Tiểu luận Trình bày hiểu biết của em về cái đẹp trong xã hội

Qua cách đi đứng người ta cũng có thể nhận xét về người khác như đi mà nghênh ngang, hai tay khòng mà không để thẳng thì bị coi là không khiêm tốn. Những người vừa ngồi rung chân thì “cây rung lá rụng, người rung chóng chết”. Người có tư thế đi đẹp là người bước đi phải bằng vai, đi thẳng, bước nhẹ nhàng tránh lê giày, dép gây tiếng động, khi đứng phải nghiêm, thẳng, hai chân rộng bằng vai. Điều này thể hiện tính cách sống điềm đạm, đường hoàng, ngay thẳng.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày hiểu biết của em về cái đẹp trong xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày hiểu biết của em về cái đẹp trong xã hội Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu về thẩm mỹ của con người càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. Mỹ học ra đời là để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ của loài người. Điều này khẳng định rằng vai trò của Mỹ học trong đời sống là hết sức quan trọng. Khi nói về vấn đề này (vai trò của Mỹ học trong đời sống) Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng đã nói: “Nghiên cứu Mỹ học là một nhân văn cho con người và vì con người, góp phần làm cho con người trở nên người hơn”. Và khi nhắc đến Thế Hùng, công chúng nghe nhạc hẳn sẽ không quên nhắc đến tác phẩm “Mùa xuân Quan họ”. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, một thi sĩ, họa sĩ tài hoa. Vì vậy khi giảng dạy môn Mỹ học trong các trường Đại học và đặc biệt là khi nói về phạm trù cái đẹp là trung tâm nhất đại diện cho thẩm mỹ, ông như chìm đắm vào trong đó để rồi chỉ bằng những lời nói, những cử chỉ nhẹ nhàng tinh tế ông đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những gì tốt đẹp nhất, nhân văn nhất của đời sống và giúp cho thế hệ trở nhìn nhận đúng nhất về Mỹ học, về cái đẹp trong xã hội. Một lần nữa khẳng định rằng trong đời sống Mỹ học rất quan trọng bởi con người rất cần đến nó, ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đứa trẻ đã cần đẹp, rồi khi lớn lên điều đó lại càng quan trọng. Không chỉ về hình thức mà còn cần phải đẹp về tâm hồn. Mà ngay từ khi sinh ra đứa trẻđã được sống trong sự đùm bọc yêu thương chăm sóc của gia đình. Đó là cái nôi để hình thành nhân cách ở trẻ và được mười hai bà mụ “dạy ăn, dạy nói, dạy khóc, dạy cười” sao cho “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” rồi lại được nhân gian “dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở” và lẽ đương nhiên muốn trở thành người tử tế có vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp về nhân cách thì phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Có thể nói cái đẹp theo con người đến tận cùng của cuộc sống - còn nhân loại là còn cái đẹp. Vì thế cái đẹp là một giá trị mà con người cần đạt đến. Cái đẹp là phạm trù cơ bản trung tâm của Mỹ học, là nền tảng cốt lõi của ba phạm trù: cái bi, cái hài, cái trác tuyệt… Cái đẹp vừa mang tính thời sự, muôn thuở, mãi mãi. Cũng có những cái đẹp chỉ tồn tại ở một thời điểm nhất định: mốt, xe - cộ, đầu tóc… Nhưng ngược lại những tác phẩm tuyệt vời đạt đến Chân - Thiện _ Mỹ, mang tính nhân dân, nhân loại, dân tộc thì không bao giờ cũ đó là những công trình, những tác phẩm nghệ thuật… và nó trường tồn mãi mãi với thời gian. Cái đẹp được tồn tại ở ba hình thức đó là: Cái đẹp tự nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong nghệ thuật. Khi xét về những cái đẹp trong tự nhiên là người ta nói đến những cái đẹp mà tạo hoá đã ban tặng cho con người: trời, mây, sông núi đó là những phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Chính từ đây mà những nghệ sĩ đã sáng tạo ra những kiệt tác: thi, ca, nhạc hoạ. Trong số đó có nhạc sĩ Thế Hùng, ông lấy cảm xúc dạt dào từ Hội Lim mà cho ra đời tác phẩm đầu tay mang âm hưởng trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng về những liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc quyến luyến chia tay khi tan hội ra về để chờ hội sau: Đó là nhạc phẩm: “Mùa xuân quan họ”. Giai điệu của bài hát đã được công chúng ghi nhận một cách nồng nhiệt và vẫn như còn nguyên nét tươi mới và in đậm trong lòng những ai yêu mến ông và đã một lần thưởng thức bài hát này. Không những thế, ông còn là một thi sĩ tài ba. Cũng lấy cảm xúc từ nét đẹp trong tự nhiên mà ông đã sáng tác nhiều bài thơ rất hay góp phần phong phú cho làng thơ mới Việt Nam. Trong cuộc sống con người cũng cần sáng tạo ra nhiều thứ để làm đẹp cho xã hội, cho chính bản thân họ và phục vụ nhu cầu của họ. Một trong số đó chính là vẻ đẹp tâm hồn - nét đẹp trong xã hội - đó là cách ứng xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội. Cái đẹp trong xã hội ở đây chính là văn hoá ứng xử, vậy ta cần hiểu “Văn hoá ứng xử” như thế nào? Văn hoá là đem những cái đẹp đẽ để giáo hoá con người trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (1). Văn hoá ứng xử chính là lối sống, lối suy nghĩ, những hành động mang tính nhân văn của con người ứng xử với tự nhiên, đó là một triết lý sống của xã hội, của cộng đồng người với tự nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Hay như một lời ca dân gian: “Cái hoa xuân nở Cái lá xuân xanh Ai muốn chiết cành Hãy đợi mùa Xuân”. Ứng xử với thiên nhiên đã vậy thì đối với con người với xã hội thì lại càng phải nhân văn hơn, khéo léo hơn, như người xưa đã dạy tuỳ cơ mà ứng biến. Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã được sống trong mái ấm gia đình, đây là cơ sở, là nền tảng của văn hoá ứng xử rồi đến trong xóm ngoài làng, đất nước, quốc tế. Trong gia đình luôn phải giữ cho Trên thuận, dưới hoà. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (2). Ứng xử với xóm làng: “Ở sao cho vừa lòng người Ở rộng người cười, ở hẹp người chê” (3). Văn hoá ứng xử là cái đẹp trong xã hội loài người nó biểu hiện rất rõ ở phong tục tập quán, lễ nghi, nếp sống, lối suy nghĩ,… Bản chất của văn hoá ứng xử là chữ Tâm và chữ Nhẫn. Chữ Tâm ở đây là tim - là đạo đức. Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (4) Trong luân thường đạo lý có 5 bậc trong ứng xử. Quan hệ vua tôi, quan hệ thầy - trò, quan hệ cha mẹ - con cái, Quan hệ vợ chồng, anh em, bạn bè. Mà nguyên tắc ứng xử là phải trung dung, trung đạo. Con người ta sống phải biết ứng xử sao cho đẹp, làm sao để trung hoà được cả bảy đức tính vừa tốt, vừa xấu trong bản thân mình: Ái - Ố - Hỉ - Nộ - Ai - Lạc - Dục thì người đó mới trở thành con người tốt đẹp. Trong quan hệ thầy trò : Thầy phải hết lòng vì trò, ngược lại trò phải hết mực kính trọng thầy. Cổ nhân đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên” (5). hay : “Muốn sáng thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. (6) Đối với vợ chồng phải trọng nhau như khách, ca dao có câu. “Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người”. (7) “Đói no một vợ một chồng Ai ơi chớ nghĩ đến lời thiệt hơn”. (8) Với anh em bạn bè phải giữ được chữ tín “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” là từ đó. Mỗi con người phải có tâm huyết, hết lòng hết sức với những gì mình đang và sẽ làm. Cổ nhân đã dạy: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Khổng Tử dạy muốn sống lâu, trường thọ, thì phải học những điều sau đây: “Làm người phải nhân nghĩa, bên trong không làm tổn đến tính, bên ngoài không làm tổn đến vật. Trên không phạm trời, dưới không hại người, sống đúng chừng mực, hoà khí, có tâm, có đức, làm điều thiện thì tai hoạ không đến, gặp nhiều điều tốt đẹp”. Chữ tâm theo Đạo Phật là: Phật là Tâm, Tâm là niết bàn, là Phật. Phật dạy rằng: Phải xót thương dân chúng như mẹ thương con, con phải tập tính nhân từ, hoà nhã, quên mình mà nghĩ đến người. Quốc sư Yên Tử đã nói với vua Trần Thái Tông như sau: “Núi vốn không có Phật, Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật”. Đối với người nghệ sĩ khi sáng tạo nghệ thuật của mình bằng cả tấm lòng hướng thiện, bằng tâm sáng, có thành tâm, hết lòng hết sức mới hi vọng đến bến bờ của thành công và mới có thể cho ra những tác phẩm đúng như những mong muốn của mình, những tác phẩm bất hủ đó sẽ được truyền mãi cho người đời sau này. Đại thi hào Nguyễn Du dạy rằng: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, Người dạy rặng dù tài giỏi đến đâu mà không có cái Tâm trong sáng cũng không thể coi là người có tài. Nếu tâm là tim, là tấm lòng, lòng nhân ái thì Nhẫn lại được biểu đạt là sự nhường nhịn, là nhận phần thiệt về mình “Nhẫn nhất thời, phong bình lãng tĩnh” nhịn một lúc là gió yên, sóng lặng. Trong ứng xử với nhau chữ Nhẫn phải được đặt lên hàng đầu “Một điều nhịn là chín điều lành”. Trong cuộc sống vợ chồng hàng ngày không tránh khỏi những xích mích, to tiếng nhưng nếu biết nhường nhịn bớt lời thì cuộc sống sẽ bớt căng thẳng hơn, tránh xảy ra “cơm không lành, canh không ngọt”. Vì vậy người vợ phải hết sức khéo léo, khôn ngoan, ngọt ngào: “Chồng giận thì vợ bớt lời. Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì”. (9) hoặc “Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi nhỏ lửa thì đời nào khê” (10) Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được hiểu qua bản chất của Tâm và Nhẫn nhưng đi sâu vào cuộc sống hàng ngày, nó còn được biểu hiện bằng những hình thức văn hoá như: Văn hoá ăn, văn hoá nói, văn hoá đẹp, văn hoá giao tiếp và văn hoá giới tính. Mỗi con người phải trau dồi văn hoá ứng xử cho mình “Lời nói không mất tiền mua”. Vì vậy trước khí nói ra điều gì phải “uốn lưỡi bảy lần” để làm đẹp lòng những người xung quanh. Văn hoá ứng xử còn là thước đo bản chất tốt đẹp của con người. Một người có vẻ đẹp tâm hồn là phải ứng xử nhân văn với người khác, phải biết ban tặng sự tha thứ cho người khác đúng lúc đúng chỗ. “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”. (11). hay “Lòng vả cũng như lòng sung”. (12). “Chị ngã em nâng” (13) Làm được như vậy mới hợp với luân thường đạo lý, xã hội mới trở nên tốt đẹp hơn. Văn hoá nói, con người có thể cảm nhận được nét đẹp trong văn hoá nói thông qua bốn cử chỉ: Miệng, tay, mắt, chữ. Trong đó miệng quan trọng nhất, vì sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật đó là tiếng nói, đây chính là Mỹ học thành văn (xuất hiện tiếng nói và chữ viết). Khi con người có chuyện buồn trong cuộc sống hoặc trong công việc nếu chúng ta biết chia sẻ với họ bằng những lời khuyên sao cho hợp lý để giúp họ lấy lại tinh thần, tránh đưa ra những câu nói khiến họ trở nên căng thẳng và bi quan hơn. Tiếng nói chính là biểu hiện của tư tưởng, tình cảm, tri thức, vốn sống, nó mang đặc trưng người. “Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”. (14). hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. (15). Cổ nhân có câu “Nói là reo, nghe là gặt”, lời nói là “gói vàng” không biết nói là “đọi máu”. “Ăn lắm thì hết miếng ngon Nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ” (16) Tạo hoá đã khéo sinh ra con người có hai con mắt, hai tai, nhưng lại chỉ có một miệng tức là nghe nhiều, nhìn nhiều và nói ít. Điều này có nghĩa rằng chúng ta hãy lắng nghe và nhìn nhận rồi hãy nói, đó mới là người biết suy nghĩ. Thời gian qua đi, mũi tên bay đi và lời nói đó là những thứ đi mà không trở lại. Có câu “Mật ngọt chết ruồi”, ý nói những lời ngọt ngào nếu không suy nghĩ sẽ bị những lời nói đó làm hại đến bản thân mình và người khác. Trong kho tàng ca dao tục ngữ viết về cái đẹp của con người thông qua cử chỉ và văn hoá nói. như : “Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon” (17) Không chỉ có văn hoá nói mới thể hiện được cái đẹp trong xã hội mà trong văn hoá hành động như: đứng, đi, ăn uống cũng thể hiện được điều đó. Phải ăn sao cho có văn hoá “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” “Ăn một miếng, tiếng để đời” (18) Điều này thể hiện tư thế, phong cách, ý tứ của một cá nhân. Khi ăn không được phát ra tiếng động, độ mở của miệng vừa phải tránh ăn chóp chép, vừa ăn vừa nói sẽ trở thành kẻ phàm phu tục tử. Người sang trọng lịch thiệp khi uống thì chỉ nhâm nhi từng hớp một tránh uống một hơi hết và khi nuốt gây không tiếng động đó mới là người văn minh lịch sự. Qua cách đi đứng người ta cũng có thể nhận xét về người khác như đi mà nghênh ngang, hai tay khòng mà không để thẳng thì bị coi là không khiêm tốn. Những người vừa ngồi rung chân thì “cây rung lá rụng, người rung chóng chết”. Người có tư thế đi đẹp là người bước đi phải bằng vai, đi thẳng, bước nhẹ nhàng tránh lê giày, dép gây tiếng động, khi đứng phải nghiêm, thẳng, hai chân rộng bằng vai. Điều này thể hiện tính cách sống điềm đạm, đường hoàng, ngay thẳng. Trong ca dao tục ngữ có câu: “Qua sông thì phải luỵ đò” (19) Cái đẹp không chỉ thể hiện bằng văn hoá nói và hành động, nó còn được cảm nhận trongvăn hoá đẹp. Người con gái đẹp không chỉ về lời ăn, tiếng nói, cách đi đứng mà còn đẹp về hình thể, vóc dáng. Kinh nghiệm của người xưa trong việc chọn vợ được truyền lại rằng: “Những người thắt đáy lưng ong Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”(20. Chỉ có những người như vậy mới biết vun vén cho gia đình, giữ cho gia đình trong ấm ngoài êm. Còn những người mà: “Những người béo trục, béo tròn Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày” (21) Có thể nói rằng cái đẹp trong xã hội vô cùng phong phú đa dạng, đa chiều. Đa diện với nhiều giai tầng khác nhau. Cái đẹp trong xã hội luôn lẩn khuất và hiển hiện quanh ta, văn hoá ứng xử luôn là một kho tàng cần phải tìm tòi, trau dồi có khi còn sáng tạo nữa. Thế mới có câu “tuỳ cơ ứng biến”, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng trường hợp để ứng xử cho tinh tế, cho phải đạo. Văn hoá ứng xử trong đời sống làm cho con người phát triển toàn diện hơn, hài hoà vẻ đẹp nội dung và hình thức, văn hoá ứng xử cũng làm cho con người trở nên thánh thiện hơn và người hơn. Một xã hội muốn tốt đẹp, văn minh thì phải là một xã hội có những văn hoá ứng xử đẹp giữa con người với tự nhiên, con người với con người và con người với xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO à (3), (5) à (21) Ca dao tục ngữ Việt Nam. (4) Giáo trình Mỹ học đại cương - Thế Hùng - Nxb Giáo dục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMyhoc (0).doc
Tài liệu liên quan