Tiểu luận Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTB) ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

 

Trang

Lời mở đầu 2

Chương I: Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTBs) ở Việt Nam 4

1. Những hàng rào phi thuế quan hiện đang được áp dụng ở Việt Nam 4

2. Những mục tiêu dự kiến của các hàng rào phi thuế quan 16

3. Mâu thuẫn giữa hàng rào phi thuế quan với các qui định khác 20

Chương II: Những hạn chế của hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam 23

I. Biến động giá cả 23

2. Lãng phí trong nhập khẩu 23

3. Năng suất và chất lượng giảm sút 24

4. Tăng chi phí 24

5. Những doanh nghiệp tư nhân nhỏ chịu thiệt thòi 25

Chương III. Thuế quan hoá - Một giải pháp tích cực nhằm dỡ bỏ NTBs 28

1. Ưu điểm của thuế quan 28

2. Vì sao hệ thống thuế quan tốt hơn nhiều nhưng Việt Nam vẫn sử dụng NTBs 30

3. Làm thế nào để chuyển NTBs sang hệ thống thuế quan 31

Lời kết 38

Danh mục Tài liệu tham khảo 39

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTB) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng trong một số trường hợp NTBs có rất nhiều mục tiêu. Chẳng hạn thuế tiêu thụ đặc biệt về cơ bản là công cụ tăng thu ngân sách nhưng những miễn trừ đối với các nhà sản xuất trong nước làm cho nó trên thực tế trở thành thuế đánh thêm vào nhập khẩu để tăng sự bảo hộ đối với các nhà sản xuất trong nước. Những hạn chế về thư tín dụng trả chậm ban đầu cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề về nợ nước ngoài ngắn hạn, nhưng hiện nay đang được sử dụng để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng và các hàng hoá khác. Trong trường hợp QRs nhiều hạn chế dường như được áp dụng nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo hộ, song tuỳ thuộc vào từng sản phẩm mà các mục tiêu khác lại là chính. Bảng trình bày chi tiết hơn các mục tiêu của các hạn chế về số lượng đối với với sản phẩm. Sự hiện diện của các hạn chế về số lượng trong thương mại phần nào là sản phẩm được thừa kế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà ở đó thương mại được quản lý nhằm đạt được cân bằng về tài chính và hiện vật trong nền kinh tế. Về mặt này, các hạn chế về số lượng đối với xăng dầu và phân bón có thể đuợc xem như một chỉ tiêu được phân bố cho việc nhập khẩu các sản phẩm để bảo đảm đủ cung cấp cho nền kinh tế hơn là các giới hạn trên được áp dụng bắt buộc đối với nhập khẩu. QRs đối với phân bón nói riêng được áp dụng như là phương tiện để bảo đảm cung cấp đủ phân bón ở mức giá ổn định chứ không phải là một biện pháp bảo hộ. Nếu như điều này dường như là đúng đối với trường hợp phân ure là loại phân bón Việt Nam có công suất sản xuất nhỏ, song những quy định cấm gần đây đối với nhập khẩu phân NPK tạo ra một sự bảo hộ đáng kể đối với các nhà sản xuất trong nước. QRs đối với xe máy tạo ra một lựa chọn chính sách lưỡng nan khá thú vị. Một mặt Việt Nam muốn khuyến khích phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe máy trong nước bằng cách bảo vệ ngành này khỏi canh tranh của hàng nhập khẩu. Mặt khác, Việt Nam muốn hạn chế số lượng xe máy ở Việt Nam do cơ sở hạ tầng đường xá kém. Đạt được một cách thoả đáng những mục tiêu mâu thuẫn với nhau như vậy dường như là một việc không thể làm được. Những hạn chế về nhập khẩu có điều kiện áp dụng đối với các mặt hàng được quy định trong nghị định 57 có mục tiêu chủ yếu là bảo hộ trong trường hợp hạn chế về nhập khẩu có điều kiện áp dụng cho các mặt hàng được quy định trong quyết định 254, tuy mục tiêu nêu ra là đảm bảo cán cân thanh toán, song bảo hộ có lẽ là lý do cơ bản của các mặt hạn chế này. Các kiểm soát đối với hàng hoá chịu sự quản lý chuyên ngành của các bộ chủ quan và cấm nhập khẩu có mục tiêu da dạng, song tập trung chủ yếu vào bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và an toàn công cộng, Những mục tiêu này là cơ sở của các quy chế điều tiết của nhà nước ở nhiều nước, song để đạt được mục tiêu này thì có thể sử dụng các công cụ khác có hiệu quả cao hơn và ít tốn kém hơn so với các hạn chế về nhập khẩu. Các mặt hàng bị hạn chế Mục tiêu Hạn chế nhập khẩu có điều kiện + Phân bón - Bảo đảm cung cấp đủ tại mức giá ổn định - Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước + Xăng dầu - Bảo đảm cung cấp đủ - Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước - Bảo vệ môi trường + Phương tiện xe mô tô gắn máy - Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước - Bảo vệ môi trường + Các mặt hàng quy định trong nghị định 57 - bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước - Các mặt hàng quy định trong quyết định 154 - Cán cân thanh toán - Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước Hạn chế quản lý chuyên ngành - Các chất hoá học (Bộ Công nghiệp) - An toàn cho mọi người - Động vật hoang dã, động thực vật giống, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn động vật - Sức khoẻ dân chúng - Bảo vệ môi trường - Kiểm soát cách ly - Dược phẩm (Bộ Y tế) - Sức khoẻ mọi người - Giống thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản và chất hoá học bảo vệ môi sinh dưới nước (Bộ thuỷ sản) - Sức khoẻ mọi người - Các ấn phẩm, các tác phẩm điện ảnh, các phương tiện truyền thông audio và video (Bộ Văn hoá) - Bảo vệ các giá trị văn hoá Hạn chế quản lý chuyên ngành - Tjiết bị chống áp suất, thang máy và các vật liệu nổ (Bộ LĐ TBXH) - Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp - Các thiết bị ngân hàng (NHNN Việt Nam) - Các tiêu chuẩn kỹ thuật - Thiết bị truyền sóng, thu và phát sóng radio (Tổng cục Bưu chính Viễn thông) - Bảo trì bảo dưỡng hoà nhập mạng lưới thông tin viễn thông Hàng hoá cấm - Vũ khí đạn dược - An toàn cho mọi người - An ninh quốc gia - Các loại ma tuý - Sức khoẻ cho mọi người - Nhiệm vụ quốc tế - Chất hoá học độc hại - An toàn xã hội và môi trường - Các văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ - Bảo vệ các giá trị văn hoá - Pháo các loại và đồ chơi trẻ em - An toàn xã hội - Thuốc lá điếu - Sức khoẻ xã hội - Bảo hộ - Hàng tiêu dùng và phụ tùng xe ô tô và mô tô đã qua sử dụng - Bảo vệ môi trường - Trường hợp quản lý (định hía) - Hình ảnh quốc gia - Bảo hộ - Phương tiện tự hành tay lái nghịch - An toàn xã hội 3. Mâu thuẫn giữa NTBs với các quy định khác. Ở Việt Nam, để đạt được các muc tiêu cụ thể, Chính phủ sử dụng nhiều công vụ. Do vạy việc bãi bỏ dần NTBs chỉ có tác dụng khi có những cải cách bỏ trợ đối với các quy định khác. Điều này nghĩa là việc bãi bỏ NTBs hạn chế hàng nhập khẩu vào một ngành cụ thể có thể không tạo ra sự phân bố lại nguồn lực nếu có một công cụ điều tiết khác sẽ lại được áp dụng. Thép là một ví dụ khác về sự tác động lẫn nhau giữa các chính sách. Được biết Ban Vật giá Chính phủ đã đặt ra việc kiểm soát giá tối thiểu đối với một số loại thép bởi vì công suất sản xuất mới sắp tới việc cạnh tranh trong nước sẽ rất gay gắt trong một số lĩnh vực - đặc biệt khi cầu đang xuống. Việc bãi bỏ các quy định cấm nhập khẩu đối với thép xây dựng có thể sẽ không làm tăng hiệu quả trong ngành sản xuất thép trong nước nếu giá tối thiểu làm hạn chế cạnh tranh ở thị trường trong nưóc. Cũng tương tự như vậy, đầu tư ở các lĩnh vực mới mở có thể không đuợc khuyến khích nếu giá tối đa hạn chế lợi nhuận của nhà sản xuất. Trong một số trường hợp, việc bãi bỏ NTBs có thể khiến một số quy định trở lên không cần thiết. Một số ví dụ tiêu biểu trong trường hợp này là phân bón, Nhập khẩu phân NTK hiện đang bị cấm do công suất sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hạn chế này là một sự bảo hộ quan trọng cho các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nghị định 250/1998/NĐ-CP ngày 24/12/1998 quy định rằng phân bón trong nước không được bán trên mức giá của hàng nhập khẩu tương tự. Yêu cầu này sẽ trở lên không cần thiết nếu phân bón được phép nhập khẩu tự do vì cạnh tranh sẽ không cho phép giá trong nước tăng lên trên mức giá của hàng nhập khẩu cùng loại (có vẻ như quy định này không có hiệu lực chút nào vì số liệu giá cả của Ban Vật giá Chính phủ cho thấy trong năm 1998, mức giá trong nước vượt so với giá cùng loại trên thế giới là 30%). Trong trường hợp xi măng, những hạn chế đối với nhập khẩu xi măng cũng cho phép định giá cao hơn ở một số thành phố lớn để trợ cấp chéo hàng bán cho các khu vực nông thôn với mục tiêu phát triển nông thôn. Cạnh tranh từ hàng hoá nhập khẩu sẽ hạn chế khả năng các doanh nghiệp nhà nước phân biệt các mức giá và do vậy cần một công cụ thay thế như trợ cấp của Chính phủ. Sự bảo hộ bằng các NTBs sẽ khiến đầu tư ở khu vực được bảo hộ hấp dẫn hơn - đặc biệt nếu có được sự bảo đảm là bảo hộ sẽ tiếp tục. Để giải quyết mối lo lắng về việc đầu tư quá mức, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch đầu tư đã khuyến nghị lên Chính phủ không tiếp tục phê duyệt thêm công suất sản xuất thép, trừ trong 4 lĩnh vực được ưu tiên. Đồng thời quyền lực của chính quyền địa phương và các khu công nghiệp trong việc phê duyệt dự án cũng đã bị huỷ bỏ. Những hành động này đã làm giảm các nguồn lực phân bổ cho các lhu vực này. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận thấp hoặc đang giảm sút là tín hiệu khiến các nhà đầu tư nhận thấy đầu tư không còn hấp dẫn nữa. Trong khi những hành động của Chinh phủ duờng như không thống nhất vói hoạt động của nền kinh tế thị trường, chúng đươc xem như một nỗ lực bắt chước các kết quả đạt được của thị trường bằng cách chống lại các tác động tiêu cực của bảo hộ. Bãi bỏ NTBs đối với thép và đồng thời giảm mức bảo hộ đối với ngành này sẽ giúp làm cho những can thiẹp của Chính phủ trở lên không cần thiết. CHƯƠNG II : NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NTBs Ở VIỆT NAM Khả năng có thể tiên liệu và tính minh bạch là hai đặc điểm quan trọng tạo nên một chính sách tốt. Việc sử dụng hàng rào phi thuế quan làm công cụ để thực hiện chính sách thương mại và chính sách công nghiệp không đáp ứng được hai yêu cầu đó. Bởi vậy chương này tập trung xem xét những tác động của việc sử dụng rộng rãi các hàng rào phi thuế quan như là một công cụ bảo hộ ở Việt Nam, đồng thời đưa ra lý do giải thích tại sao việc xoá bỏ những hào rào như vậy lại quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam cả trong những giai doạn trung hạn cũng như dài hạn. 1. Biến động giá cả: Cơ chế quản lý thương mại ở Việt Nam vẫn luôn đi theo hướng chung là tìm mọi biện pháp để kiểm soát nhập khẩu với mục tiêu giữ giá cả trong nước theo sát với giá cả thế giới. Tuy nhiên những sai lầm hầu như không thể tránh khỏi trong quá tình đánh giá và xác định thời điểm thực hiện đã gây ra tình trạng giá cả biến động mạnh ở thị trường trong nước. Giá cả biến động, sự khan hiếm của các mặt hàng như xi măng, sắt thép, giấy và thuốc trừ sâu diễn ra trong nhiều năm là những bằng chứng rõ nét. Tổn phí kinh tế của các chính sách gây ra sự biến động của giá cả thường là rất lớn. Giá cả biến động tạo ra những tín hiệu hỗn tạp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng, hạn chế khả năng lập kế hoạch cũng như khả năng đầu tư của họ. 2. Lãng phí trong nhập khẩu: Nếu các sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau được và việc nhập khẩu những sản phẩm thay thế được cho phép thì những người tiêu dùng và các nhà sản xuất sử dụng những sản phẩm đó làm nguyên liệu sẽ thực hiện sự thay thế. Ví dụ thép chất lượng cao được phép nhập khẩu và có thuế suất nhập khảu bằng không. Điều này khuyến khích các công trình xây dựng thiết kế vượt yêu cầu và sử dụng thép chất lượng cao trong khi các loại thép chất lượng cao không phù hợp. Có hai lý do để giải thích, thứ nhất giá của thép chất lượng cao không phải chịu thuế rẻ hơn và thứ hai, khi thép xây dựng bị cấm nhập khẩu còn thép xây dựng sản xuất trong nước có chất lượng không bảo đảm thì chỉ còn cách duy nhất là sử dụng thép chất lượng cao. Cách thay thế như vậy có ý nghĩa là nèn kinh tế cũng sẽ phải chịu một khoản lãng phí bởi giá tính bằng ngoại tệ của thép chất lượng cao nhập khẩu sẽ cao hơn so với giá nhập khẩu thép xây dựng phục vụ cho cùng một mục đích. Và nếu như người tiêu dùng vẫn có khả năng tìm được mặt hàng thay thế thì rõ ràng biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ ngành sắt thép trong nước không thực hiện được đúng mục tiêu của mình. 3. Năng suất và chất lượng giảm sút. Khi bản thân chất lượng của các sản phẩm hàng hoá trong nước vốn đã thấp hơn so với những hàng hoá nhập khẩu cạnh tranh, đồng thời khả năng thay thế cũng bị hạn chế thì chất lương những sản phẩm được sản xuất trong các khâu sau sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp của ngành nhựa là một ví dụ minh hoạ rất rõ nét, sản phẩm của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh rất tốt với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên quyết định gần đây về kiểm soát lượng DOP nhập khẩu nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhựa - đã buộc những nhà sản xuất không còn cách lựa chọn nào khác là phải nua những sản phẩm DOP sản xuất trong nước. Không những việc bắt buộc sở dụng DOP sản xuất trong nước tác động đến chi phí của các Công ty thuộc khâu sau bởi giá mua trong nước cao hơn giá nhâp khẩu tới 25% mà chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước cũng bị giảm. Điều này dẫn tới chất lượng hàng hoá ở các khâu sản xuất sau bị giảm xuống và làm lợi nhuận của những nhà sản xuất sản phẩm nhựa. 4. Tăng chi phí. Hệ thống quản lý thương mại hiện nay phần nào chịu ảnh hưởng của tụ tưởng muốn tự cân đối nhu cầu bằng sản xuất trong nước đối với những mặt hàng được bảo hộ. Nếu ước tính thấy năng lực sản xuất trong nước của một mặt hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thì lập tức nhà nước quyết định cấm nhập khẩu mặt hàng đó. Biện pháp bảo hộ toàn hoàn bằng cấm nhập khẩu chỉ càng làm tăng chi phí sản xuất trong nước - điều kiện cần thiết để sản phẩm có thể sản xuất ở Việt Nam. Như vậy, với một vài sản phẩm tự cân đối trong nước sẽ đòi hỏi việc tiếp tục được bảo hộ và người sử dụng ở khâu sau sẽ phải chịu giá cao hơn. 5. Những doanh nghiệp tư nhân nhỏ chịu thiệt thòi. Cách làm hiện nay chỉ có lợi cho những doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu năm và có ảnh hưởng. Đây là những doanh nghiệp có thể gây áp lực đến quá trình hoạch định chính sách hoặc có quan hệ mật thiết với các cơ quan có quyền quyết định. Các doanh nghiệp tư nhân nhỏ nhìn chung không thể tác động đến môi trường chính sách hay không được hưởng những đối xử ưu đãi không chính thức trong hệ thống chung. Ngành nhựa là một ví dụ rất rõ ràng cho thấy những doanh nghiệp tư nhân nhỏ đã có thể mở rộng hoạt động sản xuất có hiệu quả và hoàn toàn có thể đứng vứng được mà không cần phải có sự bảo hộ lớn. Lợi ích của các doanh nghiệp này đã bị tác động mạnh bởi quyết định bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh với nhà nước sản xuất nguyên vật liệu và đầu vào. Ngoài ra còn có cả bằng chứng cho thấy những doanh nghiệp tư nhân nhỏ sử dụng một số loại nguyên liệu và sản phẩm khó kiếm được ngoại tệ để nhập khẩu. Khi những hạn chế về số lượng được xoá bỏ, chi phí sản xuất nông nghiệp sẽ giảm khoảng 3%, chủ yế là nhờ giá phân bón giảm xuống. Nghành xây dựng cũng có lợi với việc chi phí trực tiếp giảm đi 4% bởi giá xi măng giảm cùng với giá các sản phẩm khác như sắt thép, kính và xăng dầu cũng giảm. Lợi ích của nghành in và xuất bản sẽ do giá giấy thấp hơn đem lại và nghành chế biến thực phẩm sẽ là được lợi nhièu với mức chi phí tiết kiệm được là 6,4% nhờ giảm chi phí từ các đầu vào then chốt của các nghành. Nhờ tiết kiệm những khoản chi phí như vậy nên các nghành nâng cao được khả năng cạnh tranh trên cả thị trường trong và ngoài nước và do đó tăng được sản lượng và mở rộng việc làm. Và dẫu cho việc dỡ bỏ những hạn chế số lượng nhập khẩu có thể gây ảnh hưởng đến số lượng việc ngành sản xuất những sản phẩm trước đât được bảo hộ, chẳng khó khăn ta có thể thấy được rằng một khi các ngành liên quan tăng thu nhập từ những đầu vào giảm, họ sẽ mở rộng hoạt động và giải quyết được số việc làm dôi dư đó. Một điểm khác có liên quan cũng cần được nói tới. Dù cơ chế miễn giảm thuế là có lợi trực tiếp cho nhà xuất khẩu vì nó cho phép họ sử dụng đầu vào nhập khẩu với giá thế giới song cơ chế này sẽ không ảnh hưởng gì tới giá cả của đầu vào sản xuất trong nước vì như chúng ta đã thấy, những giá này bị nâng lên bởi những biện pháp bảo hộ áp dụng cho đầu vào của những ngành thuộc những khâu trước trong quá trình sản xuất chúng. Hơn nữa cơ chế miễn giảm thuế theo kiểu đó thực ra cũng tạo ra thiên vị bất lợi đối những đầu vaò sản xuất trong nước cũng bởi lý do trên (các ngành này cũng phải dùng các đầu vào có giá cao hơn do bảo hộ ND). và tuy có thể thiết kế những cơ chế miễn thuế tinh vi hơn, giải pháp thực tế hơn cả là giảm tình trạng bảo hộ đồng đều cho tất cả các mặt hàng. Điểm thứ hai cần được bàn về cách ước tính chi phí ở trên là ở chỗ chúng mới chỉ đựoc tính đến những tác động trực tiếp của bảo hộ tới chi phí bằng việc xem xét những đầu vào được bảo hộ bởi các biện pháp hạn chế số lượng mà thôi. Trên thực tế những khoản tiết kiệm chi phí có lẽ còn cao hơn bởi vì chi phí sản xuất các đầu vào khác cũng sẽ giảm. Điều này luôn xảy ra bởi lẽ ngay quá trình sản xuất những đầu vào này cũng sẽ tận dụng các sản phẩm được bảo hộ bằng hạn chế số lượng và do vậy cũng giảm được chi phí của mình. Thứ ba, phân tích không tính đến những sản phẩm thay thế khác nhau cho các đầu vào mà các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng chúng nếu chi phí của những đầu vào thay đổi. Trong chừng mực các doanh nghiệp có thể thay đổi cách phối hợp các yếu tố sản xuất của mình theo hướng giảm giá đầu vào thì khả năng cắt giảm thêm chi phí dễ xảy ra. Cần phải sư dụng một mô hình cân bằng tổng thể có thể tính toán được thì mới có thể tính được toàn bộ những tác động gián tiếp chới chi phí và khả năng thay thế đầu vào. Điểm thứ tư liên quan đến những nhân tố khó định lượng hơn của hàng rào phi thuế quan. Những tính toán nói trên chưa hề đề cập đến phần chi phí tăng thêm do việc mất thời gian bởi không tiếp cận được tới những đầu vào cần thiết hoặc do phải tăng thêm số lượng nhân viên giải quyết những trở ngại về mặt hành chính để có được những đầu vào đó. tương tự, ngay cả phần chi phí tăng do chỉ tiếp cận được đến những đầu vào có chất luợng thấp cũng không được tính đến. Và điểm cuối cùng cần phải nói về phân tích này là giả định xoá bỏ được hoàn toàn những hạn chế về số lượng. Nếu thay cho chúng là những mức thuế mới tương đối cao (tức là vẫn duy trì bảo hộ) thì những tiết kiệm chi phí được ước tính sẽ không xảy ra. Chỉ có thể có được toàn bộ lợi ích khi giảm bớt sự bảo hộ. Điều này không có nghĩa là thuế hoá là một việc làm vô ích, song sẽ được lợi hơn nếu tiến hành thuế hoá các hạn chế về số lượng với một múc thuế thấp hơn so với tương đương thuế quan được ước tính. Với trường hợp của nông nghiệp có thể nói rằng phần tiết kiệm chi phí phản ánh toàn bộ tổn phí của việc sử dụng hạn chế về số lượng chứ không phải của việc sử dụng thuế. Chương I đã xác định được mục tiêu của hạn chế số lượng là nhằm đảm bảo thực hiện cung ứng ở một mức giá ổn định chứ không phải là để bảo hộ. Tuy nhiên cũng như trong một số nghiên cứu khác lại cho thấy giá phân bón trong nước cao hơn giá trên thế giới tới 30%. Việc thuế hoá nhằm giữ cho mức bảo hộ dự kiến cố định sẽ có thể đưa tới kết quả là thuế thay thế áp dụng cho phân bón chỉ còn ở mức con số không. Như thế thì nông nghiệp sẽ có thể thực sự được hưởng toàn bộ ức tiết kiệm chi phí như được tính ở trên. Phân tích trên đây đã cho thấy rằng mặc dù hàng rào phi thuế quan bảo hộ được một số ngành nhất địng song chúng làm tăng chi phí đối với những ngành khác. Đặc biệt với cơ cấu kinh tế như của Việt Nam hiẹn nay thì những ngành được chính phủ côi là cần có sự nghiệp phát triển nông thôn (ngành công nghiệp), xuất khẩu (ngành chế biến lương thực) và đầu tư (xây dựng) lại luôn bị sự bảo hộ này làm ảnh hưởng. Nếu do các ngành này là quan trọng nên cần duy trì sự bảo hộ thì việc bảo hộ như vậy cần phải được thực hiện theo một cách hiệu quả nhất. CHƯƠNG III : THUẾ QUAN HOÁ - MỘT GIẢI PHÁP TÍCH CỰC NHẰM DỠ BỎ CÁC NTBs 1. Ưu điểm của thuế quan: Một trong những nền tảng cơ bản của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) khi được thành lập năm 1948 là nếu cầu thiết phải bảo hộ thì biện pháp bảo hộ phải ở dưới dạng thuế quan (một nền tảng cơ bản khác là nguyên tắc "tối huệ quốc" - mức thuế nhập khẩu thấp nhất được áp dụng đối vói một hàng hoá nhập khẩu từ một nước cần phải được áp dụng cho sản phẩm đó nếu như được nhập khẩu từ tất cả các nước khác). Bởi vậy nội dung và mục tiêu chủ yếu của những vòng đàm phán đầu tiên trong khuôn khổ GATT là chuyển hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi thuế quan khác thành thuế quan. Thành công chính của vòng dàm phán Urugoay vừa kết thúc năm 1997 là thuế hoá được các biện pháp bảo hộ nông nghiệp. Việc thuế hoá đã được thảo luận trong một số diễn đàn ở Việt Nam. Tại sao việc thuế hoá lại được khuyến khích rộng rãi (nhưng không phải cho tất cả) đến vậy ? Có một vài nguyên nhân sau sẽ giải thích lý do tại sao thuế được coi là một phương thuốc tốt về mặt chính sách. Truớc hết, khác hạn ngạch, với thuế quan, những thông tin về biến động giá cả thế giới sẽ được chuỷen tải đến những nhà sản xuất,. người tiêu dùng và các nhà đầu tư trong nước. Mặc dù thuế quan vẫn bóp méo việc phân bổ nguồn lực trong nước song ít ra thì hệ thống thuế tính theo giá trị hàng nhập khẩu cũng chuyển tải những tín hiệu quan trọng về những thay đổi trong giá thế giới đến sự phân bổ các nguồn lực. Và như đã nói đến ở trên, những hạn chế về số lượng dù cố định hay linh hoạt cũng chắn không cho những thông tin này chuyển tải tín kiệu đến nền kinh tế trong nước. Thứ hai, mức thuế quy định mức bảo hộ mà chính phủ nước sở tại sẵn sàng dành cho một ngành cụ thể nào đó (và suy ra múc thuế mà Chính phủ sẵn sàng đánh vào các ngành còn lại của nền kinh tế) chứ không phải cho phép mức dộ bảo hộ tự hình thành từ những thay đổi của giá trong nước và giá thế giới. Nếu chính phủ đặt mức thuế quan là 25% thì điều đó có nghĩa là giá trong nước sẽ cao hơn giá trên thế giới là 25%. Nếu có hạn chế về số lượng, tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (một cộng với thuế suất nhập khẩu) sẽ bằng tỷ lệ giữa giá trong nước chia cho giá thế giới. trong trường hợp này nếu giá trong nước hoặc giá trên thế giới thay đổi thì tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa cũng thay đổi thao. Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (hay tương đương thuế quan) có thể chỉ còn bằng không hoặc có thể tăng vọt mà không cần chính phủ phải đưa ra bất cứ một quyết didnhj nào về mặt chính sách. Thứ ba khác với các hàng rào phi thuế quan, mức độ bảo hộ trong thuế quan rất rõ ràng, minh bạch. giống như những hình thức thuế khác, có rất nhiều lý do để những người tiêu dùng, các nhà sản xuất và đầu tư cần dễ dàng nhận biết được thuế suất. Và đối với các nhà đầu tư, để có được những quyết định đúng đắn họ cần phải biết liệu có thể có những biện pháp bảo hộ nào trong tương lai. Như vậy thuế quan cho phép tạo nên khả năng tiên liệu và tính minh bạch một đặc tính mà những hàng rào phi thuế quan theo hiểu hạn chế số lượng hoàn toàn không có được. Thứ tư khi Chính phủ muốn tự do hoá thương mại thuế quan cho phép giảm bớt mức độ bảo hộ một cách rõ ràng và hoàn toàn có thể tính toán trước. Còn trong trường hợp chính phủ thực hiẹn tự do hoá thương mại bằng cách mới lỏng hạn ngạch thì tỷ lệ giảm bớt bảo hộ sẽ không thể dự tính được. Thứ năm, chính phủ có thể nhận được những khoản thu từ thuế quan còn những khoản thu từ những hàng rào phi thuế quan thì lại bị phung phí làm chi phí bị đẩy lên cao hoặc làm rơi vào tay những người có được hạn ngạch ưu đãi dưới dạng lợi tô. Hơn nữa trong những cuộc đàm phán thương mại, việc giải quyết những hàng rào thương mại cụ thể là rất dễ thực hiện, trong khi đó các hạn chế số lượng sẽ dẫn đến việc chạy chọt và những hoạt động vô tác dụng khác. Và cuối vùng, thuế quan cho phép hình thành khả năng "tự động" cân đối nền kinh tế mà không gây biến động giá cả trong nước. thuế quan giúp cân bằng cung cầu đồng thời đảm bảo mức chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới đúng bằng mức thuế đã quy định. 2. Vì sao hệ thống thuế quan tốt hơn nhiều nhưng Việt nam vẫn sử dụng NTBs ? Có thể có một nguyên dân của thực tế đó là do một trong số trường hợp cần phải quản lý nhập khẩu ddể đảm bảo an toàn công cộng. Ví dụ cần kiểm soát nhập khẩu xăng dầu để bảo đảm chỉ những doanh nghiệp, cá nhân được đào tạo và trang bị đầy đủ mới đuơc tham gia mua bán, trao đổi mặt hàng vốn rất nguy hiểm này. Cũng có thể một nguyên nhân khác phù hợp với tình hình của Việt Nam là thu nhập từ việc có được hạn ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ rơi vào ngân sách các tỉnh. Do vậy, hàng rào thuế quan là một nguồn thu của các tỉnh. Dù đây là một cách tạo nguồn thu rất không hoàn hảo (với những lý do đã nêu trên) nhưng néu không có cơ sở chế tạo và chia sẻ nguồn thu tốt thì hàng rào phi thuế quan có thể sẽ là một sự lựa chọn thay thế. Để thực hiện chức năng mua bán và quản lý nhà nước đối với một số sản phẩm nhất định như dược phẩm, các chín phủ cũng có thể đi tới quyết định sử dụng hàng rào phi thuế quan. Trong một số trường hợp, chỉ só chính phủ mới có thể đàm phán và đạt được những thoả thuận có lợi với những công ty đa quốc gia. Một nguyên nhân khác của việc sử dụng hàng rào phi thuế quan là do Chính phủ muốn ổn định thị trường trong nước. tuy nhiên như đã được đề cập ở trên, những gì đang diễn ra giúp khẳng định rằng cách sử dụng hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam chỉ làm tăng giá và gây biến động lượng hàng trên thị trường. Nếu diểm qua báo chí trong một vài năm vừa rồi chúng ta có thể thu thập rất nhiều những tít báo, những tiêu đề về tình trạng giá cả bất ổn định. có rất nhiều ví dụ như vậy được dẫn chứng đối với những hàng hoá được gọi là "giữ cân bằng", ví dụ như xi măng, giấy, kính và sắt thép. Ở Việt Nam cách sử dụng hàng rào phi thuế quan là di sản của cơ chế kinh tế ké hoạch hoá tập trung bao cấp. Cho tới năm 1989 Việt Nam vẫn chưa sử dụng và nhìn nhận được vai trò củ thuế như một phương tiện để kiểm soát nhập khẩu hay để tăng thu nhập từ nhập khẩu. Và những mục tiêu này đã đươc đặt ra khi Nhà nước thực hiện định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và xác định mức dóng góp của chính vào ngân sách. Trên thực tế kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thường vẫn đi theo phương pháp "ngoài ngân sách" để đáp ứng chi tiêu và mục tiêu chính sách của các cơ quan trung ương, tỉnh và địa phương. Chỉ khi các phần tử của hệ thống thu ngân sách chính thức xuất hiện thì những cơ quan quản lý hành chính mới quyết tâm xóa bỏ đi hệ thống mà trong đó việc bảo vệ những nguồn thu tiền mặt và những nguồn lực khác của các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò the chốt đối với việc tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHàng rào phi thuế quan (NTBs) ở Việt Nam trên con đường hội nhập & phát triển.doc
Tài liệu liên quan