hiện thực của con người. Chủ nghĩa vô
thần khoa học đưa ra hệ thống các quan điểm, luận chứng, luận cứ khoa học để
khẳng định thế giới quan vô thần, vạch rõ tính chất duy tâm , thần bí của tôn giáo,
tính chất phản động, vô văn hóa của mê tín dị đoan. Chủ nghĩa vô thần khoa học
trang bị cho con người vũ khí để chống lại “xiềng xích” và “thuốc phiện” của nhân
dân. Giúp cho con người thấy được sứ mạnh của mình trong nhận thức và cải tạo
thực tiễn.
Hai là, xuất phát từ yêu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử
nhân loại. Đó là cuộc cách mạng giải phóng con người, con người có điều kiện để
phát triển toàn diện về mọi mặt trong đó có tinh thần. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
là cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài và cách mạng không ngừng. Đấu tranh chống
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là một nội dung đồng thời cũng là mục đích
xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
đòi hỏi phát huy nguồn nội lực của đất nước. Nội lực là nhân tố quyết đinh cho
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội cũng đồng sức đồng lòng, xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và cùng thực hiện những mục tiêu chung. Những ảnh hưởng
tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo là rào cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Bốn là, xuất phát từ thực trạng vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời
gian qua
Tôn giáo bên cạnh những giá trị về văn hóa tinh thầ n nhất định thì nó còn rất
nhiều hạn chế tác động đến đời sống thực tiễn của nhân dân. Tôn giáo làm cho
nhận thức của nhân dân đi vào hư ảo, mà nhận thức sai lầm thường dẫn tới hành
động sai lầm. Theo một điều tra mới đây cho thấy: “ hiện nay có 71% thanh niên
tin vào số phận; có 55,5% thanh niên tin vào tín ngưỡng tôn giáo ở các mức độ
khác nhau”1 . Những sinh hoạt tôn giáo cũng là một nét văn hóa đặc trưng của dân
tộc, tuy nhiên phần lớn đã bị thương mại hóa và lạm dụng quá mức. Các sự việc
như xây chùa giả ở Chùa Hương, hay đồng cốt, bói toán chỉ với mục đích vụ lợi.
Tôn giáo ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và tạo ra
các vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Nếu như ở các nước Hồi giáo, hàng loạt
người tử vì đạo thì ở Nhật Bản của có những nhóm tín đồ tự tử tập thể để được giải
thoát, sớm đi vào thiên đường hạnh phúc. Ở nước ta, tôn giáo tín ngưỡng không chỉ
bị lợi dụng trở thành bạn đồng hành của mê tín dị đoan, bói toán. Nguy hiểm hơn,
tôn giáo bị kẽ thù lợi dụng trở thành phương tiện, động lực cho quá trình chống phá
Đảng, chống đối chính quyền mà các vụ việc đã xãy ra ở Tây Bắc( Vàng Chứ),
Tây Nguyên( Đêgar), Hà Nội( Giáo xứ Thái Hà)đã gây ra những hậu quả kinh
tế, xã hội nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển cao, cùng với xu
thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, tôn giáo có những bước phát triển mang tính đột phá.
Tôn giáo mang tính quốc tế hóa cao, hệ thống các chi, hệ phái tôn giáo thường xuyên có sự cố kết, trao đổi và đề ra những phương hướng hoạt động chung. ( Như
năm 2012, Tòa thánh Vatican đã nhiều lần cử đại diện thăm các giáo xứ ở Việt
Nam và hội đàm nhiều vấn đề có liên quan, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli
thăm giáo xứ Lào Cai, Cốc Lếu; và cũng năm 2012 đã đưa ra thông cáo chung
giữa Vatican và Việt Nam)
Tuy nhiên, hoạt động giáo dục chủ nghĩa vô thần ở Việt Nam vẫn bên cạnh
những thành quả tích cực thì vẫn còn những hạn chế. Năm 1993, thành lập Ban
Tôn giáo chính phủ là cơ quan chuyên trách quản lý và duy trì các hoạt động quản
lý nhà nước về tôn giáo, song hoạt động giáo dục chủ nghĩa vô thần thì không được
quan tâm ở cơ quan này mà thuộc về ngành tuyên giáo. Sự tách biệt này đã ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả của hoạt động giáo dục và tuyên truyền. Hơn nữa, chủ
nghĩa vô thần có lúc được xem là nội dung cơ bản của giáo dục chính trị với sự hạn
chế về đối tượng là cán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ quan, đơn vị nhà
nước chứ không được xem là nội dung giáo dục cho mọi công dân. Hơn nữa, chúng
ta chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan công quyền. Việc quán triệt
quan điểm “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” trên thực
tiễn vẫn còn không ít khó khăn. Tiến hành điều tra xã hội học với đối tượng là
cán bộ ở một số tỉnh, thành phố, như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Thừa
Thiên-Huế, Phú Thọ về những nguyên nhân hạn chế công tác tôn giáo, có
56% số người trả lời do “Sự phối hợp thiếu đồng bộ của các cơ quan hệ thống
chính trị”( theo PGS.TS Nguyễn Hữu Thảo). Thực trạng đó khẳng định hiệu quả
hoạt động giáo dục chủ nghĩa vô thần chỉ dừng lại ở những mức độ nhất định trong
mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, tôn giáo đi vào đời sống nhân dân theo “ngõ trống”
và kẽ thù biết lợi dụng tất cả những gì có thể để đánh vào đột phá khẩu này.
2. Một số giải pháp cơ bản khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo hiện
nay
2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác lý luận, chú trọng khai thác và làm
sâu sắc hơn nữa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo
Giáo dục luôn là giải pháp cơ bản trong đấu tranh chống ảnh hưởng tiêu
cực của tôn giáo và thực hiện tốt công tác tôn giáo. Nội dung giáo dục là toàn
diện cả kiến thức khoa học tự nhiên, quan điểm đường lối của Đảng và những
kiến thức cơ bản vê tôn giáo. Trong đó tập trung vào nội dung những quan điểm
của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về
tôn giáo và công tác tôn giáo. Bởi vì đó là nội dung trực tiếp trang bị cho nhân
dân những kiến thức cơ bản, nển tảng của chủ nghĩa vô thần khoa học. Theo
Lênin: “Đây là vũ khí vạn năng chống lại tín ngưỡng tôn giáo, vũ khí ấy sẽ đuổi
tín ngưỡng tôn giáo ra khỏi nơi ẩn náu cuối cùng khỏi chốn thâm sơn cùng cốc
của nó”2, làm lành mạnh đời sống tinh thần cho nhân dân.
Việc thực hiện những nội dung trên là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
của toàn Đảng, toàn dân. Song cơ quan chủ trì là các cơ quan chức năng chuyên
môn và các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo Macxit. Hiện nay Đảng,
Nhà nước ta đã thành lập nhiều cơ quan như: Trung tâm khoa học về tín ngưỡng
và tôn giáo, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu
tôn giáo, thuộc Viện khoa học xã hội. .. đã đảm bảo về nội dung, kế hoạch để
tuyên truyền và phổ biến những nội dung quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo, đã làm rõ tinh thần đổi mới trong tư duy của đảng ta và những thành tựu quan trọng mà các tôn giáo và công tác tôn giáo đóng góp vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, về các nội dung của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu làm
rõ nhất là trước sư phát triển của thực tiễn hiện nay. Những vấn đề cần giải
quyết đó là cơ sở tồn tại của tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội, phát triển đảng viên
trong vùng đồng bào có đạo, người có đạo trong các cơ quan công quyền của
nhà nướccần phải được làm rõ, khắc phục những rào cản tinh thần và xây
dựng khối đoàn kết đồng bào lương giáo.
Tổ chức và kế hoạch hóa công tác nghiên cứu lý luận, phát huy mối quan
hệ đồng thuận giữa 3 nhân tố: nhu cầu thực tiễn, nhà khoa học và nhà quản lý
lãnh đạo để công tác lý luận có những công trình có giá trị khoa học và tính thực
tiễn cao, nhanh chóng đưa vào áp dụng thực hiện trong đời sống nhân dân.
2.2 Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo, phân rõ trách nhiệm
quyền hạn cho các cơ quan công quyền trong hệ thống chính trị về công tác
tôn giáo.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính tri. Song, trong
giai đoạn hiện nay ngoài ban tôn giáo chính phủ thì việc xác định trách nhiệm,
quyền hạn cho các cơ quan có liên quan là chưa rõ ràng. Vì vậy, cần phải tạo ra
sự phối hợp đồng bộ trong công tác tôn giáo giữa các yếu tố hợp thành hệ thống
chính trị, hạn chế tình trạng khoán trắng, chồng chéo, lấn sân là vấn đề quan
trọng cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện công tác tôn giáo.
Hiện nay, ở các địa phương trong hệ thống chính quyền thì cơ quan đảm
nhiệm công tác tôn giáo là Ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc hoặc công an, quân
độiĐiều đó thể hiện việc phân chia trách nhiệm là không thực sư rõ ràng, dễ
dẫn tới việc tiến hành thực hiện qua loa, khi có hậu quả thì không có tổ chức, cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm. Vì vậy, trong tiến trình xây dựng nhà nước
pháp quyền, Nhà nước ta cần quan tâm hoàn thiện cơ chế , chính sách về công
tác tôn giáo, quy định chức năng, nhiệm vụ làm công tác tôn giáo của các cấp,
các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt quan tâm đến cấp cơ sở.
Trong sự phối hợp cũng cần quy định về quyền hạn, trách nhiệm chính cho mỗi
tổ chức, qua đó mà nâng cao trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
Cũng cần quy định cả yếu tố thời gian, nhất là khi giải quyết vụ việc cụ thể,
tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian để tạo ra sự phối hợp thống nhất, làm
mất thời cơ và có khi vi phạm quy định pháp lý về mốc thời gian phải giải quyết.
Thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo gắn với quá trình nâng cao trình
độ quản lý toàn diện về nhà nước và quá trình cải cách hành chính đang diễn ra
hiện nay. Quản lý nhà nước về tôn giáo là vấn đề nhạy cảm trong cả chủ trương,
chính sách và cơ quan tổ chức triển khai thực hiện. Vì vậy, quá trình quản lý
phải kết hợp chặt chẽ và dựa vào các nội dung quản lý khác để nắm bắt về số
lượng tín đồ, chức sắc, tổ chức tôn giáo, mối quan hệ giao lưu quốc tế giữa các
tôn giáo Việt Nam với các tổ chức tôn giáo quốc tế
Kết hợp công tác tôn giáo với công tác dân tộc và thực hiện đúng, đủ về
chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào có đạo. Chú trọng
phát triển đảng viên khu vực có đạo và những công dân theo tôn giáo. Như Lênin khẳng định : “Tại sao chúng ta lại không cấm những tín đồ Thiên chúa giáo
và những người tin ở Chúa, gia nhập đảng ta?” 3; “Không những phải sẵn sàng
kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong Đảng dân chủ- xã hội tất cả những
công nhân nào còn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_ton_giao_khac_phuc_nhung_anh_huong_tieu_cuc_cua_to.doc