Tiểu luận Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

A) Khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý quốc tế:

I) Định nghĩa và bản chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế:

II) Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế:

III) Các hành vi làm phát sinh quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế:

B) Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế:

I) Khái niệm và ý nghĩa:

1) Khái niệm trách nhiệm pháp lý chủ quan:

2) Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý chủ quan:

II) Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý chủ quan:

1) Cơ sở pháp lý:

2) Cơ sở thực tiễn:

a) Có hành vi trái pháp luật quốc tế:

b) Có thiệt hại xảy ra:

c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:

III) Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan:

1) Trách nhiệm vật chất và các hình thức tương ứng:

a) Trách nhiệm vật chất:

b) Các hình thức thực hiện trách nhiệm:

2) Trách nhiệm phi vật chất và các hình thức tương ứng:

a) Trách nhiệm phi vật chất:

b) Các hình thức thực hiện:

IV) Các căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế:

C) Thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan trong Luật quốc tế:

 

 

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7573 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU A) Khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý quốc tế: I) Định nghĩa và bản chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế: II) Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế: III) Các hành vi làm phát sinh quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế: B) Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế: I) Khái niệm và ý nghĩa: 1) Khái niệm trách nhiệm pháp lý chủ quan: 2) Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý chủ quan: II) Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý chủ quan: 1) Cơ sở pháp lý: 2) Cơ sở thực tiễn: a) Có hành vi trái pháp luật quốc tế: b) Có thiệt hại xảy ra: c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: III) Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan: 1) Trách nhiệm vật chất và các hình thức tương ứng: a) Trách nhiệm vật chất: b) Các hình thức thực hiện trách nhiệm: 2) Trách nhiệm phi vật chất và các hình thức tương ứng: a) Trách nhiệm phi vật chất: b) Các hình thức thực hiện: IV) Các căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế: C) Thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan trong Luật quốc tế: LỜI MỞ ĐẦU Trách nhiệm pháp lý chủ quan là một nội dung quan trọng trong chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong thực tiễn quốc tế hiện nay, khi mà thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các quốc gia đang ngày càng vươn lên khẳng định vị thế của mình,việc tìm hiểu và nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo quyền lợi của từng quốc gia và lợi ích chung của toàn nhân loại. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan cũng có một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này. A) Khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý quốc tế: I) Định nghĩa và bản chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế: Trách nhiệm pháp lý quốc tế là hậu quả pháp lý phát sinh đối với chủ thể của luật quốc tế, bao gồm nhiệm vụ của bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất và quyền của bên bị hại yêu cầu bên gây hại bồi thường hoặc tự gánh chịu những chế tài nhất định trong khuôn khổ pháp luật quốc tế. Bản chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế trong khoa học luật quốc tế được thể hiện như sau: Trách nhiệm pháp lý quốc tế là công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế. Có ý nghĩa răn đe đối với các chủ thể có hành vi vi phạm. Nhằm khôi phục và lập lại các quyền cũng như trật tự pháp lý quốc tế bị xâm hại. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác đồng thời đảm bảo cho luật quốc tế được thực hiện nghiêm túc trong thực tế. II) Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế: Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế là chủ thể của luật quốc tế, bao gồm chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế và các chủ thể thực hiện truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong số các chủ thể của trách nhiệm pháp lý quốc tế nói chung, quốc gia là chủ thể phải chịu trách nhiệm về những hành vi nhất định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, không phụ thuộc vào việc họ ở trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Quốc gia phải gánh chịu trách nhiệm về những hành vi của cơ quan nhà nước, cả trong trường hợp cơ quan hoặc người đại diện các cơ quan đó lạm dụng chức vụ hoặc hoạt động vượt quá thẩm quyền, gây thiệt hại cho chủ thể khác của luật quốc tế. Đối với hành vi của cá nhân là công dân của quốc gia thì trách nhiệm pháp lý quốc tế của một quốc gia sẽ được đặt ra khi có cơ sở để khẳng định rằng quốc gia đã không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết để trừng trị cá nhân vi phạm hoặc giữ gìn trật tự công cộngn theo yêu cầu của pháp luật nói chung. Luật quốc tế cũng quy định rõ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân có hành vi vi phạm luật quốc tế, đe dọa hòa bình hoặc làm ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế. Địa vị pháp lý của cá nhân không là cơ sở để loại bỏ trách nhiệm hình sự của những người này, khi cá nhân đó có hành vi vi phạm mang tính chất là tội ác quốc tế. III) Các hành vi làm phát sinh quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế: *) Hành vi vi phạm pháp luật quốc tế: Là những hành vi bất hợp pháp theo quy định của Luật quốc tế được thể hiện bằng những hình thức hành động hoặc không hành động. Bao gồm hai loại hành vi là Hành vi tội ác quốc tế và hành vi vi phạm pháp luật quốc tế thông thường. *) Hành vi không vi phạm pháp luật quốc tế: Trong khoa học Luật quốc tế, hành vi không vi phạm pháp luật quốc tế còn gọi là hành vì mà luật quốc tế không cấm. B) Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế: I) Khái niệm và ý nghĩa: 1) Khái niệm trách nhiệm pháp lý chủ quan: Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan là hậu quả pháp lý quốc tế phát sinh với chủ thể của luật quốc tế từ hành vi trái pháp luật gây ra các thiệt hại cho các chủ thể khác của luật quốc tế, bao gồm: nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại bằng vật chất hoặc phi vật chất và nghĩa vụ gánh chịu những chế tài nhất định do cộng đồng quốc tế thực hiện trong từng trường hợp cụ thể nhất định. 2) Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý chủ quan: - Tạo ra các cơ chế đảm bảo và thực thi luật quốc tế một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ, không thiếu mà cũng không thừa. - Bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế không bị xâm hại bất hợp pháp. - Khắc phục các thiệt hại xảy ra do các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. II) Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý chủ quan: 1) Cơ sở pháp lý: Xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể luật quốc tế là dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật về hành vi do chủ thể thực hiện bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Các quy định này được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của tòa án và trọng tài quốc tê, các văn bản bắt buộc của tổ chức quốc tế và văn bản đơn phương của quốc gia. Nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm pháp lý của các quốc gia có thể xuất phát từ các văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ, trong các quyết định của Tòa án quốc tế, Tòa xác định hành vi vi phạm pháp luật, xác định các loại và hình thức trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia vi phạm. Trường hợp đó, Tòa không tạo ra các quy phạm mới nhưng trong quyết định của Tòa chứa đựng các nghĩa vụ cụ thể của quốc gia vi phạm và quyền của quốc gia bị thiệt hại. Trong một số trường hợp xác định, các văn bản đơn phương của các quốc gia cũng có thể là cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Các văn bản đơn phương ghi nhận cam kết tự nguyện của quốc gia ban hành đã được các quốc gia khác thừa nhận. Ví dụ: quốc gia tuyên bố về quyền tự do quá cảnh qua lãnh thổ của mình, xác định chiều rộng lãnh hải, cho phép các tàu nước ngoài vào đánh bắt cá ở vùng đặc quyền kinh tế. Trong các trường hợp như vậy, quốc gia không thể cấm các quyền đó của các quốc gia khác, nếu không có thông báo trước một cách hợp lý về việc đình chỉ cam kết đơn phương. 2) Cơ sở thực tiễn: a) Có hành vi trái pháp luật quốc tế: Là hành vi vi phạm các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết quốc tế, kể cả việc không thực hiện những hành vi cần phải thực hiện theo đúng quy định của luật quốc tế nhằm ngăn ngừa, trừng trị kẻ vi phạm. Về phương diện khách quan, tính trái pháp luật quốc tế được biểu hiện ở sự mâu thuẫn giữa hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế so với các quy định của luật này. Như vậy, hành vi trái pháp luật sẽ xuất hiện trọng trường hợp, khi chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ quốc tế của mình, gây ra hậu quả thiệt hại về lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chủ thể khác. Có thể xuất phát từ việc quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ quốc tế đã cam kết. Tại hội nghị Lahaye 1930, ủy ban pháp điển hóa luật quốc tế đã ghi nhận việc “quốc gia phải chịu trách nhiệm về những hành vi của cơ quan mình gây tổn hại cho quốc gia khác vì không tôn trọng nghĩa vụ quốc tế”. Có thể là hành vi không thực hiện những nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ tố tụng quốc tế, ví dụ, nghĩa vụ phải chấp hành các phán quyết của tòa án hay trọng tài quốc tế trong khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia mà các bên đã tự nguyện thừa nhận thẩm quyền của những cơ quan này theo đúng qyu chế của tòa án, trọng tài quốc tế. Đôi khi hành vi trái pháp luật còn bắt đầu từ việc quốc gia làm trái với những quy định trong các văn bản pháp luật mà quốc gia đơn phương ban hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện các quyền chính đáng của họ, chẳng hạn như trường hợp quố gia đơn phương đình chỉ một cách bất hợp pháp việc thực hiện chế đố pháp lý trên các vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, hay vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây cản trở cho quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong các vùng đó theo như quy định thông thường của pháp luật quốc gia cũng như Luật biển quốc tế. Hành vi trái pháp luật luôn được coi là điều kiện cơ bản để có cơ sở xác định có hay không trách nhiệm pháp lý quốc tế. Thiếu điều kiện này thi không đặt ra trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan. b) Có thiệt hại xảy ra: Để buộc một chủ thể luật quốc tế phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình thì hành vi đó dù ở mức độ hay hình thức nào cũng phải đã gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Thiệt hại có thể là thiệt hại vật chất (như lãnh thổ, tài sản quốc gia) hoặc là thiệt hại phi vật chât (như chủ quyền, danh dự, uy tín quốc gia). Nhiều trường hợp, thiệt hại mà một quốc gia phái gánh chịu vừa là thiệt hại vật chất vừa là thiệt hại phi vật chất. Xác định rõ yếu tố thiệt hại là cơ sở quan trọng để tính toán việc bồi thường. Quốc gia gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp liên quan mà thôi. So với điều kiện về hành vi trái pháp luật, yếu tố thiệt hại không có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định có trách nhiệm pháp lý quốc tế hay không nhưng lại là cơ sở để giải quyết bồi thường thiệt hại khi xác định đã có trách nhiệm pháp lý chủ quan. c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Luật quốc tế buộc chủ thể có hành vi trái pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trước thiệt hại gây ra nhằm thỏa mãn hai mục đích: Ngăn ngừa, khắc phục hậu quả xấu và trừng trị chủ thể vi phạm, duy trì sự ổn định của trật tự pháp lý quốc tế. Mục đích đó đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc xác định đúng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm là mối quan hệ của sự vận động nội tại mà về nguyên tắc, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong một thời gian xác định. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại với ý nghĩa là một trong số các yếu tố xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan đảm bảo tính khách quan, tính quy luật, tránh sự suy diễn chủ quan. Ngoài ba yếu tố có ý nghĩa là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý nêu trên, hiện nay vấn đề lỗi của chủ thể vi phạm không được coi là yếu tố có tính điều kiện trong xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế như cách quan niệm truyền thống trước đây. Trong thực tiễn, nhiều trường hợp, trước hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của chủ thể mà đặt vấn đề xem xét hành vi đó có lỗi hay không để dựa vào đó xác định có hay không trách nhiệm pháp lý quốc tế là việc làm không mang tính thực tế. Lỗi trong trách nhiệm pháp lý quốc tế không là yếu tố nhất thiết bắt buộc phải làm rõ khi xác định có hay không có trách nhiệm pháp lý quốc tế của một chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế. III) Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan: 1) Trách nhiệm vật chất và các hình thức tương ứng: a) Trách nhiệm vật chất: Trách nhiệm vât chất là một dạng trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt vật chất cho chủ thể bị hại. Thể loại vật chất xuất hiện khi có các yếu tố cấu thành vi phạm là có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế; có thiệt hại vật chất trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại vật chất xảy ra. Thể loại vật chất cũng có hai hình thức, khôi phục nguyên trạng (Restitusia) và đền bù thiệt hại (Reparasia). b) Các hình thức thực hiện trách nhiệm: Hình thức khôi phục nguyên trạng là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó, bên gây thiệt hại có nghĩa vụ khôi phục lại các thiệt hại vật chất cho bên bị hại gần với hiện trạng vật chất ban đầu. Hình thức khôi phục nguyên trạng chỉ thực hiện trong trường hợp có điều kiện (ví dụ, xây lại cây cầu bị phá, trả lại đồ vật bị tịch thu…). Hình thức đền bù thiệt hại là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó bên gây thiệt hại đền bù các thiệt hại vật chất cho bên bị hại bằng tài sản hoặc bằng tiền giá trị tương đương với tài sản đã bị thiệt hại. Hình thức đền bù thiệt hại được thực hiện theo cách thức, bên gây hại đền bù thiệt hại thực tế về vật chất cho bên bị hại bằng tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị tương đương với tài sản bị tổn thất do hành vi vi phạm gây ra. 2) Trách nhiệm phi vật chất và các hình thức tương ứng: a) Trách nhiệm phi vật chất: Trách nhiệm phi vật chất là trách nhiệm pháp lý quốc tế, theo đó, chủ thể vi phạm luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt tinh thần cho chủ thể luật quốc tế khác (chủ thể bị hại), và một số trường hợp, phải gánh chịu thiệt hại vật chất do các biện pháp trả đũa hoặc trừng phạt mà một chủ thể áp dụng trên cơ sở quy định của luật quốc tế. Thể loại phi vật chất xuất hiện do sự vi phạm quy phạm pháp luật quốc tế để bảo vệ lợi ích của chủ thể khác. Nó xuất hiện trong cả trường hợp khi không có thiệt hại vật chất xảy ra do vi phạm pháp luật quốc tế. Trách nhiệm phi vật chất có thể áp dụng một trong ba hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế: hình thức đáp ứng đòi hỏi của bên bị hại; hình thức trả đũa và hình thức trừng phạt. b) Các hình thức thực hiện: *) Đáp ứng đòi hỏi của bên bị hại: Hình thức này thường được bên gây hại tiến hành thông qua các hoạt động như hứa không vi phạm tiếp, xin lỗi, bày tỏ sự đáng tiếc, trừng phạt những người vi phạm. *) Hình thức trả đũa: Là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế do bên bị hại tiến hành, nhằm mục đích trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Theo nguyên tắc chung, việc truy cứu trách nhiệm trách nhiệm pháp lý quốc tế dưới hình thức trả đũa cần được tiến hành một cách vừa mức. Trong việc xác định hinh thức trả đũa cần phân biệt nó với hình thức đáp lại hành vi thiếu thân thiện (retorsia). Sự đáp lại hành vi thiếu thân thiện là việc trả đũa lại hành vi không đạo đức của chủ thể khác. Ví dụ, một quốc gia triệu hồi đại sứ của mình về nước vì sự tuyên bố thiếu thân thiện của quốc gia nơi có đại sứ trên. *) Hình thức trừng phạt: Là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế mang tính chất nghiêm khắc nhất, được áp dụng với các vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng, và chỉ được tiến hành mang tính chất tập thể. Hình thức trừng phạt thường được thực hiện trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, trên cơ sở quyết định của Hội đồng bảo an, nhằm áo dụng biện pháp trừng phạt với các quốc gia vi phạm hòa bình hoặc đe dọa hòa bình. Hình thức trừng phạt thường được tiến hành theo ba phương thức là trừng phạt phi vũ trang, trừng phạt bằng lực lượng vũ trang và trừng phạt bằng cách hạn chế chủ quyền. Trừng phạt phi vũ trang thường được tiến hành bằng cách, cắt đứt một phần hoặc hoàn toần quan hệ quốc tế, cắt đứt ngoại giao. Trừng phạt cũng có thể được tiến hành bằng cách áp dụng các lực lượng vũ trang, chiếm đóng một phần lãnh thổ, hạn chế quyền có lực lượng vũ trang. Trong việc áp dụng biện pháp trừng phạt, nguyên tắc vừa mức không được áp dụng. Tuy nhiên, theo luật quốc tế hiện nay việc một nhóm quốc gia thực hiện biện pháp trừng phạt không dựa trên cơ sở quyết định của Hội đồng bảo an là hành vi bất hợp pháp. Luật quốc tế cũng cho phép quốc gia hoặc nhóm quốc gia có quyền tự vệ chính đáng khi bị xâm lược. Tuy nhiên, hành vi đó không phải là biện pháp trừng phạt được thực hiện với ý nghĩa là một trong những hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. IV) Các căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế: Sự khác nhau giữa hành vi quốc gia dẫn đến việc miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm buộc phải có trách nhiệm pháp lý quốc tế ở chỗ, mặc dù về hình thức, hành vi đó có các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật nhưng hòan toàn có cơ sở để miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Ngược lại đối với hành vi đặt ra trách nhiệm pháp lý quốc tế thì hành vi mà chủ thể đã thực hiện có cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế nhưng không có cơ sở miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, luật quốc tế không cho phép các quốc gia viện dẫn căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế để vi phạm các quy phạm pháp luật quốc tế mang tính chất jus cogen. Biện pháp trả đũa là hành vi của một quốc gia được thực hiện do có sự vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia khác. Nếu quốc gia thực hiện biện pháp trả đũa trên cơ sở nguyên tắc vừa mức, thì quốc gia thực hiện sự trả đũa được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trường hợp tự vệ chính đáng sẽ không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế nếu như nó được tiến hành phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc (Điều 51). Tương tự, đối với trường hợp bất khả kháng thì trách nhiệm pháp lý quốc tế không đặt ra, nếu hành vi xẩy ra là do vượt quá khả năng của quốc gia hoặc nằm ngoài vòng kiểm soát của nó. Ngoài ra, quốc gia được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong trường hợp hành vi của quốc gia, từ góc độ các quy phạm pháp luật quốc tế chung, là vi phạm pháp luật quốc tế song việc thực hiện hành vi đó được tién hành trên cơ sở đồng ý của các quốc gia hữu quan. C) Thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan trong Luật quốc tế: Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế là công cụ pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế, do ý nghĩa răn đe và khôi phục lại các quyền cùng trật tự pháp lý bị xâm hại của chế định này, thông qua các hình thức và thể loại truy cứu trách nhiệm. Suy cho cùng, chế định này được sử dụng như một công cụ đặc biệt nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế cấp chính phủ và đảm bảo cho luật quốc tế thực hiện được chức năng của mình. Sau chiến tranh thế giới lần II, một loạt các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế được ghi nhận, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố hòa bình và an ninh nhân loại. Đó là các quy phạm về trách nhiệm đối với hành vi xâm lược, diệt chủng, phân biệt chủng tộc, duy trì chế độ thuộc địa. Cùng với sự phát triển của thế giới, sự phát triển khoa học kỹ thuật, điện tử đã kéo theo sự phát triển của toàn nhân loại. Việc khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên trên thế giới đã đặt các nền văn minh trước nhiều nguy cơ, hiểm họa hơn. Chế định trách nhiệm pháp lý chủ quan cũng ngày càng có nhiều quy phạm tiến bộ để ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể luật quốc tế trong khi tham gia các mối quan hệ. Cho dù vậy, thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế đã nảy sinh vấn đề về viện dẫn các văn bản pháp lý quốc tế liên quan. Việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan vẫn còn phải căn cứ vào rất nhiều các văn bản pháp lý quốc tế khác nhau (như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước năm 1973 về tội phân biệt chủng tộc và trừng trị tội đó; Công ước năm 1948 về Tội diệt chủng…) chưa có sự thống nhất, tập trung để dễ dàng áp dụng một cách có hiệu quả. Vấn đề phát sinh tiếp theo trong thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan đó là không có sự thống kê cụ thể các dạng vi phạm pháp luật quốc tế mặc dù việc xác định rõ tính chất, mức độ của một vi phạm pháp luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng để xác định thể loại và hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế tương ứng. Điều này dẫn đến việc giải quyết các vụ việc cụ thể gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng các hình thức giải quyết tương ứng cũng như phải tốn rất nhiều thời gian. Một vấn đề nảy sinh nữa là vấn đề thống kê và phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế cụ thể. Hiện nay, chưa có sự rõ ràng của vấn đề phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế, thêm vào đó là sự xuất hiện của một số loại vi phạm mới đã xuất hiện cũng như sẽ xuất hiện trong tương lai. Điều đó đặt ra một thách thức lớn cho Ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc, cơ quan đang tiến hành soạn thảo Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế (trong đó có phần phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế). Thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế cũng không hề đơn giản. Một số vụ việc được giải quyết khá đúng đắn và đầy đủ, tuy nhiên, cũng có một số vụ việc vẫn lâm vào tình trạng bế tắc, khó giải quyết. Ngày 2/8/1990, Iraq tiến hành xâm chiếm Kuwait sau khi cho rằng Kuwait đã khoan nghiêng giếng dầu của họ vào biên giới Iraq. Tuy nhiên, lý do này đã không được phía Iraq chứng minh cụ thể được. Nhận thấy đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, gây thiệt hại trực tiếp cho các quốc gia liên quan, Liên hợp quốc đã áp đặt trừng phạt kinh tế và một số biện pháp khác đối với Iraq. Buộc Iraq phải bồi thường 200 tỷ USD cho các nạn nhân của cuộc xâm lược gồm Kuwait, Hoa Kỳ, các cá nhân và các công ty cùng nhiều bên khác, buộc Iraq chi trả bằng sản phẩm dầu mỏ cũng như áp đặt một lệnh cấm vận hoàn toàn với Iraq. Đây là sự thể hiện của các hình thức thực hiện trách nhiệm trong trách nhiệm pháp lý chủ quan của luật quốc tế. Chính những điều này có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giải quyết hậu quả của chiến tranh cũng như răn đe với các nước khác. Tuy nhiên, cũng có vụ việc mặc dù đã xảy ra rất lâu nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa được giải quyêt một cách triệt để, thấu đáo. Đó là việc Mỹ xâm lược Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975. Được cả thế giới lên án là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc trong lịch sử, để lại rất nhiều hậu quả chiến tranh nặng nề. Tuy nhiên, việc đền bù thiệt hại giữa hai bên gặp phải rất nhiều khó khăn và vướng mắc đến ngày hôm nay, xuất phát từ việc xác định hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Mỹ cũng như sự khác nhau trong một số vấn đề giữa luật pháp của Mỹ với luật pháp quốc tế. Chính điều này đặt ra một thách thức nữa đối với chế định trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004. Trang web: Trang web: Hiến chương Liên hợp quốc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrách nhiệm pháp lý quốc tế( Công pháp quốc tế).doc
Tài liệu liên quan