MỤC LỤC
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2007 2
1- NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2007 2
2- GIAI ĐOẠN CUỐI NĂM 2007 12
3- XU HƯỚNG NĂM 2008 14
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2007
Ngày 28/07/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn trong nền kinh tế mới theo cơ chế thị trường của Việt Nam.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội giao dịch ngày 8/3/2005, định hướng phát triển thành một thị trường giao dịch phi tập trung giai đoạn sau năm 2007. Kể từ tháng 4 năm 2006 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ về quy mô. Vn-Index tăng 144% trong năm 2006.
Hiện nay trên có khoảng 80 CTCK đã đi vào hoạt động, và gần 100 CTCK đang chờ được cấp phép. Giá trị giao dịch đạt 20-30%GDP. Số lượng tài khoản được mở khoảng 300.000 tài khoản. Tổng Công ty NY là 381 Cty (HCM:152 cty và Hà Nội là 129) (Tính đến ngày 26/02/2008)
1- NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2007
Thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về giá trị giao dịch, số lượng và giá trị các đợt IPOs, số lượng nhà đầu tư và các công ty chứng khoán. Nếu tính đến cuối năm 2006, cả nước có 106.393 tài khoản giao dịch chứng khoán, tăng 191,49% so với năm 2005, thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có thêm hơn 140.000 tài khoản được mở, đặc biệt là trong quý I/2007. Bên cạnh đó, chúng ta lại chứng kiến sự ra đời và đi vào hoạt động của hàng loạt các công ty chứng khoán, từ chỉ có 22 công ty chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2006 thì tính đến cuối tháng 6/2007, tổng số công ty chứng khoán đã hoạt động hiện nay lên đến hơn 50 công ty.
Mặc dù số lượng các công ty chứng khoán và tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư tăng mạnh thì ngược lại tính từ đầu năm đến nay chỉ có duy nhất một cổ phiếu mới niêm yết là cổ phiếu RCL của CTCP Địa ốc Chợ Lớn lên sàn Hà Nội ngày 14/6 vừa qua. Tổng cộng hiện có 194 loại cổ phiếu đang giao dịch trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán niêm yết (107 Cổ phiếu trên HOSE và 87 Cổ phiếu trên HaSTC), 2 chứng chỉ quỹ và 500 loại trái phiếu. Nếu tính đến cuối năm 2006, tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 217 nghìn tỷ đồng, bằng 22,7% GDP; thì đến nay, mức tổng vốn hóa này đã đạt 309 nghìn tỷ đồng (tương đương 31,73% GDP). Bên cạnh đó, vốn hóa của thị trường trái phiếu đạt hơn 80 nghìn tỷ đồng (tương đương 8% GDP), vượt dự kiến của UBCKNN là tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 30% GDP đến năm 2010.
Sở GDCK TP.HCM (HOSE): Chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.000 điểm vào ngày 19/01 với 1.023,05 điểm và đạt mức cao nhất là 1.170,67 điểm vào ngày 12/3. Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2007, VN-Index tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân la 16,41%/tháng và giá trị giao dịch bình quân lên đến hơn 1.000 tỷ đồng/phiên. Trong đó, riêng tháng 1/2007 đã đạt tốc độ tăng trưởng 38,25%/tháng. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 3, VN-Index bắt đầu sụt giảm mạnh và thường xuyên tăng, giảm với biên độ lớn. Ngày 24/4/2007, VN-Index chạm đáy ở mức 905,53 điểm, giảm 22,65% so với mức cao nhất. Mặc dù từ cuối tháng 4 đến nửa đầu tháng 5, chỉ số VN-Index phục hồi mạnh, tuy nhiên vẫn không thoát khỏi chiều hướng đi xuống của thị trường trong cả quý II về chỉ số cũng như khối lượng và giá trị giao dịch. Tính đến thời điểm 29/06/2007, chỉ số VN-Index đạt 1.024,68 điêm; tăng 283,41 điểm so với 02/01/2007, đạt tốc độ tăng trưởng 38,23%.
TTGDCK Hà Nội (HaSTC): Chỉ số HASTC-Index tăng trưởng liên tục và rất mạnh trong quý I năm 2007. Trong phiên giao dịch ngày 19/03, HASTC-Index đạt kỷ lục cao nhất kể từ khi hoạt động là 459,36 đim, tăng 216,47 điểm tức tăng 89,12% so với đầu năm. Tuy nhiên, kê từ nửa cuối tháng 3, chỉ số HaSTC-Index bắt đầu giai đoạn điều chỉnh giảm. Tính đến ngày 29/06/2007, HASTC-Index đạt 284,7 điểm, chỉ tăng 17,68% so với ngày 02/01/2007.
Thị trường phi chính thức (OTC): Do ảnh hưởng từ thị trường chính thức, thị trường OTC cũng tăng trưởng mạnh mẽ và sôi động suốt quý I, hầu hết cổ phiếu đều tăng giá. Trong đó, nhóm cổ phiếu của các NHTMCP tiếp tục tăng giá mạnh và được thu mua nhiều nhất, tiếp đó là cổ phiếu dầu khí, điện, vận tải.. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 03/2007, cổ phiếu OTC bắt đầu đợt điều chỉnh giảm và kéo dài đến gần cuối tháng 04/2007. Tại thời điểm hiện nay, giá cổ phiếu đã giảm khá mạnh, nhưng vẫn còn một số chứng khoán có tính thanh khoản tốt, trong đó có cổ phiếu ngân hàng (mặc nhóm cổ phiếu ngân hàng đã mất giá khoảng 30-50% so với cuối tháng 2, đầu tháng 3/2007).
Do ảnh hưởng của Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN, giá cổ phiếu trên thị trường OTC giảm khá mạnh và giao dịch hết sức trầm lắng. Tính đến thời điểm hiện nay, chỉ thị 03 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường OTC khiến cho nhà đầu tư bị sức ép phải bán cổ phiếu để trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, sự lo ngại về một lượng cung lớn từ các đợt IPOs vào các tháng cuối năm cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn và có tâm lý chờ đợi các đợt IPOs. Trong khi đó, một lượng tiền khá lớn của các nhà đầu tư tổ chức đang chờ đợi giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm để mua vào cũng như chờ đợi các đợt IPOs lớn. Một số ảnh hưởng lớn đến hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2007 đến nay. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm kiểm soát thị trường và tạo cơ sở pháp lý giúp thị trường phát triển ổn định, lành mạnh như:
• Ngày 17/01/2007: Ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chứng khoán.
• Ngày 24/4/2007: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2007.
• Thông tư liên tịch về cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp kiểm soát các rủi ro trên TTCK và thị trường tiền tệ giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
• Ngày 19/1/2007: Quản lý cho vay đầu tư chứng khoán, thể hiện ở Quyết định số
03/2007/QĐ-NHNN.
• Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra tại các Tổ chức tín dụng về hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng và giúp TTCK phát triển ổn định.
• Bộ Tài Chính yêu cầu các Văn phòng Đại diện và tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài trước đây đã đăng ký qua Bộ Thương mại làm thủ tục đăng ký lại với UBCKNN.
Thống kê kiểm soát các Quỹ đầu tư ủy thác qua cá nhân (trong nước; nhà đầu tư nước ngoài) để kiểm soát dòng vốn Đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng đang hút vốn. Các cuộc đấu giá lần đầu (IPOs) và phát hành thêm. Ngoài các cuộc đấu giá các Công ty, TCT Nhà nước cổ phần hóa, TTCK Việt Nam thời gian qua cũng đã chứng kiến nhiều Doanh nghiệp Tư nhân tham gia thu hút vốn bằng cách chuyển đổi thành công ty cổ phần và chào bán ra ngoài công chúng như: CTCP Thủy sản Nam Việt, CTCP Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Tập đoàn
Hòa Phát, Công ty cổ phần Đồng Tâm…Có thể nhận thấy rằng từ đầu năm 2007 đến nay, hàng loạt các Công ty đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu thưởng hoặc phát hành thêm cổ phiếu ra ngoài công chúng.
Tuy nhiên, đã xuất hiện các điểm đáng chú ý qua các cuộc đấu giá cổ phần lần đầu của nhiều công ty:
Bỏ cọc do đặt giá quá cao so với giá trị thực của cổ phiếu
Khối lượng tham gia đấu giá của các nhà đầu tư thấp hơn nhiều so với khối lượng cổ phiếu đưa ra đấu và đặt giá ở mức thấp do các cuộc đấu giá lớn của những “đại gia” đã và sẽ liên tục diễn ra trong khi các nguồn vốn cung ứng thị trường đang dần bị “thắt chặt”.
Trong số các doanh nghiệp tiến hành đấu giá cổ phần qua TTCK thì các doanh nghiệp ngành điện có tỷ lệ phải tiến hành đấu giá lại chiếm trên 50%, khối lượng cổ phiếu đã trúng thầu nhưng bỏ cọc không mua thường chiếm trên 35% tổng khối lượng cổ phiếu đấu giá.
2- GIAI ĐOẠN CUỐI NĂM 2007
TTCK cuối năm đã không tươi sáng như kỳ vọng của các nhà đầu tư. Thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm vào 2 tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có các đợt phục hồi giả với sự tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố. Tuy nhiên sự phục hồi này không duy trì được lâu, thậm chí đã có dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này đã dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn, phải ngậm ngùi đứng ngoài nhìn với cảm giác bán ra thì không muốn, nhưng mua thêm vào thì nguồn tiền đã cạn. Trong khi nguồn cầu có xu hướng cạn kiệt, thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến thị trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. VNIndex giảm xuống dưỡi ngưỡng điểm 1.000 và chỉ xoay quanh mốc 900 điểm, với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế.
Sự sụt giảm của thị trường trong giai đoạn cuối năm 2007 cũng xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
• Sự suy giảm nghiêm trọng của TTCK toàn cầu vào cuối năm 2007 đã tạo ra hiệu ứng sụt giảm của TTCKVN và gây tâm lý bất ổn cho giới đầu tư trong nước.
• Sự khởi sắc của thị trường bất động sản, thị trường vàng vào thời điểm cuối năm đã tạo ra một sự dịch chuyển vốn từ TTCK sang 2 thị trường “nóng” này.
• Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN chính thức đưa vào thực thi khiến dòng vốn đầu tư vào chứng khoán bị hạn chế. Đặc biệt đến giai đoạn cuối năm 2007, sự đẩy nhanh thanh lý hợp đồng để kịp về đích theo chỉ thị 03 của các NHTM khiến nguồn vốn đổ vào thị trường ngày càng cạn kiệt hơn.
• IPO Vietcombank được diễn ra vào những ngày cuối năm 2007 đã hút một lượng vốn khổng lồ (gần 10.000 tỷ đồng) ra khỏi thị trường niêm yết.
• Lạm phát tăng cao khiến NHNN hạn chế mua USD khiến kênh vốn quan trọng cho TTCK đến từ các nhà đầu tư nước ngoài gặp bế tắc do khó khăn trong việc chuyển đổi thành đồng Việt Nam.
Tuy nhiên nếu xét về mức tăng trưởng, Index tại 2 sàn không hề sụt giảm nếu so với mức điểm đầu năm. Đóng cửa phiên ngày 28/12/2007, VNIndex thiết lập ở mức 927,02 điểm, Hastc – Index đạt 323,55 điểm. Như vậy sau 1 năm hoạt động chỉ số VNIndex tăng 23,3%, Hastc – Index cũng tăng 33,2%, những con số này cho thấy thị trường cổ phiếu không còn nóng sốt như năm 2006 nhưng vẫn chứng minh được sự tăng trưởng ổn định. Mặc dù diễn biến giao dịch trên TTCK không ngừng dậy sóng trong cả chặng đường dài của năm 2007, nhưng điều quan trọng thị trường luôn vận hành theo quy luật cung – cầu, và thị trường vẫn có những giai đoạn điều chỉnh hợp lý.
3- XU HƯỚNG NĂM 2008
Bước sang năm 2008, thị trường chứng khoán được dự đoán vẫn chưa thoát khỏi màu đỏ bởi bị ảnh hưởng mạnh từ việc các ngân hàng thương mại trong nước vẫn đang dồn sức đối phó tính thanh khoản của tiền đồng, tập trung lo tiền cho dự trữ bắt buộc 20.300 tỉ đồng tín phiếu sắp tới, và cánh cổng dư nợ cho vay chứng khoán vẫn đóng im lìm. Tuy nhiên thị trường vẫn đang có những yếu tố tích cực khi thời gian gần đây, các doanh nghiệp niêm yết đang tự cứu mình khi công bố mua vào cổ phiếu quỹ, bên cạnh đó Chính phủ cũng đã khẳng định tầm quan trọng của thị trường chứng khoán. Cuộc đua lãi suất ngân hàng cũng như thị trường bất động sản đang lắng xuống.
Trong thời điểm nhạy cảm này, các nhà đầu tư vẫn đang "rụt rè" chờ xem xu hướng thực sự của thị trường như thế nào trước khi ra quyết định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26294.doc