Mục lục:
I. Phần mở đầu:
II. Phần nội dung:
1. Giới thiệu chung về triết lý doanh nghiệp:
1.1. Các yếu tố tạo nên triết lý doanh nghiệp
1.2. Vai trò của triết lý doanh nghiệp
1.3. Con đường hình thành triết lý doanh nghiệp
2. Triết lý doanh nghiệp của Công ty cổ phần Traphaco
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.2. Tầm nhìn
2.3. Sứ mệnh
2.4. Quan điểm phát triển Traphaco
2.5. Giá trị cốt lõi
2.6. Triết lý kinh doanh của Traphaco
2.7. Văn hóa làm việc của Traphaco
2.8. Hình thành triết lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập doanh nghiệp
III. Phần kết luận
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6175 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết lý doanh nghiệp của công ty cổ phần Traphaco, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục:
I. Phần mở đầu:
Phần nội dung:
1. Giới thiệu chung về triết lý doanh nghiệp:
1.1. Các yếu tố tạo nên triết lý doanh nghiệp
1.2. Vai trò của triết lý doanh nghiệp
1.3. Con đường hình thành triết lý doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp của Công ty cổ phần Traphaco
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tầm nhìn
Sứ mệnh
Quan điểm phát triển Traphaco
Giá trị cốt lõi
Triết lý kinh doanh của Traphaco
Văn hóa làm việc của Traphaco
Hình thành triết lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập doanh nghiệp
Phần kết luận
Bài làm
I. Phần mở đầu:
Qua thực tiễn đã chứng minh triết lý quản lý có vai trò quan trọng đối với sự thành bại của tổ chức bởi nó là bộ phận cấu thành nên văn hóa quản lý của tổ chức.
Vậy nên dù là triết lý quản lý hay triết lý doanh nghiệp thì đều có liên quan đến các quan hệ, hoạt động của tổ chức -> quyết định đến sự thành bại của tổ chức đó.Trong đó, triết lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Thực tế cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp được định hướng chủ yếu từ triết lý doanh nghiệp đúng đắn. Triết lý doanh nghiệp là phần quan trọng của các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt nam, triết lý doanh nghiệp còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần khai thác được vai trò của triết lý doanh nghiệp và hình thành được triết lý doanh nghiệp cho mình để nhanh chóng phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ta với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập.
II. Phần nội dung:
1. Giới thiệu chung về triết lý doanh nghiệp:
Triết lý doanh nghiệp là tư tưởng, giá trị, mục tiêu và phương châm hoạt động chung của doanh nghiệp, chỉ dẫn cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nhân giàu kinh nghiệm thường tổng kết kinh nghiệm của mình từ những thành công, thất bại, từ hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình. Những kinh nghiệm này trở thành triết lý kinh doanh của họ. Khi trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ cố gắng vận dụng những triết lý kinh doanh của mình cho toàn doanh nghiệp. Khi đó triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo trở thành triết lý kinh doanh của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Do vậy, các doanh nhân thành đạt, giàu kinh nghiệm thường tổng kết kinh nghiệm của mình từ những thành công, thất bại, từ hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình. Những kinh nghiệm này trở thành triết lý kinh doanh của họ. Khi trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ cố gắng vận dụng những triết lý kinh doanh của mình cho toàn doanh nghiệp. Khi đó triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo trở thành triết lý kinh doanh của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Các yếu tố tạo nên triết lý doanh nghiệp
Bất kỳ triết lý doanh nghiệp nào cũng thể hiện rõ sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, phương thức quản lý của doanh nghiệp. Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp có cách thể hiện triết lý riêng của mình.
- Sứ mệnh chung của doanh nghiệp: được coi như lời tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp.
Đây chính là mục đích hướng tới lâu dài của doanh nghiệp. Chẳng hạn mục đích hoạt động của hãng Wal Disney là làm cho con người hạnh phúc hơn, của Samsung là hoạt động kinh doanh để góp phần vào sự phát triển của đất nước, của hãng bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart: là tạo cho những người bình thường có cơ hội mua sắm những thứ như những người giàu.
- Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:
Giá trị cốt lõi: thể hiện niềm tin, khả năng hoặc khát vọng vươn tới của doanh nghiệp. Đó thường là những triết lý mà tất cả thành viên trong doanh nghiệp đều noi theo, là niềm tin lâu dài, có giá trị quan trọng nội tại đối với mọi người trong doanh nghiệp. Một trong những giá trị cốt lõi của công ty Walt Disney là tính sáng tạo, mơ ước và, trí tưởng tượng của con người, bởi người sáng lập Walt Disney tin rằng, bất kỳ ai cũng cần nuôi dưỡng sự sáng tạo, mơ ước và trí tưởng tượng của mình.
Hay giá trị cốt lõi của hãng Sony là: Nâng cao nền văn hóa Nhật và vị thế quốc gia, Là người tiên phong – chứ không phải người theo đuôi: thực hiện điều bất khả thi và luôn luôn Khuyến khích khả năng, tính sáng tạo của cá nhân
- Phương thức hoạt động, quản lý:
Để thực hiện sứ mệnh của mình, mỗi doanh nghiệp có một phương thức thực hiện riêng và điều này tạo nên phong cách quản lý của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thành công đều hướng tới phát triển con người. Nguyên tắc quản lý của Honda là: Tôn trọng con người, Samsung là: Nhân lực, Sony: Quản lý là sự phục vụ con người.
Vai trò của triết lý doanh nghiệp:
Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng chiến lược và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp tạo ra sức mạnh to lớn góp vào sự thành công của doanh nghiệp.
- Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp:
Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục đích chung. Trong khi các yếu tố khác của văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi, thì sứ mệnh và giá trị cốt lõi doanh nghiệp thường không thay đổi. Vì vậy, triết lý doanh nghiệp trở thành nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.
- Triết lý doanh nghiệp là cơ sở xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp:
Chỉ khi có một sứ mệnh rõ ràng, doanh nghiệp mới xác định được các mục đích, mục tiêu cụ thể hướng tới. Sứ mệnh, các giá trị cốt lõi chính là yếu tố chi phối tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý...của doanh nghiệp. Các bộ phận chuyên môn phải dựa vào sứ mệnh chung của toàn doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu riêng cho mình. Các kế hoạch chiến lược mang tính lâu dài phải được bắt nguồn từ sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp chính là công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
- Triết lý doanh nghiệp là cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp:
Mọi thành viên trong doanh nghiệp gắn kết với nhau bởi một mục tiêu chung mà họ cùng hướng tới. Triết lý doanh nghiệp chính là sợi dây kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn chung để đánh giá mỗi thành viên. Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên các giá trị chung và sứ mệnh chung của doanh nghiệp.
1.3. Con đường hình thành triết lý doanh nghiệp:
Triết lý doanh nghiệp thường được hình thành theo hai cách: hình thành triết lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập doanh nghiệp, hoặc hình thành triết lý doanh nghiệp theo kế hoạch của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
- Hình thành triết lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập doanh nghiệp:
Từ hoạt động kinh doanh, những người sáng lập doanh nghiệp tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Họ kiểm nghiệm và dần dần hình thành nên triết lý kinh doanh của riêng mình. Khi ở vị trí nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ truyền bá triết lý của mình tới mọi thành viên trong doanh nghiệp. Triết lý đó được thể hiện thành những bài Ca hay những đạo luật doanh nghiệp mà tất cả các thành viên doanh nghiệp đều phải thực hiện theo. Triết lý kinh doanh của nhà sáng lập doanh nghiệp trở thành triết lý doanh nghiệp.
- Hình thành triết lý doanh nghiệp theo kế hoạch của ban lãnh đạo doanh nghiệp:
Triết lý doanh nghiệp được hình thành từ kế hoạch của ban lãnh đạo và ý kiến của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển đến một mức nào đó và ban lãnh đạo muốn có một triết lý doanh nghiệp. Khi đó họ cử ra một nhóm soạn thảo triết lý doanh nghiệp. Nhóm này tiến hành các bước soạn thảo triết lý doanh nghiệp như sau:
+ Bước 1: Lấy ý kiến của ban lãnh đạo doanh nghiệp về những điểm cơ bản nhất của triết lý doanh nghiệp. Từ đó đưa ra một bản sơ thảo triết lý doanh nghiệp
+ Bước 2: Bản sơ thảo triết lý doanh nghiệp được đưa ra thảo luận tại tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp. Nhóm soạn thảo lấy ý kiến và gửi lên ban lãnh đạo.
+ Bước 3: Nhóm soạn thảo tổng hợp, phân tích mọi ý kiến về bản triết lý doanh nghiệp, và trình lên ban lãnh đạo cao nhất để đi tới một văn bản triết lý doanh nghiệp hoàn chỉnh.
Qua việc tìm hiểu triết lý doanh nghiệp trên thì mỗi doanh nghiệp hình thành triết lý doanh nghiệp của mình bằng nhiều con đường khác nhau và nó có vai trò quan trọng tạo nên văn hóa quản lý của doanh nghiệp đó.
Dưới đây, nhóm chúng tôi xin giới thiệu về triết lý kinh doanh của Công ty cổ phần Traphaco.
Triết lý doanh nghiệp của Công ty cổ phần Traphaco:
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Ngày 28/11/1972: Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty y tế Đường sắt.
Nhiệm vụ chủ yếu: Pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường sắt.
Ngày 28/05/1981: Xưởng sản xuất thuốc Đường sắt.
Nhiệm vụ chủ yếu: Pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường săt.
Ngày 16/05/1994: Công ty Dược và thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải.
Chức năng: Sản xuất và mua bán dược phẩm, vật tư, thiết bị y tế.
Ngày 27/09/1999: Cổ phần hoá thành Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải.
Chức năng:
+ Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu: Dược phẩm; Mỹ phẩm; Nguyên liệu hóa dược; Vật tư và thiết bị y tế; Thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước giải khát
+ Thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu.
+ Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược.
05/07/2001: Đổi tên thành Công ty cổ phần TRAPHACO.
27/9/2009: 10 năm cổ phần hóa Công ty hoạt động hiệu quả.
Chức năng:
+ Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu;
+ Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, hoá chất và vật tư thiết bị y tế;
+ Pha chế thuốc theo đơn;
+ Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm;
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc;
+ Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm;
+ Sản xuất, buôn bán thực phẩm;
+ Tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược;
+ Sản xuất, buôn bán rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar).
Tầm nhìn:
Đến năm 2020 trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Sứ mệnh:
- Cống hiến cho xã hội những sản phẩm - dịch vụ mang tính thời đại và giàu giá trị truyền thống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Luôn thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tạo ra những công việc có ý nghĩa và cơ hội thăng tiến cho người lao động.
- Gia tăng giá trị cho các nhà đầu tư.
Quan điểm phát triển Traphaco:
“Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng”
- Phát triển bền vững dựa trên không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ; gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trường và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Định hướng sản phẩm: “Công nghệ mới & bản sắc cổ truyền”
- Thị trường: Hướng tới xuất khẩu song song với thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nước, góp phần thực hiện chiến lược thuốc quốc gia: tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội.
- Phát triển đa chức năng, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Giá trị cốt lõi:
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Gia tăng giá trị cho xã hội, khách hàng, người lao động và cổ đông là mục tiêu và động lực của sự phát triển bền vững.
- Lao động sáng tạo là nền tảng của sự phát triển.
- Quan hệ hợp tác, chia sẻ, cam kết và thực hiện cam kết là nền tảng văn hóa doanh nghiệp.
- Thời đại và truyền thống là bản sắc của Traphaco.
Triết lý kinh doanh của Traphaco:
Traphaco hoạt động với sự tin cậy của khách hàng và cổ đông, với tôn chỉ “Kinh doanh thành tín”
- Biết mình, biết người: Tạo ra các sản phẩm chất lượng, hiểu rõ đặc tính và lợi thế chính sách sản phẩm của Công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- Khẳng định mình: In đậm hình ảnh Công ty và sản phẩm của Công ty đến với khách hàng.
- Hoàn thiện: Tôn trọng, lắng nghe để thoả mãn yêu cầu của khách hàng trong điều kiện có thể.
Văn hóa làm việc của Traphaco:
- Sáng tạo - đổi mới, đề cao chữ “Tài” - chữ “Tín” trong kinh doanh, chữ “Tâm” đối với xã hội, chữ “Tầm” trong chiến lược phát triển.
- Traphaco xác định: Muốn phát triển phải thay đổi - muốn tồn tại phải thích nghi.
- Traphaco không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp thông qua lời hứa đi đôi với hành động, lấy sự trung thực, thân thiện và cầu tiến làm nền tảng để thiết lập mối quan hệ.
- Traphaco xác định rõ nội dung đoàn kết trong Đại gia đình Traphaco: Thống nhất mục tiêu - chung một ý chí - cùng tìm giải pháp tối ưu để đạt mục tiêu .
- Traphaco luôn đề cao văn hóa làm việc: “Chân thực, chia sẻ, cam kết và thực hiện cam kết”
- Traphaco có chính sách thu hút và bồi dưỡng nhân tài, đề cao, tôn trọng và phát triển tài năng ở mỗi cá nhân, mong muốn đem lại cho mỗi thành viên của Traphaco điều kiện phát triển đầy đủ nhất và tài năng, một cuộc sống đầy đủ nhất về vật chất và phong phú về tinh thần.
Hình thành triết lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập doanh nghiệp:
Tổng giám đốc: Thạc sỹ. Vũ Thị Thuận
- Nữ chiến lược gia hàng đầu:
Nhắc đến Traphaco- thương hiệu nổi tiếng nhất ngành dược không thể không nhắc tới chị. Hội tụ đủ các yếu tố là một người phụ nữ thông minh, tâm huyết, năng động..., Vũ Thị Thuận nổi tiếng là "người đàn bà của thuốc Nam", một doanh nhân văn hóa giàu lòng nhân ái. Dưới tài chỉ huy của chị, Công ty Cổ phần Traphaco từ một xuất phát điểm thấp đã phát triển không ngừng về quy mô và công nghệ sản xuất.
- Xây dựng triết lý kinh doanh:
Vẫn biết rằng kinh doanh cần phải khôn ngoan, sáng suốt nhưng sự trung thực trong hợp tác, nỗ lực chia sẻ với người tiêu dùng được chị và công ty đặt lên hàng đầu. Chị chủ trương đưa người tiêu dùng đến với Traphaco thông qua chất lượng, giá cả điều đó được bảo đảm bằng uy tín của thương hiệu... Với chị: "Phương châm Tạo sự hài lòng cho khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, chúng tôi tự tin về công nghệ và cách quản lý của mình. Chính điều đó đã làm nên thương hiệu Traphaco. Để bảo vệ thương hiệu, chất lượng của chúng tôi luôn phải tương xứng với niềm tin của người tiêu dùng".
Traphaco đã xây dựng cho mình một nét văn hóa doanh nghiệp riêng không thể trộn lẫn. Chị đã biết chuyển giá trị tinh thần thành vật chất, tập hợp được một nguồn nhân lực tốt và khuyến khích họ để họ phát huy được khả năng của mình. Traphaco không chỉ lo đời sống vật chất cho người lao động mà còn chăm lo cho họ có được một đời sống tinh thần phong phú. Trong mắt mọi người chị vừa là giám đốc, vừa là bạn, vừa là chị. Chị nói: "Đối với sự nghiệp chung, cần đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc bồi dưỡng nguồn nhân lực - nguyên khí của doanh nghiệp đặc biệt phải lo bộ máy kế cận làm sao khi mình nghỉ, anh em kế cận vẫn phát triển tốt, như vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững".
Ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm thì vũ khí mạnh nhất của Traphaco chính là tình cảm của người tiêu dùng. Chị cho hay: "Xây dựng đạo đức kinh doanh doanh nghiệp sẽ tạo ra sự phát triển bền vững, nhất là ngành y, dược cần phải đạo đức hơn. Đạo đức không chỉ trong quá trình tạo ra sản phẩm mà còn trong khi định giá sản phẩm. Bởi vậy, Traphaco được người tiêu dùng đánh giá là có giá cả hợp lý và có được sự chấp nhận của người dân. Điều đó thể hiện ở doanh thu của doanh nghiệp chúng tôi ngày càng tăng".
Mười năm làm giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị với triết lý kinh doanh "thành tín, đồng lợi và đồng tiến", chị đã dẫn dắt doanh nghiệp từ một doanh nghiệp nhỏ với số vốn vài chục triệu đồng, đến nay, Traphaco đã có 2 nhà máy hiện đại với hàng trăm tỷ đồng tiền vốn, gần 1000 công nhân có tay nghề, kỹ thuật cao, giải quyết việc làm cho hàng vạn bà con nông dân ở vùng nguyên liệu.
Ngoài việc, hình thành triết lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập doanh nghiệp là Tổng giám đốc công ty thì triết lý doanh nghiệp của Công ty cổ phần Traphaco được hình thành theo kế hoạch của ban lãnh đạo doanh nghiệp và toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
Phần kết luận:
Như phần đầu đã trình bày, thì triết lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp lớn. Thực tế cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp được định hướng chủ yếu từ triết lý doanh nghiệp đúng đắn. Vì thế doanh nghiệp cần khai thác được vai trò của triết lý doanh nghiệp và hình thành được triết lý doanh nghiệp cho mình để nhanh chóng phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ta với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Tất cả các yếu tố tạo nên triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp đã tạo nền tảng cấu thành văn hóa quản lý của doanh nghiệp -> quyết định đến sự thành bại của Công ty. Mà Công ty cổ phần Traphaco là ví dụ điển hình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- triết lý doanh nghiệp của công ty cổ phần Traphaco.doc