Tiểu luận Trình bày các loại virus và phần mềm gián điệp (spyware) đã tấn công hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp

Trình duyệt Add-on: Đây là những phần mềm hỗ trợ cho trình duyệt web như thanh công cụ, biểu tượng hoạt hình hay hộp tìm kiếm. Cũng có lúc những phần mềm như thế này thức sự hỗ trợ máy tính nhưng cũng có khi chúng có chứa Spyware. Đôi lúc những phần mềm dó thực ra chỉ là những Spyware “trá hình”. Thông thường nhất là khi bạn truy cập vào các Website tục tĩu chúng sẽ cướp mất quyền điều khiểncủa chương trình duyệt Web.Chúng xâm nhập vào máy tính của bạn, và bạn sẽ mất công một chút để “diệt” chúng.

Giả làm phần mềm diệt Spyware: Đây là một trong những “chiêu lừa” ngọa mục nhất. Phần mềm kiểu này sẽ đánh lừa bạn rằng đây chính là một công cụ để dò tìm và loại bỏ Spyware.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày các loại virus và phần mềm gián điệp (spyware) đã tấn công hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoax virus) đầu tiên xuất hiện trên các điện thư và lợi dụng vào "tinh thần trách nhiệm" của các người nhận được điện thư này để tạo ra sự luân chuyển. Năm 1995: Virus văn bản (macro virus) đầu tiên xuất hiện trong các mã macro trong các tệp của Word và lan truyền qua rất nhiều máy. Loại virus này có thể làm hư hệ điều hành chủ. Macro virus là loại virus viết ra bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic cho các ứng dụng (VBA) và tùy theo khả năng, có thể lan nhiễm trong các ứng dụng văn phòng của Microsoft như Word, Excel, PowerPoint, OutLook,.... Loại macro này, nổi tiếng có virus Baza và virus Laroux, xuất hiện năm 1996, có thể nằm trong cả Word hay Excel. Sau này, virus Melissa, năm 1997, tấn công hơn 1 triệu máy, lan truyền bởi một tệp đính kèm kiểu Word bằng cách đọc và gửi đến các địa chỉ của Outlook trong các máy đã bị nhiễm virus. Virus Tristate, năm 1999, có thể nằm trong các tệp Word, Excel và Power Point. Năm 2000: Virus Love Bug, còn có tên ILOVEYOU, đánh lừa tính hiếu kì của mọi người. Đây là một loại macro virus. Đặc điểm là nó dùng đuôi tập tin dạng "ILOVEYOU.txt.exe". Lợi dụng điểm yếu của Outlook thời bấy giờ: theo mặc định sẵn, đuôi dạng .exe sẽ tự động bị dấu đi. Ngoài ra, virus này còn có một đặc tính mới của spyware: nó tìm cách đọc tên và mã nhập của máy chủ và gửi về cho tay hắc đạo. Khi truy cứu ra thì đó là một sinh viên người Philippines. Tên này được tha bổng vì Philippines chưa có luật trừng trị những người tạo ra virus cho máy tính. Năm 2002: Tác giả của virus Melissa, David L. Smith, bị xử 20 tháng tù. Năm 2003: Virus Slammer, một loại worm lan truyền với vận tốc kỉ lục, truyền cho khoảng 75 ngàn máy trong 10 phút. Năm 2004: Đánh dấu một thế hệ mới của virus là worm Sasser. Với virus này thì người ta không cần phải mở đính kèm của điện thư mà chỉ cần mở lá thư là đủ cho nó xâm nhập vào máy. Cũng may là Sasser không hoàn toàn hủy hoại máy mà chỉ làm cho máy chủ trở nên chậm hơn và đôi khi nó làm máy tự khởi động trở lại. Tác giả của worm này cũng lập một kỉ lục khác: tay hắc đạo (hacker) nổi tiếng trẻ nhất, chỉ mới 18 tuổi, Sven Jaschan, người Đức. Tuy vậy, vì còn nhỏ tuổi, nên vào tháng 7 năm 2005 nên tòa án Đức chỉ phạt anh này 3 năm tù treo và 30 giờ lao động công ích. Với khả năng của các tay hacker, virus ngày ngay có thể xâm nhập bằng cách bẻ gãy các rào an toàn của hệ điều hành hay chui vào các chỗ hở của các phần mềm nhất là các chương trình thư điện tử, rồi từ đó lan tỏa khắp nơi theo các nối kết mạng hay qua thư điện tử. Do dó, việc truy tìm ra nguồn gốc phát tán virus sẽ càng khó hơn nhiều. Chính Microsoft, hãng chế tạo các phần mềm phổ biến, cũng là một nạn nhân. Họ đã phải nghiên cứu, sửa chữa và phát hành rất nhiều các phần mềm nhằm sửa các khuyết tật của phần mềm cũng như phát hành các thế hệ của gói dịch vụ (service pack) nhằm giảm hay vô hiệu hóa các tấn công của virus. Nhưng dĩ nhiên với các phần mềm có hàng triệu dòng mã nguồn thì mong ước chúng hoàn hảo theo ý nghĩa của sự an toàn chỉ có trong lý thuyết. Đây cũng là cơ hội cho các nhà sản xuất các loại phần mềm bảo vệ có đất dụng võ. Phân loại Virus: Virus Boot Khi máy tính của bạn khởi động, một đoạn chương trình nhỏ trong ổ đĩa khởi động của bạn sẽ được thực thi. Đoạn chương trình này có nhiệm vụ nạp hệ điều hành (Windows, Linux hay Unix...). Sau khi nạp xong hệ điều hành bạn mới có thể bắt đầu sử dụng máy. Đoạn mã nói trên thường được để ở vùng trên cùng của ổ đĩa khởi động, và chúng được gọi là "Boot sector". Virus Boot là tên gọi dành cho những virus lây vào Boot sector. Các Virus Boot sẽ được thi hành mỗi khi máy bị nhiễm khởi động, trước cả thời điểm hệ điều hành được nạp lên. Virus File Là những virus lây vào những file chương trình, phổ biến nhất là trên hệ điều hành Windows như các file có đuôi mở rộng .com, .exe, .bat, .pif, .sys...Khi bạn chạy một file chương trình đã bị nhiễm virus cũng là lúc virus được kích hoạt và tiếp tục tìm các file chương trình khác trong máy của bạn để lây vào. Thực tế các loại virus lây file ngày nay cũng hầu như không còn xuất hiện và lây lan rộng nữa.  Virus Macro Là loại virus lây vào những file văn bản (Microsoft Word), file bảng tính (Microsoft Excel) hay các file trình diễn (Microsoft Power Point) trong bộ Microsoft Office. Macro là tên gọi chung của những đoạn mã được thiết kế để bổ sung thêm tính năng cho các file của Office. Chúng ta có thể cài đặt sẵn một số thao tác vào trong macro, và mỗi lần gọi macro là các phần cài sẵn lần lượt được thực hiện, giúp người sử dụng giảm bớt được công lặp đi lặp lại những thao tác giống nhau. Có thể hiểu nôm na việc dùng Macro giống như việc ta ghi lại các thao tác, để rồi sau đó cho tự động lặp lại các thao tác đó bằng một yêu cầu duy nhất. Con ngựa Thành Tơ-roa - Trojan Horse Trojan là một đoạn mã chương trình hoàn toàn không có tính chất lây lan. Đầu tiên kẻ viết ra Trojan bằng cách nào đó lừa cho đối phương sử dụng chương trình của mình hoặc ghép trojan đi kèm với các virus (đặc biệt là các virus dạng Worm) để xâm nhập, cài đặt lên máy nạn nhân. Đến thời điểm thuận lợi, Trojan sẽ ăn cắp thông tin quan trọng trên máy tính của nạn nhân như số thẻ tín dụng, mật khẩu....để gửi về cho chủ nhân của nó ở trên mạng hoặc có thể ra tay xoá dữ liệu nếu được lập trình trước. Sâu Internet - Worm Sâu Internet -Worm là loại virus có sức lây lan rộng, nhanh và phổ biến nhất hiện nay. Worm kết hợp cả sức phá hoại của virus, đặc tính âm thầm của Trojan và hơn hết là sự lây lan đáng sợ mà những kẻ viết virus trang bị cho nó để trở thành một kẻ phá hoại với vũ khí tối tân. Tiêu biểu như Mellisa hay Love Letter. Với sự lây lan đáng sợ chúng đã làm tê liệt hàng loạt các hệ thống máy chủ, làm ách tắc đường truyền Internet. Vào thời điểm ban đầu, Worm được dùng để chỉ những virus phát tán bằng cách tìm các địa chỉ trong sổ địa chỉ (Address book) của máy mà nó đang lây nhiễm và tự gửi chính nó qua email tới những địa chỉ tìm được. Với sự lây lan nhanh và rộng lớn như , Worm thường được kẻ viết ra chúng cài thêm nhiều tính năng đặc biệt, chẳng hạn như chúng có thể định cùng một ngày giờ và đồng loạt từ các máy nạn nhân (hàng triệu máy) tấn công vào một địa chỉ nào đó. Ngoài ra, chúng còn có thể mang theo các BackDoor thả lên máy nạn nhân, cho phép chủ nhân của chúng truy nhập vào máy của nạn nhân và có thể làm đủ mọi thứ như ngồi trên máy đó một cách bất hợp pháp. Ngày nay khái niệm Worm đã được mở rộng để bao gồm cả các virus lây lan qua mạng chia sẻ ngang hàng peer to peer, các virus lây lan qua ổ đĩa usb hay các dịch vụ gửi tin nhắn tức thời (chat) và đặc biệt là các virus khai thác các lỗ hổng phần mềm để lây lan. Các phần mềm (nhất là hệ điều hành và các dịch vụ trên đó) luôn chứa đựng những lỗi tiềm tàng (ví dụ: lỗi tràn bộ đệm…) mà không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện ra. Khi một lỗ hổng phần mềm được phát hiện, không lâu sau đó sẽ xuất hiện các virus có khả năng khai thác các lỗ hổng này để lây nhiễm lên các máy tính từ xa một cách âm thầm mà người chủ máy hoàn toàn không hay biết. Từ các máy này, Worm sẽ tiếp tục "bò" qua các máy tính khác trên mạng Internet với một cách thức tương tự. 4. Các cuộc tấn công của virus trong các doanh nghiệp: Hệ thống máy tính của hải quan Mỹ bị virus làm tê liệt nhiều giờ: Hãng Tân Hoa đưa tin, Bộ An ninh Nội địa Mỹ thừa nhận virus máy tính ngày 18/8 đã tấn công và làm tê liệt hệ thống máy tính của hải quan Mỹ trong nhiều giờ, gây ách tắc tại các sân bay lớn của Mỹ ở các thành phố New York, San Francisco, Maiami, Los Angeles, Huston, Dalas, Texas... Nhân viên hải quan Mỹ tại các sân bay nói trên buộc phải xử lý tình huống bằng các phương tiện thủ công. Tại sân bay Maiami, hành khách phải chờ đợi 5 giờ để được làm các thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan. Các chuyên gia máy tính Mỹ vẫn chưa xác định được địa điểm tin tặc khởi đầu cuộc tấn công nhưng thừa nhận rằng toàn bộ hệ thống dữ liệu hải quan của Mỹ đặt tại Virginia đã bị virus làm tê liệt suốt 5 giờ liền. Sâu SQL Slammer làm đình trệ mạng Internet toàn cầu: Một loại sâu có khả năng tấn công vào phần mềm cơ sở dữ liệu của Microsoft đã lây lan rộng trên Internet vào cuối tuần vừa qua, khiến một số loại máy rút tiền ngưng hoạt động, khiến hầu hết mạng Internet của Hàn Quốc tắc nghẽn và làm chậm giao thông mạng tại Mỹ cũng như mạng Internet toàn cầu nói chung. Loại sâu này, có tên là SQL Slammer, đã lợi dụng một lỗi vừa được phát hiện trong phần mềm CSDL SQL Server của Microsoft vào tháng 7/2002 để phát tán. Mắc dù một bản phần mềm sửa lỗi (patch) đã được cung cấp sau khi lỗ hổng này được phát hiện, vẫn có rất nhiều người quản trị mạng không thể cài được bản sửa lỗi này và để máy chủ của họ trong tình trạng nguy hiểm. Ngân hàng Bank of America của Mỹ cho biết 13.000 máy rút tiền ATM đã từ chối cho rút tiền. Tại Hàn Quốc, nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất KT cho biết hầu như tất cả khách hàng của hãng này đã bị ngắt kết nối Internet trong khi cuộc tấn công xảy ra. Những người sử dụng máy tính tại Trung Quốc cho biết các website trên mạng bị""chết cứng"" và tốc độ download giảm xuống rất thấp. Đó là lúc các máy chủ định danh DNS của nước này (các máy chủ chuyên chuyển đổi các địa chỉ trang web sang các địa chỉ số theo giao thức Internet (IP) bị sâu SQL Slammer tấn công. Và chỉ vẹn vẹn với 376 byte mã dòng lệnh, tương đương với nửa số ký tự trong đoạn văn mà bạn đang đọc, sâu SQL Slammer đã có sức mạnh ghê gớm và gây ra một nạn dịch trên quy mô toàn cầu. Spyware: Khái niệm: Phần mềm gián điệp, còn được dùng nguyên dạng Anh ngữ là spyware, là loại phần mềm chuyên thu thập các thông tin từ các máy chủ (thông thường vì mục đích thương mại) qua mạng Internet mà không có sự nhận biết và cho phép của chủ máy. Một cách điển hình, spyware được cài đặt một cách bí mật như là một bộ phận kèm theo của các phần mềm miễn phí (freeware) và phần mềm chia sẻ (shareware) mà người ta có thể tải về từ Internet. Một khi đã cài đặt, spyware điều phối các hoạt động của máy chủ trên Internet và lặng lẽ chuyển các dữ liệu thông tin đến một máy khác (thường là của những hãng chuyên bán quảng cáo hoặc của các tin tặc). Phần mềm gián điệp cũng thu thập tin tức về địa chỉ thư điện tử và ngay cả mật khẩu cũng như là số thẻ tín dụng. Spyware "được" cài đặt một cách vô tội vạ khi mà người chủ máy chỉ muốn cài đặt phần mềm có chức năng hoàn toàn khác. Spyware là một trong các "biến thể" của phần mềm quảng cáo (adware). Spyware là chữ viết tắt của spy (gián diệp) và software (phần mềm máy tính) trong tiếng Anh; tương tự, adware là từ advertisement (quảng cáo) và software mà thành. Lịch sử phát triển: Giống như virus, người ta chưa hoàn toàn thống nhất ý kiến với nhau về lịch sử của spyware và cũng có ít tài liệu trình bày rõ ràng đầy đủ về đề tài này. Các nguyên do đầu tiên nảy sinh ra phần mềm gián điệp là do việc các cá nhân chế tạo phần mềm miễn phí (và một số các phần mềm chia sẻ) muốn có thêm khoản tài chính để phát triển phần mềm của họ trong khi số tiền chính thức mà họ nhận được từ những người tải về thì lại quá ít. Do đó, một cách để kiếm thêm thu nhập là thu thập thông tin từ người đã tải về các phần mềm này (như là tên tuổi, địa chỉ và các thị hiếu) rồi đem bán thông tin này cho các hãng chuyên làm quảng cáo. Cách thu thập ban đầu chỉ là dựa vào sự điền vào các mẫu đăng kí (register). Nhưng sau đó, để chủ động hơn, cách thức đọc thông tin được chuyển sang dạng cài lén phần mềm phụ để tự nó đọc thông tin của chủ và gửi thẳng về cho nơi mà phần mềm gián điệp này được chỉ thị. Sau này khi đã có các luật lệ cấm tự ý thu thập các thông tin riêng của máy chủ thì các loại phần mềm gián điệp này chuyển hẳn sang hai hướng:     * Tiếp tục cài đặt phần mềm quảng cáo chung với các phần mềm chính qua thủ đoạn hợp pháp hóa, bằng cách chỉ cần thay đổi nội dung của mẫu đăng kí phần mềm (registration form) thành mẫu "thỏa thuận của người tiêu dùng" (User Agreement hay License Agreement) trong đó có ghi một khoản rất nhỏ là người tiêu dùng sẽ đồng ý cho phép cài đặt phần mềm quảng cáo và các loại phần mềm này đã phát triển tới mức nó có thể tự mở một cửa sổ nảy (pop-up windows) mà không cần người chủ máy ra lệnh.     * Hướng phát triển thứ hai là các phần mềm này chuyển sang dạng có ác tính: nó có thể, bằng một cách phi pháp, tìm cách đọc tất cả những thông tin bí mật của máy chủ từ mật mã truy cập, các số thẻ tín dụng cho đến ngay cả việc giành luôn quyền điều khiển bàn phím. Từ "spyware" xuất hiện đầu tiên trên USENET vào năm 1995. Cho đến đầu năm 2000 thì các phần mềm chống gián điệp (antispyware) cũng ra đời. 2.3. Một số Spyware nổi tiếng     * WildTangent: phần mềm này được cài đặt thông qua American Online Instant Messenger (AIM). Theo AOL (American Online) thì nó cần dùng để tạo nối kết giữa các thành viên trong các trò chơi trên Internet. Một khi được cài đặt, nó sẽ lấy các thông tin về tên họ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử cũng như là tốc độ của CPU, các tham số của video card và DirectX. Các thông tin này có thể bị chia sẻ cho các nơi khác chiếm dụng. Nếu bạn không chơi game thì loại bỏ nó bằng cách nhấn nút:          1. Start -> Run -> gõ chữ regedit -> vào nhánh HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\CurrentVersion\Run          2. Kiếm giá trị "wcmdmgr" trong bảng bên phải rồi xoá nó.          3. Sau đó đóng chương trình này lại và tái khởi động máy.          4. Sau đó xoá luôn thư mục con WT nằm trong thư mục Windows hay WINNT.     * Xupiter: chương trình này sẽ tự nảy các bảng quảng cáo. Nó thêm các chỗ đánh dấu (bookmark) lên trên menu của chương trình duyệt và, nguy hại hơn, nó thay đổi cài đặt của trang chủ. Xupiter còn chuyển các thói quen xài Internet (surfing) về xupiter.com và do đó làm chậm máy. Ngoài ra nó còn đọc cả địa chỉ IP và các tin tức khác.     * DoubleClick: dùng một tệp nhỏ gọi là cookies theo dõi hoạt động trực tuyến của bạn.     * WinWhatWhere: thông báo cho người khác biết về các tổ hợp phím (keystroke) mà bạn gõ.     * Gator và eWallet: ăn cắp tên, quốc gia, mã vùng bưu điện và nhiều thứ khác. Cách thức và mức độ gây hại: - Cài đặt phần mềm: Đối với một số chương trình cài đặt, đặc biệt là những khách hàng sử dụng chung file, Spyware chính là một phần của cài đặt tiêu chuẩn. Download: Là trường hợp khi một trang web hay một trang Pop-up tự động tải và cài đặt Spyware vào máy tính. Trong trường hợp này, máy chỉ báo với bạn về tên của phần mềm đó và hỏi bạn liệu có được cài đặt không. Thậm chí nếu như phần cài đặt an ninh của máy có vấn đề, người sử dụng sẽ không được thông báo gì hết. Trình duyệt Add-on: Đây là những phần mềm hỗ trợ cho trình duyệt web như thanh công cụ, biểu tượng hoạt hình hay hộp tìm kiếm. Cũng có lúc những phần mềm như thế này thức sự hỗ trợ máy tính nhưng cũng có khi chúng có chứa Spyware. Đôi lúc những phần mềm dó thực ra chỉ là những Spyware “trá hình”. Thông thường nhất là khi bạn truy cập vào các Website tục tĩu chúng sẽ cướp mất quyền điều khiểncủa chương trình duyệt Web.Chúng xâm nhập vào máy tính của bạn, và bạn sẽ mất công một chút để “diệt” chúng. Giả làm phần mềm diệt Spyware: Đây là một trong những “chiêu lừa” ngọa mục nhất. Phần mềm kiểu  này sẽ đánh lừa bạn rằng đây chính là một công cụ để dò tìm và loại bỏ Spyware. . Một số cuộc tấn công của spyware vào hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp: Lấy cắp mật khẩu tài khoản Ngày 16/5/2010, công an TP Hà Nội cho biết họ đang xem xét khởi tố vụ án lừa đảo bằng công nghệ cao. Đối tượng phạm tội là Nguyễn Hoàng (Thịnh Liệt, Hoàng Mai), nhân viên môi giới của một công ty kinh doanh vàng bạc và đồng phạm Nguyễn Thị Tuyết là người kinh doanh vàng bạc ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hành vi chiếm đoạt tài sản của Hoàng, Tuyết được phát hiện khi công ty nạn nhân nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong giao dịch. Họ đã nhanh chóng phong tỏa tài khoản của thủ phạm và trình báo sự việc đến cơ quan chức năng. Qua điều tra, có thể biết được rằng cả Hoàng và Tuyết dùng phần mềm gián điệp cài đặt vào hệ thống máy tính công ty để lấy cắp mật khẩu tài khoản quản trị của sàn vàng, qua đó can thiệp lên các giao dịch đang diễn ra trên sàn vàng của công ty này. Sau khi lấy cắp thành công mật khẩu, Hoàng và Tuyết mở tài khoản mới và nộp tiền vào để giao dịch. Ngày 5.11.2009, Hoàng dùng máy tính xách tay truy cập vào tài khoản quản trị sàn vàng của công ty và đặt lệnh mua 1.000 lượng vàng với giá 24,61 triệu đồng/lượng trên tài khoản của một công ty khác. Sau đó, Hoàng dùng một máy tính khác truy cập vào tài khoản mới của Tuyết để đặt lệnh bán 750 lượng vàng với giá 24,58 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới lúc đó tương đương là 23,475 triệu đồng/lượng. Giao dịch thành công, Hoàng chiếm được khoản tiền chênh lệch gần 800 triệu đồng. Cơ quan chức năng cho biết, Nguyễn Hoàng và Tuyết quen nhau tại san giao dịch vàng. Hai đối tượng này đã thỏa thuận làm ăn chung và mức đóng góp theo ưu thế của từng bên. Tuyết có tiền nên góp vốn, Hoàng góp chất xám. Ban đầu hai đối tượng này đã thu được nguồn lợi nhất định. Tuy nhiên, đến đầu tháng 9/2009, việc làm ăn chung giữa họ bị thua lỗ gần 500 triệu đồng. Tài khoản của Tuyết bị khóa, không thể tiếp tục giao dịch. Trong lúc khó khăn, Hoàng đã nghĩ ra cách trộm mật khẩu, giao dịch nội gián để cứu vãn tình hình. Vụ tấn công ăn cắp thông tin cá nhân và mật khẩu của những người chơi game PTV Khi game thủ truy nhập vào Priston Tale hoặc vào trang Yahoo Mail, virus có tên PrsKey.A sẽ ghi lại các lệnh gõ trên bàn phím và gửi dữ liệu thu được về cho hacker. PrsKey.A được lập trình để phát tán qua các kênh chia sẻ trên mạng và đồng thời còn sử dụng một số thủ đoạn lừa bịp khác để dụ dỗ người chơi game tải nó về máy tính. Những account của người chơi sẽ được rao bán ở trên mạng. Đến thời điểm này, PrsKey.A chưa phát tán ở mức độ rộng nhưng vụ tấn công cũng gây ra một số vấn đề đối với các quản trị viên Priston Tale trong việc ngăn chặn tình trạng buôn bán account người chơi. Giới chuyên gia bảo mật cho biết các phần mềm tấn công đang được sử dụng ngày càng nhiều vào mục đích ăn cắp tiền trong game của người tham gia thay vì giành điểm cao. Tấn công diễn đàn www.hvaonline.net Rạng sáng ngày 1-5-2006, diễn đàn HVA bị một nhóm hacker tấn công và làm hỏng trọn bộ cơ sở dữ liệu của HVA. Sau đó, toàn bộ bài viết của forum HVA cùng 70000 email thành viên với mật khẩu đã được mã hóa và box kín của ban quản trị đã được rao bán với giá 1.700USD trên 1 trang web khác. Đến chiều tối ngày 7-5 thì forum của HVA vẫn chưa thể hoạt động bình thường, trên trang chủ chỉ có duy nhất dòng thông báo "Diễn đàn HVA tạm ngưng hoạt động. Thông báo chi tiết về việc HVA hoạt động trở lại sẽ được công bố trong thời gian ngắn nhất". Đại diện của HVA cho biết, trong vụ này, hacker đã sử dụng chiêu thức "xflash". Tức là bí mật đặt một banner đã cài sẵn mã tấn công trên một vài website có số lượng người truy cập lớn. Như vậy, mỗi một người truy cập vào các website này đã tự động tải đoạn mã tấn công đó và vô tình trở thành một mũi phát động các lệnh hợp lệ tiến thẳng đến server của HVA. III. Cách phòng chống và khắc phục các loại virus và phần mềm gián điệp đã tấn công doanh nghiệp: 1. Spyware Phần mềm gián điệp luôn "quấy nhiễu" bạn trong khi lướt web, khiến công việc của bạn không được trôi chảy. Hiện có rất nhiều phần mềm giúp diệt spyware, trong đó NoAdware v3.0 là nổi bật hơn cả nhờ tính tiện ích và hiệu quả diệt spyware rất tốt 2.Malware, Viết tắt của malicious software, là một phần mềm máy tính được thiết kế với mục đích thâm nhập hoặc gây hỏng hóc máy tính mà người sử dụng không hề hay biết. Nhiều người dùng máy tính vẫn thường dùng thuật ngữ virus để chỉ chung cho các loại malware, nhưng thực malware bao gồm virus, worm, trojan horse, adware, spyware.1 số phần mềm tiêu diệt và phát hiện malware + Microsoft Process Explorer +HiJackThis +Kaspersky’s Getsysteminfo +Microsoft Baseline Security Analyzer (MBSA) +Secunia’s Scanner +Chương trình Antivirus: BitDefender, Kaspersky, Norton, Avira...... 3.Phần mềm quảng cáo (adware_) Làm thế nào để loại bỏ các tập tin Ezlife Phần mềm quảng cáo? Cần giúp đỡ xóa các tập tin Ezlife Phần mềm quảng cáo? Vào thời điểm khi bạn chỉ phải tự xóa các tập tin Ezlife Phần mềm quảng cáo: Nếu bạn cảm thấy thoải mái chỉnh sửa hệ thống của bạn, bạn sẽ tìm thấy nó khá dễ dàng. Làm thế nào để xóa các tập tin Ezlife Adware Windows XP/Vista/7: Nhấp Windows menu Start của bạn và bấm vào nút "Search". Bật lên shegekitkhebat, "Những gì bạn muốn tìm?" Nhấp vào "Tất cả các file và thư mục." Phần mềm quảng cáo Ezlife tập tin nhập vào hộp tìm kiếm và chọn "Local Hard Drives." Nhấp vào "Tìm kiếm". Một khi tập tin Ezlife Phần mềm quảng cáo được tìm thấy, xóa nó. Đình chỉ Ezlife Phần mềm quảng cáo quá trình: Nhấp vào trình đơn Start, chọn Run. Loại taskmgr.exe vào hộp lệnh Run, và nhấn "OK". Bạn cũng có thể bắt đầu làm việc quản lý bằng cách nhấn phím CTRL + SHIFT + ESC. Nhấp vào tab Processes, và tìm Ezlife Phần mềm quảng cáo quá trình. Một khi bạn đã tìm thấy Ezlife Adware quy trình, nhấp chuột phải vào chúng và chọn "End Process" để giết Ezlife Phần mềm quảng cáo. 4.Phòng ngừa keylogger Keylogger thường bị vào máy qua hai con đường chính: được cài đặt hoặc bị cài đặt. Phòng ngừa “được cài đặt” Phương pháp sau chỉ có tác dụng với chủ máy (người nắm quyền root/administrator) Cách tốt nhất là không cho ai sử dụng chung máy tính. Bảo mật máy bằng cách khóa lại bằng các chương trình bảo vệ, hoặc mật khẩu khi đi đâu đó. Nếu phải dùng chung nên thiết lập quyền của người dùng chung đó thật thấp (guest đối với Windows XP, user đối với Linux) để kiểm soát việc cài đặt chương trình của họ. Phòng ngừa “bị cài đặt” Bị cài đặt là cách để nói đến các trường hợp keylogger vào máy không do người nào đó trực tiếp đưa vào trên máy đó mà do trojan, virus, spyware cài đặt vào máy nạn nhân mà nạn nhân không hề hay biết. Các biện pháp phòng ngừa: +Không tùy tiện mở các tập tin lạ, không rõ nguồn gốc ( đặc biệt chú ý các tập tin có đuôi *.exe, *.com, *.bat, *.scr, *.swf, *.zip, *.rar, *.js, *.gif…). Tốt nhất là nên xóa đi, hoặc kiểm tra (scan) bằng một chương trình antivirus và một chương trình antispyware, vì nhiều chương trình antivirus chỉ có thể tìm thấy virus, không thể nhận biết spyware. +Không vào các trang web lạ, đặc biệt là web “tươi mát” vì có thể các trang web này ẩn chứa một loại worm, virus, hoặc là mã độc nào đó có thể âm thầm cài đặt. + Không click vào các đường link lạ do ai đó cho bạn. + Không cài đặt các chương trình lạ (vì nó có thể chứa virus, trojan) + Không download chương trình từ các nguồn không tin cậy. Nếu bạn có thể, xem xét chữ ký điện tử, để chắc chắn chương trình không bị sửa đổi. + Hạn chế download và sử dụng cracked-program. Luôn luôn tự bảo vệ mình bằng các chương chình chuyên dùng chống virus, chống spyware (antivirus, antispyware) và dựng tường lửa (firewall) khi ở trong Internet. Thường xuyên cập nhật đầy đủ các bản cập nhật bảo mật của hệ điều hành. 5.Phising - Khi duợc yêu cầu cung cấp thông tin quan trọng, tốt hon hết là nên trực tiếp vào website của phía yêu cầu dể cung cấp thông tin chứ không di theo duờng liên kết duợc gửi dến. Cẩn thận hon thì nên email lại (không reply email dã nhận) với phía dối tác dể xác nhận hoặc liên hệ với phía dối tác bằng phone hỏi xem có kêu mình gửi thông tin không cho an toàn. - Với các trang xác nhận thông tin quan trọng, họ luôn dùng giao thức http secure (có s sau http) nên dịa chỉ có dạng [Only registered and activated users can see links] chứ không phải là [Only registered and activated users can see links] thuờng. Ngân hàng kêu ta xác nhận lại hà tiện dùng [Only registered and activated users can see links] “thuờng” thì chắc là ngân hàng… dịa phủ. - Ðể tránh “chết cả dám”, mỗi tài khoản nên dặt mật khẩu khác nhau, và nên thay dổi thuờng xuyên (xem thêm Huớng dẫn dặt và bảo vệ mật khẩu). - Nên thuờng xuyên cập nhật các miếng vá lỗ hổng bảo mật cho trình duyệt (web browser). Cài thêm chuong trình phòng chống virus, diệt worm, trojan và tuờng lửa là không bao giờ thừa. Cuối cùng, và cung là quan trọng nhất là dừng quên kiểm tra thuờng xuyên thông tin thẻ ATM, Credit Card, Tài khoản ngân hàng,… xem “ai còn, ai mất” dể mà còn trở tay kịp thời! Cái này quan trọng lắm á! Nếu bị “lừa” thì dừng quên report thông tin dến tổ chức Anti Phishing Group - Phòng chống Phishing quốc tế ([Only registered and activated users can see links]) dể nhờ họ “trả thù” dùm mình! 6.Rookits Tất cả những kernel-rootkits phổ biến nhất chỉ có thể tự gắn vào system khi mà người sử dụng máy tính đăng nhập vào máy tính với tài khoản có quyền admin và bị dính virus. Do vậy, khi bạn làm việc với tài khoản của người dùng bình thường ( không có quyền admin ) thì rootkits không thể có cơ hội để cài vào máy bạn nữa. Bạn có thể tạo một tài khoản hoạn chế bằng cách vào control panel –> user account và tạo theo hướng dẫn. Lưu ý: bạn vẫn nên để lại một tài khoản với quyền của admin để có thể cài thêm chương trình vào máy của mình (với tài khoản hạn chế bạn không thể cài chương trình vào máy được). Ngoài việc phòng ngừa rootkits bằng cách l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrình bày các loại virus và phần mềm gián điệp (spyware) đã tấn công hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan