Lýthuy ếtlựachọnhợplýnàydựa khánhiềuvàonguyên tắccủalý
thuy ếttrao đổi: sựtương táccủacon ngườicóthể đượccoi nhưlàmột hình
thứctrao đổi. Từ đótiếpcận đểgiảithíchvềsựnổilên vàpháttriểncủacác
giáopháivàsựsùngbáitôn giáo Trong một lýthuy ếtcủatôn giáo, Stark và
Bainbridge tiếptụcpháttriểnlýthuy ếtnòngcốttrong nhiềucáchkhácnhau,
bao gồmnguồngốccủacácvịthầntrong tínngưỡngvàtinh thần; sựnổilên
củacác phápsưvàcáctổchứctôn giáo. Đây lànhữngnguồntừmột lýthuy ết
chung củacơcấuxãhội vàvăn hoá. Tấtcảnhữngchi tiết này đángra không
được đềcập đến ở đây nhưng đơn giảnvìtrong quátrìnhpháttriểncủacơcấu
xãhộivàvăn hoá, cụthểchuyên ngànhvăn hoánổilên vàpháttriểnthành hệ
thốngvăn hoá, một trong số đólàcóliên quan vớitôn giáo. Tương tự, khi các
xãhội đạtmột kíchthướcnhất định, mức độphứctạp, thìcáctổchứcxãhội
nổilên, bao gồmcáctổchứctôn giáo.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4393 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày quan điểm của lý thuyết lựa chọn hợp lý về tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Đề bài :
Trình bày quan điểm của lý thuyết lựa chọn hợp lý về tôn giáo.
1. Chủ thuyết lựa chọn hợp lý.
- Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong
xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII,
XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm
đến sự hài long, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế
học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế,
lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng
thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá
nhân lựa chọn hành động.
Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như:
George Homans, Peter Blau, James Coleman…
- Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số
những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện
khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật
chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
- Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như
sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách
nào mà họ cho là tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà
phần thưởng của hành động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh đến
đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hoá.
2- Tương tự như vậy thì J. Elster lại phát biểu nội dung của thuyết này
bằng câu nói đơn giản “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người
thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”.
- G. Simmel nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” của mối tương tác xã hội
giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt
hơn để theo đuổi mục đích cá nhân, để thoả mãn các nhu cầu cá nhân. Simmel
cho rằng mọi mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho-
nhận tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau. Như vậy, xã hội được hiểu là
mạng lưới các quan hệ trao đổi giữa các cá nhân.
- Tuy vậy sự duy lý hợp lý này là có giới hạn, tương đối, tức là “duy lý
trong bọc”.
- Trên thực tế, thuyết lựa chọn hợp lý với các biến thể của nó chủ yếu
được triển khai trên nhiều cấp độ từ hành động xã hội của cá nhân đến chức
năng của hệ thống xã hội và mối tương tác giữa cá nhân, nhóm, thiết chế và hệ
thống xã hội. Nhờ vậy, đối với câu hỏi cơ bản của xã hội học: cái gì tạo nên sự
trật tự xã hội? Các tác giả của thuyết này đã đưa ra câu trả lời khá rõ ràng: đó
là sự lựa chọn hợp lý, sự trao đổi xã hội có khả năng tạo dựng và duy trì ổn
định, trật tự xã hội.
- Trong những năm gần đây, thuyết lựa chọn hợp lý đã thu hút được
nhiều sự quan tâm nghiên cứu đến mức mà nhà xã hội học Neil Smelser ghi
nhận rằng đó là một chủ đề trọng tâm không những của những nhà lý luận xã
hội học mà còn của các khoa học xã hội khác trong thập niên cuối của thế kỷ
XX.
- Chủ thuyết lựa chọn duy lý hợp lý gồm có hai nhánh (hay chính xác là
hai biến thể) là lý thuyết trao đổi xã hội và lý thuyết lựa chọn hợp lý. Hai
nhánh lý thuyết này về nội dung cơ bản là giống nhau như trên. Chỉ khác nhau
ở chỗ là lý thuyết trao đổi xã hội thì nhấn mạnh đến quá trình trao đổi những
vật ngang giá giữa các cá nhân trong xã hội, với nguyên tắc hai bên cùng có
3lợi; còn thuyết lựa chọn hợp lý lại nhấn mạnh đến sự lựa chọn các phương
tiện, cách thức hành động để đạt được lợi ích tối đa với chi phí tối thiểu.
2. Chủ thuyết lựa chọn hợp lý trong tôn giáo.
2.1. Thuyết trao đổi trong tôn giáo.
- Nội dung của lý thuyết trao đổi có thể tóm tắt trong một số định đề cơ
bản như sau:
+ Con người không phải là một thực thể thuần tuý lý tính; ngược
lại, họ thường xuyên tính toán chi phí-lời lãi trong sự thương lượng hằng ngày
với đồng loại.
+ Con người không nắm được những thông tin chắc chắn về tất
cả các phương án có thể có do hành động xã hội có thể mang lại cho họ; họ
chỉ biết đến vài cái, nhưng đủ để bảo đảm cho họ một sự kiểm soát tối thiểu về
sự phân phối chi phí và lời lãi sơ đẳng.
+ Con người luôn luôn hành động vì bắt buộc, đấu tranh với
những đồng loại của họ để giành những lợi thế trong một quá trình thương
lượng với nhau.
Những liên hệ trao đổi được mô tả ở trên không chỉ có giá trị đối với thị
trường kinh tế mà đối với tất cả những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.
Hơn nữa, những liên hệ ấy còn có nghĩa là con người để theo đuổi
những mục tiêu của mình, phải huy động và trao đổi không chỉ những của cải
vật chất, mà cả những nguồn tượng trưng (tình cảm, ý tưởng, giao tiếp không
bằng lời…).
- Thuyết trao đổi trong tôn giáo:
+ Hình thức trao đổi xã hội-tôn giáo đầu tiên: là hệ thống trao đổi
“kula-ring” của những người dân các đảo Triobrands qua nghiên cứu của
Malinowski.
4“Kula-ring” thực chất là một hệ thống trao đổi vòng tròn về những đồ
vật (vòng tay làm từ những vỏ màu trắng và vòng cổ làm từ vỏ màu đỏ). Hai
lần mỗi năm, người dân trên đảo Trobriand khởi động xuồng của mình và ghé
thăm các hòn đảo khác, mang theo quà tặng và đặc sản địa phương để thực
hiện trao đổi. Người dân ở các đảo khác nhau của quần đảo này đã tiến hành
trao đổi theo những hướng ngược nhau (vòng tay theo một hướng nào đó,
vòng cổ theo một hướng ngược lại, theo lối chu kỳ). Theo hướng kula, vòng
tay được trao đổi với vòng cổ theo hướng ngược lại. Nói riêng giữa các cá
nhân ta luôn thấy một sự trao đổi vòng tay để lấy vòng cổ. Kula không có giá
trị tiền tệ và không thể được chuyển đổi thành hàng tiêu dùng, nó chỉ được
dùng để trưng bày và thể hiện uy tín. Ngoài ra, vật có giá trị Kula được xếp
hạng theo giá trị và tuổi tác và vì vậy là những mối quan hệ xã hội được tạo ra
thông qua những trao đổi đó. Tức là hệ thống trao đổi vòng tròn kula cũng
mang tính chính trị. Nó cung cấp tình trạng nội bộ dành cho nam giới, và tăng
cường sự ổn định chính trị, kinh doanh giữa các hòn đảo kula bằng việc tăng
cường hòa bình.
Như vậy hệ thống trao đổi kula-ring đã giúp liên kết mọi người lại với
nhau, đây chính là một hình thức trao đổi-tôn giáo.
Marcel Mauss, môn đồ của E. Durkheim, khi tiếp thu có phê phán
những quan điểm của Malinowski, đã nêu rõ rằng sự trao đổi dựa vào ý niệm
trao tặng mà không hề bao hàm một lợi ích kinh tế. Theo Mauss, điều quan
5trọng là trao đổi tặng phẩm theo một quy tắc xã hội ngầm ẩn: tặng phẩm phải
được trao đổi lại. Sức mạnh bắt buộc tất cả mọi người phải tôn trọng sự trao
đổi của cải với nhau chính là nhóm xã hội và sự qui thuộc vào một tập thể nào
đó. Tính tập thể là nguồn gốc của một thứ đạo lý thúc đẩy các cá nhân tôn
trọng các quy tắc của sự trao đổi.
+ Claude Lévi-Strauss cho rằng con người thừa hưởng một tập
hợp những chuẩn mực và những giá trị giúp cho các cá nhân biết rõ mình có
thể hành động trong phạm vi nào, hành động ở đâu và như thế nào trong sự
trao đổi xã hội. Tức sự trao đổi xã hội diễn ra được là vì nó đặt các cá nhân
vào một khung giá trị và quy tắc đã hình thành qua các quá trình xã hội hoá.
Như vậy, tôn giáo chiếm một vị trí căn bản trong các quá trình trao đổi này vì
nó góp phần thiêng liêng hoá những chủ định đạo đức-luân lý của những trao
đổi xã hội và làm cho chúng trở thành hiển nhiên và làm cho con người tự
giác tuân theo.
+ Có quan niệm thì cho rằng tôn giáo có thể tạo ra một kiểu hành
trang gồm những tri thức và những nguồn tượng trưng có tính nhận thức và
tình cảm (chính là cảm giác an toàn khi dựa vào một đấng siêu nhiên, đấng
cứu thế). Điều này có thể đem lại cho các cá nhân một số lợi thế tranh đua nào
đó (về mặt tinh thần) để đương đầu với những khó khăn, trắc trở của cuộc
sống và để thực hiện những trao đổi xã hội hợp lý có lợi cho bản thân mình.
Tóm lại: Tôn giáo thực hiện hai vai trò căn bản (thiêng liêng hoá những giá
trị đạo đức-luân lý làm cho con người tự giác tuân theo; và cung cấp cho con
người những giá trị tinh thần nhất định) đóng góp vào quá trình trao đổi xã
hội. Nhờ có tôn giáo mà quá trình trao đổi xã hội của con người diễn ra một
cách tốt đẹp và đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân.
2.2. Thuyết lựa chọn hợp lý trong tôn giáo.
- Những tuyên bố sớm nhất của cách tiếp cận sự lựa chọn hợp lý đã
được đặt ra bởi Stark và Bainbridge vào những năm 1980. Sau đó Stark đã
nghiên cứu mở rộng cộng với một số người khác nữa đã làm cho lý thuyết này
6trở nên phát triển và chiếm một vị trí quan trọng trong tôn giáo. Stark là một
trong những nhà xã hội học tôn giáo rất có uy tín. Vào năm 1987, Stark và
Bainbridge đã cho xuất bản cuốn sách “Lý thuyết về tôn giáo”. Lý thuyết lựa
chọn hợp lý trong tôn giáo được coi là một trong những bước phát triển lớn
trong khoa học xã hội, hứa hẹn để nuôi dưỡng một sự thống nhất cao trong số
các môn lý thuyết của xã hội học, khoa học chính trị, kinh tế và tâm lý học.
Thuyết lựa chọn hợp lý như là một lý thuyết chủ trí, được chú trọng vào việc
đạt được phần thưởng của mình. Ứng dụng các lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý
thì mỗi cá nhân có xu hướng lựa chọn các phương pháp và cách thức thực
hiện để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phí cho mình.
Tuy nhiên công việc của họ gặp khá nhiều khó khăn vì đã tạo ra một
cuộc tranh luận, chỉ trích dữ dội.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý này dựa khá nhiều vào nguyên tắc của lý
thuyết trao đổi: sự tương tác của con người có thể được coi như là một hình
thức trao đổi. Từ đó tiếp cận để giải thích về sự nổi lên và phát triển của các
giáo phái và sự sùng bái tôn giáo… Trong một lý thuyết của tôn giáo, Stark và
Bainbridge tiếp tục phát triển lý thuyết nòng cốt trong nhiều cách khác nhau,
bao gồm nguồn gốc của các vị thần trong tín ngưỡng và tinh thần; sự nổi lên
của các pháp sư và các tổ chức tôn giáo. Đây là những nguồn từ một lý thuyết
chung của cơ cấu xã hội và văn hoá. Tất cả những chi tiết này đáng ra không
được đề cập đến ở đây nhưng đơn giản vì trong quá trình phát triển của cơ cấu
xã hội và văn hoá, cụ thể chuyên ngành văn hoá nổi lên và phát triển thành hệ
thống văn hoá, một trong số đó là có liên quan với tôn giáo. Tương tự, khi các
xã hội đạt một kích thước nhất định, mức độ phức tạp, thì các tổ chức xã hội
nổi lên, bao gồm các tổ chức tôn giáo.
- Theo như Stark và Bainbridge tranh luận thì tôn giáo về bản chất là
một sự cố gắng để làm hài lòng những ham muốn hoặc để có được những
phần thưởng an toàn. Phần thưởng được định nghĩa là bất cứ thứ gì mà con
người mong muốn và sẵn sàng chịu một chi phí để có được. Phần thưởng bao
7gồm cả những cái cụ thể và chung chung như là các địa vị hư không hay
không tồn tại. Chi phí là bất cứ điều gì mà mọi người cố gắng tránh. Vì vậy,
chi phí sẽ được chấp nhận để bảo đảm một phần thưởng nếu phần thưởng có
giá trị cao hơn chi phí. Stark và Bainbribge xem phần thưởng và các chi phí là
bổ sung và luôn đi song hành với nhau.
- Đối với Stark và Bainbridge, tôn giáo là sự cố gắng để bảo đảm phần
thưởng mong muốn trong khi không có nghĩa là thay thế. Trong thảo luận, họ
xem xét tôn giáo là một tính năng phổ quát và không thể tránh khỏi của xã hội
con người vì bản chất cuộc sống gây ra sự mất đi của những thứ mà không
bao giờ có thể được hài lòng bởi những phương pháp trần tục. Đây là một tiên
đề cơ bản trong hệ thống quan điểm của họ. Tôn giáo bàn về một loại giải
thích đặc biệt, mà nó liên quan đến các giả định siêu nhiên. Bởi siêu nhiên,
theo hai ông có nghĩa là lực lượng tin tưởng, là bản chất bên ngoài mà có thể
cai trị được lực lượng vật lý tự nhiên.
Tôn giáo chắc chắn có xu hướng về phía chủ nghĩa siêu nhiên bởi vì
phần thưởng nào đó không phải là dễ dàng nhận được, đặc biệt là đòi hỏi về
những phần thưởng không thể có, không tồn tại (như sự bất tử) hay ở một thế
giới khác (cõi niết bàn).
Những ý niệm về chúa trời đã sớm được nảy sinh trong sự phát triển
của tôn giáo. Chúa trời là hiện thân của các đấng siêu nhiên sẽ chia sẻ với con
người những ý thức và ước muốn; là sự hình dung của con người về một lực
lượng nào đó có khả năng mang lại những phần thưởng (đặc ân) mà họ mong
muốn.
- Áp dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý vào giải thích các hiện tượng tôn
giáo:
Lý thuyết của Stark và Bainbridge được dựa trên lý thuyết trao đổi, họ
trình bày mối quan hệ rất tự nhiên rằng giữa người sùng bái và chúa trời của
họ có một mối quan hệ trao đổi. Họ giả sử rằng khi những con người không
thể tự mình thoả mãn được những mong muốn của họ, thì bản thân họ sẽ tự
8tìm kiếm để thoả mãn bằng cách tạo ra những mối quan hệ qua lại, trao đổi
với người khác. Khi những người khác đó không thể thoả mãn những mong
muốn của họ, họ sẽ sáng tạo ra những thứ khác để bù lại như là các đấng siêu
nhiên-người có thể thoả mãn những mong muốn này. Ở đây, con người đã
thực hiện một quá trình trao đổi với các đấng siêu nhiên-chúa trời: để được
thoả mãn những ước muốn của mình thì họ phải đi theo chúa trời đó. Khi đó
thì chúa trời mới thực hiện những yêu cầu của con người, đem đến cho con
người những đặc ân ngay lập tức hoặc sau này. Nếu bằng mọi cách mà những
đặc ân vẫn không thể đạt được thì chúa trời vẫn được hướng tới để che chở từ
đó hình thành một mối quan hệ bền chặt giữa con người (người muốn được
che chở) với chúa trời (người che chở). Tuy nhiên ngoài những điểm mà Stark
và Bainbridge đã nói thì theo sự tự lĩnh hội được của Malinowski, con người
sẽ chỉ thực hiện sự trao đổi với chúa trời nếu điều đó rẻ hơn hay hiệu quả hơn
những giải pháp khác để tìm niềm vui và thực hiện mong muốn của họ. Đây
chính là một sự lựa chọn duy lý hợp lý.
Các tổ chức tôn giáo thực hiện sự độc quyền về các giáo lý tôn giáo
trong lý luận giải thích các phần thưởng, đặc ân của chúa và có sự cạnh tranh
giữa các giáo phái khác nhau. Từ đó, các tôn giáo mà có ảnh hưởng lớn sẽ
thiết lập một liên minh thân thiết với nhà nước (chính phủ). Bởi lẽ, những
chính phủ trong một xã hội như vậy nắm và sử dụng quyền lực đủ để giám sát
việc thi hành sự độc quyền. Từ điểm này Stark và Bainbridge khám phá ra
mối quan hệ mật thiết giữa nhà thờ và nhà nước. Ở đây, nhà thờ và nhà nước
đã thực hiện một sự trao đổi hợp lý, nhà thờ được đảm bảo độc quyền về giáo
lý còn nhà nước sử dụng sự ảnh hưởng của nhà thờ để ổn định chính trị… Sự
trao đổi này dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Stark và Bainbridge cũng đặt cơ sở các tiếp cận của họ lên lý thuyết
trao đổi khi nói về các thầy tu trong các tổ chức tôn giáo khi thực hiện trao đổi
những đặc ân, những giải thích và sự bù đắp đối với người khác. Những
chuyên gia tôn giáo hay chính là những thầy tu tự cho mình là trung gian giữa
9con người và chúa trời, liên lạc tới con người những gì mà chúa trời đòi hỏi họ
để đổi lấy những đặc ân và những sự đền bù lại của chúa trời cho họ. Bằng
cách này những thầy tu và các tổ chức tôn giáo trở nên có sức mạnh đáng kể
trong xã hội và có sức ảnh hưởng thông qua những khuôn mẫu và những tiêu
chuẩn hành vi. Trong đó những đặc ân của tôn giáo thường là những thứ có
thể đạt được trong tương lai xa, hoặc là sau khi chết. Vì thế mối quan hệ giữa
những thầy tu, các tổ chức tôn giáo và những người sùng bái trở nên gần gũi,
có xu hướng bền vững lâu dài. Do đó các tổ chức tôn giáo cũng có xu hướng
tồn tại lâu dài và bền vững. Mối quan hệ mà những người sùng bái hướng tới
với các thầy tu và tổ chức tôn giáo là sự tận tâm hơn là sự đòi hỏi về một sự
đền bù trong tương lai xa. Điều này làm những thầy tu cùng với những tổ
chức tôn giáo có quyền lực ảnh hưởng đặc biệt, thậm chí có khả năng kiểm
soát và đặt tiêu chuẩn cho các hành vi xã hội. Họ đóng một vị trí trung tâm và
giữ một vai trò xã giao quan trọng trong cấu trúc xã hội.
Sherkat đã chia sẻ quan điểm rằng các yếu tố xã hội và văn hoá đóng
vai trò rất quan trọng trong sự lựa chọn duy lý. Ngoài ra ông cũng nhắc nhở
chúng ta rằng sở thích không giống như sự lựa chọn mặc dù có những trường
hợp sự lựa chọn trùng hợp với sở thích của chúng ta. Sự lựa chọn tôn giáo của
chúng ta đều được định hình bởi các hành động của những người xung quanh
chúng ta; chính vì sự ảnh hưởng này mà đôi khi sự lựa chọn không phù hợp
với những gì chúng ta muốn.
Một số nhà lý thuyết đã bị thu hút bởi cách tiếp cận sự lựa chọn hợp lý,
đặc biệt là Finke và Iannaccone, hai người đã làm việc với Stark vào những
năm gần đây trong việc ứng dụng và phát triển nó vào một loạt hiện tượng tôn
giáo. Trong phương pháp tiếp cận của mình, Iannaccone đã làm việc với nhà
kinh tế học Becker và thừa nhận rằng nhiều hàng hoá tôn giáo không được
phân phối ra thị trường. Đó là những thứ hàng hoá được sản xuất bởi chính
những người tiêu thụ riêng - các tín đồ trong giáo hội, để phục vụ mục đích ăn
uống, vui chơi giải trí… Một ý tưởng khác được Iannaccone giới thiệu là vốn
10
tôn giáo. Đây là sự tích luỹ tôn giáo về kỹ năng, kiến thức, sự nhạy cảm, sự
đầu tư vào các mối quan hệ… và bất cứ điều gì được nâng cao bởi kinh
nghiệm thu được qua các cuộc nghiên cứu về tôn giáo. Ông nhận ra rằng cổ
phần tư bản càng lớn thì sự hài lòng của một cá nhân xuất phát từ các hoạt
động tôn giáo càng lớn. Và dự đoán rằng sự chuyển đến một tôn giáo mới sẽ
được thực hiện thường xuyên bởi người trẻ hơn là người già. Song người già
có xu hướng tham gia vào các hoạt động trong tổ chức tôn giáo nhiều hơn
người trẻ. Những dự đoán này đã được khẳng định bởi những dữ liệu thực
nghiệm. Nói chung các nhà lý thuyết lựa chọn hợp lý có xu hướng nhấn mạnh
phía cung chứ không phải phía cầu. Điều này trái ngược với giả định chung
rằng tôn giáo thay đổi để đáp ứng những thay đổi trong ham muốn và nhu cầu
của người tiêu dùng tôn giáo. Theo Finke và Iannaccone, tôn giáo thay đổi
như là kết quả của sự phát triển trong việc cung cấp hàng hoá tôn giáo. Các
mô hình mong muốn trong sự lựa chọn hợp lý của con người là tương đối ổn
định. Con người đều muốn những điều giống nhau như: sự bảo mật, thoải mái,
chất liệu tốt, vui chơi giải trí…
Tóm lại: Áp dụng của lý thuyết lựa chọn hợp lý, Stark và Bainbridge chủ
yếu tập trung giải thích ba hiện tượng tôn giáo: sự trao đổi dựa trên nguyên tắc
hai bên cùng có lợi giữa các tín đồ và chúa trời; sự liên minh mật thiết giữa
nhà nước và nhà thờ và sự tác động của các thầy tu, tổ chức tôn giáo đến các
mô hình hành vi của con người.
Trong khoa học xã hội, có thể nói không một khung lý thuyết nào có thể
lý giải được mọi tình huống hay hiện tượng trong đời sống xã hội vốn rất phức
tạp và bị chi phối bởi những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Mỗi lý thuyết hay mô
hình lý luận soi rọi ánh sáng vào một số khía cạnh nhất định trong đời sống xã
hội nói chung, hay tôn giáo nói riêng. Sai lầm dễ nảy sinh khi người ta muốn
áp dụng một mô hình lý luận duy nhất cho toàn bộ đời sống xã hội ở mọi nơi
trên hành tinh và mọi lúc trong quá trình lịch sử của nhân loại. Theo cách nhìn
11
này, có thể nói lý thuyết lựa chọn hợp lý đã có những đóng góp đáng kể cho
nỗ lực tìm hiểu đời sống tôn giáo của các xã hội.
Lựa chọn hợp lý là một chủ thuyết lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc giải thích các hiện tượng tôn giáo. Bên cạnh sự giải thích của chủ
thuyết chức năng, thuyết tương tác tượng trưng thì các quan điểm của lý
thuyết lựa chọn hợp lý đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về
các hiện tượng tôn giáo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trình bày quan điểm của lý thuyết lựa chọn hợp lý về tôn giáo.pdf