Đời sống văn hoá của các dân tộc Thái, Thổ, Mông, Thanh, Khơ mú ở Nghệ An hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hoàn cảnh hiện nay đang còn nhiều trở ngại.
Nhằm thực hiện chương trình phối hợp số 556 giữa Bộ Văn hoá Thông tin và Ủy ban Dân tộc Miền núi về việc “Đẩy mạnh công tác bảo tồn phát triển văn hoá thông tin ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số”, ngày 3/2/2006 tỉnh Nghệ An đã ra quyết định “Ban hành chính sách hỗ trợ bảo tồn phát triển vùng văn hoá dân tộc thiếu số Nghệ An”. Nhờ sự hỗ trợ của chương trình này gần hai năm qua nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Nghệ An tưởng đã bị mai một nay đã được phục dựng. Đó là công trình “Đền Chín Gian” ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong; “Đền Chiêng Ngàn” ở Quỳ Châu; bảo tồn "Bản Vi" - một bản thuần Thái tại xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp; bảo tồn "Bản Huồi Thợ - bản thuần Khơ mú tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn; triển khai đề án “Bảo tồn khèn Bè người Thái” tại huyện Tương Dương; bảo tồn "Làng văn hoá truyền thống của dân tộc Ơđu"; xây dựng thành công kịch bản “Đám cưới cổ truyền thống” ở xã Thạch Giám huyện Tương Dương; kịch bản “Lễ hội Xăng khan” ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu.
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14276 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trang phục dân tộc Thái – Nét văn hoá riêng biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sẽ chú ý tung còn cho con gái nào mình thích. Nếu người con gái đó bắt quả còn một cách nhiệt tình, tức là họ đã có ý chấp nhận cầu thân. Từ lúc đó cặp trai chỉ tung còn cho nhau. Nếu ai để rơi còn, người bạn có quyền lấy một thứ gì đó như khăn, đồ trang sức, khăn tay... Sau khi trò chơi kết thúc, hai người lại trao trả lại cho nhau thứ đã lấy. Nếu buổi làm quen này có nhiều hứa hẹn, đó sẽ là một tình yêu đẹp.
Trò tó má lẹ
Bước 1: Tó khấu luông- người chơi đứng ở vị trí cách hàng má lẹ đội bạn một khoảng cách (tuỳ theo quy định, thường bằng hai bước dài), đặt má lẹ lên điểm đầu gối giáp đùi, dùng ngón cái bật quả má lẹ sao cho trúng má lẹ đội bạn bay đến đích hoặc quá đích (theo thoả thuận) coi như thắng (gọi là oi). Trường hợp có thành viên đánh không oi thì thành viên đó có quyền “Sặm” (đánh lại) một lần hoặc để thành viên trong đội “Sen” (đánh cứu).
Bước 2: Tó khấu nọi, đội đánh cử một người đứng ở vạch qui định tung quả má lẹ về phía hàng má lẹ đội bạn, má lẹ dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làm điểm để đánh. Người đánh sẽ ngồi sát vạch trên, ngồi xuống đặt má lẹ như “như tó khấu luông” và cũng đánh như cách trên. Nếu không “oi” thì đánh như cách 1.
Bước 3: Tó phá, từ vạch quy định, người đánh sẽ đặt má lẹ trên mu bàn chân (tuỳ chân thuận), với hai bước chân của mình người đánh phải làm sao cho má lẹ bắn vào má lẹ đội bạn cho “oi”. Nếu không “oi”, tiếp tục như tó khấu luông.
Bước 4: Tó lai lin (hay tó tháp), như bước 2, người đánh tung má lẹ đánh dấu vạch đánh, sau đó đặt má lẹ xuống đất sát vạch đánh dùng má lẹ đội bạn sao cho “oi”, trường hợp không “oi” được tiến hành như bước một.
Ðội nào đã qua cả bốn bước là thắng một vòng và tiếp tục vòng hai. Trường hợp không qua bước thứ mấy sẽ được ghi nhớ để đánh ở vòng sau, sau khi đội bạn không qua. Trong trường hợp tung má lẹ để đánh dấu điểm đánh (tó khấu nọi và lai lin) nếu nhỡ tung má lẹ qua hàng má lẹ đội bạn hoặc làm đổ má lẹ coi như bị thua ở vòng đó và đội bạn có quyền đánh. Cuộc chơi cứ thế tiếp diễn.
Đây là một trò chơi tập thể, có tính đồng đội cao và đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì và mạnh mẽ.
Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc.
I. Luận giải Thái trắng và Thái đen qua văn hóa của họ
Thư tịch của Trung Quốc như sách Man thư và Tân Đường thư trong phần mô tả về người phương Nam Bách Việt ở vùng Vân Nam xưa, có đoạn ghi về người Man như sau: "Ô Man Đông Thoán và bạch Man Tây Thoán" (ô là đen, bạch là trắng), sự đen trắng này không phải ở da người mà ở trang phục - ô Man Đông Thoán là người Man ở phía Đông có trang phục màu đen, còn bạch Man Tây Thoán là người Man ở phía Tây có trang phục màu trắng. (Cần Trọng, Thái Tây Bắc Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, 1978, tr 210)
Ở đây đều là người Man cả, nhưng người Man ở phía Đông thì mặc trang phục màu đen, còn người Man ở phía Tây thì mặc trang phục màu trắng. Tại sao như vậy? Đây là quan niệm về phạm trù lưỡng hợp âm dương trong sinh học. Quan niệm này chi phối nhận thức trong đời sống của người phương Nam - Bách Việt, cơ sở cho sự hình thành các cặp "đực cái" và hiện vật lưỡng hợp - âm dương.
Tư tưởng này, ngày nay vẫn còn thấy tiềm tàng, đậm nét trong tâm thức của các cư dân sinh sống ở đây, song có sự đậm nhạt khác nhau qua các hình thái biểu hiện văn hoá của từng dân tộc. Còn việc phân đôi dân tộc thành hai ngành thì nay vẫn còn thấy trong trang phục của một số dân tộc như người Mèo và đặc biệt là người Thái ở Tây Bắc. Vì thế, việc tìm hiểu người Thái Trắng và người Thái Đen ở Tây Bắc là điều cần thiết. Tuy nhiên việc nghiên cứu này là ở yếu tố văn hoá học, chứ không phải yếu tố dân tộc học.
Dân tộc Thái ở Tây Bắc, phân làm hai ngành Thái Trắng - Thái Đen. Đây là một vấn đề đặt ra cho ngành Thái học của cả khu vực Đông Nam Á - nơi có người Thái sinh sống. Song cho đến nay, vấn đề đó vẫn chưa thấy giả thuyết nào có sức thuyết phục.
Thiếu nữ dân tộc Thái Đen
Thiếu nữ dân tộc Thái Trắng
Theo tác giả CầmTrọng, ngành Thái Trắng và ngành Thái Đen thuộc phạm vi cư trú rất rộng: ngành Thái Trắng sang cả người Tày ở Việt Bắc, song nay họ đã là một cộng đồng riêng, nhưng vẫn là bộ phận trong nhóm nói tiếng Thái thuộc ngành “Trắng” . Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến ngành Thái Trắng và ngành Thái Đen cư trú ở Tây Bắc nước ta.
Có ý cho rằng Thái Đen là nhóm người có nước da hơi đen và ngược lại, nhưng qua trực quan, chúng tôi thấy không phải thế, và lâu nay cũng không thấy khoa Nhân chủng học nói đến điều đó. Vì thế, việc có hai ngành Thái Trắng và Thái Đen ở đây, không phải do vấn đề màu sắc sinh học, mà do tâm lý xã hội tạo nên.
Chúng tôi đã thẩm thức vấn đề này ở vùng Thái Tây Bắc từ năm 1958 và sau này, khi đang chuẩn bị tư liệu cho cuốn sách "Văn hoá Nõ Nường" (sinh thực) qua những cổ vật: tượng, phù điêu và hoa văn thổ cẩm biểu tượng "âm dương" của người Kinh và người Thái thì thấy rằng việc có hai ngành: Thái Trắng, Thái Đen ở dân tộc Thái, đó là sự phân chia một "nửa" của cha và một "nửa" của mẹ, về những người con trong cùng một dân tộc.
Tư tưởng ấy được người Thái xưa ký thác lại trong ba biểu tượng sau đây: một là "quả trứng" tâm linh, tiếng Thái gọi là "Xay mo" cùng hai hoa văn thổ cẩm khác là "Xai Peng" (Tơ hồng) và "Kút Piêu" (ngọn lửa sự sống). Ba biểu tượng này mô tả về chất "nguyên khí" của Po Me (Bố Mẹ) - chất đã "sinh ra" con người - người Thái . Ba biểu tượng hoa văn đó được thêu vào khăn Piêu để phụ nữ đội lên đầu cất giữ.
Ngay từ thưở ban sơ, các dân tộc nói chung và người Thái nói riêng đã đặt câu hỏi về nòi giống, gốc nguồn của dân tộc mình: con người ở đâu mà ra, và quá trình sinh ra đó như thế nào? Trả lời - Qua trực quan, họ thấy: Người Thái sinh ra từ hai chất "nguyên khí" của Po Me (bố mẹ): chất của Po màu "trắng", chất của Me màu "đỏ". Vậy phần của cha (Po) ký hiệu màu "trắng" Thái Trắng, trang phục màu trắng – tóc để sau vai; phần của mẹ (Me) ký hiệu màu "đỏ" Thái Đỏ, trang phục màu đỏ. Vậy ngành Thái Đỏ có trước, về sau ngành Thái Đỏ chuyển thành ngành Thái Đen- phụ nữ Thái đen có chồng rồi tóc trên đầu tằng cẩu bới ngược lên và trùm khăn Piêu.
Sự phân định màu sắc về Thái Trắng, Thái Đen ấy, ngày nay nhìn lại là phù hợp với người phương Đông, trong quan niệm về ngũ sắc thì màu "đen" và các màu "sẫm" là thuộc tính "Âm", còn màu "trắng" và các màu "sáng" là thuộc tính "Dương".
Theo tập tính của loài người thì giới mày râu (Po) nghiêng về sức vóc cường tráng, còn giới đàn bà (Me) thuộc phái yếu, làm đẹp. Vậy nên nhóm phần của mẹ - Thái Đen, phụ nữ được trưng diện thoả sức với các gam màu sặc sỡ theo huyết khí của mẹ là màu đỏ, mà chiếc khăn "Piêu" đội đầu của phụ nữ Thái Đen là một điển hình.
Những hoa văn trên khăn "Piêu" đội đầu của phụ nữ Thái đen, với ý nghĩa chịu trách nhiệm mang tải những tư tưởng ban đầu của người Thái về việc sinh thành, phát triển và bảo vệ từng thành viên của dân tộc. Còn phụ nữ ngành Thái Trắng tuy cũng là phái yếu, thuộc diện làm đẹp, nhưng theo ký hiệu của cha (Po) mầu "trắng", cho nên chỉ được trưng diện ở các gam màu "trắng" và "sáng", không có gam màu sặc sỡ. Như vậy, việc Thái "Trắng" và Thái "Đen" là thuộc phạm trù tâm thức, quan niệm về sinh học giống nòi, còn sắc phục chỉ phần thứ yếu bên ngoài. Dù vậy cả hai ngành Thái đều cùng một cội nguồn (cha mẹ) cho nên mỗi ngành đều giữ lại những kỷ vật màu sắc của ngành kia. Hiện tượng ấy, người Trung Quốc gọi là cất giữ ngọc bội. Đó là việc ngành Thái trắng vào những ngày cúng giỗ Tổ tiên người ta lại ăn vận đồ "đen" và phụ nữ hàng ngày mặc áo ngắn (xửa cóm) thì nẹp viền cổ và lề áo cũng phải màu "đen" rồi trên đó mới đơm hàng cúc bướm bạc, vì thế ngạn ngữ có câu áo rách giữ lấy lề cho nên người ta lấy lề áo làm vật "ngọc bội" là có dụng ý. Còn phụ nữ ngành Thái Đen thì trên lề áo đen cũng đơm hàng cúc bướm bạc và đeo xà tích bằng bạc bên thắt lưng trái.
Trong các dấu hiệu về trao đổi màu sắc (ngọc bội) này của hai ngành Thái vừa nêu ở trên thì dấu hiệu mặc áo đen trong dịp cúng lễ Tổ tiên của ngành Thái Trắng là có ý nghĩa hơn cả, hoặc dùng "lề áo" màu đen, vòng qua cổ, rồi thõng xuống hai đường trước ngực cũng là một biểu hiện có ý nghĩa. Ngoài ra việc ngành Thái Đen dùng mầu "đen" và màu "trắng" để làm bao bì đóng gói quà biếu giữa hai nhà thông gia, cũng là tín hiệu có sức thuyết phục cao.
Ở ngành Thái Đen, con gái đi lấy chồng, sau thời gian gia thất yên ổn, con cái đã lớn khôn, có tục về tạ ơn cha mẹ đẻ. Lễ vật mang theo gồm: 5 sải vải trắng và 4 sải vải đen, cùng 6 đồng và 4 hào bạc trắng. Phân thành các lễ: dùng một sải vải trắng gói 4 hào bạc biếu người làm mối, dùng 4 sải vải trắng gói 2 đồng bạc biếu bố vợ, dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc biếu mẹ vợ và dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc trả lại cho vợ chồng con đem về lại quả, bên gia đình nhà chồng
Nghi thức dùng màu sắc để đóng gói quà biếu ở đây là có dụng ý (chỉ diễn ra ở hai gia đình thông gia - tức là tượng trưng cho: bên nửa của cha nhà “trai” và bên nửa của mẹ nhà “gái”) gói vải màu "trắng" biếu cho "bố" vợ, gói vải màu "đen" biếu cho "mẹ" vợ và gói quà của nhà "gái" lại quả thì gói vào vải màu "đen", còn gói quà của nhà "trai" biếu cho người làm mối thì gói vào tấm vải màu "trắng" : ở đây mầu "trắng" thì bên nam (bố vợ, nhà trai), còn màu "đen" thì bên nữ (mẹ vợ, nhà gái). Đó là những tín hiệu tự nó đã giải mã cái tâm thức truyền kỳ về Thái Trắng "phần" của cha và Thái Đen "phần" của mẹ ở người Thái cho hậu thế.
Từ hai chất "nguyên khí" của Po Me có mầu "trắng" và màu "đỏ" người xưa đã lấy quả trứng gà cũng có hai mầu "trắng" - "đỏ" và nở thành gà con, làm vật biểu tượng so sánh, đối chứng và được coi như quá trình thai nghén của một hài nhi trong bụng mẹ- tức là "quả trứng tín ngưỡng" biểu tượng về nguồn cội sinh thành ra người Thái. Cho nên quả trứng tâm linh được họ tôn vinh thành "vật linh" thờ phụng mà việc phân đôi hai ngành Thái Trắng và Thái Đen là điển hình cho việc tôn vinh, thờ phụng đó. Vì vậy, giới thầy Mo trong nghề bói toán đã lấy quả trứng "tâm linh" (âm, dương) này để làm lễ vật môi giới, thỉnh cầu đến đấng siêu nhiên, thánh thần, tổ tiên: thì điềm lành, điềm dữ ứng nghiệm tức thì ở vỏ quả trứng, hoặc trứng đã ấp dở, còn non thì đập vỡ quả trứng ra nhìn hai đường máu mà đoán định sự việc lành hay dữ, trong nghề bói toán. Do đó, quả trứng tâm linh được người Thái trân trọng tôn thờ cả trong tín ngưỡng và ngoài đời thường.
Ngoài đời thường, trong bữa ăn tươi, khi có khách, theo tục, trên mâm trước chỗ ngồi của chủ nhà, đặt chiếc đĩa nhỏ đựng hai quả trứng, và hai cốc rượu hai bên. Lễ vật tưởng nhớ đến Tổ tiên, gọi là "xay - Po Me đẳm" (trứng ông bà) ; vào bữa, chủ nhà khấn mấy lời, rồi chủ khách mới nâng cốc chúc nhau.
Cùng cần nói thêm: có thể ban đầu chỉ có hai ngành: Thái Trắng và Thái Đỏ, theo trực quan qua mầu sắc "nguyên khí" của Po Me, về sau, khi xác lập mầu trắng là Dương và mầu đen là Âm thì nhóm Thái mầu Đỏ chuyển sang nhóm Thái màu Đen. Do đó mà có ngành Thái Trắng và Thái Đen, nhưng nhóm Thái Đỏ vẫn còn tồn tại, song mờ nhạt dần.
Dân tộc Thái Đen. Ảnh - Tư liệu
Như vậy, quả trứng "tâm linh" là thành quả của cả quá trình tiên niệm trực quan, mà tư duy trực quan là thuộc về thời tiền sử, mọi điều lớn lao đều được bắt đầu từ đó - từ cái phôi thai của một sự sống của con người.
Ở người Văn Lang – Giao Chỉ tâm thức phân đôi các con trong cùng dân tộc được thể hiện trong văn hoá tâm linh, qua truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻ bọc trứng nở trăm người con: năm mươi người theo mẹ lên rừng, năm mươi người theo cha xuống biển. Tư tưởng này được thể hiện trong các hình thái sinh hoạt của đời sống văn hoá và phong tục tập quán, song ở đây chỉ nói riêng phần màu sắc trang phục.
Trang phục của người Kinh bao giờ cũng thể hiện theo hai phần và hai màu. Đó là bộ áo "kép" của người đàn ông: trong áo trắng, ngoài áo xanh lam, còn bộ áo "tứ thân" của phụ nữ thì "mớ ba" "bớ bảy" và hai màu, hoặc phụ nữ miền Trung thì áo "vá vai" nửa trên mầu trắng, nửa dưới màu nâu. Người miền Trung ngày nay (như ở QuangTrị), chúng tôi thấy, khi ra khỏi nhà đi chợ, đi làm, đều mặc hai áo cộc (kép) - hai áo kiểu như nhau, chỉ khác là áo trong cài cúc, áo ngoài để hở. Hồ Chủ tịch có bức ảnh hai áo đại cán (chiếc mặc trong, chiếc khoác ngoài) là từ tâm thức áo “kép” này của dân tộc.
Như vậy tư tưởng phân đôi "phần" của cha và "phần" của mẹ - những người con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành kí hiệu trang phuc, “trắng” “đen” chỉ còn lại trong dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt nam. Còn tư tưởng này ở người phương Nam Bách Việt nay chỉ tiềm tàng, sâu sắc trong tư tưởng phân đôi Âm Dương mà thôi, được thể hiện trong ý niệm và các hình thái phong tục tập quán v.v...
Ở đây, việc dùng trang phục hai màu thì hầu như là tập tục của nhân loại, phải chăng cũng được bắt nguồn từ tư tưởng phân đôi phần của cha và phần của mẹ những người con trong cùng dân tộc? Vì tư tưởng “âm dương” là của nhân loại là cái mách bảo cho nhân loại biết về “âm dương” là chất “nguyên khí ” của sinh thực.
Tóm lại, tư tưởng phân đôi "phần" của cha và "phần" của mẹ - những người con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành kí hiệu trang phục, “trắng” “đen” “Âm” “Dương”. Đó là tư tưởng chủ đạo của người phương Nam Bách Việt, trung tâm là người Văn Lang Giao Chỉ. Tư tưởng này chi phối toàn bộ phong tuc tập quán sinh hoạt đời sống của xã hội: từ đồ dùng vật dụng, chúng đều mang tính “đực” “cái”, như ở người Kinh, ngay đôi phách gõ nhịp của ả đào trong Hát thờ cũng có ý phiếm chỉ cái “âm” cái “dương” và âm nhạc thì tiếng trong, tiếng đục, hoặc chiếc trống cũng trống đực, trống cái v.v... - nghĩa là, tư tưởng Âm Dương, chủ đạo trong ý niệm và các hình thái hoạt động xã hội của người phương Nam Bách Việt.
Thiếu nữ Thái duyên dáng với chiếc khăn Piêu
Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội...
II. Nét đẹp trong trang phục phụ nữ Thái Mai Châu
Dệt thổ cẩm ở Bản Lác (Mai Châu - Hoà Bình). Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những trang phục riêng đặc sắc và rất độc đáo. Trang phục phụ nữ gắn bó mật thiết với cuộc sống, là dấu hiệu thông tin để nhận biết tộc người sau ngôn ngữ. Nhìn trang phục phụ nữ là biết đó là người dân tộc nào, hiện đang cư trú ở đâu.
Trang phục phụ nữ không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm mỹ và văn hoá các dân tộc, trong đó có trang phục của người phụ nữ Thái. Trang phục của người phụ nữ Thái là niềm tự hào không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong kho tàng văn hoá vật thể của dân tộc.
Từ lâu đời, người phụ nữ dân tộc Thái ở Mai Châu (Hoà Bình) đã biết trồng bông, dệt vải, trồng dâu, nuôi tằm để tự dệt lấy vải mặc, họ ý thức được rằng: “Gà đẹp nhờ bộ lông/ Người đẹp nhờ quần áo”.
Để làm đẹp cho bộ trang phục của mình, người phụ nữ Thái Mai Châu đã biết tìm cây tô mộc (cây phang) làm màu đỏ, cây chàm (hóm) làm màu xanh và đen, củ nghệ (nghìn) làm màu vàng, đã biết cô đặc lá chàm qua nhiều công đoạn phức tạp và kỹ thuật làm “chua” bằng lá trầu, nước chanh cùng một số loại cây có chất keo làm bền sợi, sau đó mới đem nhuộm màu.
Ngay từ khi mới trưởng thành, phụ nữ Thái đã biết lo sắm cho mình cái nằm, cái mặc, ngoài trang phục mặc hàng ngày, còn để dành bộ váy áo đẹp nhất để mặc trong những ngày hội hè, lễ tết. Bộ trang phục hàng ngày là áo cóm cổ tròn, viền nhỏ, xẻ thêm hai bên vai để dễ chui đầu khi mặc. ống tay áo may chặt bó lấy cánh tay tròn. Thân áo dài từ 25 đến 30 cm, hình bán nguyệt ở đằng trước. Màu áo phổ biến là xanh và trắng. Thân váy dài trùm gót, màu đen chàm. ẩn hiện bên trong gấu váy là viền vải đỏ. Cạp váy có hai phần, nửa trên rộng khoảng 2 cm dệt hai màu đen và trắng, hoa văn đơn giản. Nửa dưới gắn với thân váy rộng khoảng 16 cm đến 17 cm dệt bằng vải tơ tằm xen vải màu (ít là 4 màu, nhiều là 6 màu) thể hiện các hoa văn rồng, phượng, hoa. Thường ngày, phụ nữ Thái Mai Châu thắt dải lưng màu trắng, bổ tua ngắn bên trái. Nhiều chị em thích mặc thêm áo dài cộc tay vừa có tác dụng mặc ấm, lại giữ sạch áo váy đẹp bên trong, khi cần bế gùi thì lấy ra lót trên đầu.
Phụ nữ Thái Mai Châu búi tóc cố định sau gáy, cài châm bạc hoặc xương thú. Khi còn trẻ, chưa có chồng thì tóc buông thả sau lưng, buộc chỉ màu thay cặp tóc. Khăn đội đầu màu trắng (dài 60 cm, rộng 20 cm) gấp nếp, để nhọn ở trước trán.
Mỗi khi mở hội, phụ nữ Thái Mai Châu lại mặc bộ trang phục đẹp nhất để dành: khăn trắng, áo cóm trắng, váy đen mịn màng đính cạp rồng, cạp phượng, thắt dải lưng màu (xanh nếu áo dài màu đỏ, đỏ nếu áo dài màu xanh hoặc vàng). Cổ tay đeo 2-3 đôi vòng bạc, tai đeo khuyên nhỏ mặt ngọc óng ánh, chùm dây xà tích bạc uốn lượn bên hông. Nổi bật giữa bãi cỏ xanh - nơi tổ chức vui hội là những chiếc áo dài thân, mỗi người một kiểu màu riêng biệt. Khi vào cuộc chơi ném còn đôi, áo dài được cởi ra vắt lên sào nứa cho khỏi vướng vào người, đồng thời đấy cũng là kỷ vật gửi tặng chàng trai thắng còn với mình.
Trong các ngày lễ, những nàng dâu trong gia đình được ưu tiên mặc những bộ trang phục lộng lẫy hơn cả. Họ mặc chiếc áo cóm màu tươi (không mặc áo trắng), chiếc váy cạp rồng, phượng và thêm mảng dệt hoa rộng chừng 20 cm may liền với gấu, bên ngoài mặc thêm áo tin dài (màu xanh, đỏ hoặc vàng). Gấu áo nổi lên rực rỡ mảng thêu cầu kỳ cùng các thanh vải màu được chắp lại làm nền. Cổ áo thêu dây leo, tay áo để cộc, hơi rộng để lộ ra cánh tay tròn mềm mại. Ngày lễ, phụ nữ thái đội khăn đen chàm, cổ đeo vòng bạc to, bước đi uyển chuyển, cười nói dịu dàng, từ tốn. Tất cả sự phô diễn ấy biểu hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, là dịp để chị em khoe sắc, khoe tài với họ hàng, làng xóm.
Khi còn nhỏ, các em gái Thái được bố mẹ may cho chiếc áo cóm nhỏ, dệt sọc ngang, mặc váy hoa tím, hoa xanh và đeo vòng cổ, vòng tay bằng bạc nhỏ nhắn có chạm trổ hoa văn. Mùa đông đến, các em gái đội mũ trùm đầu được khâu bằng những thanh vải màu đặt ngang theo vòng mũ.
Khi trở về già, các cụ bà đều truyền hết cho con cháu, từ cách thêu dệt may vá, đến việc giữ gìn ý tứ khi ăn mặc, đi đứng sao cho người ngoài khỏi chê trách. Trang phục của các cụ bà từ khăn đội đầu đến váy, áo cóm đều màu chàm đen, ít dùng cạp váy hoa mà dùng vải trơn khác màu với váy là được. Chiếc áo dài xanh chàm luôn mặc bên người, khi không mặc thì gấp gọn để trong giỏ đựng trầu cau đeo ở lưng, dù nhà giàu hay nghèo thì các cụ bà cũng chọn cho mình một đôi khuyên và đôi vòng trơn bằng bạc coi như một kỷ vật. Khi qua đời, những vật trang sức đó cũng được chôn theo người.
Hoà cùng dòng chảy của cuộc sống, những bộ trang phục của người phụ nữ Thái đã có sự hoà hợp với các vùng, các dân tộc và không ngừng được sáng tạo để ngày càng phù hợp với sự phát triển của xã hội nhưng vẫn giữ được nét độc đáo, truyền thống riêng có của dân tộc mình.
Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.
III. Khăn Piêu Thái
• Trang phục truyền thống
Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng tập trung đông nhất là ở các tỉnh Tây Bắc, Sơn La, Lai Châu.... Ngoài sức hấp dẫn của trang phục, khăn piêu của phụ nữ Thái mang một nét riêng thật hấp dẫn, độc đáo:
...."Em xe sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt cửi thành gấm vân chéo
Em dệt tơ thành đóa hoa vàng
Người các bản các phường muốn khóc
Đều ước ao được em thêu khăn"
(Dân ca Thái)
Nếu chỉ trừ một bộ phận phụ nữ Thái trắng đội nón tát thì đa số phụ nữ Thái Mường Thanh (Lai Châu), Mường La (Sơn La), Mường Lò (Lào Cai), đều đội khăn vải, khăn vải dùng để đội trên đầu người Thái gọi là piêu. Piêu có nhiều loại khác nhau, có loại được thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ, có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm, tùy từng vùng, từng địa phương mà piêu có những sắc thái riêng của nó. Piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh. Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội...
Đồng bào Thái làm piêu từ loại vải bông tự dệt. Trước khi thêu, miếng vải được chọn làm khăn đội đều phải nhuộm chàm. Chàm là mầu nền để trên đó người phụ nữ Thái thêu lên các đồ án hoa văn bằng các loại chỉ màu (xanh, đỏ, tím, vàng, da cam....) ở hai đầu khăn. Để có một chiếc piêu hoàn chỉnh, người phụ nữ Thái phải mất thời gian từ hai đến bốn tuần. Piêu Thái không phải trang trí ở toàn bộ diện tích của nó mà được tập trung đồ án trang trí ở hai đầu. Trước khi thêu các đồ án trang trí ở hai đầu khăn, phụ nữ Thái ghép mảnh vải đỏ làm viền. Các viền đỏ bọc cho sợi ở các đầu khăn khỏi bị xổ ra, vừa như là giới hạn diện tích trang trí ở đầu khăn. Đường viền vải đỏ bọc ở ba mép đầu khăn rộng trên dưới 1 cm. Phụ nữ Thái dùng lối khâu luồn rất khéo léo để hạn chế tới mức tối đa đường chỉ lộ ra ngoài để cho đường viền màu đỏ và nền chàm của khăn liền làm một.
Trước khi thêu, chị em làm những chiếc cút để đính vào piêu, có thể làm nhiều cút piêu một lúc rồi dùng dần. Cút piêu được làm từ một mảnh vải đỏ rộng khoảng 1 cm, bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại. Cuộn vải tròn được khâu vắt thành một hình tròn rồi quấn dây vải lại theo hình trôn ốc, sau đó được quấn thêm các loại chỉ màu thành các múi trong hình tròn. Đối với các cút piêu đòi hỏi phải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ có những người thành thạo mới biết làm. Các cút sau khi làm xong được ghép lại rất khéo léo vào đầu piêu. Các loại chỉ màu được sử dụng như vậy vừa mang chức năng kỹ thuật, vừa mang giá trị thẩm mỹ. Nhìn vào chiếc cút được dính vào đầu piêu, ta rất khó đoán nhận ra được mạch chỉ khâu ghép các đường trang trí với nhau. Các loại đường khâu đều do phụ nữ Thái tự sáng tạo, có nhiều kiểu: móc xích, chân rết, xương cá... Các cút piêu trước hết được đặt trên ba đoạn thẳng của mỗi đầu khăn. Còn chính bốn góc của khăn, chị em dùng dây làm cút còn dư tết thành hình bông hoa cách điệu. Cút piêu thường được sắp xếp thành từng chùm lẻ (3, 5, 7 cái) trên các vị trí cách đều nhau ở hai đầu khăn, bởi vậy cút ở trên piêu bao giờ cũng là cút chùm. Cũng như nhiều vật dụng khác (cúc áo, chắn song cửa sổ, bậc thang nhà sàn...), cút piêu được thiết kế theo quan niệm số lẻ. Bình thường phụ nữ Thái thường đội piêu có cút chùm ba, nhưng khi tặng piêu cho người bậc trên, người mình quý trọng, kính yêu thì tặng loại piêu có cút chùm năm trở lên.
Sau khi bọc viền và ghép cút piêu xong, phụ nữ Thái bắt đầu công việc thêu piêu. Khi thêu những đồ án hoa văn đa dạng lên hai đầu khăn, họ nhìn theo mẫu, song không rập khuôn một cách máy móc. Trong quá trình thêu, họ có thể sáng tạo theo ý muốn chủ quan của mình. Nét đặc biệt là phụ nữ Thái không thêu piêu ở mặt phải (như lối thêu thông thường) mà lại thêu từ mặt trái, các hoa văn với đồ án và màu sắc phức tạp lại hiện lên ở mặt phải, đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng của kỹ thuật và mỹ thuật dân gian tài tình. Piêu được tạo theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải, nhưng cái khó là phải tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn lại hiện lên chính xác ở mặt phải. Hoa văn piêu không đơn giản, điểm xuyết mà là một hệ thống đồ án có bố cục nội dung phức tạp, đòi hỏi người phụ nữ Thái phải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật, phải thuộc đồ án hoa văn với hai mặt phải, trái của nó.
Con gái Thái từ 6,7 tuổi phải làm quen với bông, sợ, dệt vải, mười hai, mười ba tuổi bắt đầu làm quen với công việc thêu thùa. Thành viên nữ của cộng đồng Thái phải biết nhìn vào mẫu piêu, biết nhận ra bố cục của đồ án hoa văn. Học thêu piêu với các cô gái Thái là một quá trình nhận thức và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của mình để chuẩn bị bước vào đời. Lúc đầu các cô gái chỉ thêu được những đường thẳng hoặc những mô-típ hoa văn đơn giản, dần dần tiến tới biết xử lý đồ án, bố cục, biết xử lý màu sắc ở nhiều mô-típ hoa văn trong những bố cục phức tạp. Việc học dệt vải và học thêu khăn piêu là bài học phổ thông, tất yếu của mọi thành viên nữ trong nếp sống của cộng đồng dân tộc Thái, bởi vậy piêu còn là một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá một phụ nữ. Qua chiếc piêu có thể biết được chủ nhân của nó là người tài hoa, siêng năng, chịu khó hay là người lười nhác, vụng dại.
Khăn piêu của phụ nữ Thái không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn mang tính xã hội, cùng với váy, áo, nón đội, thắt lưng piêu góp phần tạo nên một nét đẹp, một sắc thái riêng, hấp dẫn về trang phục truyền thống của dân tộc Thái.
Chiếc khăn Piêu độc đáo của dân tộc Thái Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng tập trung đông nhất là ở các tỉnh Tây Bắc; Sơn La, Lai Châu.... Ngoài sức hấp dẫn của trang phục, khăn Piêu của phụ nữ Thái mang một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24999.doc