Tiểu luận Tổng quan Đông Nam Á

MỤC LỤC

Trang

A -Mở đầu . .1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.2

3. Mục đích của đề tài . .3

4. Nhiệm vụ của đề tài .3

5. Phương pháp nghiên cứu .3

6. Kết cấu của đề tài .3

B- Nội dung . .4

Chương 1: Khái quát ĐNA thời tiền sử và quá trình thực dân hoá. . .4

1.1.Đông Nam Á thời tiền sử .4

1.1.1.Khái quát vị trí địa lí .4

1.1.2. Đông Nam Á thời tiền sử .6

1.2. Qúa trình TDH và phong trào giải phóng dân tộc của.9

1.2.1. Qúa trình xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á của CNTD.9

1.2.2. Chính sách cai trị- bóc lột của CNTD .15

1.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia ĐNA .19

Chương2: ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ 2 và quá trình hội nhập.24

2.1. Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 .24

2.1.1. Qúa trình phát triển kinh tế- xã hội của các nước ĐNA .24

2.1.2. Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh .25

2.2. Qúa trình liên kết khu vực .28

2.2.1. Hợp tác kinh tế-an ninh- chính trị .28

2.2.2 Việt Nam- ASEAN .31

C- Kết luận .34

Tài liệu tham khảo .35

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6978 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng quan Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 1512, người Bồ Đào Nha tiến bước xa hơn, họ chiếm đảo Ambon ở Môlucu- quần đảo thương hiệu lớn nhất miền Đông Nam Inđônêxia. Năm 1592, họ chiếm và xây dựng pháo đài ở Técnate, và họ có mặt ở các đảo Luxông, Palavan… Ở các đảo và các quốc gia khác, người Bồ Đào Nha chưa chiếm được thì họ buộc tạm thời đặt các thương điếm như ở Giava, Sumatra, Xiêm, Miến điện, thậm chí ở Campuchia và Việt Nam. Tiếp sau người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha. Năm 1521, khi con tàu Victoria của Magienlăng (Magellan) cập bến ở một trong những đảo mà ông phát hiện nằm trong khu vực lợi ích của Bồ Đào Nha, thì đã báo hiệu một cuộc tranh chấp giữa người Bồ Đào Nha và người Tây Ban Nha ở khu vực Đông Nam Á. Bởi theo sự giàn xếp của Giáo Hoàng La Mã thì đây là “khu vườn riêng” của người Bồ Đào Nha. Năm 1529 mộ hiệp ước được ký kết giữa người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha, trong đó người Tây Ban Nha đã đồng ý ngừng các cuộc thám hiểm của họ các Môlucu 170 về phía đông. Tuy nhiên người Tây Ban Nha vẫn đến được quần đảo mà sau đó họ đặt tên là Philipin và thành lập thuộc địa của mình ở Manila vào năm 1570, tiếp đó mở rộng ra toàn quần đảo. Sau người Tây Ban Nha là người Hà Lan, Anh, Pháp cũng tìm cách xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á. Có thể nói trong giai đoạn đầu của thế kỷ XVI, những cuộc xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây mới chỉ là kiến lập được những tiền đề lịch sử của hệ thống thực dân tương lai, đặt cơ sở cơ cấu hành chính và kinh tế. Suốt trong quá trình xâm nhập và xâm lược từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân lần lượt thôn tính được các nước Đông Nam Á. Malacca là nạ nhân đầu tiên bị thực dân Hà Lan xâm chiếm, mở đầu cho quá trình chinh phục Đông Nam Á của thực dân châu Âu. Tiếp theo là Inđônêxia đã rơi vào tay Hà Lan. người Hà Lan nhanh chóng gạt bỏ vai trò của người Bồ Đào Nha ở khu vực này. Cũng trong thời gian này người Tây Ban Nha bằng cuộc thám hiểm táo bạo đã phát hiện ra quần đảo Philipin và đến năm 1565 căn bản chinh phục được quần đảo này. Ở bán đảo Đông Dương, sau những cuộc chinh thám từ thế kỷ trước, đến giữa thế kỷ XIX, khi thời cơ đã chín muồi, thực dân Pháp nổ súng xâm lược bán đảo này, bắt đầu từ Việt Nam. Từ Nam 1858, tiếng súng xâm lược của Pháp đã vang lên tại cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam) và liên tục cho đến tận cuối thế kỷ XIX ở bán đảo Đông Dương. Sau 35 năm tiến hành xâm lược Việt Nam, Campuchia và Lào, cuộc xâm lược của Pháp kết thúc vào năm 1893 với Hiệp ước Pháp- Xiêm về việc Xiêm nhượng hoàn toàn cho Pháp nước Lào- vốn trước đó dưới ảnh hưởng của chính quyền BăngKốc. Ở phía Tây Đông Dương thực dân Anh ra sức chạy đua với Pháp chinh phục miền này. Năm 1686, không thuyết phục được vương triều Miến Điện công nhận quyền đô hộ của mình, Anh đã đánh chiếm đảo Nêgra ở phía Tây châu thổ sông Iraoađi và thực hiện mưu đồ xâm chiếm toàn bộ Miến Điện. Sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824-1826, 1852 và 1885) toàn bộ Miến Điện đã trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Mã Lai (Malaixia) bị các nước thục dân nhòm ngó từ sớm và cuối cùng trở thành “đất thực dân eo biển” của Anh. Từ nửa sau thế kỷ XIX, Anh đánh chiếm các tiểu vương quốc nằm sâu trong nội địa bán đảo Mã Lai và bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, đến đầu thế kỷ XX, Anh hoàn toàn thôn tính được Mà Lai với các chế độ chính trị khác nhau. Xingapo và Brunây từng bước trở thành thuộc địa của Anh. Tuy nhiên Anh chiếm được vùng này không phải dễ dàng, mà họ phải đấu tranh quyết liệt với thực dân khác như Bồ Đào Nha, Hà Lan và cả Pháp. Xiêm (nay là Thái Lan) do vị trí “nước đệm” giữa hai vùng thuộc địa của Anh và Pháp, cùng với sự duy tân đất nước của các triều đại Rama IV, Rama V vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nên giữ được độc lập về chính trị mặc dù vẫn phải ký kết với Anh, Pháp và các nước Âu- Mĩ khác nhiều hiệp ước bất bình đẳng. Nhìn chung, thời điểm các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây khác nhau, quá trình chinh phục và xâm lược của thực dân phương Tây trải qua 1 thời gian khá dài , không thể nhanh như họ mong muốn được, bởi do cuộc kháng cự của các dân tộc nơi đây. Có những nơi, thực dân phải trải qua cuộc chinh phục kéo dài trên dưới 3 thế kỷ mới hoàn thành như ở Inđônêxia hay Miến Điện… song có những khu vực chưa đầy nửa thế kỷ như cuộc chinh phục của Pháp ở Đông Dương. Rõ ràng quá trình xâm lược diễn ra không đồng đều và phức tạp. Đông Nam Á là nơi có nhiều thực dân xâm lược nhất, bởi đây là khu vực hấp dẫn, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, khu vực địa- chính trị; địa- kinh tế quan trọng, dân số đông đảo… Đông Nam Á trở thành nơi có sức hút các nước châu Âu đang bước vào thời cận đại hoá. Công cuộc xâm lược của thực dân Đông Nam Á có nét chung, đủ phương thức, đủ thủ đoạn như ngoại giao, buôn bán, khống chế chính trị, rồi dùng vũ lực thôn tín; nhưng cũng có nét riêng mang đặc trưng của từng nước thực dân: Thủ đoạn xâm lược của Anh khác của Pháp. Để tiến hành xâm lược Pháp lợi dụng Giáo sĩ. Giáo sĩ và bọn thực dân gắn với nhau như hình vơid bóng. Giáo sĩ trở thành tham mưu, cố vấn có khi trực tiếp chỉ huy những cuộc chém giết. Bọn Giáo sĩ và thực dân bị những người dân Đông Nam Á chống lại. Chúng vịn cớ tôn giáo bị đàn áp để đẩy mạnh hoạt động quân sự, khi cắm được cơ sở trong giáo dân bản xứ, chúng lại lấy cớ bảo vệ giáo hội để lấn bước, bắt ký hiệp ước bảo vệ giáo hội. Với Anh, phương cách tiến hành xâm lược theo kiểu “thương nhân đi đầu trong quá trình xâm lược”. Để làm chủ được vùng lãnh thổ trù phú ở Đông Nam Á, thực dân Anh xâm lược bằng nhiều con đường theo sơ đồ: lập thương điếm à chiếm các thuộc địa (của thực dân khác) à chinh phục các tiểu quốc à sát nhập thành các vùng thuộc địa. Buổi đầu tiến hành xâm lược Đông Nam Á, các chính phủ thực dân châu Âu thường sử dụng các công ty buôn bán đi tiên phong. Sự làm ăn phát đạt của các công ty này khiến chính phủ châu Âu chú ý, sau đó trao cho họ những quyền hạn lớn, tổ chức lại công ty theo mô hình nhà nước con, có đầy đủ quyền lực như một chính phủ. Họ thay mặt chính phủ đến phương Đông, Đông Nam Á tiến hành xâm lược và tổ chức thống trị. Các công ty thương mại của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Những năm đầu thế kỷ XVII (các công ty của Anh, Pháp, Hà Lan được tổ chức lại thành những công ty Ấn Độ: công ty Ấn Độ của Anh (1600). Hà Lan (1602), của Pháp (1664)). Tiến hành xâm lược và thống trị các vùng lãnh thổ Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII. Từ thế kỷ XIX trở đi, các công ty này suy yếu, không còn đáp ứng được yêu cầu của chủ nghĩa tư bản đang phát triển, thì chúng bị loại bỏ, các chính phủ châu Âu này trực tiếp nắm lấy quyền xâm lược và thống trị ở Đông Nam Á. Như vậy, công cuộc thôn tính Đông Nam Á của thực dân Âu- Mĩ kéo dài trong gần 4 thế kỷ. Kể từ khi đặt thương điếm đầu tiên vào đầu thế kỷ XVI, sau đó là các cuộc xâm chiếm bằng nhiều thủ đoạn, lúc mềm mỏng, lúc lừa bịp, khi cứng rắn trắng trợn, thực dân châu Âu và tiếp đến là cả Mĩ, đến cuối thế kỷ XIX công cuộc xâm lược Đông Nam Á hoàn tất. các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hoặc tiền phong kiến, còn ở trình độ bộ tộc chưa bao giờ có giao lưu với thế giới bên ngoài đã bị thực dân châu Âu từng bước biến thành miền đất thuộc địa. Và cũng từ đây, cuộc đấu tranh chống thực dân không lúc nào ngừng ở Đông Nam Á. 1.2.2. Chính sách cai trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Mặc dù hình thức thống trị của chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa không giống nhau, tính chất thuộc địa ở mỗi nước có nét khác nhau, nhưng điểm chung của các nước đế quốc trong nhìn nhận thuộc địa là hậu phương, là nơi bóc lột đưa về cho họ những nguồn lợi nhuận to lớn. Thuộc địa trở thành ttiêu chuẩn đánh giá thực dân mạnh hay yếu. Vì vậy, ngay sau khi chiếm và biến Đông Nam Á thành thuộc địa của mình, các nước thực dân tiến hành chính sách cai trị và bóc lột dã man các dân tộc trong khu vực. Trước hết các nước thực dân phương Tây biến các nước Đông Nam Á thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, thành nơi sản xuất nguyên liệu và là nơi đầu tư căn cứ chiến lược của họ. Về kinh tế: Đặc điểm chung của chính sách kinh tế thuộc đại thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá vô nhân đạo đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp; xuất khẩu những hàng hoá công nghiệp ế thừa vào khu vực để thu lợi nhuận cao, nhập cvào chính quốc những nguyên liệu, nhiên liệu với giá rẻ mạt, tiến hành đầu tư tư bản mang lại siêu lợi nhuận… Việc chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điển trồng cao su, cà phê, chè , gạo … là chính sách chung của thực dân châu Âu. Ở Việt Nam, năm 1900, thực dân Pháp chiếm đoạt 301 000 ha ruộng đất trong nước, đến năm 1912, số ruộng đất của nông dân bị chiếm đoạt lên tới 470 000 ha… Ở Lào, từ 1923 đến 1924, thực dân Pháp chiếm nhiều đất đai để lập các đồn điền đầu tiên ở Hạ Lào. Những đồn điền lớn tập trung ở Păcxoong, Bôlôven… Chính quyền thực dân Hà Lan ở Inđônêxia thì đề ra “chính sách ruộng đất”, chính sách này nhằm nâng cao sức sản xuất, mở rộng thị trường khai thác nguyên liệu phục vụ cho thực dân. Ngoài ra, các thuộc địa của Pháp ở Đông Dương phải đóng hàng loạt các loại thuế, thuế ruộng, thuế thân (từ 18 tuổi trở lên đến 60 tuổi đều phải đóng thuế thân), thuế muối, thuế rượu… Bên cạnh thuế khoá nặng nề, người dân Đông Nam Á thuộc địa còn phải chịu thêm chế độ phu phen, tạp dịch hà khắc. Về chính trị: thể chế các nước tuy có khác nhau, nhưng nét chungđều có cơ cấu của chính quyền thực dân, do chính phủ ở chính quốc khống chế. Các mặt hành chính lập pháp , tư pháp, ngoại giao quân sự…đều tập trung vào tay viên thông đốc, tổng đốc hoặc một viên quan với chức danh cao cấp do chính quốc cử sang thuộc địa. Hình thức cai trị của bọn thực dân là gián tiếp hoặc trực tiếp. Cai trị gián tiếp là bọn thực dân thường người của mình sang các nước thuộc địa với những tên gọi khác nhau như “công sư, cố vấn”…Anh áp dụng chế độ cai trị gián tiếp ở một phần quần đảo Mã Lai và Bắc Kalimantan… Ở các khu vực khác của Đông Nam Á, các nước thực dân áp dụng chế độ cai trị trực tiếp với hệ thống các quan chức thực dân được sắp đặt từ trung ương đến hàng tỉnh theo sơ đồ: Trung ương -> vùng -> tỉnh. Đứng đầu thuộc địa thường là các viên toàn quyền, sau đó là các viên thống đốc, thống sứ, khâm sứ, tổng uỷ chính phủ hoặc tổng đốc và tiếp đó là các quan cai trị thực dân hàng tỉnh. Khi thống trị các nước Đông Nam Á, thực dân châu Âu biết rằng, họ không thể nào nắm chính quyền trực tiếp tới tận huyện, phủ, xã; họ cũng không thể trực tiếp đi bắt phu, bắt lính hay thu thuế… Do đó chính quyền thực dân vẫn duy trì ở thuộc địa chính quyền phong kiến bù nhìn, sử dụng giai cấp phong kiến, địa chủ, thân hào địa phương làm chỗ dựa. Tháng 10- 1887, Pháp chia Việt Nam thành 3kỳ (Bắc kỳ- xứ bảo hộ; Trung kỳ là xứ tự trị; Nam kỳ là xứ thuộc địa), chúng thi hành chính sách “chia để trị” chia nhỏ để rễ bề cai trị. Campuchia Pháp nắm toàn bộ quyền thống trị chính trị, chính quyền Nôrôđôm không còn thực quyền mà đã trở thành bộ máy phong kiến phục vụ cho công cuộc cai trị và bóc lột của Pháp. Sau khi chiếm được toàn bộ Lào, tháng 10/ 1893, thực dân Pháp lập tức xúc tiến xây dựng bộ máy cai trị đồng bộ với Việt Nam và Campuchia, biến Lào thành một phận của xứ Đông Dương thuộc Pháp, trong quá trình cai trị, sau công ty Đông Ấn độ và Hà Lan giải thể, thì quốc vương Hà Lan đã trực tiếp phái tổng đốc đến cai trị và duy trì chế độ lãnh chúa phong kiến ở địa phương để phục vụ cho công cuộc bóc lột. Miến điện được coi là một tỉnh của Ấn Độ với bộ máy cai trị, thống nhất đứng đầu là viên toàn quyền, nhưng các tiểu quốc San, Karen lại vẫn “được hưởng” chế độ gián tiếp. Bên cạnh việc xây dựng và củng cố các bộ máy thống trị thuộc địa ở Đông Nam Á, thực dân châu Âu đều thực hiện chính sách chia đê trị, chia rẽ dân tộc tôn giáo, gây thù hằn giữa các dòng họ, các địa phương tập quán, truyền thống có từ lâu đời trong lịch sử, để hướng mâu thuẫn và đấu tranh sang một đối tượng giả tạo do chủ nghĩa thực dân dựng lên. Các chính quyền thực dân kết hợp hài hoà giữa “hợp để trị” với chính sách “chia để trị” trong việc cai trị ở thuộc địa. Chính sách của Pháp từ chỗ lập “Liên Bang Đông Dương” chuyển sang “Khối liên hiệp Pháp”. nước Anh thì tiến hành “cải cách hành chính” tại thuộc địa của họ. sách Những điều chỉnh chính sách cai trị trên đều là sự “nhượng bộ” trước phong trào đấu tranh của Đông Nam Á. Về mặt văn hoá: chính sách “ngu dân” và đầu độc người dân thuộc địa bằng rượu và thuốc phiện . Thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, chính quyền thuộc địa đã kìm hãm người dân bản xứ trong vòng ngu dốt. Ví dụ ở Mãlai, năm 1931 có 8,5% người dân biết chữ. Ở Việt Nam năm 1926, chỉ có 6% trẻ em đến độ tuổi đi học được đến trường. Ở Campuchia nền giáo dục cũng rất bi đát, năm 1936 cứ 300người dân mới có 5 người được đi học. Ở Inđônêxia, khi thực dân Hà Lan thực hiện “chính sách đạo đức”, thì một phần ngân sách được cấp cho giáo dục; năm 1940 trong tổng số 600 triệu dân thì có khoảng 88000 người được đến trường. Song song với chính sách “ngu dân”, các chính quyền thực dân Đông Nam Á còn thực hiện chính sách đầu độc văn hoá đối với cư dân, chính quyền thực dân duy trì tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, tín ngưỡng, tôn giáo,mê tín nhằm ru ngủ người dân thuộc địa. Đặc biệt chính quyền thực dân ru ngủ người dân bằng rượu cồn và thuốc phiện. Để nắm độc quyền phân phối những mặt hàng này, chính quyền thực dân bắt người dân bản xứ phải tiêu thụ một khối lượng lớn rượu trắng và thuốc phiện. Những bằng chứng trên đã chứng minh và chống lại những luận điểm mà thực dân rêu rao là “khai hoá văn minh” là “chính sách đạo đức”. Mác đã chỉ ra tính hai mặt của chủ nghĩa thực dân đó là: mặt phá hoại và xây dựng. Một mặt, nó tiêu diệt xã hội cũ của châu Á; mặt khác, nó xây dựng những cơ sở vật chất của xã hội phương Tây châu Á. Nhưng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa thực dân, chưa hẳn có thể nói có sự biến đổi nào đó của nền sản xuất truyền thống ở Đông Nam Á dưới những tác động của hoạt động thực dân, mà trước hết là thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. 1.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia Đông Nam Ngay từ khi thực dân châu Âu xâm nhập và xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước. Đến khi các nước thực dân đặt ách thống trị, cuộc đấu tranh chuyển sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước giành độc lập dân tộc diễn ra bền bỉ, liên tục và kiên cường, lớp trước ngã xuống, lớp sau nối tiếp tiến lên kiên quyết giành cho kỳ được độc lập dân tộc. Tuy nhiên ở giai đoạn thế kỷ XVI- 1920, cuộc đấu tranh mới ở giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho những bước tiến của giai đoạn sau. Khi thực dân châu Âu đến xâm lược Đông Nam Á, tình hình các nước trong khu vực thể hiện ở hai đặc điểm, hoặc đã là nhà nước phong kiến tập quyền như (Việt Nam, Xiêm) thì thi hành chính sách đóng cửa đối với nhiều châu Âu; hoặc là những quốc gia phong kiến phân cát, rời rạc với những tiểu vương quốc khác nhau nằm rải rác ở quần đảo Mã lai, Miến Điện; hoặc cũng có khi ở trình độ thấp hơn như Philíppin với các tiểu quốc và bộ lạc chưa tiến sang chế độ phong kiến hoàn thiện. Những cuộc kháng cự đó có khi là do nhà nước phong kiến tiến hành, có khi do một hoàng thân lãnh đạo, nhưng cũng có khi do chính nhân dân tự động đứng lên khi đất đai, tổ tiên và nền độc lập của họ bị xâm hại. Dù cuộc kháng cự do người nông dân lãnh đạo, hay do một nhà sư, một trí thức phong kiến, một hoàng thân, hay do nhân dân tự động đứng dậy đấu tranh, tất thảy đều chung một mục đích là bảo vệ cho kỳ được đất nước, giữ cho kỳ được xóm làng không để cho giặc chiếm. Hình thức đấu tranh của các quốc gia Đông Nam Á khác nhau, nhưng trong đó có hai phương pháp và hình thức chủ yếu: Một là, phương pháp đấu tranh bằng con đường vũ trang (có ở hầu hết các nước Đông Nam Á). Hai là, bằng con đường cải cách xã hội, (như Xiêm). Mặc dù phong trào đấu tranh thời kỳ này tỏ ra anh dũng, nhưng cuối cùng chỉ có tác dụng cản sức giặc, làm chậm bước tiến của chúng, chứ không chặn được hoàn toàn cuộc xâm lược ấy. Tuy nhiên thực dân phương Tây không phải vì thế mà đè bẹp được ý chí chiến đấu của nhân dân thuộc địa. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á bước sang một thời kỳ mới- thời kỳ đấu tranh đánh đuổi thực dân giành lại độc lập dân tộc (bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX trở đi). Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trải qua nhiều giai đoạn. Những năm cuối thế kỷ XIX đến năm 1920, đây là giai đoạn chuyển đổi cuộc đấu tranh chống thực dân,vì thế mà tính chất của phong trào cũng mang tính quá độ: phong trào mang ý thức hệ phong kiến- phong trào theo xu hướng tư sản- phong trào tư sản. Sau khi Capuchia trở thành thuộc địa của Pháp, cuộc đấu tranh khôi phục độc lập và quyền tự chủ của vương triều phong kiến lại bắt đầu bùng lên, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của Hoàng thân Sivôtha, Ông đã lãnh đạo nhân dân nổi đạy vào năm 1876 và xây dựng nên vương quốc độc lập “Cơrắc”, tiếp đó là cuộc khởi nghĩa do người dân lãnh đạo (1885-1886) với danh nghĩa Sivôtha. Ở Việt Nam, sau khi vua Hàm Nghi xuống “Chiếu Cần Vương”, thì các sĩ phu, văn thân mới đông đảo đứng ra chống Pháp, cuộc đấu tranh của họ diễn ra sôi nổi trong suốt 10 năm từ 1885-1895 mới chấm dứt. Tiếp sau đó là phong trào khởi nghĩa ở Hương Khê; phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế… Ở Miến Điện, phong trào chiến tranh du kích chống thực dân Anh đã lan rộng từ (1885-1889), lực lượng kháng chiến rút khỏi thành phố đi sâu vào rừng núi, tinh thần chiến đấu của họ kiên cường, quy mô rộng lớn, tuy không đập tan được bộ máy cai trị nhưng nó đặt nền móng cho những cuộc đấu tranh trong tương lai. …. Tất cả những cuộc đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến, do một số người trong giai cấp phong kiến lãnh đạo hoặc do những người nông dân khởi xướng, với mục tiêu khôi phục lại vị trí, quyền lực ngôi vua, khôi phục lại nền độc lập đất nước, giữ đất, giữ làng..Tất cả các cuộc đấu tranh này đều rất anh dũng, quả cảm, xong cuối cùng đều thất bại. Phong trào mang ý thức hệ phong kiến bị thất bại, thì phong trào dân tộc do các sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản phương Tây và tầng lớp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc lãnh đạo thay thế. Cách mạng tư sản diễn ra đầu tiên ở Philippin, cuộc cách mạng tư sản diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Katipunan, Hôxê Rida, Bôniphaxiô… mặc dù với những phương thức hoạt động khác nhau (phương thức cải cách, phương thức cách mạng) nhưng đều với mục đích xây dựng một Philippin thống nhất độc lập, dân chủ. Nhưng cuối cùng Philíppin lại rơi vào ách thống trị mới của Mĩ. Tiếp đó, phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này lan rộng ta hầu hết tất cả các nước Đông Nam Á (Miến Điện, Inđônêxia, Việt Nam…) Như vậy, hoạt động sôi nổi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á, những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã thu hút đông đảo tầng lớp thanh niên, trí thức tiểu tư sản, tư sản dân tộc, công nhân, nông dân và tất cả những người yêu nước tham gia. Tuy chưa đạt được nhiều thành tựu (trừ cuộc cách mạng Philipin và cuộc cải cách ở Xiêm), nhưng nó là hồi chuông thức tỉnh, khơi dậy ý chí quật cường dân tộc, hướng về độc lập, dân chủ. Tinh thần ấy đã đoàn kết mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc và phong kiến. Bước sang giai đoạn 1920 đến 1945, phong trào giải phóng dân tộc chuyển sang một nấc thang phát triển mới và có những đặc điểm mới. Đó là sự phát triển song song giữa hai phong trào : do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo và do giai cấp vô sản đứng đầu. Đây là giai đoạn “bản lề” cho toàn bộ quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhất là cho giai đoạn sau 1945 trở đi. Bởi vì giai đoạn này tích luỹ lực lượng, chuẩn bị cơ sở cho giai đoạn sau, và tìm kiếm lựa chọn con đường giải phóng dân tộc. Ở giai đoạn trước phong trào đấu tranh theo khung hướng tư sản chỉ nhằm mục đích “khai trí để chấn hưng quốc gia” thì đến nay, mục tiêu giành độc lập được đề xuất rõ ràng: đòi tự chủ về chính trị, tự do trong kinh doanh, dùng tiếng “mẹ đẻ” trong giáo dục… Cũng từ những năm 20 trở đi, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới- xu hướng vô sản. Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á bước lên vũ đài chính trị, mở ra một triển vọng mới cho phong trào cách mạng khu vực. Trong giai đoạn này Đông Nam Á đã xuất hiện hàng loạt các Đảng cộng Sản trong khu vực: Đảng cộng sản Inđônêxia (1920); Đảng cộng sản Việt Nam (3/1930); Xiêm và Mã Lai (4/1930); Philippin (11/1930); Miến Điện (1939) …Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa ở Sumatra (Inđônêxia) những năm 1926 và 1927 và cao trào chống thực dân Pháp ở Viêt Nam mà tiêu biểu là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh 1930-1931…cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng nó đã biểu dương sức mạnh và tinh thần yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Từ 1940 đến 1945, đây là giai đạon sôi động trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh giải phóng dân tộc với đấu tranh chống phát xít. Năm 1940, được coi là dấu mốc mở đâu cho một giai đoạn lịch sử đấu tranh ở Đông Nam Á, Tháng 9/ 1940 Nhật tấn công Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng là mũi tiến công đàu tiên vào khu vực và mở đầu cho cuộc chinh phục Đông Nam Á của Nhật. Và cũng từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào quân phiệt Nhật. Từ 1945 đến 1975, các quốc gia Đông Nam Á, tiếp tục đấu tranh để bảo bệ nền độc lập dân tộc của mình, Tuy nhiên, kết quả cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở mỗi nước khác nhau. Năm 1945 chỉ có hai nước Việt Nam và Inđônêxia chớp được thời cơ và giành chính quyền. Tiếp theo năm 1957 là Malaixia, Xingapo (1959)… Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, diễn ra liên tục và sôi nổi, quyết liệt và gian khổ, nhưng đạt được những thành tựu lớn và thắng lợi hoàn toàn. Chương 2: ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 VÀ QUÁ TÌNH HỘI NHẬP 2.1. Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 2.1.1. Qúa trình phát triển kinh tế -xã hội của các nước Đông Nam Á Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước Đông Nam Á phải đối mặt với những khó khăn lớn về kinh tế- xã hội do những hậu quả của chế độ thống trị thực dân hang trăm năm để lại. Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam Á đx trải qua quá trình lựa chọn con đường phát triển đi lên. Một số nước đã sớm nhận thức được con đường xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, từng bước xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ là phải tiến hành công nghiệp hoá với mục tiêu chủ yếu là tạo lập cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với trình độ phát triển của cơ sở vật chất- kỹ thuật. Xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể, các nước Đông Nam Á sáng lập ra ASEAN gồm: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan và Xinggapo tiến hành công nghiệp hoá sớm hơn so với các nước trong khu vực. Khi bắt tay vào quá trình công nghiệp hoá, các nước Đông Nam Á gặp phải không ít những khó khăn trong lựa chọn những bước đi thích hợp. Nhìn chung các nước sáng tạo ra ASEAN đều trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (công nghiệp hoá hướng nội) và giai đoạn công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu (công nghiệp hoá hướng ngoại). Trong những năm đầu sau khi giành độc lập,các nước ASEAN đều thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của nền kinh tế như: giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển đa dạng hoá sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, đáp ứng hàng hoá tiêu dùng trong nước…,Từ cuối những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, các nước sáng lập ASEAN dần chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Trong quá trình này các nước Malaixia, Inđônêxia, Philipin, Thái Lan đều chú trọng kết hợp sản xuất các mặt hàng truyền thống với các sản phẩm sử dụng hàm lượng kỹ thuật cao, nhằm làm đa dạng thị trường… Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ cao, các nước đưa ra nhiều biện pháp chính sách ưu đãi đối với các nhà đàu tư. Khác với các nước sáng lập ra ASEAN nền kinh tế cơ bản vẫn dựa vào nông nghiệp thì Singapo lại có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu và dịch vụ. Nhìn chung, cho đến giữa những thập niên 70 của thế kỷ XX, các nước thành viên sáng lập ra ASEAN đều đạt được thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế, đời sống xã hội có những chuyển biến căn bản. Từ những năm 70 trở đi, tình hình kinh tế xã hội ở các nước Đông Nam Á có những thay đổi lớn. Những diễn biến chính trị phức tạp trên thế giới và khu vực đã có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế xã hội nhưng không thể đảo ngược được xu thế phát triển chung của các quốc gia trong khu vực. Sau một thời gian thực hiện chiến lược công nghiệp hoá về xuất khẩu, tình hình kinh tế -xã hội các nước ASEAN có những thay đổi lớn. Nhìn chung các nước ASEAN đều có tốc độ tăng trưởng cao. Trong thời gian 1985- 1990, tốc độ tăng trưởng GDP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận Tổng quan Đông Nam Á.doc
Tài liệu liên quan