MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 2
I. Tiềm năng của mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc 2
1. Về mặt chính trị 2
2. Về mối quan hệ giữa các ngành, các địa phương 3
3. Về việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ 3
4. Tiềm năng xuất phát từ hai bên 4
5. Lợi thế so sánh trong trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc 7
6. Các hiệp định và thỏa thuận 8
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 14
I. Quan hệ thương mại 14
1. Những đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc 14
2. Cơ sở phát triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc 18
3. Diễn biến của trao đổi mậu dịch song phong 19
4. Tình hình buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc 21
5. Những kết quả chủ yếu 26
6. Những vấn đề tồn tại
II. Quan hệ đầu tư 30
1. Hạng mục và cơ cấu đầu tư 30
2. Những đặc điểm trong quan hệ đầu tư Việt Nam - Trung Quốc 31
3. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam 31
4. Viện trợ phát triển 35
III. Đánh giá tổng quát 36
Chương 3: TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 38
I. Triển vọng 38
II. Những giải pháp 39
Kết luận 42
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua phát triển nhanh chóng, nhưng tổng giá trị thương mại chính ngạch và tiểu ngạch chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước. Theo tính toán, tổng giá trị thương mại chính ngạch hai chiều chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam và 0,4% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Việt Nam chỉ là bạn hàng thứ 27 của Trung Quốc. Sự đóng góp của Việt Nam trong thương mại ASEAN - Trung Quốc cũng là rất nhỏ bé. ASEAN là bạn hàng lớn thứ sáu sau Trung Quốc với tổng giá trị thương mại chiếm 13% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc lớn hơn nhiều lần so với tổng giá rị thương mại Việt - Trung.
2. Cơ sở phát triển thương mại Việt - Trung
Một là, ý chí chính trị của hai nước. Trong chuyến đi thăm Trung Quốc đầu năm nay của đồng chí Lê Khả Phiêu, hai đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của hai nước đã thỏa thuận về những nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ Việt - Trung trong thời gian tới: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Những nguyên tắc này có ý nghĩa vô cùng to lớn, cho thấy rõ khung quan hệ cũng như mục tiêu trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, do đó có tác dụng tích cực đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nói chung giữa hai nước và quan hệ thương mại nói riêng. Tháng 10/1998 lãnh đạo hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã bày tỏ quyết tâm đưa tổng giá trị thương mại chính ngạch lên đến 2 tỷ đô la vào năm 2000. Trong chuyến đi thăm Việt Nam mới đây Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã một lần nữa khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu này. Đây là quyết tâm to lớn của lãnh đạo hai nước thể hiện ý chí chính trị cũng như mong muốn của cả hai bên đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước. Chính ý chí chính trị này là nhân tố quyết định những vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Hai là, đã tạo dựng được cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa hai nước. Như trên đã trình bày, Việt Nam và Trung Quốc đã ký nhiều Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước. Đặc biệt là, hai nước đã ký Hiệp định về buôn bán ở vùng biên giới, nhằm chấn chỉnh những hiện tượng không lành mạnh: trốn thuế, lậu thuế ở vùng biên giới giữa hai nước, tạo điều kiện thuụn lợi cho thương mại chính ngạch phát triển.
Ba là, phát triển quan hệ thương mại Việt- Trung là phù hợp với chiến lược kinh tế đối ngoại của cả hai nước. Ba vùng tam giác trong phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại là: tiểu tam giác (chỉ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan), trung tam giác (chỉ các nước láng giềng: ASEAN và Hàn Quốc), và đại tam giác (chỉ các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các nước phát triển về kinh tế). Trung Quốc xác định rõ chiến lược thúc đẩy quan hệ kinh tế với tiểu tam giác, liên hiệp với trung tam giác và quan hệ với đại tam giác. Như vậy, việc phát triển quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam sẽ tạo cơ sở cho Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào những hoạt động kinh tế quốc tế, thể hiện qua việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các nước phát triển về kinh tế.
Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chẳng những phù hợp với đường lối đối ngoại "là bạn đối với tất cả các nước", mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước: Việt Nam chú trọng mối quan hệ với các nước láng giềng nhằm tạo ra môi trường xung quanh hòa bình ổn định, góp phần giữ vững an ninh của đất nước và tạo điều kiện thuận lợi. Về kinh tế, mục tiêu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm tăng sức sản xuất của cả xã hội, trong đó có các nhà máy công nghiệp nhẹ sử dung một số nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc.
Bốn là, phát triển quan hệ thương mại là phù hợp với nhu cầu khách quan của cả hai bên. Như đã phân tích ở trên, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt - Trung có tính chất bổ sung cho nhau. Là một nước có kỹ thuật tiên tiến hơn và bắt đầu tích lũy dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Quốc có thể giúp Việt Nam nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật. Về phần mình, Việt Nam tạo ra một thị trường đáng kể cho nhiều mặt hàng, nhất là máy móc nhỏ phục vụ cho nông nghiệp Trung Quốc.
Năm là, bên cạnh hợp tác song phương, hai bên còn có thể đẩy mạnh quan hệ thương mại qua các kênh đa phương, thông qua quan hệ kinh tế và thương mại ASEAN - Trung Quốc, tổ chức hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), và trong tương lai thông qua tổ chức thương mại thế giới (WTO) khi hai nước trở thành thành viên.
Trong những nhân tố trên, nhân tố khách quan là nhu cầu của cả hai bên; nhân tố ý chí chính trị là nhân tố chủ quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của quan hệ thương mại Việt - Trung trong thời gian tới.
3. Diễn biến của trao đổi mậu dịch song phương
Theo thông lệ và tập quán quốc tế, để cho hoạt động trao đổi hàng hóa song phương được triển khai dựa trên cơ sở pháp lý, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ký Hiệp định thương mại ngay từ khi quan hệ chính trị giữa hai nước được bình thường hóa. Thời gian sau đó, hai nước còn ký một số Hiệp định khác có liên quan đến quan hệ thương mại song phương. Có thể nêu ra đây một số Hiệp định như: Hiệp định về vận tải hàng hải và vận tải đường sắt; Hiệp định về hàng hóa quá cảnh giữa hai nước; Hiệp định về thành lập ủy ban kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập cảnh và công nhận lẫn nhau; Hiệp định vận tải đường bộ; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và chống lậu thuế...
Cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nhu cầu trao đổi hàng hóa. Mấy năm trước khi quan hệ hai nước được bình thường hóa, trên vùng biên giới đất liền giữa hai nước đã diễn ra một số hoạt động buôn bán của cư dân hai nước với nhau, tất nhiên là phi chính thức và bị giới hạn nhiều. Từ sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa và Hiệp định thương mại song phương được ký kết thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc bước vào một thời kỳ mới phát triển và mở rộng nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu hai chiều tăng lên nhanh chóng, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó phản ánh qua một số con số cụ thể dưới đây:
Năm
Tổng kim ngạch XNK hai chiều (triệu USD)
1990
152,54
1991
270
1992
280
1993
690
1994
758
1995
1.050
1996
1.150
1997
1.240
1998
1.540
1999
(5 tháng đầu năm) đạt 408.28
Các con số nêu ra trong bảng trên không bao gồm giá trị của buôn bán dân gian và buôn lậu bất hợp pháp qua biên giới mà Nhà nước không kiểm soát được.
Hiện nay Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam chiếm đến 7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 7 trong hơn 100 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn rất nhiều khiêm tốn, mới chỉ chiếm khoảng0,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc, đứng ở vị trí thứ 27 trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Trung Quốc tính đến cuối năm 1998.
Theo số liệu thống kê chưa thật đầy đủ, từ năm 1990-1991 đến năm 1999, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc, theo con đường chính ngạch và tiểu ngạch, đến hơn 100 nhóm hàng và mặt hàng cụ thể khác nhau. Có thể nêu ra đây một số mặt hàng tiêu biểu: gạo, cao su, hạt điều, cà phê, dầu thô, dầu thực vật, sắn lát, chuối xanh, đồ gỗ gia dụng đã gia công, hải sản, hoa quả đặc sản (xoài, vải thiều...), sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp, quặng kim loại và sắt phế liệu, ô tô (thuộc dạng tạm nhập tái xuất), một số mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như dép nhựa, xà phòng...). Trong số các mặt hàng nêu trên, cao su và hạt điều chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, hơn nửa tỷ lệ tăng dần hàng năm. Xin nêu mấy con số cụ thể:
Đơn vị: tấn
Năm
1993
1994
1995
1996
1999 (5 tháng đầu)
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Cao su
55.707
59,3
85.662
65,9
104.945
73,3
70
10,80
Hạt điều
21,5
31,7
55,7
Các mặt hàng khác như gạo, thủy sản,.. chiếm khoảng 10% trong tổng số mặt hàng đã nêu ở trên của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Điều cần nêu ra ở đây là, đa số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều thuộc dạng thô, hàng qua sơ chế biến rồi mới xuất khẩu còn rất ít, do đó trọng lượng xuất khẩu có khi nhiều nhưng giá trị thu được trong thực tế lại ít. Đây là một thiệt thòi khá lớn cho phía Việt Nam trong việc trao đổi buôn bán với phía Trung Quốc thời gian qua.
Các mặt hàng mà phía Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam trong mấy năm qua theo con đường chính ngạch và tiểu ngạch là rất phong phú và đa dạng, có đến trên 200 nhóm và mặt hàng cụ thể nghĩa là gấp đôi số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Có thể nêu ra đây một số nóm và mặt hàng tiêu biểu: sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu, thiết bị và phương tiện vận tải, thép và phôi thép, máy móc thiết bị cho nhà máy sản xuất xi măng lò đứng, thiết bị máy móc cho ngành sản xuất mía đường, máy móc nông nghiệp và phụ tùng, máy móc thiết bị cho ngành giày da, thiết bị vệ sinh, vật liệu xây dựng, kính dân dụng, gạch hoa các loại, sản phẩm công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như: xe đạp và phụ tùng, điện gia dụng các loại, vải và hàng dệt kim, quần áo may sẵn, đồ sứ, văn phòng phẩm, đồ dùng điện tử, đồ chơi trẻ em,... Trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ sau khi quan hệ chính trị hai nước được bình thường hóa đến nay, chúng ta đã nhập được nhiều thứ cần thiết (như đã nêu ở trên) đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế ở trong nước cũng như nhu cầu về hàng tiêu dùng thông thường của nhân dân lao động. Đồng thời, chúng ta cũng đã bán sang Trung Quốc một số mặt hàng mà ở trong nước sản xuất được với số lượng khác như đã nêu ở trên. Từ khách quan mà xét, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy những ngành nghề có sản phẩm bán sang Trung Quốc phát triển trong thời gian qua.
4. Tình hình buôn bán qua biên giới Việt - Trung
a. Khái quát về tình hình buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong 50 năm qua.
Từ năm 968, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập ở Đông Nam á, kế từ đó đến nay, Việt Nam đã có mối quan hệ buôn bán qua biên giới với nhiều nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Tiếp theo các triều đại phong kiến Việt Nam: Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã tiếp tục quan hệ buôn bán qua biên giới với các triều đại phong kiến Trung Quốc: Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Lúc bấy giờ, buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt - Trung chỉ là sự thông thường nhằm bổ sung cho nhau, với hai hình thức chủ yếu là cống nạp và dân gian.
Bước vào thời kỳ cận đại, Việt Nam trở thành nửa thuộc địa tư bản phương Tây, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ký "Điều ước Việt Nam (năm 1885)" và "Chương trình hợp tác biên giới (năm 1896)", trong đó, quy định 25 điểm đồn trú tuần tra dọc biên giới chung giữa hai nước cũng chính là điểm họp chợ chung cho dân cư dân hai bờ biên giới.
Năm 1945, sau khi ký kết đại diện thế giới lần thứ 2, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là CNHXHCN Việt Nam) ra đời (2-9-1945), tiếp theo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1-10-1949), và chỉ mấy tháng sau đó (18-1-1950) hai nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (dưới đây gọi tắt là Việt Nam) và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là Trung Quốc) đã thiết lập quan hệ ngoại giao, tính đến tháng giêng năm nay vừa tròn 50 năm. Kể từ đó, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hai nước về nhiều mặt, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế buôn bán giữa hai nước, trong đó có buôn bán qua biên giới Việt - Trung. Trong khoảng thời gian, từ những năm 50 đến những năm 70, trên tinh thần "vừa là đồng chí, vừa là anh em", hai nước đã ký kết các bản "Nghị định thư buôn bán tiểu ngạch biên giới Việt - Trung" (năm 1955) và "Nghị định thư trao đổi hàng hóa biên giới Việt - Trung (năm 1957)" đã quy định xây dựng 26 điểm giao dịch (19 điểm trên bộ và 7 điểm trên biển) trên biên giới chung của hai nước. Trong khoảng thời gian (1956-1969) mức buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam với Quảng Tây trị giá 44,94 NDT. Trong khoảng thời gian 1966 - 1976, ở Trung Quốc đang tiến hành cuộc cách mạng văn hóa, hầu như đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đã ảnh hưởng tới buôn bán qua biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Cuối năm 1978, Trung Quốc đưa ra quốc sách cải cách mở cửa, nhưng lúc bấy giờ (1978-1988) mới chú trọng mở cửa khu vực ven biển, chưa chú ý đến mở cửa khu vực biên giới. Đồng thời, từ năm 1979 đến hết thập kỷ 80, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc bước vào thời kỳ không bình thường, biên giới chung giữa hai nước chiến trường thay cho thị trường, những nhân tố đó đã ảnh hưởng đến sự gián đoạn buôn bán qua biên giới hai nước.
Bước sang thập kỷ 90, trên thế giới đã kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh, ở châu Âu các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt tan rã, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nước xã hội chủ nghĩa ở châu á, như Trung Quốc, Việt Nam. ở Trung Quốc, sau sự kiện Thiên An Môn (4-6-1989) các nước tư bản phương Tây thi hành chính sách hạn chế bao vây đối với Trung Quốc. Đứng trước tình hình biến động trên thế giới và trong nước, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách mở cửa đối ngoại, một mặt Trung Quốc bắt đầu chú trọng cải thiện mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, mặt khác cùng với việc chú trọng mở cửa khu vực ven biển, bắt đầu mở cửa khu vực ven biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa buôn bán qua biên giới Trung Quốc với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.
ở Việt Nam, từ năm 1986 (Đại hội VI) đã đề chính sách đổi mới và mở cửa, muốn là bạn với tất cả, tạo điều kiện cho việc cải thiện mối quan hệ với tất cả các nước, trong đó có các nước láng giềng bao gồm cả Trung Quốc.
Xuất phát từ sự mong muốn cải thiện mối quan hệ của các lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tháng 11-1991 các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã nhất trí: khép lại quá khứ, mở ra giai đoạn mới, nhờ vậy, trong suốt những năm 90, trên biên giới Việt - Trung, trở thành biên giới của tình hợp tác và hữu nghị, từ chiến trường chuyển thành thị trường ngày càng phát triển phồn vinh và nhộn nhịp.
Mức buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng.
Biểu: Mức buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc (1991-1999)
Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ
Năm
Mức buôn bán
Tỷ lệ tăng %
1991
32,23
340
1992
179,07
454,4
1993
396,64
122,6
1994
532,82
34,1
1995
1.052,19
97,4
1996
1.150,63
9,3
1997
1.435,64
24,6
1998
1.560,00
8,7
1999
1.400,00-1.500,00 ước tính
Tình hình thực tế buôn bán biên giới Việt - Trung trong lịch sử, đáng lưu ý trong vòng 50 năm qua, đặc biệt là 10 năm từ khi nước bình thường hóa đến nay, chúng tôi bươc đầu rút ra mấy nhận xét sau đây:
Thứ nhất, buôn bán qua biên giới Việt - Trung bao gồm nhiều hình thức: buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, dân gian, tạm nhập tái xuất và cả buôn lậu (không kiểm soát nổi, số lượng có lúc ngang bằng, thậm chí còn cao hơn cả con số buôn bán thống kê được). Trong đó, mức buôn bán chính ngạch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn: 39% (năm 1991), 28,8% (năm 1992), 70% (năm 1993), 71% (năm 1996), 70% (năm 1997). Còn buôn bán tiểu ngạch và buôn bán dân gian tỷ trọng càng thu hẹp.
Thứ hai, buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ chỗ chỉ chiếm 2% tổng buôn bán của Việt Nam, năm 1990 đã tăng lên 4% và từ năm 1991-1999 chừng 6-7%. Nhưng chỉ chiếm chưa tới 0,5% mức buôn bán đối ngoại của Trung Quốc (năm 1997, chiếm 0,4%). Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn thứ sau của Việt Nam, còn Việt Nam trở thành bạn hàng thứ 29 (trong tổng số hơn 220 bạn hàng) của Trung Quốc.
Thứ ba, mặc dù mức buôn bán qua biên giới Việt - Trung không ngừng tăng, nhưng tỷ lệ tăng ngày càng có chiều hướng giảm. Như năm 1991 tăng 340%; năm 1992 tăng 454,4% (cao nhất); năm 1993 giảm còn 122,5%; năm 1997 giảm còn 26,6%; năm 1998 giảm mạnh nhất chỉ còn 8,7%).
Thứ tư, buôn bán qua biên giới Việt - Trung mặc dù Trung Quốc là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ ba (năm 1994, 1996), thứ tư (1995 và 1997) của Việt Nam. Song, Việt Nam luôn luôn bị nhập siêu và có xu thế ngày càng tăng như năm 1991 (nhập siêu 10 triều đô la); năm 1992 (40 triệu đô la); năm 1993 (160 triệu đô la); năm 1994 (150 triệu đô la); năm 1995 (390 triệu đô la), năm 1996 (530 triệu đô la); năm 1997 (720 triệu đô la); nửa đầu năm 1998 (490 triệu đô la).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, thì kể từ năm 1991 đến năm 1996, tổng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu trên biên giới Việt - Trung, theo thứ tự tỉnh nhiều nhất đến ít nhất: (Lạng Sơn: 1,063 tỷ USD; Quảng Ninh: 365,73 triệu USD; Lào Cai: 129,08 triệu USD; Cao Bằng: 23,84 triệu USD; Hà Giang: 11,86 triệu USD; Lai Châu: 3,25 triệu USD).
Trong những năm cuối thập niên 90, trong tổng số 120 bạn hàng của Quảng Tây thì Việt Nam luôn luôn đứng thứ hai. Trong mức buôn bán qua biên giới giữa Quảng Tây Trung Quốc với Việt Nam, thì Quảng Tây chiếm 80% mức buôn bán qua biên giới hai nước của Trung Quốc.
Thứ năm, lực lượng tham gia buôn bán qua biên giới Việt - Trung, không chỉ có cư dân hai bờ biên giới, mà còn cả lực lượng tư nhân và tập thể là chủ yếu, cộng thêm doanh nghiệp nhà nước ở các tỉnh (khu tự trị) ở hai bên biên giới, các tỉnh, thành phố ở sâu trong nội địa của mỗi nước.
Hàng hóa trao đổi qua biên giới Việt - Trung không chỉ có hàng hóa của hai nước mà còn hàng hóa của nước thứ ba, ví như: hàng Nhật Bản, Thái Lan, hay khu vực Hồng Kông, Đài Loan...
b. Những thuận lợi và khó khăn
* Những khó khăn còn ảnh hưởng tới buônb án biên giới trong thời gian sắp tới:
Thứ nhất, về các mặt: tư tưởng, tâm lý và mức độ tín nhiệm trong buôn bán qua biên giới của cả hai bên chưa cao. Đôi bên còn chênh lệch lớn về chính sách buôn bán qua biên giới nên cũng tạo nên những ảnh hưởng bất lợi cho buôn bán qua biên giới của đôi bên.
Thứ hai, cho tới nay vẫn chưa ký được hiệp định chính thức mà vẫn còn thi hành "hiệp định tạm thời về xử lý những việc ở biên giới hai nước". Nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt - Trung.
Thứ ba, hiện nay hai bên tuy có "ghi nhận hội đàm" chống buôn lậu, hay hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng: hàng giả, hàng rởm, hàng kém chất lượng vào Việt Nam, hoặc những mặt hàng quý hiếm, hàng cấm của Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Thứ tư, cả hai bên đều có tình trạng thiếu hợp đồng giữa các xí nghiệp trong nước gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán với đối phương, tạo nên sự thiệt thòi cho phía mình.
Thứ năm, mặc dù ngày 26-5-1993 ngân hàng Trung ương Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định hợp tác thanh toán, theo đó mọi khoản thanh toán phải thông qua ngành hàng thương mại hai nước theo thông lệ quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhưng thực tế từ mười năm nay buôn bán qua biên giới Việt - Trung, mặc dù thanh toán xuất nhập có sự chuyển biến, từ chỗ hoàn toàn tự phát theo phương thức "hàng đổi hàng", buôn bán trao tay, tiến tới ký hợp đồng thanh toán qua ngân hàng, nhưng cho đến nay lượng thanh toán qua ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa của hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Điều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Thứ sáu, quan hệ buôn bán Việt - Trung trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng giảm dần, và cứ đã giảm như vậy khó có thể thực hiện mục tiêu 2 tỷ USD buôn bán hai nước vào năm 2000 như các nhà lãnh đạo đã đề ra.
Thứ bảy, trong buôn bán với Trung Quốc, phía Việt Nam luôn bị nhập siêu ở mức lớn, như 1991 (10 triệu USD), 1992 (40 triệu USD), 1999 (160 triệu USD), 1994 (150 triệu USD), 1995 (390 triệu USD), 1996 (530 triệu USD), 1997 (730 triệu USD), 1998 (400 triệu USD).
Thứ tám, trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế của Trung Quốc cao hơn Việt Nam khiến cho tính bổ sung giữa hai bên tăng lên nhăng mặt khác cũng gây nên những bất lợi đối với hàng hóa Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
* Những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian sắp tới:
Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông, có đường biên giới chung trên đất liền dài chừng 1150 km chạy qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và hai tỉnh gồm 6 thành phố, địa khu, châu (14 huyện) của Trung Quốc. Trên biên giới chung của hai nước có 15 cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc gia vào 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Đông Nam á khác (Myanmar và Lào). Gần đây nhiều cửa khẩu như Đông Hưng - Móng Cái, Bằng Tường - Đồng Đăng, Pò Chài - Tân Thanh, Hà Khẩu - Lào Cai, đã có ý tưởng xây dựng thành những khu vực buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho buôn bán qua biên giới.
Thứ hai, phát triển buôn bán biên giới Việt Nam và Trung Quốc không thể tách rời bối cảnh chung về quan hệ của hai nước, tháng 2/1999 Tổng Bí thư hai nước đã xác lập khuôn khổ mới cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", phương châm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó có buôn bán biên giới hai nước.
Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam đều có 50 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó có hơn một chục dân tộc sống ở cả hai bờ biên giới, đáng lưu ý là gần 1 triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam, sẽ là chiếc cầu nối tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian sắp tới.
Thứ tư, Trung Quốc đất rộng (thứ ba thế giới), người đông (chiếm 1/5 nhân loại) và Việt Nam một nước cỡ lớn ở Đông Nam á, đây là hai thị trường tiềm tàng mà chưa khai thác hết, nó sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa vào việc buôn bán giữa hai nước.
Thứ năm, cả hai nước đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới của hai bên, chú ý xây dựng môi trường phần cứng (đường, điện, nước...), rà phá mìn, xây dựng môi trường phần mềm, hai nước đã ký kết 19 Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (trong tổng số 30 hiệp định và thỏa thuận được ký kết), đang lưu ý là Hiệp định kinh tế buôn bán; Hiệp định tạm thời về việc xử lý những sự việc ở biên giới hai nước; Hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập khẩu; ghi nhận hội đàm chống buôn lậu, Hiệp định về mua bán hàng hóa giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa (năm 1998); Hiệp định biên giới trên đất liền ký kết (30-12-1999). Những hiệp định trên đây và cơ sở hạ tầng được nâng cấp đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy buôn bán qua biên giới giữa hai nước.
Thứ sáu, theo dự kiến của một số nhà hoạch định chính sách, buôn bán hai chiều của Việt Nam - Trung Quốc dự kiến từ năm 2000 đến 2010 sẽ đạt mức tăng từ 8-15%. Nếu đạt được mức này thì mục tiêu năm 2000 đạt 2 tỷ USD là có khả năng đạt được, và mức buôn bán đôi bên còn tiếp tục phát triển.
Thứ bảy, theo xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển, với việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức mậu dịch thế giới (WTO); cả Việt Nam và Trung Quốc hiện là thành viên của tổ chức kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC). Việc các cảng của Việt Nam (đặc biệt là Hải Phòng) trở thành cửa khẩu thông ra biển gần nhất của khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc, với việc khu vực mậu dịch tự do (Đông Hưng- Móng Cái, Bằng Tường - Đồng Đăng...) thì mức buôn bán qua biên giới Việt - Trung có nhiều khả năng phát triển hơn nữa.
Thứ tám, việc phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong lịch sử, 50 năm qua và đặc biệt là 10 năm sau khi bình thường hóa không ngừng tăng sẽ là cơ sở để buôn bán hai bên còn có khả năng phát triển hơn nữa.
5. Những kết quả chủ yếu
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng nhanh, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của hai bên ngày càng phù hợp với tiềm năng và mang tính bổ sung lẫn nhau của hai nước.
- Tỷ trọng kim ngạch thuộc mậu dịch "chính ngạch" tăng nhanh, dần chiếm ưu thế trong kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước (nếu giai đoạn 1991-1993 kim ngạch mậu dịch tiểu ngạch là chủ yếu thì từ 1994 - 1998 kim ngạch buôn bán chính ngạch vươn lên giữ vị trí áp đảo).
- Phương thức mậu dịch ngày càng phong phú và đa dạng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của hai bên và ngày càng tuân theo các luật lệ tập quán buôn bán quốc tế. Giai đoạn 1991-1992 hai bên chủ yếu áp dụng phương thức mậu dịch hàng đổi hàng hoặc phương thức "tiền trao, cháo múc" tại các cửa khẩu biên giới. Từ sau năm 1992, cùng việc ký kết Hiệp định hợp tác nghiệp vụ ngân hàng hai nước, hai bên đã triển khai các phương thức mậu dịch theo L/C hoặc các hình thức mậu dịch thanh toán qua ngân hàng. Từ năm 1994 hai bên mở rộng sang các phương thức mậu dịch gia công, mậu dịch c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIEULU~1.doc