Khi đến thời hạn thực hiện nhĩa vụ mà người có nghãI vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với người có quyền. Tuy nhiên, nếu sự vi phạm này chưa gây ra thiệt hại thì người vi phạm chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu sự vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại cho người bị vi phạm thì người vi phạm phảI chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ mà trách nhiệm dân sự này được phân thành hai loại: Trách nhiệm phảI thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Giải quyết vấn đề:
I. KháI niệm:
Trách nhiệm của người thực hiện nghĩa vụ không đúng cam kết (sau đay gọi là trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ) là một trách nhiệm pháp lí nói chung. Đó là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước để thực hiện các quy phạm cảu pháp luật, áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, gây nên hậu quả pháp lí không có lợi cho người đó.
Khi xác lập một cam kết (hợp đồng) dân sự, các bên có các quyền và nghĩa vụ theo nội dung cảu cam kết đó. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ). Thì phảI gánh chịu những hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu.
Khoản 1 Điều 302 BLDS quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phảI chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.
Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ chỉ phát sinh khi có một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một trong những loại trách nhiệm pháp lí nói chung nên giống như loại trách nhiệm pháp lí khác, nó có những đặc điểm chung sau đây:
- Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.
- Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nướcvà do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Luôn mang đến một hậu quả pháp lí bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài những đặc điểm đã nêu trên, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc điểm riêng biệt sau:
- Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ cảu người có nghĩa vụ dân sự.
- Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp (gắn liền) với tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong các quan hệ nghĩa vụ bao giờ cũng mang tính chất tài sản, vì vậy việc vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, trách nhiệm dân sựu của người vi phạm là phảI bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất.
- Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghãI vụ nhưng cũng có thể được áp dụng đối với người khác (người đại diện cho người chưa thành niên).
- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phảI gánh chịu là việc bắt buộc phảI tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phảI bồi thường thiệt hại nhằm để thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm. Vì vậy, về mặt khách quan, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể đang tham gia với nhau một quan hệ nghãI vụ dân sự khi có một bên vi phạm nghĩa vụ dân sự đó; về mặt chủ quan, trách nhiệm dân sự được hiểu là việc gánh chịu một hậu quả mang tính tài sản của bên vi phạm nghĩa vụ , qua đó đẻ khắc phục hậu quả của bên bị vi phạm.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế cảu Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phảI bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho phía bên kia.
Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ. Đối với các chủ thể tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc để cho các bên tự giác thực hiện, pháp luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý thức tự giác của các chủ thể, đồng thời để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự.
II. Phân loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.
Khi đến thời hạn thực hiện nhĩa vụ mà người có nghãI vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với người có quyền. Tuy nhiên, nếu sự vi phạm này chưa gây ra thiệt hại thì người vi phạm chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu sự vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại cho người bị vi phạm thì người vi phạm phảI chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ mà trách nhiệm dân sự này được phân thành hai loại: Trách nhiệm phảI thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1. Trách nhiệm phỉa thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Với trách nhiệm này, người vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên kia. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên cso nghãI vụ vẫn không thực hiện, thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên kia phảI thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Loại trách nhiệm này bao gồm:
Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 302 BLDS).
Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc. (Điều 304 BLDS).
Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 305 BLDS).
Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự (điều 306 BLDS).
a. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật.(Điều 304 BLDS).
Trong việc thực hiện nghĩa vụ giao vật, phảI căn cứ vào đối tượng là vật để thực hiện. Nếu là vật đặc định, tức là vật phân biệt được với các vật khác bằng những dặc trưng riêng về kí hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí, thì người có nghĩa vụ phảI giao đúng vật đó. Nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì người có nghĩa vụ phảI thanh toán giá trị của vật và bồi thường thiệt hại khác (nếu có). Vấn đề này được quy định tại khoản 1 Điều 304 BLDS.
“Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên cso nghĩa vụ phảI giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phảI thanh toán giá trị của vật.”
Ví dụ: A kí hợp đồng cho B thuê một căn nhà mặt đường rộng 40m2 để B mở quán ăn. Hai bên thỏa thuận đến tháng 4- 1996 thì A giao nhà cho B. Tháng 4 – 1996, khi B đã chuẩn bị đồ chuyển căn nhà được thuê theo giá thỏa thuận với A thì lúc này A vẫn đang cho người khác thuê. A đã ngăn đôI căn phòng và định giao cho b căn phòng bên trong (không có mặt đường). B không nhất trí và đòi A phảI bồi thường cho B vì A không giao đúng nhà như thỏa thuận. Như vậy, trong trường hợp này, A là người vi phạm nghĩa vụ, đã không giao đúng vật như đã thỏa thuận với B. Do vậy, A phảI bồi thường thiệt hại cho B khi B không mở được quán theo kế hoạch.
Còn đối với vật cùng loại- là vật được xác định bằng những đơn vị đo lường do chúng có những dấu hiệu, tính năng, tác dụng hoặc phẩm chất chung như gạo, đường, muối…Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện được nghãI vụ giao vật thì phảI thanh toán giá trị của vật và phảI bồi thường thiệt hại (nếu có). Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là vật cùng loại thì người có nghĩa vụ phảI giao đúng số lượng, chất lượng, quy cách như đã thỏa thuận, phảI giao đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng phương thức như hợp đồng đã thỏa thuận.
Vấn đề này được quy định tại khảon 2 Điều 304 BLDS:
“Khi bên có nghãI vụ không thực hiện được nghãI vụ giao vật cùng loại thì phảI thanh toán giá trị của vật”.
Ví dụ: Từ tháng 6 – 1990 đến tháng 8- 1990, vợ chồng anh L và chị T vay của vợ chồng chị H tổng số tiền là 22.208.000 đồng và thỏa thuận miệng lãi suất 9%/tháng. Tháng 12- 1990, chị H đòi vợ chồng chị T phỉa trả cả gốc và lãI nhưng vợ chồng chị T không có để trả. Ngày 2-12-1990, anh L đến nhà chị H viết giấy bán nhà (mà vợ chồng anh đang ở) cho anh M – chồng chị H với giá 25 triệu đồng. Trong giấy này, anh L ghi đã nhận đủ số tiền trên tại nhà anh M, chị H và đề nghị ủy ban xã cho làm thuế trước bạ 2,5 triệu đồng. Sau đó anh L không giao nhà cho chị H nên ngày 17-12-1990 vợ chồng chị H có đơn kiện đến Toà án yêu cầu vợ chồng anh L phảI giao nhà cho chị H.
Tòa án tối cao xét hợp đồng mua bán nhà giữa anh L và anh M ngày 2-12-1990 thực chất là giấy gán nợ và không được vợ anh L là chị T thỏa thuận nên không có giá trị. Do vậy, Tòa án hủy hợp đồng mua bán nhà này, đồng thưòi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các hoản tiền vay không thời hạn và có lãi ở ngoài tổ chức tín dụng thì mức lãI suất trong thời gian vợ chồng anh L vay nợ chị H là 6%/tháng. Từ đó tính số tiền cả gốc và lãI mà vợ chồng anh L phảI trả chị H.
Chúng ta thấy, đối với nghĩa vụ giao vật, nếu người có nghãI vụ không thực hiện việc giao vật theo đúng thảo thuận hay quy định của pháp luật thì đều phảI thanh toán giá trị của vật và bồi thường thiệt hại nếu có, tức là cùng với việc giao vật thực tế vẫn phảI bồi thường thiệt hại, theo như quy định tại khảon 3 Điều 304 BLDS:
“trong trường hợp bên có nghãI vụ không thực hiện được nghãI vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phảI bồi thường thiệt hại cho bên có quyền”.
b. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phảI làm một việc hoặc không được làm một công việc.
Khi các bên trong quan hệ dân sự thỏa thuận về việc phảI thực hiện một công việc nào đó thì bên có nghĩa vụ phảI thực hiện công việc theo đúng các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ: đúng đồi tượng, đúng địa điểm, đúng phương thức…như các bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
“Trong trường hợp bên có nhĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phảI thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lí và bồi thường thiệt hại.” (Khoản 1 Điều 304)
Ví dụ: A hợp đồng thuê b chở cho A 50 tạ xi măng đến công trình vào ngày 1-4-1995. Đến ngày 1-4-1995 không thấy B chở đến, A phảI thuê người khác chở từ nơI khác đến để kịp công trình. Trong trường hợp này, A cso quyền yêu cầu B phảI thanh toán chi phí thuê người chở xi măng và buộc B phảI bồi thường một khoản nhất định.
Đối với nghĩa vụ mà đối tượng của nó là không được làm một công việc nhất định, mà người có nghãI vụ lại làm công việc đó thì "gười có quyền được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôI phục tình trang ban đầu và bồi thường thiệt hại”. (khoản 2 Điều 304).
Chẳng hạn trường hợp A thuê nàh của B. Trong hợp đồng quy định a không được sửa ssang, thay đổi kiến trúc ngôI nhà. Nhưng sau đó A đã tự ý dỡ bỏ một phần ngôI nà để làm sân cho mục đích riêng của mình. Như vậy A đã vi phạm nghĩa vụ không được làm một việc nhất định. B có quyền buộc A khôI phục lại tình trạng ban đầu của ngôI nhà đồng thời buộc A phỉa bồi thường thiệt hại.
c. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 305).
Nếu người có nghĩa vụ chưa thực hiện nghĩa vụ khi đã đến hạn thì người có quyền có thể gia hạn để người có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ của mình, nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện xong thì thì theo yêu cầu cảu bên cso quyền, bên cso nghãI vụ vẫn phỉa thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A thuê b xây một căn nhà cấp bốn rộng 60m2 để A làm kho chứa hàng. Hạn đến ngày 30-6-1995 phảI xong để kịp thòi chuyển hàng vào kho. Nhưng đến ngày 30-6-1995 khi A tập kết hàng về thì B chưa xây xong nhà kho. Hàng để ngoài trời, gặp trời mưa lớn nên bị hư hỏng nặng. Trong trường hợp này A có quyền yêu cầu B tiếp tục xây xong căn nhà kho, đồng thời phảI bồi thường thiệt hại do số hàng bị hỏng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự.doc