Hiện nay phương pháp chỉ số ngày càng được sử dụng phổ biến trong phân tích các quá trình kinh tế - xã hội, từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ở tầm vi mô trong các tổ chức, các doanh nghiệp cho đến các hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều này khẳng định vai trò quan trọng của phương pháp này trong thực tiễn. vì vậy để ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp này, cũng như vận dụng nó vào thực tế một cách có hiệu quả hơn là một điều rất có ý nghĩa thiết thực
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8552 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày các phương pháp tính chỉ số, vận dụng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các quá trình sản xuất kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày nói riêng chúng ta thường phải so sánh, phân tích, đánh giá các đại lượng khác nhau trong những điều kiện không gian, thời gian khác nhau cũng như phải tìm ra được nguyên nhân các nhân tố tác dộng đến từng đại lượng đó để có thể điều chỉnh, xây dựng các chiến lược và kế hoạch hành động hợp lý trong tương lai. Trong thực tế phương pháp chỉ số có ý nghĩa thiết thực nhất và người ta thường sử dụng phương pháp chỉ số làm công cụ phân tích, nhưng để thực hiện công việc này không phải đơn giản, nhất là khi có nhiều đại lượng khó có thể đo lường được hay các đại lượng không có chung đơn vị tính. Vậy thực chất của phương pháp chỉ số là gì? Nó được vận dụng như thế nào? Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu về chỉ số để có câu trả lời một cách đầy đủ nhất.
Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp chỉ số nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian, so sánh sự khác biệt, chênh lệch về mức độ của hiện tượng theo không gian. Phương pháp chỉ số cho ta phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế, giúp ta xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố.
Nhờ vận dụng chỉ số cho ta biết được tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu của các hàng hóa đó và qua đó còn cho ta biết được chỉ số giá tiêu dùng của một nước trong các thời kỳ khác nhau …..
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “trình bày các phương pháp tính chỉ số, vận dụng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội’’.
Lý thuyết
1. chỉ số
1.1. khái niệm:
Chỉ số là chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội.
1.2 đặc điểm của phương pháp chỉ số
- khi xây dựng công thức chỉ số phản ánh sự biến động của những phần tử cá biệt thì trước hết phải chuyển chúng về dạng đồng nhất để có thể cộng lại với nhau.
- khi xây dựng công thức chỉ số có sự tham gia của nhiều nhân tố thì phải giả định rằng chỉ có nhân tố cần nghiên cứu là thay đổi còn những nhân tó khác xem như không đổi.
1.3 tính chất, ý nghĩa và tác dụng
1.3.1 tính chất
Chỉ số vừa có tính tổng hợp vừa có tính phân tích
Phương pháp sử dụng hai tính chất trên của chỉ số gọi là phương pháp chỉ số
1.3.2 ý nghĩa tác dụng
- dùng để phản ánh sự biến động của hiện tượng theo thời gian.
- được sử dụng trong việc xây dựng, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
- sử dụng để phân tích ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của hiện tượng cần nghiên cứu.
1.4 phân loại
- xét theo phạm vi gồm:
+ chỉ số cá biệt
+ chỉ số chung
- xét theo đặc điểm, tính chất của chỉ tiêu gồm:
+ chỉ số chỉ tiêu khối lượng
+ chỉ số chỉ tiêu chất lượng
1.5 Đơn vị tính: lần hoặc %
2. Phương pháp tính chỉ số
2.1 Chỉ số cá biệt
2.1.1 Chỉ số cá biệt về giá
Phản ánh sự biến động về giá của một mặt hàng trong một kỳ.
CT: = (1)
Trong đó: : mức độ cá biệt chỉ tiêu giá kỳ nghiên cứu
: mức độ cá biệt chỉ tiêu giá kỳ gốc
: chỉ số cá biệt về giá
2.1.2 Chỉ số cá biệt về lượng hàng hóa tiêu thụ
CT: = (2)
Trong đó: : mức độ cá biệt chỉ tiêu khối lượng kỳ nghiên cứu
: mức độ cá biệt chỉ tiêu khối lượng kỳ gốc
: Chỉ tiêu cá biệt về lượng
2.2 Chỉ số chung
2.2.1 Chỉ số chung về giá ( chỉ tiêu chất lượng ).
Phản ánh sự biến động về giá của các mặt hàng giữa các thời kỳ
Để phản ánh biến động về giá của các mặt hàng trên chúng ta không thể cộng trực tiếp mức giá của các mặt hàng lại với nhau để so sánh, tuy nhiên có thể dùng lượng hàng hàng hóa tiêu thụ làm nhân tố trung gian để chuyển giá của các mặt hàng về một dạng đồng nhất có thể trực tiếp cộng với nhau. Lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ được cố định ở kỳ nào đó tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc, ta có chỉ số tổng hợp giá Laspeyres:
= (3)
STĐ=
Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số giá cả Paashe:
= (4)
Số tuyệt đối=
: chỉ số chung về giá
2.2.2 Chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ ( chỉ tiêu số lượng ).
Phản ánh sự biến động về lượng hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng trong kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Sử dụng chỉ tiêu về gía có liên quan để làm quyền số trong công thức chỉ tiêu khối lượng:
= (5)
: Chỉ số chung về lượng
: Mức độ cá biệt về giá, giữ vai trò quyền số, quyền số (p) có thể là: , …
Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc thì ta có công thức:
= (6)
Số tuyệt đối=
2.2.3. Cách chọn quyền số:
Quyến số là đại lượng được giữ cố định trong công thức tính chỉ số chung ở tử và mẫu số.
Khi xây dựng công thức chỉ số phản ánh sự biến động của chỉ tiêu chất lượng thì quyến số là chỉ tiêu số lượng có lien quan và thường được giữ cố định ở kì nghiên cứu.
Khi xây dựng công thức chỉ số phản ánh sự biến động của chỉ tiêu số lượng thì quyền số là chỉ tiêu chất lượng có lien quan và thường được giữ cố định ở kì gốc.
2.3 Chỉ số trung bình
2.3.1 chỉ số trung bình cộng
Là số trung bình cộng gia quyền của các chỉ số cá biệt về lượng.
Ta có: = => ,thay vào công thức = ta được:
(7)
ở công thức(7) là quyền số.
Ta lại có: thay vào(6) ta được:
(8)
→ Như vậy chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ có thể được tính bằng các công thức (6), (7),(8) tùy theo số liệu thống kê cho phép mà áp dụng công thức thích hợp
2.3.2 chỉ số trung bình điều hòa
Là số trung bình điều hòa gia quyền của các chỉ số cá biệt về giá
Ta có: => thay vào(4) ta được:
(9)
Ta có: thay vào (4) ta được :
(10)
→ Như vậy chỉ số chung về giá có thể được tính bằng các công thức (4), (9),(10) tùy theo số liệu thích hợp mà áp dụng công thức nào cho thích hợp.
2.4. Chỉ số không gian :
2.4.1. Chỉ số đơn không gian :
Chỉ số đơn không gian chỉ tiêu chất lượng :
hoặc (11)
: chỉ số đơn không gian chỉ tiêu chất lượng.
:mức độ chỉ tiêu chất lượng không gian A.
:mức độ chỉ tiêu chất lượng không gian B.
Chỉ số đơn không gian chỉ tiêu khối lượng :
hoặc (12)
: chỉ số đơn không gian chỉ tiêu khối lượng.
: mức độ chỉ tiêu khối lượng không gian A.
: mức độ chỉ tiêu khối lượng không gian B.
2.4.2. Chỉ số tổng hợp không gian :
Chỉ số tổng hợp không gian chỉ tiêu khối lượng :
hoặc (13)
: chỉ số tổng hợp không gian chỉ tiêu khối lượng.
p : đơn vị thông ước của và .
Có trường hợp p là mức độ trung bình ().
() đơn vị thông ước trung bình.
và :đơn vị thông ước của hiện tượng cùng loại ở 2 không gian A và B
và :khối lượng của hiện tượng cùng loại ở 2 không gian A và B.
hoặc (14)
Chỉ số tổng hợp không gian chỉ tiêu chất lượng :
(15)
3. Hệ thống chỉ số
3.1 Hệ thống chỉ số tổng hợp
Là dãy các chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau lập thành một đẳng thức nhất định.
Ta có : chỉ số giá trị = chỉ số giá * chỉ số lượng
(16)
( a) (b) (c)
chỉ số toàn bộ, phản ánh biến động hiện tượng do tác động của toàn bộ các nhân tố cấu thành hiện tượng.
chỉ số bộ phận, phản ánh biến động nhân tố p ảnh hưởng đến biến động chung của hiện tượng.
chỉ số bộ phận, phản ánh sự biến động nhân tố q ảnh hưởng đến biến động chung của hiện tượng.
STĐ=
(a) (b) (c)
(a) mức tăng ( giảm) chung.
(b) mức tăng ( giảm) do thay đổi nhân tố p.
(c) mức tăng (giảm) do thay đổi nhân tố q.
3.2 Hệ thống chỉ số của số trung bình
: Chỉ số chỉ tiêu trung bình
: lượng biến cá biệt kỳ gốc và kỳ nghiên cứu
: quyền số của từng đơn vị cá biệt kỳ gốc và kỳ nghiên cứu
Ta có: ; ;
=>
=>
Số tuyệt đối:
**) Vận dụng hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của tổng lượng tiêu thức có vận dụng chỉ tiêu trung bình
Cách 1:
Ta có:
Số tuyệt đối:
Cách 2:
STĐ:
Trong đó:
:chỉ số chỉ tiêu tổng lượng biến.
: chỉ số chỉ tiêu trung bình.
: chỉ số đơn vị tổng thể.
VẬN DỤNG
SỐ LIỆU CỦA BÁCH KHOA COMPUTER:
Giá và lượng tiêu thụ laptop dell vostro V3300 tại miền bắc, miền trung và miền nam: ( đơn vị 1000đ)
Năm 2009
Năm 2010
Chỉ số cá biệt về giá
(%)
Chỉ số cá biệt về lượng
hàng tiêu thụ
(%)
Giá
Lượng tiêu thụ
Giá
Lượng hàng tiêu thụ
Miền bắc
14500
300
13990
350
96,48
116,67
4896500
4350000
5075000
Miền trung
14000
250
12850
300
91,78
120
3855000
3500000
4200000
Miền nam
14200
280
13489
330
94,99
117,85
4451370
3976000
4686000
830
980
13202870
11826000
13961000
CHỈ SỐ CHUNG VỀ GIÁ:
(lần) =94,57%
STĐ=( ngàn đồng)
Giá của các mặt hàng trên trong năm 2010 so với năm 2009 giảm 5,43% làm cho mức tiêu thụ giảm 758130 ngàn đồng. Đó là số tiền mà công ty thu được trong năm 2010 ít hơn năm 2009 do giá giảm (với cùng lượng hàng tiêu thụ năm 2010).
CHỈ SỐ CHUNG VỀ LƯỢNG HÀNG TIÊU THỤ:
(lần) = 118,05%
STĐ= (ngàn đồng)
Lượng hàng tiêu thụ của các mặt hàng trên trong năm 2010 so với năm 2009 tăng 18,05% làm cho mức tiêu thụ tăng 2135000 ngàn đồng. Đó là số tiền mà công ty thu được trong năm 2010 nhiều hơn năm 2009 do bán nhiều hàng hơn (với cùng giá tiêu thụ năm 2009).
CHỈ SỐ MỨC TIÊU THỤ TỔNG HỢP
111,64% = 94,57% * 118,05%
STĐ=
13202870 – 11826000 = (13202870 - 13961000) + (13961000 - 11826000)
1376870 = -758130 + 2135000
Mức tiêu thụ chung các mặt hàng trên trong năm 2010 so với năm 2009 tăng 11,64% hay 1376870 ngàn đồng, do:
Giá của các mặt hàng năm 2010 so với năm 2009 giảm 5,43% làm cho mức tiêu thụ giảm 758130 ngàn đồng.
Lượng hàng tiêu thụ của các mặt hàng trên năm 2010 so với năm 2009 tăng 18,05% làm cho mức tiêu thụ tăng 2135000 ngàn đồng.
CHỈ SỐ TRUNG BÌNH:
Chỉ số trung bình điều hòa:
Chỉ số trung bình cộng gia quyền:
CHỈ SỐ KHÔNG GIAN
So sánh giá và lượng tiêu thụ 2loại laptop dell của công ty máy tính Trần Thanh và công ty máy tính Bách khoa computer năm 2010 tại miền bắc:
Đơn vị 1000đ.
Loại
Trần Thanh
Bách Khoa computer
Giá
Lượng tiêu thụ
Giá
Lượng tiêu thụ
Inspirion N4030
13000
280
12500
300
Vostro V3300
13800
355
13990
350
- Giá laptop dell inspirion N4030 của công ty máy tính Trần Thanh so với Bách khoa computer:
(lần) = 104%
Giá laptop dell inspirion N4030 của công ty máy tính Trần Thanh bằng 1,04 lần hay 104% giá của Bách khoa computer.
- Giá laptop dell vostro V3300 của công ty máy tính Trần Thanh so với Bách khoa computer:
(lần) = 98,642%
Giá laptop dell vostro V3300 của công ty máy tính Trần Thanh bằng 0,98642 lần hay 98,642% giá của Bách khoa computer.
- So sánh lượng tiêu thụ laptop dell inspirion N4030 của Trần Thanh với Bách khoa computer:
(lần) = 93,33%
Lượng tiêu thụ laptop dell inspirion N4030 của công ty máy tính Trần Thanh bằng 0,9333 lần hay 93,33% lượng tiêu thụ ở bách khoa computer.
- So sánh lượng tiêu thụ laptop dell vostro V3300 của Trần Thanh so với Bách khoa computer:
(lần) = 101,43%
Lượng tiêu thụ laptop dell vostro V3300 của công ty máy tính Trần Thanh bằng 1,0143 lần hay 101,43% lượng tiêu thụ của Bách khoa computer.
- Tính chỉ số tổng hợp không gian chỉ tiêu chất lượng ( giá cả hàng hóa của Trần Thanh so với Bách khoa computer):
(lần)
= 100,912%
Giá 2 loại laptop dell của công ty máy tính Trần Thanh so với Bách khoa computer bằng 1,00912 lần hay 100,912%.
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG GIÁ TRUNG BÌNH 1 MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY.
Năm 2009
Năm 2010
Giá
Lượng tiêu thụ
Giá
Lượng hàng tiêu thụ
Miền bắc
14500
300
13990
350
4896500
4350000
5075000
Miền trung
14000
250
12850
300
3855000
3500000
4200000
Miền nam
14200
280
13489
330
4451370
3976000
4686000
830
980
13202870
11826000
13961000
( ngàn đồng)
(ngàn đồng)
(ngàn đồng)
94,55% = 94,57% . 99,98%
STĐ=
13472,3163 – 14248,193 = ( 13472,3163 – 14245,92 ) + (14245,92 – 14248,193)
- 775,8767 = - 773,6037 - 2,273
Giá thành trung bình của laptop dell vostro V3300 của công ty trong năm 2010 so với năm 2009 giảm 5,45% hay 775,8767 ngàn đồng. Do 2 nguyên nhân sau:
Bản thân giá các mặt hàng trong năm 2010 so với năm 2009 giảm 5,43% làm cho giá thành trung bình của công ty giảm 773,6037 ngàn đồng.
Kết cấu lượng hàng tiêu thụ thay đổi làm cho giá thành trung bình của công ty giảm 0,02% hay 2,273 ngàn đồng.
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG MỨC TIÊU THỤ HÀNG NĂM 2010 SO VỚI NĂM 2009:
111,64% = 94,55% * 118,07%
STĐ=
13202870 – 11826000 = (13472,3163 – 14248,193).830 + ( 980 – 830).14248,193
1376870 = - 775,8767 . 830 + 150 . 14248,193
1376870 = - 643977,661 + 2137228,95
Tổng mức tiêu thụ hàng hóa của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 11,64% hay 1376870 ngàn đồng. Do 2 nguyên nhân sau:
Giá thành trung bình 1 mặt hàng của công ty năm 2010 so với năm 2009 giảm 5,45% hay 775,8767 ngàn đồng làm cho tổng mức tiêu thụ giảm 643977,661 ngàn đồng.
Lượng tiêu thụ năm 2010 so với năm 2009 tăng 18,07% hay 150 chiếc làm cho tổng mức tiêu thụ tăng 2137228,95 ngàn đồng.
Tổng mức tiêu thụ của công ty tăng nguyên nhân chủ yếu do lượng hàng bán ra tăng, vì vậy công ty hiện đang kinh doanh tốt. Đây là biến động tốt, có lợi cho công ty.
KẾT LUẬN
Hiện nay phương pháp chỉ số ngày càng được sử dụng phổ biến trong phân tích các quá trình kinh tế - xã hội, từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ở tầm vi mô trong các tổ chức, các doanh nghiệp cho đến các hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều này khẳng định vai trò quan trọng của phương pháp này trong thực tiễn. vì vậy để ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp này, cũng như vận dụng nó vào thực tế một cách có hiệu quả hơn là một điều rất có ý nghĩa thiết thực
Trong khuôn khổ của môn học nguyên lý thống kê và một số tài liệu tham khảo, bài làm của chúng em đã nêu lên một số nội dung cơ bản nhất của phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê, cách tính các chỉ số cơ bản trong phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hôi , đồng thời bài của chúng em cũng đã vận dụng phương pháp này để tính các chỉ số cá biệt, chỉ số chung, chỉ số giá trung bình… của mặt hàng laptop dell vostro V3300 của Bách khoa computer.
Do trình độ có hạn nên chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét, đánh giá của thầy cô để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn chúng em hoàn thành bài thảo luận này.
Xin chân thành cảm ơn!!!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trình bày các phương pháp tính chỉ số, vận dụng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội.doc