Tiểu luận Triết lý giáo dục Việt Nam

Ở một số các nước phương tây, gần như bắt buộc mỗi giáo viên phải xây dựng riêng cho mình một triết lý giáo dục cá nhân được trình bày thành văn bản trong hồ sơ tuyển dụng và được định kỳ cập nhật, bổ sung trong quá trình dạy học. Trong đó, giáo viên trình bày một cách khúc chiết, ngắn gọn niềm tin của mình vào một số quan điểm triết học giáo dục, từ đó đề cập cách nhìn riêng của mình về việc dạy, việc học, các mục tiêu mong muốn và những việc cần làm, những đóng góp có thể.

Nhà trường cũng phải xây dựng cho mình một triết lý giáo dục khẳng định niềm tin cụ thể vào nhà trường, nhà giáo, người học, cộng đồng, chỉ ra mục tiêu mong muốn mà nhà trường đem lại, vạch ra các việc phải làm. Nó như một tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn hoặc văn bản chiến lược. Đây cũng là một trong các yếu tố để kiểm định chất lượng trường học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết lý giáo dục Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo còn nhiều khó khăn, bất cập: - Về chính sách phát triển giáo dục mầm non: biên chế giáo viên mầm non rất khó khăn, trong khi lương của giáo viên hợp đồng quá thấp, dẫn đến tình trạng nhiều nơi khó tuyển dụng giáo viên mầm non. - Phần lớn các địa phương chưa thực hiện việc phân cấp tuyển dụng. - Chính sách luân chuyển nhà giáo và nghĩa vụ làm việc trong ngành giáo dục sau tốt nghiệp đối với sinh viên sư phạm còn thiếu cơ chế, biện pháp khả thi để triển khai thực hiện có hiệu quả. - Công tác đánh giá phân loại nhà giáo đã có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích nhà giáo phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác này là nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang; chưa ban hành kịp thời các tiêu chí đánh giá, thiếu các tiêu chí cụ thể, định lượng nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ. - Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng và ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương và các cơ sở giáo dục thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo (như: chế độ chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách miễn thu học phí đối với học sinh vào học ngành sư phạm.v.v...). Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng vùng, các sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những chính sách riêng hỗ trợ cho đội ngũ nhà giáo (như: chế độ hỗ trợ tiền lương cho giáo viên mầm non ngoài công lập; chế độ hỗ trợ cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ.v.v…). Tuy nhiên, chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo hiện còn nhiều hạn chế, vướng mắc, như: + Nhiều quy định trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo đã ban hành từ lâu, không còn phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi, như: chế độ cho giáo viên đi bồi dưỡng tập trung theo Quyết định số 291/CP ngày 30/12/1974 của Hội đồng Chính phủ; chế độ làm việc và định mức lao động của nhà giáo; Chế độ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép; chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm và chế độ cấp bù học phí sư phạm.v.v... + Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, cụ thể như: chưa giải quyết triệt để bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho nhà giáo, chính sách tiền lương đối với giáo viên mầm non và chế độ đối với giáo viên hợp đồng; thu nhập của nhà giáo ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đông nhà giáo vẫn còn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên bản thân họ chưa thực sự yên tâm công tác, thậm chí ở một số thành phố lớn đã có hiện tượng giáo viên xin nghỉ việc, chuyển chỗ, làm nghề khác.v.v… 2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục a. Tính đến năm học 2007-2008, cả nước có khoảng 120.000 cán bộ quản lý giáo dục (trong đó, giáo dục mầm non: 18%; giáo dục phổ thông: 65%; giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 6% và ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp: 11%). b. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, song vẫn còn nhiều bất cập: - Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế. - Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao (do hầu hết là những nhà giáo được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý), có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. c. Công tác sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cũng còn nhiều khó khăn, bất cập, như: chưa giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với những nhà giáo được điều động sang làm công tác quản lý; thu nhập của cán bộ quản lý giáo dục ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đông cán bộ quản lý giáo dục gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên nhiều người chưa thực sự yên tâm công tác. II. Những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng Luật Viên chức Theo dự báo, đến năm 2020 dân số nước ta khoảng 100 triệu người với khoảng 23,5 triệu học sinh và 4,5 triệu sinh viên. Việc tăng tự nhiên quy mô học sinh, sinh viên hàng năm; việc thực hiện học 2 buổi/ngày ở phổ thông và việc giảm tỷ lệ học sinh, sinh viên/lớp, tỷ lệ sinh viên/giảng viên đòi hỏi quy mô đội ngũ phải tăng trung bình 5%/năm, đến năm 2020 cần có 1,25 triệu nhà giáo; trong đó số giảng viên phải tăng gấp 4 lần hiện nay với ít nhất 25% có trình độ tiến sĩ (riêng các trường đại học, cao đẳng sư phạm yêu cầu 100% giảng viên có trình độ tiến sĩ). Để bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần được thực hiện trên nền tảng pháp lý vững chắc, đó là các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao. Vì vậy, cần nghiên cứu để đưa vào nội dung của Luật Viên chức những vấn đề sau đây. 1. Thực hiện việc ”luật hoá” các quan điểm, chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cụ thể là: - Tôn vinh nhà giáo và nghề dạy học, nâng cao vị trí xã hội của nhà giáo. - Đào tạo đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng các trường sư phạm để bảo đảm đủ số lượng nhà giáo ở mọi cấp học, trình độ đào tạo, các đối tượng đặc biệt trong xã hội. - Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Quản lý, sử dụng đãi ngộ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 2. “Luật hóa” một số quy định đang được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật: - Về đối tượng điều chỉnh. + Các khái niệm “nhà giáo”, “giáo viên”, “giảng viên” đã được quy định tại Điều 70 của Luật Giáo dục; khái niệm “giáo viên dạy nghề” được quy định tại Điều 58 của Luật Dạy nghề. Song những người giảng dạy trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa rõ là “giáo viên” hay “giảng viên”. + Khái niệm “cán bộ quản lý giáo dục” được sử dụng khá rộng rãi song chưa có quy định thống nhất để xác định đúng đắn đối tượng điều chỉnh trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan. - Các chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần được luật hoá để bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành cao, bảo đảm điều chỉnh công bằng đối với tất cả đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở trường công lập và trường ngoài công lập; cụ thể: + Về quyền, trách nhiệm (đạo đức, pháp lý), nghĩa vụ của nhà giáo và chế độ làm việc của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp học. + Về các chức danh nhà giáo, hệ thống ngạch viên chức làm nhiệm vụ giảng dạy (mỗi cấp học đều có đủ các ngạch viên - chính - cao cấp), định mức biên chế và cơ cấu nhà giáo ở các loại hình cơ sở giáo dục thuộc các cấp học. + Về tiêu chuẩn các chức danh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của từng loại hình cơ sở giáo dục. + Về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo từng cấp học và việc đánh giá, xếp loại, kiểm định chất lượng, sàng lọc và tinh giản biên chế đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. + Về các chính sách, chế độ trong tuyển dụng (xoá bỏ phân biệt “giáo viên trong biên chế” và “giáo viên hợp đồng”), điều động, luân chuyển, sử dụng và quản lý đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh cán bộ quản lý giáo dục; các chính sách, chế độ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), tiền thưởng, phúc lợi (phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội, trợ cấp, nhà ở công vụ...) và các khoản thu nhập chính đáng khác (ngoài tiền lương) của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. + Về môi trường công tác và các điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (nhất là đối với các chức danh giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, giáo viên/giảng viên cao cấp/có học vị tiến sĩ...). + Về tiền lương và thang, bảng lương nhà giáo (bảo đảm cho tiền lương nhà giáo, thực sự trở thành một động lực trong công việc của nhà giáo); chế độ phụ cấp (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên...) và bảo lưu chế độ cho nhà giáo khi được điều động công tác về các cơ quan quản lý giáo dục. + Về các chính sách, chế độ khác (như chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách đối với nhà giáo giảng dạy các chuyên ngành đào tạo, bộ môn đặc thù; chính sách kéo dài thời gian làm việc trước khi nghỉ hưu đối với các nhà giáo cốt cán, có học hàm/học vị cao; chính sách thu hút nhà giáo là người Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ...). + Về phân cấp quản lý đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chương trình, phương thức và hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (tăng cường hơn nữa quyền tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; tập trung đầu mối, tăng cường chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý giáo dục các cấp; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ). + Về đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế trong phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quỹ khuyến khích phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. + Về khen thưởng, xử lý vi phạm, khiếu tố và giải quyết yếu tố liên quan đến đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục./. III. Triết lý giáo dục Việt Nam Triết lý giáo dục được định nghĩa một cách đơn giản, đó là cơ sở triết học của một nền giáo dục của một nước. Cụ thể, đó là quan điểm về vai trò, vị trí của giáo dục, đường lối, phương hướng phát triển, mục tiêu, nguyên lý giáo dục; là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục. Vào thời điểm này, một người lạc quan nhất cũng có thể nhận thấy rằng, nền giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sự nghiêm trọng đó không chỉ thể hiện ở những hiện tượng tiêu cực mà quan trọng hơn là ở việc nhận ra sự thiếu thích ứng với những biến đổi to lớn của nền kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được với những đòi hỏi ngày càng cao của thế giới. Loài người đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Xu thế này là tất yếu bởi nó bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển của lực lượng sản xuất, khiến cho phân công lao động ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên mọi lĩnh vực và ở tất cả các quốc gia. Do vậy, dù muốn hay không, tất cả các quốc gia đều chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện ngày nay, chúng ta không thể không tham gia quá trình toàn cầu hóa. Điều đó đồng nghĩa là chúng ta sẽ chấp nhận tham gia cạnh tranh toàn cầu. Và, nếu không muốn bị tụt hậu hay thất bại trong cuộc hội nhập này thì không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia tham gia hội nhập đều phải chuẩn bị cho mình những điều kiện tiên quyết. Đó là: đào tạo con người có học thức, có phong cách tư duy và làm việc quốc tế để đảm bảo cho bước đầu hội nhập thành công. Trong tiến trình đổi mới đất nước, triết lý giáo dục Việt Nam được thể hiện thông qua các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục. Các quan điểm này xác lập niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với: vai trò của giáo dục với tư cách là quốc sách hàng đầu; việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; phương hướng giáo dục phải đi trước và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thành công của sự nghiệp giáo dục với tư cách là sự nghiệp của nhà nước và toàn dân. Triết lý giáo dục Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với các giai đoạn phát triển giáo dục, đặc biệt là trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua. Từ Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII), đến Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII), Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX), Đại hội Đảng X gần đây. Có thể thấy, trong suốt lịch sử hơn 60 năm của giáo dục cách mạng Việt Nam, lúc nào cũng hiện hữu một triết lý phát triển. Xét trên phương diện triết lý giáo dục, để xác lập niềm tin trong bối cảnh mới, cần phải tư duy lại một cách nhất quán mọi vấn đề cơ bản của giáo dục, kể cả những vấn đề được coi là bất biến. “ Dạy thật tốt để mọi người Việt Nam học tốt, làm tốt và sống tốt” "Về phía người học, ngoài việc lĩnh hội tri thức, còn phải biết vận dụng tri thức để tạo ra việc làm và làm việc, đảm bảo chất lượng hiệu quả hành nghề của bản thân và đáp ứng được các yêu cầu sức lao động của xã hội. Bên cạnh đó, mỗi người VN cần phải biết chung sống với người khác, thực hiện tốt nghĩa vụ bản thân, biết bảo vệ cái riêng và tôn trọng cái chung, vì lợi ích hôm nay và tương lai" Nhà nước - nhà trường - nhà giáo đều cần triết lý giáo dục riêng Ở một số các nước phương tây, gần như bắt buộc mỗi giáo viên phải xây dựng riêng cho mình một triết lý giáo dục cá nhân được trình bày thành văn bản trong hồ sơ tuyển dụng và được định kỳ cập nhật, bổ sung trong quá trình dạy học. Trong đó, giáo viên trình bày một cách khúc chiết, ngắn gọn niềm tin của mình vào một số quan điểm triết học giáo dục, từ đó đề cập cách nhìn riêng của mình về việc dạy, việc học, các mục tiêu mong muốn và những việc cần làm, những đóng góp có thể. Nhà trường cũng phải xây dựng cho mình một triết lý giáo dục khẳng định niềm tin cụ thể vào nhà trường, nhà giáo, người học, cộng đồng, chỉ ra mục tiêu mong muốn mà nhà trường đem lại, vạch ra các việc phải làm. Nó như một tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn hoặc văn bản chiến lược. Đây cũng là một trong các yếu tố để kiểm định chất lượng trường học. Triết lý giáo dục cũng được hiểu tương tự như ở cấp độ trường học, nhưng mở rộng hơn. Đó cũng là các tuyên bố về mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược của 1 quốc gia về những vấn đề cơ bản của giáo dục. Khi giáo viên tham dự phỏng vấn tuyển việc, điều đầu tiên là phải thể hiện được tuyên ngôn về triết lý giáo dục của mình. Có người rất sáng tạo và dùng thơ để nói về điều này, lại cũng có giáo viên thể hiện triết lý của mình thông qua hình thức đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời. Triết lý giáo dục của giáo viên không phải là bất biến mà qua thời gian cần được xem xét lại cho phù hợp với giai đoạn phát triển nghề nghiệp cũng như môi trường công tác. Cần có những công ty tư vấn đưa ra lời khuyên cho những ai muốn làm rõ và thể hiện được tuyên ngôn triết lý giáo dục của cá nhân mình. Một học giả đã từng thừa nhận rằng chính những giáo viên bình thường, chứ không phải các triết gia ngồi trong tháp ngà khoa học, đã đưa ra những triết lý giáo dục hết sức chặt chẽ và sâu sắc làm tác động và thay đổi quan niệm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, sự tác động của công nghệ đã làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên. Cùng với mạng viễn thông toàn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh chóng,việc tiếp cận của mỗi người với tri thức nhân loại rất tiện lợi và với khối lượng lớn. Để thích ứng với điều đó, giáo dục phải chuyển từ việc coi trọng truyền thụ tri thức sang việc giáo dục cho mọi người khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác với nhau. Làm được điều đó, giáo dục mới cung cấp cho xã hội hiện đại những người lao động mới phù hợp. * Những kỹ năng cần có của giáo viên để thích ứng với nền giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu Thế giới đang ở trong quá trình của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với những tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Khối lượng tri thức nhân loại như một dòng thác khổng lồ đang cuồn cuộn chảy trên xa lộ thông tin. Những kiến thức nhà trường chuyển giao cho sinh viên sư phạm chỉ những cơ sở ban đầu cho một quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Ngay người vừa được công nhận học vị tiến sĩ cũng chỉ là người bắt đầu bước vào công tác nghiên cứu độc lập. Học là công việc suốt cả đời của bất kỳ ai. Đối với người đi dạy, điều đó lại càng quan trọng hơn. Ngày mai, với sự phát triển nhanh chóng của máy vi tính và công nghệ thông tin, cơ hội tiếp cận tri thức của mỗi người đều bình đẳng với nhau. Điểm khác nhau cơ bản là khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng đó một phần được bồi dưỡng tiếp tục nhờ vào quá trình tự học sau khi ra trường. Tự học cần được xem là một phẩm chất quan trọng của giáo viên. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học có thể được phân tán theo từng cá nhân ở các địa điểm khác nhau. Không nhất thiết người học phải giáp mặt thầy trực tiếp. Nội dung dạy học có thể được chuyển tải trên tất cả các phương tiện công nghệ thông tin. Người học có thể tiếp cận thông tin ở bất kỳ mọi nơi, mọi lúc. Lúc ấy, kĩ năng tự học càng hết sức quan trọng. Ai dạy những kĩ năng đó cho người học? Nhà trường, trước hết là các thầy cô giáo. Do vậy, giáo viên trước hết phải là người biết tự học. - Giáo viên cần có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh cũng đã có nhiều thay đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi, khám phá. Những băn khoăn học sinh gặp phải khi các em tiếp xúc với các nguồn thông tin khác nhau khiến cho các em tìm cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được gắn với máy vi tính nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá. Giáo viên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên các trang sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Internet là nguồn thông tin không thể thiếu được của những người làm nghề dạy học. Khai thác thông tin từ Internet phải trở thành thói quen không thể từ bỏ được của mỗi giáo viên. Rõ ràng, kỹ năng làm việc với máy tính trở thành kỹ năng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả giáo viên. Máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy học trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen văn hoá đối với mỗi giáo viên. - Giáo viên cần có kĩ năng hợp tác trong dạy học Một trong 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ 21 do UNESCO đề xướng là “học để sống cùng nhau”. Trên tầm vĩ mô, thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách không gian nhờ vào công nghệ thông tin; nhiều giá trị nhân bản phổ biến đã trở thành nét chung của nhiều dân tộc. Thế giới đòi hỏi sự liên kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Khó có thể chấp nhận một quốc gia hay một cá nhân nào trong thời đại ngày nay đứng ngoài quỹ đạo của việc bảo vệ môi trường, chống khủng bố… Trong phạm vi cụ thể, sự hợp tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác cần được rèn luyện ở mỗi giáo viên. Đến lượt mình, các thầy cô giáo lại dạy cho học sinh của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống. - Giáo viên cần luôn tự bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề. Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc đảo”, mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống. Các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà trường cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú. Đồng thời, ở một góc độ nào đó, người học khi ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc sống và công việc. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải luôn tự rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề. * Tổ chức các nhóm tự bồi dưỡng giáo viên theo mô hình liên môn và liên trường là một trong những con đường tự bồi dưỡng thiết thực và hiệu quả Từ 1995 đến nay, đội ngũ giáo viên phổ thông đã trải qua 3 chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao năng lực gần như diễn ra liên tục hàng năm. Kết quả là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ giáo dục trước nhiều yêu cầu mới của chương trình, sách giáo khoa nói riêng và việc đổi mới giáo dục nói chung. Việc tự bồi dưỡng được xem là một nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, được diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cả quá trình công tác của mỗi người. Ngoài các đợt bồi dưỡng được thực hiện theo kiểu từ trên xuống, việc bồi dưỡng phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc theo kiểu từ dưới lên. Giúp nhau trong tự bồi dưỡng là một trong những con đường có hiệu quả trong tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài việc bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, hình thức bồi dưỡng theo mô hình liên tổ trong mỗi trường có tác dụng thiết thực theo từng nội dung tự bồi dưỡng. Chẳng hạn, để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo viên bộ môn Tin học có nhiều ưu thế hơn trong trường. Một tổ tự nguyện giúp đỡ nhau về công nghệ thông tin được thành lập với hạt nhân là giáo viên bộ môn Tin học sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt đối với nhiều giáo viên đang còn hạn chế về sử dụng máy tính trong dạy học. Hình thức bồi dưỡng liên trường hoặc theo cụm trường có tác dụng rất lớn trong việc giúp đỡ nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên giữa các trường. Hàng tháng, hàng quý, các tổ liên trường hoặc cụm trường cùng tiến hành dự giờ, trao đổi về một chủ đề chuyên môn,… Trong năm, thường xuyên trao đổi tài liệu, thông tin chuyên môn,… Những việc làm ấy rất có ích đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên giỏi có điều kiện để trau dồi chuyên môn và giúp đỡ đồng nghiệp; các giáo viên khác có điều kiện học hỏi thêm, hoặc được giải đáp bằng ý kiến thống nhất của tập thể về những điều còn băn khoăn,… Tự bồi dưỡng là công việc thiết yếu của từng giáo viên. Thành lập các tổ tự bồi dưỡng liên môn, liên trường cần nhiều đến vai trò của các tổ trưởng chuyên môn. Xây dựng các tổ bồi dưỡng cụm trường cần nhiều đến vai trò của hiệu trưởng. Định hướng các chủ đề tự bồi dưỡng, hoặc sinh hoạt chuyên môn cần đến các phòng chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo. Sự phối hợp có hiệu quả giữa các thành phần trên sẽ làm cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên ngày càng có hiệu quả hơn. V. Vai trò và phẩm chất của người Thầy giáo Nhân dân trong sư nghiệp giáo dục Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho nước nhà, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lục sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của người thầy giáo, đòi hỏi trước hết người thầy giáo phải cải tạo tư tưởng bản thân mình: "Trước hết phải tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch còn sót lại...và cần xây dựng tư tưởng dạy học để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân". Để xứng đáng với danh hiệu "Người kỹ sư tâm hồn","người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, mỗi người thầy giáo phải không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo. Để làm được như vậy thì "giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiện vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước. Phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo con em, cải tạo xã hội. Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục. “ Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình, người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất". Ngoài việc nhắc nhở về học tập chuyên môn. Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu. Một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người. Ngược lại một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo. Trong trường cần có dân chủ, đối với mọi vấn đề thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có vấn đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTriết lý giáo dục Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan