Nguyên tắc của Techcombank: phân loại khoản vay được thực hiện ngay sau khi phê duyệt vànthường xuyên đánh giá và phân loại khoản vay định kỳ theo quy định của ngân hàng, phải đánh giá lại các khoản vay có vấn đề.
-Đối với những khoản vay thuộc loại 1: Phòng kinh doanh có trách nhiệm thường xuyên giám sát, kiểm tra và đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi.
-Đối với các khoản vay thuộc loại 2: Phòng kinh doanh có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân chuyển sang nợ loại 2. Nếu nguyên nhân chậm trả lãi hoặc đến hạn chưa trả nợ do lưu chuyển tiền mặt của khách hàng chậm hơn so với dự kiến thì chuyên viên khách hàng có nhiệm vụ đôn đốc thu hồi ngay. Nếu nguyên nhân là do nguyên nhân khác thì phải thu thập thông tin đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đối với khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng trong vòng 3 tháng liên tục. Nếu việc kinh doanh bình thường thì đề nghị chuyên viên kiểm soát rủi ro tín dụng chuyển khoản vay về nợ loại 1, nếu có những dấu hiệu cho thấy tình hình khách hàng ngày càng xấu đi phải lập tức báo cáo Ban giám đốc chi nhánh, Ban tổng giám đốc cho biện pháp xử lý.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày cơ cấu tổ chức của uỷ ban quản lý rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Techcombank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 2: Trình bày cơ cấu tổ chức của uỷ ban quản lý rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Techcombank. Qua đó cho biết tình hình quản lý rủi ro tín dụng thực tế của ngân hàng.
I. Tổng quan về rủi ro tín dụng.
1. Khái niệm rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất của ngân hàng do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng của những khoản vay.
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng cho NHTM như:
+ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu.
+ Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất.
+ Nợ quá hạn - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao.
+ Nợ không có tài sản đảm bảo.
2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
2.1 Nguyên nhân từ phía người cho vay( các NHTM):
+ Các NHTM không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện vay.
+ Chính sách và qui trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét phân tích còn hạn chế, chưa chính xác.
+ Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng như việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn.
+ Thông tin tín dụng thiếu tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét trước khi cấp tín dụng.
+ Năng lực và phẩm chất của cán bộ tín dụng, chế độ quản lý đãi ngộ cán bộ của các NHTM còn nhiều yếu kém.
2.2 Nguyên nhân từ phía người vay nợ:
+ Khách hàng vay thiếu thiện chí trả nợ cho ngân hàng.
+ Khách hàng không đủ khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng do tình hình sản xuất kinh doanh sa sút.
2.3 Nguyên nhân khách quan.
Bao gồm các yếu tố như: thiên tai hoả hoạn, do sự thiếu ổn định của các chính sách kinh tế, do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng,sự không ổn định của thị trường tài chính ngày càng tăng.,…
II. Cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng của Techcombank.
· Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn 16 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng (tính đến hết tháng 6/2010). Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần với mạng lưới gần 230 chi nhánh, phòng giao dịch trên hơn 40 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự kiến đến cuối 2010 Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên 300 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 5000 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân, gần 42000 khách hàng doanh nghiệp.
· Trên thị trường liên ngân hàng Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động trong giao dịch với các công ty lớn và các tổ chức tín dụng, Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.
· Techcombank hiện đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến.
Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro của Techcombank
+ Cơ cấu quản trị ngân hàng hiện đại tiếp tục được hoàn thiện thông qua việc thiết lập các bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược phát triển, quản lý và kiểm soát nội bộ hoạt động ngân hàng. Ngoài Hội đồng đầu tư chiến lược, Ban điều hành EXCO, tháng 7 năm 2008 Hội đồng quản trị đã thông qua việc thiết lập hai uỷ ban: Uỷ ban nhân sự và lương thưởng (NORCO) và Uỷ ban kiểm toán và rủi ro (ARCO) với mục đích tư vấn và tham mưu cho Hội đồng quản trị: Tăng cường nhân lực hoạch định chiến lược nhân sự và lương thưởng của Hội đồng quản trị trong toàn hệ thống. Qua đó, nâng cao các tiêu đó, góp phần quan trọng trong việc xác định chiến lược, nâng cao hiệu quả hoạt động và mang lại lợi ích cho cổ đông. Trên cơ sở thiết lập cơ chế phân cấp uỷ quyền linh hoạt, hiệu quả tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong công tác quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng. Cấu trúc bộ máy tại hội sở đã hoạt động theo chức năng quản lý chuyên môn theo ngành dọc nâng cấp, thành lập và hoàn thiện theo các khối đã đáp ứng nhu cầu phát triển cả chiều rộng và chiều sâu của ngân hàng. Sau khi trung tâm kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh tại miền Bắc và miền Nam được thiết lập và thực hiện hoạt động phê duyệt tín dụng tập trung đã góp phần quản lý và kiểm soát tốt hơn trong quá trình kinh doanh, tạo cơ sở để giám sát, cảnh báo và kịp thời ngăn ngừa sử lý đối với rủi ro lớn như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.
+Hệ thống quản trị được xây dựng trên các yếu tố nền tảng như hài hoà quyền lợi của các bên tham gia. Sự tham gia tích cực của Ban lãnh đạo, mô hình tổ chức hợp lý và kiểm soát lẫn nhau trên cơ sở nguyên tắc kiểm soát và quản trị rủi ro đi kèm với chính sách tín dụng, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến.
+Hệ thống quản trị rủi ro được tổ chức ở nhiều cấp độ, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong đánh giá. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu, hệ thống theo dõi thanh khoản và biến động lãi suất thị trường hàng ngày.
III. Các công cụ nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng mà Techcombank đã thực hiện:
1. Chấm điểm tín dụng:
Chấm điểm tín dụng là một công cụ chiến lược để các ngân hàng đánh giá và phân loại khách hàng. Chấm điểm tín dụng khách hàng đòi hỏi phải đánh giá đặc điểm của khách hàng và khoản vay để xác định mức độ rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra.
1.1. Xếp hạng khách hàng Doanh nghiệp:
Hạng của khách hàng được xác định dựa trên tổng số điểm của tất cả các chỉ tiêu dùng để đánh giá khách hàng.
Việc xác định số điểm của doanh nghiệp được tiến hành căn cứ theo 10 chỉ tiêu sau (thang điểm từ 1 đến 5):
-Chỉ tiêu ngành: Chỉ tiêu ngành được cho được cho điểm dựa trên định hướng hoạt động của Techcombank và mức độ rủi ro của từng ngành. Trong từng thời kỳ, Tổng giám đốc sẽ công bố mức điểm của từng ngành. Nếu một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành khác nhau thì ngành nào mang lại tỷ trọng doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu thì sẽ coi doanh nghiệp hoạt động trong ngành đó để cho điểm.
-Chỉ tiêu quy mô: Chỉ tiêu quy mô của doanh nghiệp được đánh giá trên hai khía cạnh là tổng tài sản và doanh thu thuần.
-Chỉ tiêu vị trí địa lý: Được cho điểm dựa trên địa bàn hoạt động chính của doanh nghiệp.
-Chỉ tiêu thương hiệu sản phẩm: Được xác định dựa trên mức độ nổi tiếng của sản phẩm.
-Chỉ tiêu tỷ số thanh toán: Được xét trên hai chỉ tiêu sau:
Thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Tổng nợ ngắn hạn
Thanh toán nhanh = (Tiền + các khoản phải thu)/ Tổng nợ ngắn hạn
-Chỉ tiêu tổng số nợ: Tỷ số nợ = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn
-Chỉ tiêu khả năng sinh lời: Được xây dựng từ 2 tiêu chí: Lợi nhuận ròng và số lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu
-Chỉ tiêu quan hệ với Techcombank: Được xác định bằng mức độ quan hệ và uy tín trong quan hệ doanh nghiệp đối với riêng Techcombank.
-Chỉ tiêu uy tín đối với các đối tác khác: Thông qua tìm hiểu uy tín của doanh nghiệp với các bạn hàng, các đối tác và các ngân hàng khác.
1.2.Xếp hạng khách hàng thể nhân:
Các khách hàng thể nhân có quan hệ tín dụng với Techcombank được xếp như sau:
Xếp hạng tín dụng
Diễn giải
AA
Năng lực tín dụng rất tốt
A
Năng lực tín dụng tốt
BB
Năng lực tín dụng khá
B
Năng lực tín dụng trung bình
C
Năng lực tín dụng kém
Hạng tín dụng của khách hàng thể nhân được xác định trên điểm số tín dụng mà khách hàng đó đạt được, trong đó số điểm tín dụng được tính bằng tổng số điểm của các tiêu chí đánh giá khách hàng trên cơ sở thang điểm được xác định theo các tiêu chí sau đây.
Stt
Chỉ tiêu
Điểm
1
Tuổi
20 – 25
2
26 – 35
3
36 – 55
4
56 – 60
3
> 60 hoặc < 20
1
2
Trình độ học vấn
Trên đại học
4
Đại học
3
Cao đẳng hoặc tương đương
2
Tốt nghiệp THPT
1
Dưới THPT
0
3
Loại hình công việc
Không có việc làm
0
Đã nghỉ hưu và hưởng lương hưu
2
Lao động phổ thông
2
Lao động được đào tạo tay nghề
3
Điều hành sản xuất kinh doanh nhỏ
4
Cán bộ, chuyên viên
4
Quản lý điều hành
5
Không thuộc các đối tượng trên
1
4
Thời gian công tác
Dưới 1 năm
1
Từ 1 năm trở lên
2
5
Điều kiện sống
Mức thu nhập hàng tháng (đơn vị: triệu VNĐ)
TN > 5
10
4 < TN ≤ 5
8
3 < TN ≤ 4
6
2 < TN ≤ 3
4
1 < TN ≤ 2
2
TN < 1
1
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
2
Có gia đình
3
Đã ly dị, goá
1
Nơi cư trú
Thuộc sở hữu của khách hàng
3
Ở nhà bạn bè, họ hàng
2
Đi thuê
1
Thời gian cư trú
Dưới 6 tháng
1
Từ 6 tháng trở lên
2
Số người sống phụ thuộc
0
4
1
3
2
2
3
1
Từ 4 người trở lên
0
Phương tiện đi lại
Phương tiện giao thông công cộng
2
Xe máy
2
Ô tô
4
Các phương tiện khác
1
Phương tiện thông tin
Không sử dụng điện thoại
0
Sử dụng điện thoại
1
Chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu hàng tháng (đơn vị: triệu đồng)
≤ 1
1
1 < chênh lệch ≤ 2
2
2 < chênh lệch ≤ 3
4
3 < chênh lệch ≤ 4
6
4 < chênh lệch ≤ 5
8
> 5
10
6
Giá trị tài sản đang sở hữu (đơn vị:triệu đồng)
TS ≤ 500
1
500 < TS ≤ 1000
2
1000 < TS ≤ 2000
4
2000 < TS ≤ 3000
6
TS > 3000
8
7
Giá trị các khoản nợ (đơn vị:triệu đồng)
> 300
0
> 200 và ≤ 300
1
> 100 và ≤ 200
2
> 0 và ≤ 100
3
0
4
8
Quan hệ của khách hàng với ngân hàng
Quan hệ với ngân hàng
Chưa từng thực hiện giao dịch
0
Đã thực hiện giao dịch trong vòng 3 tháng kể từ ngày đánh giá
1
Uy tín của khách hàng trong giao dịch tín dụng
Đã phát sinh nợ quá hạn
0
Đã được gia hạn nợ
1
Trả nợ gốc và lã đúng hạn
2
Ngoài ra trong quá trình nhận xét, đánh giá khách hàng, nếu cán bộ tín dụng nhận thấy khách hàng có các điểm khác với các chỉ tiêu đánh giá trên đồng thời những điểm này ảnh hưởng đến việc xếp hạng khách hàng, căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của những nhận xét này mà cán bộ đánh giá có thể thêm hoặc bớt điểm số tín dụng của khách hàng nhưng điểm số thêm hoặc bớt không vượt quá 3 điểm.
2.Xác định hạn mức tín dụng:
Hạn mức tín dụng là giá trị tín dụng tối đa mà ngân hàng có thể cấp cho một khách hàng, một ngành hay một khu vực địa lý ứng với mức rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được.Nguyên tắc của Techcombank là áp dụng hạn mức trong khai xác định thị trường mục tiêu & các phân đoạn trong từng thị trường, các khách hàng sẽ chỉ giao dịch vay vốn trong hạn mức giao dịch khách hàng đã được phê duyệt.
3.Phân loại khoản vay:
Nguyên tắc của Techcombank: phân loại khoản vay được thực hiện ngay sau khi phê duyệt vànthường xuyên đánh giá và phân loại khoản vay định kỳ theo quy định của ngân hàng, phải đánh giá lại các khoản vay có vấn đề.
-Đối với những khoản vay thuộc loại 1: Phòng kinh doanh có trách nhiệm thường xuyên giám sát, kiểm tra và đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi.
-Đối với các khoản vay thuộc loại 2: Phòng kinh doanh có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân chuyển sang nợ loại 2. Nếu nguyên nhân chậm trả lãi hoặc đến hạn chưa trả nợ do lưu chuyển tiền mặt của khách hàng chậm hơn so với dự kiến thì chuyên viên khách hàng có nhiệm vụ đôn đốc thu hồi ngay. Nếu nguyên nhân là do nguyên nhân khác thì phải thu thập thông tin đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đối với khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng trong vòng 3 tháng liên tục. Nếu việc kinh doanh bình thường thì đề nghị chuyên viên kiểm soát rủi ro tín dụng chuyển khoản vay về nợ loại 1, nếu có những dấu hiệu cho thấy tình hình khách hàng ngày càng xấu đi phải lập tức báo cáo Ban giám đốc chi nhánh, Ban tổng giám đốc cho biện pháp xử lý.
-Đối với khoản nợ loại 3: Yêu cầu khách hàng đến ngân hàng làm việc để giải trình về nguyên nhân chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng hoặc nguyên nhân của các dấu hiệu gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của khách hàng, các giải pháp và kế hoạch của khách hàng cũng như đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Phòng kinh doanh kết hợp với Ban thẩm định đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng thu hồi nợ của Techcombank, xác định rõ các điểm rủi ro của khoản vay để có biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ, đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay cho ngân hàng. Kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện các giải pháp, kế hoạch của khách hàng định kỳ 1 lần/ tháng. Tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện các biện pháp để theo dõi, kiểm soát nguồn trả nợ hoặc các nguồn thu khác của khách hàng. Tăng cường các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ tài sản đảm bảo, trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành kê biên tài sản đảm bảo để đề phòng khả năng phải xử lý tài sản.
-Đối với các khoản nợ loại 4: Phòng kinh doanh kết hợp Ban thẩm định để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng (khả năng thu hồi gốc và lãi từ nguồn trả nợ xác định của khách hàng) từ đó có biện pháp kiên quyết xử lý để thu hồi nợ. Trong trường hợp cần thiết thì tiến hành kê biên tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện khách hàng sớm để có thể xử lý thu hồi nợ sớm, tránh để lâu có thể gây thiệt hại cho ngân hàng hoặc khả năng xử lý tài sản đảm bảo bị suy giảm. Chuyển hồ sơ sang Ban xử lý nợ giải quyết.
-Đối với các khoản nợ loại 5: Ban xử lý nợ tiến hành kê biên, phát mại tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện để thu hồi vốn cho Techcombank.
4.Lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng:
Nguyên tắc của Techcombank: Thường xuyên tiến hành phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro đối với những hạng mục tài sản phải trích lập dự phòng theo đúng quy định.
IV. Thực trạng quản lý tín dụng của Techcombank:
Tình hình dư nợ và tỷ lệ nợ xấu từ 2003 – 2009:
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
2,380.60
3,473.43
5,380.04
8,810.85
15,275.09
26,342
42,093
% tăng trưởng
145,91%
154,89%
163,77%
173,37%
172,451%
159,79%
Tỷ lệ nợ loại 3 – 5
3,55%
3,34%
2,92%
3,11%
3,00%
2,57%
2%
Tỷ lệ dự phòng
3,49%
2,88%
1,66%
1,36%
1,16%
1,24%
1,12%
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của Techcombank)
Dư nợ qua các năm tăng trưởng ổn định, năm 2004 tăng 145,91% so với năm 2003, đến năm 2009 tăng 159,79%% so với năm 2008. Tình hình nợ xấu loại 3,4,5 chiếm tỷ lệ trung bình 3% so với tổng dư nợ, nằm trong mức quy định của ngân hàng Nhà nước là 5%. Cho thấy khả năng quản lý và khống chế nợ xấu của ngân hàng Techcombank là quá tốt
Kết luận: Trên đây là những đánh giá về cơ cấu tổ chức của uỷ ban quản lý rủi ro tín dụng của Techcombank và tình hình quản lý rủi ro thực tế của ngân hàng qua những năm gần đây. Hoạt động của ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro vì vậy quản trị rủi ro là vấn đề luôn luôn phải quan tâm và cần đổi mới nâng cao không chỉ riêng đối với Techcombank nói riêng mà với toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau2quantri.doc