• Thủ tục giải thể doanh nghiệp gồm 2 qui định chính về: thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp; thanh lí tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty. Trong khi đó với thủ tục phá sản, được thực hiện theo trình tự sau: 1/ Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; 2/ Phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lí tài sản và các khoản nợ; 3/ Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Một doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại với tư cách là một doanh nghiệp từ khi bị xóa tên trong Sổ đăng kí kinh doanh nhưng một doanh nghiệp bị coi là phá sản khi tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản( trong đó quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật pháp luật kể từ ngày ra quyết định- doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại)
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4536 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục giải thể doanh nghiệp và thủ tục phá sản doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM
Phá sản và giải thể đều dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên xét về bản chất, phá sản và giải thể lại rất khác nhau. Vậy thủ tục giải thể và phá sản có những điểm khác nhau cơ bản như thế nào, trong bài làm của mình em sẽ đi làm rõ vấn đề trên.
1, Khái quát chung:
a. Giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của các chủ doanh nghiệp( chủ doanh nghiệp với công ty tư nhân; thành viên hợp danh với công ti hợp danh; Hội đồng thành viên, chủ sở hữu với công ty trách nhiệm hữu hạn; Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần). Mặt khác doanh nghiệp còn bị giải thể trong những trường hợp do pháp luật qui định cụ thể trong Điều 157 Luật doanh nghiệp 2005 như: công ty không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
Giải thể là một thủ tục hành chính là giải pháp mang tính tổ chức, người chủ doanh nghiệp tự mình quyết định hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định. Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo qui định sau: 1/Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp; 2/Thanh lí tài sản và các khoản nợ của công ti.Công ty chấm dứt sự tồn tại với tư cách là một doanh nghiệp từ khi bị xóa tên trong Sổ đăng kí kimh doanh.
b. Phá sản doanh nghiệp
Phá sản là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như là một sản phẩm của cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường.Theo qui định của pháp luật Việt Nam, phá sản là khái niệm để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn là bị phá sản bởi vì chỉ khi tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản thì mới được coi là bị phá sản.
Thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp, là hoạt động do một cơ quan nhà nước duy nhất là Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo những qui định chặt chẽ của Luật phá sản. Theo đó, thủ tục phá sản áp dụng đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bao gồm: 1/Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; 2/Phục hồi hoạt động kinh doanh; 3/Thanh lí tài sản, thanh toán các khoản nợ; 4/Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
2, Những điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục giải thể và thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Thứ nhất, sự khác biệt về bản chất pháp lý của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản.
Thủ tục giải thể là một thủ tục hành chính . Luật doanh nghiệp qui định khi rơi vào một trong những trường hợp bị giải thể thể (điều 157 khoản 1), để tiến hành giải thể công ti phải thông qua quyết định giải thể của công ti. Luật doanh nghiệp qui định quyền của chủ doanh nghiêp đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh; Hội đồng thành viên; chủ sở hữu với công ty trách nhiệm hữu hạn; Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần trong việc giải thể doanh nghiệp. Theo khoản 2 điều 157: doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Quyết định giải thể của công ty phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo qui định tại điều 158 khoản 1 Luật DN và được gửi đến cơ quan đăng kí kinh doanh. Còn thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp. Luật phá sản năm 2004 qui định những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản tại các điều 13, điều 14, điều 15, điều 16, điều 17, điều 18 bao gồm những người sau: Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần; công đoàn hoặc người đại diện cho người lao động; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; cổ đông các công ty cổ phần; thành viên hợp danh ; chủ sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải làm đơn nộp cho tòa án có thẩm quyền. Đồng thời người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp một khoản tiền tạm ứng phí phá sản theo quyết định của tòa trừ trường hợp người nộp đơn là đại diện của người lao động. Mặt khác, thủ tục phá sản được mở ra trong hoàn cảnh các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tức là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khác hẳn với điều kiện đảm bảo của giải thể doanh nghiệp.
Thứ hai, về quy trình thực hiện có sự khác nhau rõ rệt.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp gồm 2 qui định chính về: thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp; thanh lí tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty. Trong khi đó với thủ tục phá sản, được thực hiện theo trình tự sau: 1/ Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; 2/ Phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lí tài sản và các khoản nợ; 3/ Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Một doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại với tư cách là một doanh nghiệp từ khi bị xóa tên trong Sổ đăng kí kinh doanh nhưng một doanh nghiệp bị coi là phá sản khi tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản( trong đó quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật pháp luật kể từ ngày ra quyết định- doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại)
Sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp đã đầy đủ nội dung thì doanh nghiệp gửi quyết định giải thể cho cơ quan đăng kí kinh doanh, các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ, người lao động, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Với đặc thù là một thủ tục tư pháp, thủ tục phá sản doanh nghiệp có những qui định chặt chẽ và phức tạp hơn thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Cụ thể, sau khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tòa án sẽ thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản và phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lí đơn. Trường hợp người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày thụ lí đơn, Tòa án phải thông báo cho doanh nghiệp biết. Đồng thời tòa án có thể trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo các trường hợp Luật phá sản qui định. Sau khi thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tòa án phải xem xét và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lí đơn. Theo đó, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bị cấm hoặc hạn chế các hoạt động nhất định. Đối với các chủ nợ thì phải gửi giấy đòi nợ cho Tòa án.
Trong bước đầu tiên của thủ tục phá sản, điểm khác biệt rõ nét với thủ tục giải thể là việc: thành lập Tổ quản lý, thanh lí tài sản và Hội nghị chủ nợ. Khoản 2 điều 158 qui định: chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lí tài sản, trừ trường hợp Điều lệ công ty qui định thành lập tổ chức thanh lí riêng; nhưng thủ tục phá sản thì thẩm phán ra quyết định thành lập tổ quản lí, thanh lí tài sản. Tổ quản lí, thanh lí tài sản thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn qui định tại điều 10 Luật phá sản.
Hội nghị chủ nợ (từ Điều 61 đến Điều 67 Luật Phá sản) : Theo qui định của Luật phá sản đây không phải là thủ tục bắt buộc. Khi tiến hành thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể không cần triệu tập hội nghị chủ nợ nếu thuộc các trường hợp qui định tại Điều 78 Luật phá sản. Hội nghị chủ nợ có thể được tiến hành nhiều lần, tổ chức một cách linh hoạt trong thủ tục phục hồi hoặc thanh lí tài sản với các chương trình nội dung do thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản quyết định. Các hội nghị này được tổ chức khi cần thiết tùy thuộc vào từng vụ phá sản và đều nhằm mục đích tối đa hóa việc thu hồi nợ cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp giải thể thì sẽ không có thủ tục phục hồi doanh nghiệp nhưng thủ tục phá sản thì có. Phục hồi hoạt động kinh doanh là một nội dung quan trọng trong thủ tục phá sản. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh có thể đem lại cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tổ chức lại hoạt động kinh doanh, vượt ra khỏi nguy cơ phá sản. Nếu doanh nghiệp mặc dù đã áp dụng các biện pháp phục hồi doanh nghiệp nhưng không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn thì tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản của doanh nghiệp( điều 78 Luật Phá sản). Việc qui định thanh lí tài sản và các khoản nợ giữa hai thủ tục có sự khác nhau. Với giải thể doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp có tài sản để phân chia và thanh toán khoản nợ; nhưng phá sản thì có thể xảy ra trường hợp doanh nghiệp hết tài sản thì thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lí tài sản.
Điểm nổi bật khác trong thủ tục phá sản là: khi tòa án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người làn đơn có quyền khiếu nại với chánh án tòa án đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay là khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản các chủ nợ, những người mắc nợ doanh nghiệp có quyền khiếu nại, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, có mối quan hệ tác động giữa doanh nghiệp lâm vào phá sản và Tòa án. Mặt khác, thời gian giải quyết một vụ phá sản thường kéo dài và tốn kém hơn so với giải thể doanh nghiệp.
Tóm lại, nếu thủ tục giải thể thực hiện với sự chủ động nhiều hơn của doanh nghiệp thì thủ tục phá sản, doanh nghiệp phải chịu sự điều chỉnh giám sát của Tòa án. Đồng thời nhận thấy pháp luật về phá sản của nước ta những năm gần đây đã có những biến chuyển phù hợp hơn với thực tế trong việc giải thoát cho doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, người lao động và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật thương mại, tập I và tập II, Trường đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2006.
Giáo trình Pháp luật kinh tế, TS.Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên), NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội - 2008.
Luật Doanh nghiệp( sửa đổi bổ sung năm 2009), NXB Lao Động.
Luật Phá sản năm 2004, NXB Lao Động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục giải thể doanh nghiệp và thủ tục phá sản doanh nghiệp.doc