Tiểu luận Tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế tại tòa án công lý quốc tế

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

I. Tranh chấp quốc tế 4

1. Khái niệm 4

2. Chủ thể của tranh chấp quốc tế 4

3. Phân loại 4

4. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế 6

II. Tòa án công lý quốc tế - ICJ 11

1. Cơ sở pháp lý 11

2. Lịch sử hình thành 11

3. Cơ cấu tổ chức 12

4. Nguyên tắc hoạt động 12

5. Thẩm quyền 14

III. Kết luận 19

Danh mục tài liệu tham khảo 20

 

 

 

 

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế tại tòa án công lý quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày thường rất nguy hiểm, do tính chất phức tạp và có thể tiềm ẩn khả năng bùng phát các cuộc xung đột, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực cũng như của thế giới. Ví dụ: Căng thẳng giữa Nicaragua và Costa Rica bùng nổ xung quanh hòn đảo Calero trên sông San Juan mà Nicaragua đang xúc tiến việc đào một con kênh và đốn hạ cây trên vùng lãnh thổ tranh chấp. Nicaragua bác bỏ việc binh lính của họ xâm nhập lãnh thổ Costa Rica trong khi nước này khẳng định lãnh thổ của họ bị xâm phạm -Tranh chấp có tính pháp lý: là những tranh chấp giữa các bên liên quan đến sự bất đồng trong việc giải thích hoặc áp dụng các quy định hiện hành, như những tranh chấp về giải thích điều ước quốc tế, về các sự kiện vi phạm nghĩa vụ quốc tế. Đây là những tranh chấp tương đối phổ biến trong quan hệ quốc tế. Căn cứ vào đối tượng tranh chấp -Tranh chấp về kinh tế. -Tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế. Nhìn chung các cách phân loại kể trên chỉ có tính chất tương đối, vì trên thực tế có tranh chấp xảy ra, muốn phân biệt chúng thuộc loại tranh chấp nào đều không dễ dàng. Không ít vụ việc tranh chấp vừa mang tính pháp lý lại vừa mang tính chính trị. Do vậy các giải pháp cho mỗi vụ tranh chấp cụ thể cũng cần phải tính tới những yếu tố này. Ví dụ như tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia nếu xét về tiêu chí chủ thể đây là tranh chấp song phương, nhưng xét về mặt tính chất thì đây lại là tranh chấp có tính chính trị. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế Các tranh chấp ngày một gia tăng vì vậy vấn đề đặt ra là các phương cách giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên đồng thời cũng phù hợp với từng loại tranh chấp. Dù lựa chọn phương cách nào thì nền tảng đặt ra trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế đó là giải quyết trên cơ sở nguyên tắc hòa bình. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình là hệ quả trực tiếp được rút ra từ nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc dùng phương pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp lần đầu tiên được nêu trong Hiệp ước Braind-Kellog năm 1928. Sau đó được ghi nhận trong khoản 3 điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc: “Hội viên Liên Hợp Quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng các biện pháp hòa bình làm thế nào để khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như công lý”. Ghi nhận này được nhấn mạnh trong Tuyên ngôn 1970 của Liên Hợp Quốc và được cụ thể trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương khác. Theo nguyên tắc này, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình có các biện pháp sau: Phương pháp đàm phán trực tiếp Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp. Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được áp dụng rất phổ biến và được biết đến từ rất sớm trong lịch sử quan hệ quốc tế và luôn chiếm vị trí hàng đầu trong số danh mục các biện pháp mà các chủ thể luật quốc tế áp dụng. Đàm phán trực tiếp là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong khuôn khổ một hội nghị hoặc các cuộc gặp song phương. Ví dụ: Tranh chấp biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cuộc đàm phán sáu bên tại Cộng hòa nhân dân Triều Tiên… Trên thực tế đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên chủ thể luật quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm, đường lối, ký kết các điều ước quốc tế. Đàm phán có thể được tiến hành bởi đại diện chính thức của các bên hữu quan ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như ở cấp cao nhất – nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ hoặc không chính thức. Ưu điểm: một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là bên thứ ba (thậm chí cả cộng đồng quốc tế) cũng khó gây áp lực và can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp, do đó các bên tự do thể hiện ý chí của mình, dẫn đến nếu đàm phán thành công thì việc áp dụng rất khả thi. Ngoài ra còn các ưu điểm như: các bên chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết, đảm bảo được bí mật và không chịu sự tác động của bên thứ ba, uy tín, vị thế trên trường quốc tế được đảm bảo. Nhược điểm: tỷ lệ thành công không cao xuất phát từ tự do thể hiện ý chí khi quyền lợi các bên không đạt đến sự thỏa thuận chung. Nhóm biện pháp thông qua bên thứ ba - Biện pháp trung gian: được quy định trong công ước Lahaye 1899 và 1907 như là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Bên thứ ba là chủ thể có uy tín trên trường quốc tế, khuyến khích các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán. Bên trung gian không tham gia vào đàm phán và không đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp thông qua trung gian thực chất là các bên chấp nhận sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia; một hoặc một số cá nhân có uy tín và cũng có thể là thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế. Với nguyên tắc, cơ quan trung gian phải tôn trọng ý chí tự quyết của các bên tranh chấp. Các đề nghị khuyến cáo của cơ quan trung gian liên quan đến vụ tranh chấp chỉ có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên tranh chấp mà không thể có giá trị pháp lý ràng buộc. Ưu điểm: Các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp do sự tác động của bên thứ ba, tỷ lệ thành công trong giải quyết tranh chấp cao hơn trong đàm phán trực tiếp, có tính khả thi cao mà vẫn giữ được bí mật. Ngoài ra còn chủ động được thời gian, địa điểm và không tốn kém chi phí nhiều. Nhược điểm: Các bên tranh chấp chịu sự tác động của bên thứ ba và uy tín trên trường quốc tế sụt giảm. Ví dụ: Mỹ và Trung quốc kêu gọi Hàn quốc và Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp xung quanh đảo Yeon Peong - Biện pháp hòa giải: Bên thứ ba có uy tín trên trường quốc tế khuyến khích các bên ngồi vào bàn đàm phán và bên thứ ba tham gia trực tiếp vào bàn đàm phán bằng cách đưa ra dự thảo giải quyết tranh chấp để các bên tham khảo. Với tư các tham gia tích cực vào đàm phán giữa các bên tranh chấp, bên hòa giải có phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ rộng lớn hơn, thể hiện ở việc tham gia đàm phán từ đầu cho đến khi kết thúc, thậm chí có thể điều khiển cả cuộc đàm phán, đưa ra kiến nghị hoặc đưa ra đề nghị thay đổi yêu sách của các bên tranh chấp nhằm làm cho các bên xích lại gần nhau hơn, dung hòa các yêu sách của các bên nhưng kiến nghị của họ không có tính chất bắt buộc đối với các bên. Bên thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia, cá nhân hoặc tổ chức quốc tế, không tham gia vào vụ tranh chấp. Hòa giải được coi là kết thúc trong các trường hợp sau: Vụ tranh chấp đã kết thúc Các bên tranh chấp chấp nhận các kết luận, khuyến nghị… của bên hòa giải Các bên hoặc một bên tranh chấp bác bỏ các kết luận hoặc khuyến nghị đó. Ưu điểm: có tính hiệu quả cao, các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp và nỗ lực thực hiện thỏa thuận. Nhược điểm: không đảm bảo bí mật, chịu sự tác động rất lớn của bên thứ ba, uy tín bị sụt giảm và các bên không chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết. - Biện pháp thông qua Ủy ban kiểm tra và hòa giải: Văn kiện chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế năm 1928 có ghi nhận việc thành lập Ủy ban hòa giải thường trực hoặc Ủy ban hòa giải đặc biệt. Trong thời hạn sáu tháng, sau khi có đề nghị của một bên tranh chấp, sẽ thành lập Ủy ban hòa giải thường trực hoặc Ủy ban hòa giải đặc biệt gồm 5 thành viên, mỗi bên tranh chấp chỉ định một thành viên (có thể là công dân của nước mình), 3 thành viên còn lại được lựa chọn dựa trên sự thỏa thuận chung của các bên. Ủy ban này bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực mà các bên tranh chấp. Nhiệm vụ của ủy ban là sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn, không mang tính chính trị như hòa giải. Ưu điểm: có ưu điểm lớn là được hỗ trợ về mặt chuyên môn, tính hiệu quả cao, các bên nỗ lực thực hiện. Nhược điểm: không đảm bảo bí mật, chịu sự tác động lớn từ bên thứ ba, uy tín sụt giảm và các bên không chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết, chi phí tốn kém. - Biện pháp thông qua tổ chức quốc tế: tổ chức quốc tế chỉ tham gia giải quyết tranh chấp giữa các bên trong tổ chức đó, và trình tự giải quyết theo quy định riêng của tổ chức. Ưu điểm: trình tự giải quyết rõ ràng, chi tiết, các bên nỗ lực thực hiện, tỷ lệ thành công khá cao, có tính khả thi. Nhược điểm: trình tự giải quyết rườm rà, phức tạp, các bên không chủ động được về thời gian, địa điểm giải quyết, không đảm bảo tính bí mật do có sự tham gia của bên thứ ba, uy tín sụt giảm. Phương pháp thông qua cơ quan tài phán quốc tế Một trong những lựa chọn thông dụng của các bên nhằm giải quyết tranh chấp quốc tế là thông qua cơ quan tài phán quốc tế. Về bản chất, tài phán quốc tế là cách thức hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp do các quốc gia lựa chọn. Nhìn chung, các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hai dạng là Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế. Trọng tài quốc tế Trong lịch sử quan hệ quốc tế, trọng tài quốc tế là phương thức được sử dụng từ rất sớm để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế. Trọng tài quốc tế đã được sử dụng tương đối rộng rãi để giải quyết các tranh chấp trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều ước quốc tế thì trọng tài quốc tế được đánh giá là biện pháp hữu hiệu, công bằng và hợp lý nhất trong trường hợp các biện pháp ngoại giao được áp dụng không thành công. Tòa trọng tài không có thẩm quyền đường nhiên, cơ sở xác định thẩm quyền của tòa trọng tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Sự nhất trí này phải được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch trong điều ước quốc tế về trọng tài. Về phân loại, dựa vào cơ chế hoạt động, trọng tài quốc tế được phân thành trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc (Ad hoc). Trọng tài thường trực có trụ sở và làm việc thường xuyên, liên tục, có quy chế hoạt động thủ tục rõ ràng, có các nhân viên chuyên nghiệp giúp đỡ các bên trong quá trình tố tụng, có kinh nghiệm thực tiễn, dựa trên những kinh nghiệm này mà tòa có thể giúp các bên chỉ định được các trọng tài viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế thích hợp tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp. Trọng tài vụ việc được thành lập khi các bên tranh chấp lựa chọn thành lập hội đồng trọng tài gồm các trọng tài có uy tín và kinh nghiệm. Sauk hi giải quyết xong tranh chấp, hội đồng trọng tài tự giải tán. Số trọng tài trong một tổ luôn luôn là số lẻ. Điểm mạnh của tòa là khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu của các bên, tiết kiệm được án phí do không phải chịu chi phí điều hành. Phán quyết của trọng tài quốc tế có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp, có giá trị chung thẩm, các bên không có quyền khiếu nại mà chỉ có quyền đề nghị trọng tài xem xét lại phán quyết. Tuy nhiên trên thực tế không có cơ chế đảm bảo thực hiện phán quyết này. Ưu điểm: Tỷ lệ thành công cao, người giải quyết có trình độ chuyên môn cao, trình tự giải quyết rõ ràng. Phán quyết có giá trị chung thẩm nên trình tự thủ tục nhanh. Nhược điểm: Chi phí tốn kém, không đảm bảo bí mật, uy tín trên trường quốc tế sụt giảm. Phán quyết chỉ có giá trị tham khảo vì không có cơ chế đảm bảo thực hiện. Tòa án quốc tế Gồm nhiều tòa khác nhau, mỗi tòa chịu trách nhiệm giải quyết những tranh chấp riêng biệt. Ví dụ tòa hình sự quốc tế tập trung giải quyết tội phạm quốc tế, như tòa án Tokyo, tòa án Newranber là những tòa hình sự. Để giải quyết tranh chấp quốc tế có các tòa như tòa án công lý quốc tế (ICJ), tòa án liên minh châu Âu, tòa án châu Phi, tòa án luật Biển… Tòa án công lý quốc tế - ICJ Cùng với sự ra đời của Liên Hợp Quốc, yêu cầu về việc thành lập cơ quan tài phán quốc tế trong khuôn khổ hoạt động của tổ chức này, thay thế cho Pháp viện thường trực quốc tế trở nên hiện hữu trong đời sống quốc tế. Tòa án công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc. Có thể sơ lược một vài điều về Tòa an công lý quốc tế như sau: Cơ sở pháp lý Cơ sở pháp lý để Tòa hoạt động là Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 và Quy chế của Tòa án công lý quốc tế được thông qua 1946. Hiến chương dành cả chương XIV, từ điều 92 đến điều 96 để quy định những vấn đề cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, chức năng, và hoạt động của Tòa án. Quy chế Tòa án quốc tế gồm 70 điều, được coi là một phần phụ lục, gắn bó trực tiếp với Hiến chương. Cùng với Hiến chương và Quy chế, cơ sở pháp lý để Tòa tiến hành các hoạt động tư pháp còn bao gồm nội quy của Tòa. Nội quy của Tòa được thông qua ngày 6 tháng 5 năm 1946 cụ thể hóa các nguyên tắc được nêu trong Quy chế và không vượt quá các quy định của Quy chế. Tòa có thể sửa đổi nội dung Nội quy làm việc của mình cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn nhưng phải phù hợp với quy chế. Thực tế Tòa đã hai lần sửa đổi Nội Quy vào các năm 1972 và 1978. Lịch sử hình thành Ngày 6 tháng 12 năm 1946, Tòa án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc – cơ quan pháp lý chính của Liên Hợp Quốc chính thức đi vào hoạt động. Các nước thành viên Liên Hợp Quốc đương nhiên là thành viên quy chế của Tòa án công lý quốc tế. Bên cạnh đó, các nước không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng có thể trở thành thành viên của cơ chế này. Tòa có trụ sở chính đặt tại Lahaye (Hà Lan). Tại đây Tòa tiến hành các thủ tục tranh tụng giữa các bên và thủ tục nghị án. Tuy nhiên Tòa cũng có thể tiến hành các thủ tục nêu trên ở nơi khác ngoài Lahaye nếu xét thấy cần thiết và có tham khảo ý kiến của các bên. Cơ cấu tổ chức Vấn đề cơ cấu tổ chức ICJ được điều chỉnh tại Chương I từ điều 2 đến điều 33 của quy chế Tòa án quốc tế. Theo đó, Toàn thể Tòa gồm một Hội đồng Thẩm phán độc lập với 15 thành viên, trong đó không thể có 2 thành viên cùng quốc tịch. Những thành viên được chọn sẽ trở thành đại diện cho hệ thống pháp luật thế giới. Việc lựa chọn các thành viên không căn cứ vào quốc tịch hay khu vực mà căn cứ vào năng lực, phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây, Hội đồng Thẩm phán thường bao gồm: 5 Thẩm phán đại diện cho mỗi quốc gia thành viên thường trực Hội đồng bảo an, 3 Thẩm phán của châu Á, 3 Thẩm phán của châu Phi, 2 Thẩm phán của châu Mỹ Latinh, 1 Thẩm phán của Tây Âu và 1 Thẩm phán của Đông Âu. Công việc bầu cử được thực hiện đồng thời tại Đại hội đồng và Hội đồng bảo an. Cả hai cơ quan này hoàn toàn độc lập trong việc bầu cử và không có bất kì sự phân biệt nào giữa các thành viên thường trực, không thường trực của Hội đồng bảo an. Ứng viên trúng cử là người nhận được đại đa số phiếu của cả Đại hội đồng và Hội đồng bảo an. Các Thẩm phán thành viên của ICJ có nhiệm kì 9 năm và có thể được bầu lại, nhưng đặc biệt trong nhiệm kì đầu tiên sẽ có 5 Thẩm phán nhiệm kì 3 năm và 5 Thẩm phán nhiệm kì 6 năm được chọn theo phương pháp rút thăm ngay sau khi trúng cử. Các thành viên của ICJ sẽ nhận được quyền ưu tiên và miễn trừ ngoại giao trong quá trình thực thi công việc của mình. Tòa án sẽ bầu chủ tịch và phó chủ tịch nhiệm kỳ 3 năm, chủ tịch và phó chủ tịch có thể được bầu lại. Nguyên tắc hoạt động ICJ là một cơ quan của Liên Hợp Quốc, do đó nguyên tắc hoạt động của cơ quan này phải dựa trên các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định tổ chức này và các thành viên của nó phải hoạt động theo 7 nguyên tắc hoạt động sau: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên Nguyên tắc các thành viên phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc giúp đỡ Liên Hợp Quốc trong mọi hành động của Liên hợp Quốc mà tổ chức này áp dụng theo đúng quy định của Hiến chương Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào Trong đó các nguyên tắc a, f, g được xem là những nguyên tắc hoạt động cơ bản của ICJ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên Nguyên tắc này có thể thấy ngay từ việc bầu các thành viên của Tòa án công lý quốc tế. Tiêu chuẩn để bầu Thẩm phán căn cứ vào năng lực cá nhân, quốc tịch, tương quan vị trí địa lý và hệ thống pháp luật trên thế giới. Bên cạnh các Thẩm phán của Tòa, khi phiên tòa mở ra, các bên có thể lựa chọn Thẩm phán Ad hoc nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng. Khi một bên tranh chấp có Thẩm phán mang quốc tịch nước mình, phía bên kia có quyền đề cử trọng tài Ad hoc của mình hoặc yêu cầu không đưa trọng tài mang quốc tịch phía bên kia vào danh sách thành viên tham gia xét xử. Hơn nữa, trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Tòa đều được xác định dựa trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Tòa được viện dẫn thì thẩm quyền này hoàn toàn độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà không bị bất kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Điều 5 quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc quy định: các nước thành viên Liên Hợp Quốc đương nhiên là thành viên quy chế của ICJ. Bên cạnh đó các nước không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng có thể trở thành thành viên quy chế của ICJ Sự mở rộng về thành viên này có thể xem là một nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong việc đảm bảo các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào Thực tế không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình thực thi luật quốc tế của các quốc gia, trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, khi có sự thỏa thuận của các quốc gia. Đối với phán quyết của ICJ, nếu một trong hai bên không chịu thi hành bản án, để giải quyết, phía bên kia có thể yêu cầu. Hội đồng bảo an can thiệp đảm bảo chấp hành, còn ICJ không thể dùng sức mạnh của mình để buộc bên đó thực thi. Như vậy có thể thấy, ICJ không và không thể can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào. Thẩm quyền ICJ có hai dạng thẩm quyền: thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế và thẩm quyền tư vấn. Tư vấn ICJ có thẩm quyền tư vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Thẩm quyền này được quy định tại điều 96 Hiến chương Liên Hợp Quốc: “Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có thể yêu cầu Tòa án quốc tế cho ý kiến tư vấn về mọi vấn đế pháp lý Các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn nếu được sự cho phép của Đại hội đồng cũng có quyền hỏi ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về những vấn đề pháp lý có thể đặt ta thông qua hoạt động của mình.” Trong Chương 4 từ Điều 65 đến Điều 68 Quy chế Tòa án quốc tế có quy định cụ thể hơn về những kết luận tư vấn của Tòa án. Giải quyết tranh chấp Tại Khoản 1 Điều 36 Quy chế Tòa án quốc tế quy định: Tòa án tiến hành xét tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành. Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên Liên Hợp Quốc hay không. Điều này được cụ thể hóa từ nguyên tắc f (nguyên tắc thứ 6) trong bảy nguyên tắc hoạt động của ICJ Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Tòa được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp. Khi thẩm quyền của Tòa được xác lập thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép chính trị hay kinh tế nào. Trên thực tế các trường hợp được đưa ra giải quyết tại Tòa án quốc tế bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: quyền về lãnh thổ (vụ tranh chấp giữa Pháp và Anh năm 1953, giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959, giữa Ấn Độ và Bồ đào nha năm 1960…), liên quan tới Luật biển (tranh chấp giữa Anh và Nauy về đánh cá…), các cuộc tranh chấp liên quan đến nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong việc phân định ranh giới thềm lục địa, trên biển và trên bộ (tranh chấp giữa Libi và Manta năm 1985, Canada và Mỹ năm 1984, Đan mạch và Nauy năm 1993…), về bảo vệ ngoại giao, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ của lực lượng ủy thác tại lãnh thổ Tây Nam châu Phi, các vấn đề liên quan đến xung đột khu vực, việc thực hiện các Công ước quốc tế của các nước… các trường hợp liên quan giữa Liên hợp quốc và các nước thành viên như việc phái viên của Liên hợp quốc bị sát hại, đóng góp của các nước vào ngân sách hoạt động giữ gìn hòa bình… Thủ tục giải quyết tranh chấp được Quy chế Tòa án quốc tế quy định cụ thể tại Chương 3 gồm 26 điều từ Điều 39 đến Điều 64. b1) Cơ sở xác định thẩm quyền Thẩm quyền của Tòa được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp. Việc thỏa thuận của các bên được biểu hiện bằng những cách sau: Thỏa thuận đưa từng vụ việc cụ thể ra Tòa (special agreement) Các quốc gia tranh chấp thỏa thuận đưa vụ việc ra Tòa sau khi xảy ra tranh chấp bằng các điều ước quốc tế. Ví dụ: Hungary và Slovakia đã ký một bản thỏa thuận vào ngày 7 tháng 4 năm 1993 để đưa vụ việc liên quan đến dự án Gabcikovo Nagymaros ra ICJ. Đó là dự án xây dựng đập Gabcikovo trên sông Danube, trong đó Hungary kiện Tiệp Khắc (hiện nay chỉ còn Slovakia) đã vi phạm nghĩa vụ hợp tác thiện chí (nguyên tắc láng giềng thân thiện – good neighborliness), gây tác hại đến những nguồn tài nguyên dùng chung. Theo bản thỏa thuận đó, ICJ có thẩm quyền giải quyết vụ việc nêu trên. Quy định trong Điều ước quốc tế mà các bên tham gia (jurisdictional clause) Một cách phổ biến để xác định thẩm quyền của Tòa là thông qua thỏa thuận của các bên. Khi tham gia các điều ước quốc tế, các bên đã quy định đưa các tranh chấp ra ICJ. Thông thường các quốc gia thông qua các Điều ước quốc tế, đã thỏa thuận trước với nhau sẽ đưa ra Tòa tất cả các vụ việc liên quan đến việc áp dụng và giải thích điều ước. Ví dụ: Vụ Gruzia đưa đơn kiện Nga vi phạm Công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Form of Racial Discrimination – CERD) mà cả Gruzia và Nga đều là thành viên. Trong đó, điều 22 CERD quy định: “Bất cứ tranh chấp nào giữa hai hay nhiều quốc gia liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước này, mà không được giải quyết bằng đàm phán hay những thủ tục được quy định riêng trong Công ước này, sẽ được giao cho ICJ theo đề nghị của một bên, trừ khi các bên liên quan đồng ý lựa chọn phương thức giải quyết khác”. Tòa xem xét và đưa ra kết luận Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc. Như vậy, thẩm quyền của ICJ được xác định dựa trên quy định của Điều ước quốc tế mà các bên tham gia. Tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa Thẩm quyền của ICJ còn được xác định thông qua tuyên bố của các quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa (như là một nghĩa vụ bắt buộc) trong quan hệ với bất kỳ quốc gia nào khác cũng chấp nhận những nghĩa vụ tương tự, trong tất cả các tranh chấp liên quan đến những vấn đề được liệt kê tại Điều 36 khoản 2 Quy chế Tòa án quốc tế bao gồm: Việc giải thích các điều ước Vấn đề bất kỳ liên quan đến Luật quốc tế Sự xuất hiện của bất kì nhân tố nào mà sự hình thành của nó sẽ dẫn đến một vi phạm nghĩa vụ quốc tế Bản chất hoặc phạm vi bồi thường đối với việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế Các quốc gia chịu sự điều chỉnh của Quy chế Tòa án quốc tế có thể đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa vào bất cứ thời điểm nào. Ví dụ: Austraylia tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ ngày 22/3/2002; Cameron ngày 3/3/1994; Tây Ban Nha 20/10/1990… Tuyên bố của các quốc gia công nhận thẩm quyền của ICJ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Tức là thẩm quyền của Tòa chỉ tồn tại trong phạm vi những đồng thuận trong tuyên bố của các bên về vấn đề được đưa ra. Sự có đi có lại đó là một trong những đặc trưng quan trọng của phương thức này. Do đó mọi quốc gia công nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa đều có quyền đưa ra ICJ tranh chấp với một hoặc một vài quốc gia khác chấp nhận những nghĩa vụ tương tự thông qua việc đưa đơn kiện lên ICJ. b2) Thủ tục tố tụng Tòa án công lý quốc tế tiến hành xét xử một vụ tranh chấp theo 2 trình tự đầy đủ và rút gọn. Thành phần của một phiên tòa có thể gồm toàn bộ các thẩm phán (có thể bao gồm cả các thẩm phán Ad hoc), có thể ít hơn nhưng tối thiểu là 9 thẩm phán. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa có thể thành lập các tòa đặc thù như Tòa rút gọn trình tự tố tụng, gồm 5 thẩm phán (chánh án, phó chánh án và 3 thẩm phán), Tòa đặc biệt gồm 3 thẩm phán hoặc nhiều hơn, Tòa rú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế tại tòa.doc
Tài liệu liên quan