Tiểu luận Tổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự bình thường sau khi đã trải qua sự cao siêu; có sự giản dị sau khi đã trải qua sự phong phú, đa dạng, phức tạp; cụ thể sau khi đã trải qua trừu tượng; mộc mạc sau khi đã rất tinh tế; đạm, rất đạm sau khi đã rất nồng; khiêm nhường sau khi đã từng trải để rất biết người, biết mình; ung dung, thanh thản sau khi tự mình đã trải nghiệm qua biết bao sự chịu đựng cay đắng đủ điều, từ sự chịu đựng vì sự nghiệp của nước, của dân cho đến sự đắng cay của cuộc sống cá nhân, của thân phận con người.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3184 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có điều kiện để thấy và hiểu được sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa với phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi cục diện thế giới từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, tạo ra một phản ứng dây chuyền, đánh sụp chủ nghĩa thực dân cũ, xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới. Ba phần tư thế kỷ này chất chứa bao nhiêu sự biến, tác động mạnh đến số phận của nhiều dân tộc trên hành tinh này. Tuy nhiên, cũng như C.Mác, Ph Angghen và V.I Lênin, Hồ Chí Minh không thấy được những biến động dữ dội về đời sống chính trị làm thay đổi diện mạo của thế giới mà sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng với những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ của một phần tư cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, những sự biến nổi bật nhất. Đặc biệt khoa học và công nghệ, một phần tư thế kỷ này có những bước tiến lớn hơn rất nhiều những thế kỷ trước gộp lại. Chứng kiến những biến động ấy khiến cho tầm mắt không ít người đươc mở rộng hơn nhờ vào “sự xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự thật, sự tan vỡ một số huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều, sự bộc lộ những sai lầm trầm kha, sự nhận thức mới, không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống, sự khơi dậy những niềm hy vọng mới, sự bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn” . Hồ Chí Minh đã từng là người đứng ở vị trí quyền lực cao nhất của Đảng và Nhà nước của một nước Việt Nam đã giành được độc lập, tự do trong 24 năm, từ tháng 8.1945 đến tháng 9.1969, sau cũng ngần ấy năm đã từng là lãnh tụ của Đảng, của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước 1945. So với V.I Lênin chỉ có 7 năm lãnh đạo Nhà nước Xô Viết (1917-1924), Hồ Chí Minh có hơn gấp ba thời gian ở cương vị Chủ tịch nước. Với 24 năm là lãnh tụ của một Đảng cầm quyền, là Chủ tịch Nước, đứng ở đỉnh cao quyền lực, song Hồ Chí Minh trước sau vẫn thủy chung như nhất là người lãnh tụ của nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, chiếm trọn trái tim của nhân dân, xứng đáng với lời ghi nhận của nhân dân và của Đảng: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. So với C.Mác, Ph. Angghen và V.I Lênin, học vấn của Hồ Chí Minh không bằng, bù vào đấy là sự thâm nhập vào cuộc sống, lăn lộn nhiều hơn, đi nhiều hơn, thấy nhiều hơn, đến được nhiều chân trời hơn, sống với nỗi khổ đau của con người nhiều hơn. Những con người ở nhiều đất nước, nhiều châu lục, nhiều màu da, nhiều tiếng nói, nhất là tiếng nói của những người cùng khổ. Quả là hiếm có lãnh tụ cách mạng nào có điều kiện tắm mình trong những quằn quại suy tư, những khát vọng rộng lớn của con người đến như vậy. Hồ Chí Minh, vì thế, là người chiến sĩ cách mạng có những rung động của một nhà thơ. Nhà "thơ" trong nhà cách mạng Hồ Chí Minh. Để có được một số bài thơ hay mà không phải nhà cách mạng nào cũng có được: “Trong tâm hồn Hồ Chí Minh luôn luôn phảng phất có thơ ” (Phạm văn Đồng). Đấy là một nét độc đáo trong nhân cách Hồ Chí Minh. Điều này khiến cho Hồ Chí Minh biết cảm nhận và rung động mãnh liệt, sâu lắng với con người trong sự sống đa dạng và phức tạp của nó. Tầm vóc Hồ Chí Minh Tầm vóc của con người, cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh có thể nói gọn lại trong năm điểm nổi bật sau đây : Trước hết và sau cùng, Hồ Chí Minh là một con người rất người, một người Việt Nam rất Việt Nam. Đúng là “dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh” theo đúng nghĩa sâu sắc, đậm đặc và rất nhất quán một nhân cách Hồ Chí Minh, một đường nét văn hóa Hồ Chí Minh rất Việt Nam. Những gì là lý luận, là khoa học, là uyên bác, là thâm thúy đều có trong Hồ Chí Minh song đó chính là sự hòa quyện, sự kết đọng của sự thông tuệ dân gian. Đó là sự thông minh, tế nhị và mộc mạc của tinh hoa văn hóa Việt Nam thể hiện trong ứng xử hàng ngày của người dân quê trên đồng ruộng, giữa núi rừng, nơi “thôn cùng xóm vắng” [Nguyễn Trãi]. Những uyên bác, những thâm thúy, những tế nhị và mộc mạc hòa quyện vào trong sự thông tuệ dân gian ấy được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách hồn nhiên, thoải mái và có chọn lọc, để rồi thể hiện ra một cách dung dị nhưng không kém phần sâu lắng tế nhị, không kém phần minh triết trong cái khôn ngoan dân dã Việt Nam! Chính điều này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự gắn bó máu thịt giữa lãnh tụ và quần chúng, niềm tin yêu của nhân dân dành cho lãnh tụ của mình và là “ham muốn, ham muốn đến tột bậc” của Hồ Chí Minh về cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân mình. Với đặc điểm này, cho dù với sự khiêm tốn tuyệt đối cần thiết, cũng phải nói rằng, so với những lãnh tụ cách mạng khác, Hồ Chí Minh có sự kết đọng đậm đặc hơn, quán triệt hơn, sâu xa và thấm thía hơn trong sự gắn bó tin yêu với nhân dân của mình và đồng thời hình ảnh Hồ Chí Minh sống trọn vẹn trong trái tim của họ. Hồ Chí Minh ở trong họ, gần gũi thân thiết với họ, nâng họ lên để cùng đứng với mình chứ không bao giờ đứng trên họ. Hồ Chí Minh với nhân dân mình là một. Nói như nhà báo Úc Burchett “Nói tới một người mà cả cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”, và như đòi hỏi của Charles Fourniau, nhà sử học Pháp “cần làm nổi bật một cách hiển nhiên và trên mọi tầm vóc, hình ảnh một con người đã là một trong ba hoặc bốn nhân vật vĩ đại nhất của phong trào công nhân và cách mạng thế giới, một trong những vĩ nhân của thế kỷ chúng ta” Hồ Chí Minh là con người của hành động, hành động rất thiết thực. Con người ấy không viết nhiều, không nói nhiều, không viết dài nói dài, song là con người làm, làm rất nhiều. Con người ấy nói ít, làm nhiều, thậm chí không cần nói, chỉ cần làm để rồi bằng việc làm cụ thể mà thuyết phục người ta làm theo mình. Nhưng như thế không hề là chủ thuyết của một nhà “triết học vô ngôn”, hoặc một “chính khách vô ngôn”. Hồ Chí Minh không phải không có những tác phẩm, những công trình, những bài viết, những diễn văn, những lời kêu gọi... Nhưng, tác phẩm lớn hơn cả, bài học sâu sắc nhất chính là cả cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Giờ đây đọc lại hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh, khởi đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, cho đến tư tưởng chỉ đạo hai cuộc chiến tranh cứu nước, giải phóng dân tộc là trước sau như một nhất quán với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mới thấy “vào thời ấy, hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ, khó lòng tưởng tượng. Nó nằm trong dòng sáng tạo cách mạng của những con ngừơi mà cống hiến lý luận và sự nghiệp đấu tranh vạch đường cho thời đại” (Phạm Văn Đồng). Đó là một con người sáng tạo, rất sáng tạo, con người đổi mới, thường xuyên đổi mới, đổi mới rất táo bạo. Con người ấy “có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn”. Từ quan điểm, đường lối cho đến cách sống, cách nói, cách viết, Hồ Chí Minh quyết liệt chống sự sáo mòn, hướng tới cái thiết thực, đạt tới hiệu quả cao nhất. Trong con người ấy có sự hòa quyện nhuần nhị lý trí với tình cảm và tâm linh, sự gắn kết rất tự nhiên giữa tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ, với bản lĩnh tinh nhạy của một chính khách, và sự khoan hòa nhân ái của một lãnh tụ nhân dân. Đặc điểm nổi bật ấy tạo ra phong thái rất độc đáo của Hồ Chí Minh không trộn lẫn vào đâu được. Nhờ vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi tầng lớp nhân dân một cách dễ dàng vì nó gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của họ, vừa rất truyền thống, vừa rất hiện đại. Biết cách làm cho dễ hiểu để đến được với người có trình độ học vấn thấp, song lại biết cách nâng cao lên để diễn đạt được chân lý của cuộc sống, thể hiện được khát vọng thầm kín và sâu xa của con người, nhất là những con người cùng khổ, con người bị áp bức. Cách tư duy cũng như cách ứng xử của Hồ Chí Minh, như có người nhận xét, “vừa rất ta, vừa rất tây”, đây cũng là một nét độc đáo rất Hồ Chí Minh. Đã có người quan sát và kể lại cách Hồ Chí Minh chọn và ngắt một bông hoa hồng trong vườn Phủ Chủ tịch để tặng một người phụ nữ Pháp là 100% châu Âu . Nhưng cách Bác Hồ bưng bát nước chè xanh của một cụ già nông dân mời, vừa thổi, vừa uống thì 100% là Việt Nam. Ở trong ứng xử cũng như trong cách viết, cách trả lời nhà báo nước ngoài, cách diễn đạt những mệnh đề lý luận của Hồ Chí Minh có sự tinh tế nhuần nhuyễn của những đường nét triết lý phương Đông và văn hóa phương Tây, vừa dân tộc vừa quốc tế. Việt Nam, Phương Đông, Phương Tây, thế giới, thời đại đều có trong cốt cách ứng xử của Hồ Chí Minh. Không quá cường điệu khi Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết: “Hình ảnh Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên”. Có thể nói một trong những nét độc đáo nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh là tính hệ thống đồng bộ của nó. Hệ thống đồng bộ trong những quan hệ tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hóa thành nhau của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tức là các chiều cạnh của cuộc sống xã hội. Đây chính là khái niệm mới về nền văn minh. Hồ Chí Minh không bị đẩy lệch về kinh tế, không rơi vào “kinh tế luận”, cũng không bị đẩy lệch về chính trị để rơi vào cái vũng bùn của quan điểm “chính trị là thống soái” từng gây nên bao thảm họa. Hồ Chí Minh càng không lệch về quân sự, để rơi vào sự sùng bái bạo lực, “chính quyền ra đời từ đầu ngọn súng” đấu tranh giai cấp, “một mất một còn” trong cuộc chiến “ai thắng ai”, cội nguồn của bao tai họa mà di lụy của nó vẫn chưa gột sạch, có lúc lại trở thành cách đánh lạc hướng những đòi hỏi về dân chủ, dân quyền và dân sinh rất thiết thực trong đời sống của người dân. Không bị rơi vào những sai lầm, lệch lạc đó, vì Hồ Chí Minh có nhận thức sâu sằc về tính hệ thống đồng bộ xã hội, và trong tổng thể xã hội ấy, một quan niệm về xã hội mới mà Hồ Chí Minh muốn xây dựng. Trong ấy, Hồ Chí Minh đặt con người ở vị trí trung tâm. Đó là nét đặc sắc nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà như thế có nghĩa là đặc biệt coi trọng về văn hóa, vì nói đến con người chính là nói đến văn hóa. Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình để nâng cao trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Không coi nhẹ kinh tế, không coi nhẹ chính trị, nhưng đặc biệt coi trọng văn hóa. Cố nâng đời sống kinh tế lên cho từng người, từng nhóm người, đặc biệt cho nhóm người đang có mức sống quá thấp, để trên cái nền của đời sống vật chất được nâng cao dần lên đó, mà có điều kiện đem lại hạnh phúc cho con người. Vì vậy, văn hóa là nhân tố đặc biệt quan trọng. Văn hóa bao gồm trí tuệ, tình cảm, phẩm chất, đạo đức, tóm lại là “cuộc sống người của con người”. Với đặc sắc tư tưởng nổi bật như vậy, Hồ Chí Minh đã mở ra con đường và phương pháp xây dựng xã hội mới của Việt Nam, cũng có thể có giá trị đối với các nước đang phát triển. Thấy khoa học, thấy công nghệ, thấy kinh tế, thấy lý trí và trí tuệ, nhưng những cái đó không phải cái đặc sắc và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Chỗ đặc sắc và sáng tạo của Hồ Chí Minh là nhận thức sâu sắc về tổng thể con người, về văn hóa. Tổng thế và văn hóa, tức là con người. Đó chính là tầm nhìn và cách tư duy để tìm kiếm con đường hiện đại, có thể rút ngắn đoạn đường, đi tắt để phát triển. Quán triệt điểm đặc sắc ấy của tư tưởng Hồ Chí Minh, thì về kinh tế sẽ tránh rơi vào nền kinh tế thị trường hoang dã, chộp giậ̣t, mà làm kinh tế, làm chính trị là để nhằm tôn vinh dân chủ, tức là tôn vinh người dân và con người . Nếu làm kinh tế thị trường đơn thuần với chính trị với hàm nghĩa những mưu lược, thì mục tiêu dù đạt được cũng dễ làm mất văn hóa, dễ “nuốt trôi” mất văn hóa. Ngược lại, xuất phát từ văn hóa, tức là từ con người thì sẽ nâng cao kinh tế và chính trị lên với những nội dung văn hóa được đưa vào. Nếu hiểu sâu sắc đặc điểm nổi trội ấy của tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ giúp hình thành một hệ thống giá trị chân chính của xã hội mới. Từ nét đặc điểm nổi trội ấy mà nhận ra tinh thần đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại đoàn kết để xây dựng xã hội mới. Mãi mãi đại đoàn kết dân tộc. Đây là điểm độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng của C.Mác, Ph.Angghen, V.I Lênin không tìm thấy điều này, hoặc nếu có đôi điều nói thoáng qua, chứ không tập trung, nổi bật như của Hồ Chí Minh. Qua quá trình tiến lên của cách mạng, mục tiêu, động lực và lực lượng không hề có sự sắp xếp loại bỏ, thay đổi, chỉ có sự nâng cao về chất mà không bớt đi về lượng , về số tầng lớp, số người tham gia. Nghĩa là, với Hồ Chí Minh, không có chuyện một bộ phận nào đó của nhân dân, một tầng lớp xã hội nào đó nửa chừng đứt gánh, không thể cùng chung con đường mình đang đi. Không có chuyện ai đó, tầng lớp nào đó chỉ là “bạn đường một đoạn” trong cả chặng đường dài, vì họ không còn đủ điều kiện theo đến cùng nên phải thải loại ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có luận điểm về sắp xếp lực lượng cách mạng trong từng giai đoạn, bố trí chiến lược, chiến thuật về lực lượng: lực lượng chủ lực, lực lượng đồng minh gần tức là đồng minh chiến lược, rồi đồng minh xa, tức là đồng minh chiến thuật, lực lượng trung lập lâu dài hoặc trung lập từng lúc một như trong những chỉ dẫn của C.Mác, Ph Angghen, V.I Lênin. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có thể có những thay đổi về mục tiêu cụ thể, thay đổi về nhiệm vụ, chủ trương và phương pháp nhưng không có sự thay đổi về lực lượng cách mạng. Trong học thuyết và tư tưởng của C.Mác, Ph Angghen, V.I Lênin có khái niệm “bạn đường một đoạn”, trong Hồ Chí Minh không hề có điều ấy. Cũng đã có một số người vì những lý do nào đó không thể đi theo Hồ Chí Minh, trong đó có người rất đau lòng, nuối tiếc vì hoàn cảnh bắt buộc và rồi sau đó họ quay trở lại với Hồ Chí Minh. Cũng có thể nói, chỉ có ai đó đã bỏ Hồ Chí Minh, chứ Hồ Chí Minh thì không bỏ một ai. Ai đó tự loại trừ chính mình, chứ Hồ Chí Minh không loại trừ ai. Phải lưu ý nhấn mạnh điều này vì, cũng đã có người nhân danh cách mạng đã làm hoen ố sự chân thành, thủy chung như nhất của Hồ Chí Minh với khối đại đoàn kết dân tộc. Bằng những thủ đoạn bè phái, hẹp hòi, họ đã làm tổn thương đến niềm tin của dân đối với tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đã làm vấy bẩn hình ảnh Hồ Chí Minh trong sự tin yêu và thân thiết với tấm lòng rộng mở và chân thành cuỉa Hồ Chí Minh, làm cho những ngừơi trung thực giảm lòng tin vào Hồ Chí Minh. Những hẹp hòi, thiển cận, thủ đoạn của họ đã gây nên những tổn thất cho sự nghiệp mà Hồ Chí Minh suốt đời đeo đuổi. Hồ Chí Minh rất coi trọng cá nhân từng người trong cộng đồng dân tộc. Điều này do nhiều nhân tố tạo thành chứ không phải chỉ là do tiếp thu được từ học thuyết của C.Mác. Nếu có tiếp thu thì là tiếp thu cái cốt lõi có giá trị nhất của học thuyết ấy bằng  truyền thống về nhân văn sâu xa từ triết lý cổ đại thời Hy La, rồi hiện đại dần lên đến thời cổ điển, phục hưng, khai sáng cho đến thời hiện đại của phương Tây. Có thể nói, truyền thống nhân văn ấy là phần rất nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Về mặt coi trọng cá nhân con người, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chừng mực nào đó, là rộng hơn C.Mác. Điều này gắn liền với giá trị tinh thần Việt Nam trong truyền thống văn hóa phương Đông đối với con người. Điểm nổi bật nhất của giá trị đó chính là biểu hiện xuyên suốt trong cuộc đời, trong sự nghiệp và trong tư tưởng bản chất người, bản chất dân tộc của Hồ Chí Minh. Có được điều ấy vì Hồ Chí Minh phải sống và hoạt động trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Những đốm lửa cách mạng được nhen nhóm từ trong điều kiện rất hiểm nghèo, khắc nghiệt của chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam, phải chắt chiu, trân trọng gìn giữ và phát huy từng cá nhân con người, phải coi trọng từng cá nhân con người mới có thể thổi bùng lên ngọn lửa của Cách mạng Tháng Tám và ngọn lửa kháng chiến của các cuộc kháng chiến trường kỳ trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh nâng niu trân trọng con người, từng cá nhân con người, nhẫn nại thức tỉnh, giác ngộ, đào tạo từng người, không nề hà công sức, không quản ngại khó khăn, năng nhặt chặt bị, từng ly từng tí một góp gió thành bão. Khởi đầu từ cái cụ thể tưởng như nhỏ nhặt không đáng kể để rồi trở thành một công trình vĩ đại mang ý nghĩa thời đại, ý nghĩa lịch sử. Đi khắp năm châu bốn biển, ôm ấp một hoài bão lớn lao về giải phóng dân tộc mình, góp phần giải phóng loài người, nhưng khi trở về lại mảnh đất của quê hương, đất nước thì lại có thể kiên trì giúp đỡ, dìu dắt, giác ngộ cho một đồng bào của mình ở miền núi, từ việc nhẫn nại dạy chữ, giảng giải về hoạt động cách mạng để người đó có thể trực tiếp tham gia rồi dần dần trở thành người cán bộ cách mạng. Không chỉ là cá biệt một người, mà nhiều trường hợp với nhiều người khác cũng đã được Hồ Chí Minh trực tiếp dìu dắt, giúp đỡ mà trưởng thành. Biết đánh giá, sử dụng và phát huy từng người cả đức và tài của họ. Trong rất nhiều trường hợp, nhất là trong những trường hợp có ý nghĩa lịch sử, thiên tài của Hồ Chí Minh thể hiện ra ở đây là chọn rất đúng và rất trúng người đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ lịch sử ấy. Tôn trọng, chăm lo, tạo điều kiện làm nảy nở và tạo dựng nên nhân cách của từng ngừơi. Hồ Chí Minh hiểu rõ thế nào là nhân cách, rất dễ dàng cảm thông, trân trọng nhân cách và cá tính của con người. Nếu nhớ lại rằng, do điều kiện đặc biệt của người chiến sĩ cách mạng luôn luôn phải đối phó với hoàn cảnh khắc nghiệt bởi tính chất của công việc và mạng lưới bủa vây, truy lùng của kẻ thù, Hồ Chí Minh không có gia đình, không có được môi trường sống bình thường của một con người trong tình cảm, nghĩa vu và ứng xử hàng ngày với ông bà, cha mẹ, vợ con, anh chị em… Hiểu như vậy mới thấy hết được cái lớn của tấm lòng cảm thông và cung cách ứng xử hàng ngày của Hồ Chí Minh với mọi người, với từng người. Hồ Chí Minh thực hiện một cách mẫu mực và chân thật sự bình đẳng của các cá nhân, không hề cường điệu, phân biệt giữa người bình thường với người giữ trọng trách, người ở cương vị cao chót vót. Hồ Chí Minh thường xuyên hỏi ý kiến các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước song cũng đồng thời sẵn sàng và thành thật hỏi ý kiến những đồng chí cấp dưỡng, lái xe, bảo vệ mình gặp hàng ngày. Người ta kể lại rằng, có lần Hồ Chí Minh không chấp nhận ý kiến của một Uy viên Bộ Chính trị, nhưng lại lắng nghe và chấp nhận ý kiến của một người cấp dưỡng. Bằng cuộc sống đầy bản sắc của riêng mình, Hồ Chí Minh biết và hiểu được theo chiều sâu bản sắc của từng người, từng hạng người để tôn trọng và giúp trau giồi bản sắc ấy ở mỗi người. Hồ Chí Minh đều rất tôn trọng cả hai mặt: một mặt là cải tạo hoàn cảnh bên ngoài trở nên hoàn cảnh có tính người như C.Mác nói, để qua đó, cải tạo con người và làm nên được bản sắc của con người mới. Một mặt khác, đi vào chiều sâu bên trong của từng con người như tâm linh dân tộc, tâm linh tôn giáo, tính chất trí thức, đặc điểm thế hệ, tâm lý cá nhân, những khát vọng, những nét bản sắc của từng cá nhân ấy. Phương pháp luận để hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi để hiểu được sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi nghiệm ra rằng, cần phải xác lập cho mình một cách thức tìm hiểu, điều mà người ta hay nói là phương pháp luận. Xin gợi ra đây những suy ngẫm về vấn đề này. Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự bình thường sau khi đã trải qua sự cao siêu; có sự giản dị sau khi đã trải qua sự phong phú, đa dạng, phức tạp; cụ thể sau khi đã trải qua trừu tượng; mộc mạc sau khi đã rất tinh tế; đạm, rất đạm sau khi đã rất nồng; khiêm nhường sau khi đã từng trải để rất biết người, biết mình; ung dung, thanh thản sau khi tự mình đã trải nghiệm qua biết bao sự chịu đựng cay đắng đủ điều, từ sự chịu đựng vì sự nghiệp của nước, của dân cho đến sự đắng cay của cuộc sống cá nhân, của thân phận con người. Vì vậy, đơn giản hóa, tầm thường hóa, dung tục hóa, hoặc ngược lại rắc rối đến cầu kỳ, phức tạp, đi sâu vào tầm chương trích cú, tìm sự phong phú ở cái rậm rạp, xô bồ trong cách nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thì rồi dù vô tình hay cố ý cũng đều không dẫn đến cách nắm bắt và tiếp nhận cái cốt lõi của tư tưởng Hồ chí Minh. Cũng giống như những nhà tư tưởng lớn của loài người mà Hồ Chí Minh đã học hỏi tiếp thu, tư tưởng Hồ Chí Minh có sự đa dạng, nhiều chiều, năng động, luôn luôn phát triển chứ không phải là “nhất thành bất biến”. Chỉ có một điều cần thấy rõ, đó là, từ lúc manh nha, đến lúc hình thành, và khi vận dụng vào cuộc sống, rồi được sửa chữa, bổ sung, đều đã thể hiện sự nhất quán, rất nổi bật “tính chất trước sau như một” của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cả hai biểu hiện ấy, “đa dạng, năng động, nhiều chiều, không“nhất thành bất biến” thống nhất với sự nhất quán, “trước sau như một”, xin được gọi là “tính chất một” cực kỳ hàm súc của tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn. Chú ý đến biểu hiện ấy trong phương pháp luận nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là chú ý đến sự gặp gỡ thú vị của phong cách Hồ Chí Minh với xu thế hiện nay của khoa học và của đặc điểm trí tuệ của thời đại là: tổng thể hóa trong đa dạng, chứ không chỉ là chuyên biệt hóa ngày càng sâu, càng tinh vi khi đi sâu vào phân tích cụ thể mà thiếu sự tổng hợp. Đây là sự tổng thể hóa đầy mâu thuẫn trong đời sống và hoạt động của con người, từ cá nhân đến cộng đồng, từ một góc tâm linh, một nét tiềm thức hoặc là vô thức sâu kín, bí ẩn nhất của mỗi con người, cho đến động thái của mỗi dân tộc và của cả loài người. Có sự tổng thể hóa nhiều sắc thái của kiến thức và nghiên cứu khoa học của con người, nó là kết quả đan xen vào nhau, trở thành nhau của nhiều ngành, nhiều phương pháp khoa học, trong khi mà sự chuyên biệt hóa, bên cạnh mặt mạnh của nó, ngày càng bộc lộ những nhược điểm khá rõ. Đó là sự liên ngành, mà thực chất mới chỉ là sự phối hợp, kết hợp giữa nội dung và phương pháp của nhiều ngành để bổ sung và làm sáng tỏ cho nhau nhưng vẫn chưa bộc lộ hết tiềm năng của nó, chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại. Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh phải là sự nghiên cứu rất hiện đại, chứ chỉ dừng lại phương pháp liên ngành như đã từng có trong nửa cuối thế kỷ XX thì chưa đủ và đã bị vượt qua. Phương pháp phân tích cụ thể quá sẽ thành ra chi li, dẫn đến phân tán. Tuy rằng đi sâu vào từng lĩnh vực của tư tưởng Hồ Chí Minh thì cần thiết, song chưa đủ. Cách nghiên cứu  tư tưởng Hồ Chí Minh có triển vọng nhất đó là một, nhất quán trong đa dạng, tổng thể hóa trong phong phú. Với phương pháp luận đó thì có thể sẽ tìm ra và nhấn mạnh không nhiều, nhưng lại có sức khái quát lớn. Tư tưởng Hồ Chí Minh là thiết thực và hành động, cho nên phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp nhận và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng phải như vậy. Sự nghiên cứu uyên bác là rất cần, càng uyên bác, thâm thúy thì càng hay, nhưng cần luôn luôn ghi nhớ cái chất của Hồ Chí Minh, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là thiết thực và hành động. Uyên bác và thâm thúy nhất của  Hồ Chí Minh là thiết thực và có hiệu quả trong hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chân thực. Bởi vậy, vấn đề là phải làm sao phát hiện được, tiếp nhận được tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự chân thực đó. Trong những thiên lệch cần phải tránh thì trước hết phải tránh sự “tụng ca”, “vĩ nhân ca”. Không nên và không thể cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh, vì tư tưởng ấy cũng chính là nhân cách Hồ Chí Minh. Mọi ý định, cho dù là thiện chí muốn thêm vào thì chỉ là trừ đi, và nếu Hồ Chí Minh biết thì sẽ cười rằng “đừng vẽ rắn thêm chân”! Sự cường điệu về chất, về mức là không trung thực, hoàn toàn không cần thiết, hơn nữa, là có hại. Vấn đề là ở chỗ nhận cho ra đâu là nét đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua việc làm, qua cách sống, qua lời nói, qua bài viết, qua cơ đồ, qua sự nghiệp. Đừng cố tìm ở Hồ Chí Minh cái gì cũng đều có, cũng đều “vĩ đại”, vì như vậy chính là xuyên tạc, hạ thấp hoặc là bôi nhọ tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thấy cho rõ, cho đúng, cho đủ những thiếu sót, sai lầm chủ quan đã để lại dấu ấn trong tư tưởng, trong việc làm, trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Những cái đó không  thể không có, vì Hồ Chí Minh là một con người chứ không phải là một vị thánh. Hồ Chí Minh không thể không có sai lầm, cần phải khách quan và trung thực chỉ ra. Chỉ ra được những sai lầm và tác hại của nó một cách đúng đắn là thể hiện sự kính trọng và tin yêu. Cùng với cái đó, cũng phải phân tích rõ những hạn chế lịch sử mà Hồ Chí Minh không thể vượt qua được, những hạn chế đó cũng để lại những di lụy không nhỏ trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sự nâng niu, bảo quản như bảo quản một di vật quý trong bảo tàng. Kế thừa là vận dụng và phát triển. Vậy thế nào là kế thừa và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, điều kiện của dân tộc, của thế giới, của thời đại? Đây là một khó khăn phức tạp và có thể tác động ngược lại đến việc nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông thường, việc kế thừa và vận dụng một tư tưởng đòi hỏi một sự lựa chọn. Nếu không có sự lựa chọn thì cũng không thể có sự kế thừa, vận dụng và phát huy. Và nói lựa chọn tức là đòi hỏi phải bỏ qua một số điểm nào đó, cố ý làm nổi bật lên hay làm nhẹ bớt đi một số điều nào đó, là nắm bắt những thông điệp nào đó và lướt qua những thông điệp nào đó. Đó là cách làm đúng đắn mang tính kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan