Tiểu luận Trình bày tiến trình cổ phần hoá của Công ty Dệt vải công nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

 

CHƯƠNG I: Khái quát chung về Công ty Dệt vải công nghiệp.

I. Tổng quan về cổ phần hoá doanh nghiệp ở Việt Nam .

II. Giới thiệu về Công ty Dệt vải Công nghiệp.

1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước khi CPH

CHƯƠNGII: Đánh giá thực trạng về quá trình cổ phần hóa của Công ty Dệt vải công nghiệp.

1. Thủ tục tiến hành cổ phần hoá của Công ty

2.Phương thức bán cổ phần của công ty.

3. Kết của kinh doanh của công ty sau khi Cổ phần hoá.

CHƯƠNG III: Một số ý kiến về quá trình cổ phần hóa của Công ty Dệt vải công nghiệp.

1. Những mặt được và chưa được trong quá trình cổ phần hoá của Công ty Dệt vải Công nghiệp

2. Phân tích của bản thân về những mặt được, chưa được trong cách thức tiến hành cổ phần hoá của Công ty so với lý thuyết đã học, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm.

KẾT LUẬN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

docx13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày tiến trình cổ phần hoá của Công ty Dệt vải công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại phải làm ăn “có lãi”, nhất là những doanh nghiệp đã tiến hành CPH bước vào hoạt động với tư cách là CTCP, vận hành theo cơ chế thị trường tự chịu trách nhiệm với công việc sản xuất kinh doanh của mình. Nâng cao hiệu quả SXKD là nhiệm vụ chủ đạo của mỗi doanh nghiệp. CPH đang bước vào giai đoạn mở rộng và sẽ được thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt trong thời gian tới nhằm đáp ứng với lộ trình hội nhập mà cụ thể là mục tiêu ra nhập WTO của Việt Nam vào năm 2006. Nhưng để làm tốt công vịêc đó thì vấn đề rất được quan tâm là hoạt động của những doanh nghiệp CPH mà yếu tố được đặt lên hàng đầu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá trong các doanh nghiệp Nhà Nước, thực tiễn đòi hỏi phải có những giải pháp, chính sách cụ thể và thông thoáng hơn nhằm tạo ra nhiều mô hình doanh nghiệp mới đa sở hữu hoạt động tốt trong nền kinh tế thị trường, mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư; tăng cường trách nhiệm của các chủ sở hữu cũng như người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Sau khi học xong môn Luật kinh tế em đã chọn đề tài "Trình bày tiến trình cổ phần hoá của Công ty Dệt vải công nghiệp ” cho bài tiểu luận của mình. CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP. I. TỔNG QUAN VỀ CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm Cổ phần hoá là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hoá nói chung có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá là quá trình đa dạng hoá sở hữu tại doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức doanh nghiệp Nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần. 2. Phân loại doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá Nghị định 44/1998/NĐ-CP, ngày 29-6-1998 của Chính phủ phân chia doanh nghiệp Nhà nước trong tiến trình cổ phần hoá thành 3 loại như sau: + Loại doanh nghiệp Nhà nước hiện có, chưa tiến hành cổ phần hoá: bao gồm các doanh nghiệp hoạt động công ích, quy định tại Điều 1 Nghị định 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996. Đó là các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ mà Nhà nước độc quyền kinh doanh, như vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, in bạc và các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế… + Loại doanh nghiệp Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hoá: bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích có vốn trên 10 tỷ đồng; các doanh nghiệp khai thác quặng quí hiếm, khai thác khoáng sản quy mô lớn, hoạt động dịch vụ kỹ thuật về khai thác dầu khí, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh và hoá dược, sản xuất kim loại màu và kim loại quý hiếm quy mô lớn, sản xuất điện quy mô lớn, truyền thông, vận tải đường sắt, hàng không, viễn thông, viễn dương, in, xuất bản, sản xuất rượu bia, thuốc lá có quy mô lớn, ngân hàng đầu tư, ngân hàng cho người nghèo, kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn. + Loại doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá và áp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác, trong đó Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp còn lại (không nằm trong 2 loại doanh nghiệp trên) II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP Công ty Dệt vải Công Nghiệp được thành lập theo Quyết định số 112/QD/TCLD ngày 26/07/1992 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp ) với tên gọi Nhà máy Dệt vải Công Nghiệp. Sau đó, ngày 15/03/1993 theo Quyết định thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước trong Nghị định 386/HDBT ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ ) và Quyết định số 397/CNN-TCLD của Bộ Công nghiệp nhẹ , nhà máy Nhà máy Dệt vải Công Nghiệp được đổi tên thành Công ty Dệt vải Công nghiệp. Tên giao dịch chính của công ty : Công ty Dệt vải Công nghiệp. Trụ sở chính : số15-Mai Động-Hà Nội Công ty có tổng diện tích 9067m2, trong đó 3600m2 là xây dựng nhà xưởng sản xuất, phần còn lại là nhà kho, phòng làm việc, nhà để xe và đường giao thông nội bộ. Công ty Dệt vải Công Nghiệp có quá trình hình thành và phát triển chưa dài, nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu để phát triển và đứng vững trên thị trường. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các giai đoạn phát triển của mình 1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty Ngành nghề kinh doanh của công ty: Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập doanh nghiệp của công ty, công ty có chức năng chủ yếu sau : Chức năng sản xuất : Công ty sản xuất các loại vải và các sản phẩm khác từ vải * Mục tiêu của Công ty: Công ty Dệt vải Công Nghiệp đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận lên hàng đầu bằng các chiến thuật để tăng doanh thu từng bộ phận SXKD. Phương châm lớn của công ty là hoạt động SXKD an toàn, phục vụ hành khách chu đáo, dùng chiến thuật về giá tốt nhất 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước khi Cổ phần hoá Bảng: Kết quả tài chính của Công ty Đơn vị: triệu đồng Năm 2002 2003 2004 So sánh tăng giảm 03/02 04/03 1.Doanh thu 103 582 107 694 127 883 103.96 118.75 2. Chi phí 102 680 106 384.4 126 445 104 119 3. Lợi nhuận 902 1309.6 1438 145.19 109.8 4. Nộp ngân sách 1 597 2 380 2 633.52 149.04 110.64 Qua bảng ta thấy doanh thu Công ty đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ được của công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2003 tăng 3.96% so với năm 2002 nhưng năm 2004 công ty đã phấn đấu tăng 18.75% so với năm 2003. Mức tăng này đạt được là nhờ sự áp dụng kinh doanh phương thức sản xuất kinh doanh hợp lý và mua nguyên liệu bán thành phẩm nên đã thu hút thêm các khách hàng xuất khẩu và nội địa. Song chi phí quản lí kinh doanh lại tăng lên theo thời gian. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do một số khó khăn nảy sinh dẫn tới tổng chi phí không ngừng tăng lên, cộng với đơn giá hợp đồng sản xuất gia công thấp. Trong những năm tới công ty cần phải chọn cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện khó khăn nói chung. Để đảm bảo mức doanh thu và lợi nhuận cần thiết và không ngừng tăng lên, đủ năng lực cạnh tranh, đạt tới một mục tiêu tồn tại phát triển lâu dài. CHƯƠNGII ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP. 1.Thủ tục tiến hành cổ phần hoá của Công ty -.Phương thức bán cổ phần của công ty. Vốn điều lệ của CTCP: 5.000.000.000đ Giá trị một cổ phần: 100.000đ Tổng số cổ phần: 50.000 Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông: Cổ phần Nhà nước 51% tức là: 2.550.000.000 Cổ phần của cán bộ công nhân viên trong công ty: 1.950.000.000đ chiếm 39% Cổ phần của người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công ty: 500.000.000đ chiếm 10%. Giá trị doanh nghiệp để CPH Tại thời điểm ngày 31/12/2003 theo Quyết định số 2337/QĐ-BCN-TCKT của Bộ công nghiệp ngày 16/7/2003 giá trị doanh nghiệp được xác định là: 22.290.299.610đ trong đó vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là: 8.944.231.937đ Cổ phần được mua ưu đãi: Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty: 240 người (có 20 lao động mới hợp đồng). Tổng số cán bộ công nhân viên được mua ưu đãi 220 người Tổng số năm công tác: 1950 năm Tổng số cổ phần được mua ưu đãi: 1950*10=19.500 cổ phần trong đó lao động nghèo có 390 năm công tác, được mua cổ phần ưu đãi trả chậm 3900 cổ phần chiếm 20 % tổng số cổ phần được mua ưu đãi. TỔNG GIÁ TRỊ ƯU ĐÃI: Giá trị ưu đãi tối đa (giảm giá): 19500*30.000 = 585.000.000đ Giá trị bán trả chậm: 3900*70.000 = 273.000.000đ Tổng cộng: 858.000.000đ chiếm 17,16% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tổng giá trị cổ phần được mua ưu đãi của cán bộ công nhân viên là: 19.500*100.000 =1.950.000.000đ chiếm 39% vốn điều lệ của CTCP. Cổ phần được mua ưu đãi của người sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu: Người sản xuất và người cung ứng nguyên vật liệu được mua ưu đãi 5000 cổ phiếu. Tổng giá trị ưu đãi: 5000*30.000 =150.000.000đ chiếm 3% giá trị Nhà nước tại doanh nghiệp Tổng giá trị cổ phần được mua ưu đãi tại doanh nghiệp 5000*100.000 = 500.000.000đ chiếm 10% vốn điều lệ tại công ty Kế hoạch sử dụng tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước: Vốn Nhà nước thực tế tại doanh nghiệp: 8.944.231.937đ Các khoản phải trừ: - Ưu đãi giảm giá dành cho người lao động trong Công ty: 585.000.000đ - Ưu đãi trả chậm dành cho người lao động nghèo trong Công ty: 273.000.000đ - Ưu đãi giảm giá cho người sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu cho công ty: 150.000.000đ - Vốn Nhà nước để lại tại doanh nghiệp: 2.550.000.000 - Chi phí CPH: 230.000.000đ - Chi phí đào tạo lại lao động: 170.000.000đ Số tiền phải hoàn trả lại Nhà nước sau khi CPH: 4.986.231.937đ Thời gian và cơ quan bán cổ phiếu: Thời gian bán cổ phiếu: sau 30 ngày kể từ khi có Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển Công ty Dệt Vải Công Nghiệp thành Công ty cổ phần Dệt vải Công Nghiệp Cơ quan bán cổ phiếu: Công ty Dệt Vải Công Nghiệp trực tiếp bán cổ phiếu. Phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư sau CPH: Sau khi CPH kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty sẽ chia làm 2 bước. Bước 1: Tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng củng cố và nâng cao công suất máy móc thiết bị. Bước 2: Mở rộng cơ sở sản xuất, tăng thêm vốn điều lệ và vay thêm vốn để tiếp tục tăng sản lượng lên cao vào các năm tiếp theo. * Đánh giá các nhà đầu tư trúng thầu: - Có 2 nhà đầu tư tổ chức mua được cổ phần của Công ty Dệt vải công nghiệp. Đáng chú ý là các nhà đầu tư mới chiếm tỷ lệ thắng thầu tới 24,5%/ tổng số cổ phần bán ra. Như vậy đã thu hút được trên 1,5 tỷ từ các tổ chức đầu tư mới. - Việc bán bớt cổ phần nhà nước tại Công ty Dệt vải công nghiệp đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi, không chỉ là tạo tiền đề cho Công ty niêm yết, không chỉ là tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán mà còn thu hút thêm được các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư chiến lược tham gia, mở ra tiền đề cho Công ty trở thành một Công ty chuyên về lĩnh vực may mặc của miền Bắc 3. Kết của kinh doanh của công ty sau khi Cổ phần hoá. Tình hình tài chính của công ty qua các năm sau CPH: Đơn vị: 1000 đồng TT Diễn giải Năm 2005 1 Vốn điều lệ 6.185.300 - C.phần đã mua 4.763.132 - C.phần N.nước 800.256 2 Giá trị TSCĐ 17.564.142 3 Giá trị còn lại 11.896.347 4 Nguồn vốn KD 8.423.576 5 Các quỹ 181.227 - Quỹ PTSX 93.225 - Quỹ DPTC 72.165 - Quỹ KT, PL 15.837 Sau khi CPH xong công ty đã trở lại với nhịp độ SXKD bình thường và tiếp tục thể hiện được năng lực SXKD trong tất cả các mặt tuy rằng các chỉ tiêu hiệu quả chưa phải là thuyết phục hoàn toàn. CPH là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp đã tạo ra bước phát triển mới so với khi còn là DNNN. Hoạt động SXKD của công ty đã có những kết quả rõ ràng và sẽ có hướng tốt hơn trong thời gian tới. CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP. 1. Những mặt được và chưa được trong quá trình cổ phần hoá của Công ty Dệt vải Công nghiệp Trong suốt quá trình cổ phần hoá Công ty Dệt vải Công nghiệp đã được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sát sao của Bộ công nghiệp, các công ty chứng khoáng và Ngân hàng Công thương Hà Nội.Mặt khác việc cổ phần của công ty diễn ra rất được sự hưởng ứng đồng tâm nhất trí của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty do vậy việc bán cổ phần và các chính sách điều lệ trong quá trình CPn luôn được thực hiện thuận tiện suôn sẻ nhanh chóng đạt kết quả tốt. Song bên cạnh những thuận lợi trên trong quá trình cổ phần Công ty dệt vải Công nghiệp còn một số hạn chế như sau: Thứ nhất, công việc đấu thầu được tổ chức chung cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài còn hạn chế, chưa có thông tin chi tiết chính xác về số lượng nhà đầu tư nứơc ngoài tham gia đấu thầu, tổng số cổ phần mà họ đặt mua là bao nhiêu và số lượng trúng thầu cuối cùng là như thế nào. Thứ hai, khi các cá thể tham gia đầu tư họ phải tham gia cạnh tranh với một số hà đầu tư có tổ chức , trong điều kiện thiếu thông tin và do vậy họ là người phải trả giá cao hơn để có được cổ phần của công ty 2. Phân tích của bản thân về những mặt được, chưa được trong cách thức tiến hành cổ phần hoá của Công ty so với lý thuyết đã học, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm. Quá trình cổ phần hoá của công ty Dệt vải công nghiệp tương đối thuận lợi. Thực hiên hình thức cổ phần giữ nguyên gía trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu, bán cổ phần nhằm thu hút thêm vốn .Hoàn thiện các thủ tục hành chính có liên quan tới thủ tục cổ phần hoá . Vì vậy, có thể nói công ty đã cổ phần hoá thành công trở thành công ty cổ phần với đúng nghĩa. Tuy vậy cổ phần hoá Công ty Dệt vải Công nghiệp còn nổi lên một số vấn đề sau : Một là, nhà đầu tư cá thể phải tham gia cạnh tranh với một số ít nhà đầu tư có tổ chức , trong điều kiện thông tin không đầy đủ và chính họ là những người phải trả giá cao hơn để có được cổ phần của công ty . Hai là, việc đấu thầu được tổ chức chung cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước là có hạn, không có thông tin cụ thể về lượng nhà đầu tư nứơc ngoài tham gia đấu thầu, tổng số cổ phần mà họ đặt mua và số lượng trúng thầu cuối cùng . Ba là, tiêu chí xác định các nhà đầu tư chiến lựơc không được công khai chi tiết.Như vậy, có lẽ là những nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bị thiệt thòi hơn so với nhà đầu tư chiến lược hay tổ chức đầu tư nước ngoài. Trước đây sự trì trệ về các thủ tục hành chính do ảnh hưởng bởi cơ chế tập trung bao cấp, nên trong quá trình thực hiện cổ phần hoá đã gây nên những khó khăn cơ bản đối với những công ty thực hiện cổ phần hoá. Nhưng nay nhờ có chính sách của nhà nước về chính sách một cửa vậy nên vấn đề giải quyết các thủ tụ hành chính đã trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần phải có những cải biến hơn nữa nhằm đơn giản hoá thủ tục, về nội dung, thể thức và thời gian. C. KẾT LUẬN Chủ trương CPH một bộ phận DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình cải cách và sắp xếp lại các DNNN, nhằm đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công tác CPH vẫn diễn ra rất chậm và chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Trong thời gian học tập ở trường, em đã tập trung nghiên cứu hoạt động CPH – DNNN ở nước ta. Với vốn kiến thức đã được học, kết hợp với việc nghiên cứu tình hình thực tế, em đã nhận thấy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua ở nước ta đã đạt được kết quả rất tích cực, không chỉ ở số lượng doang nghiệp đã hoàn thành cổ phần hoá, mà nhiều chỉ tiêu của các doanh nghiệp sau chuyển đổi cũng tăng lên rõ rệt. Do vấn đề sở hữu được xác dịnh rõ ràng, quyền lợi của cổ đông và của doanh nghiệp đuợc quy định cụ thể, nên hạn chế được tình trạng trách nhiệm không đi đôi với quyền lợi trong quản lí tài sản, hạn chế tình trạng thất thoát vốn. Hầu như tất cả các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá đều sa thải người lao động, đồng thời một số bộ phận người lao động đã trở thành cổ đông của doang nghiệp nên trách nhiệm và quyền lợi của họ gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế chính trị trường Đại học Quản lý và Kinh doanh. 2. Vấn đề cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Tạp chí Cộng sản số 18/1999. 3. Tạp chí Cộng sản, số 7 tháng 4 năm 2006. 4. Tạp chí Quản lý Nhà nước số 117. Tháng 10 năm 2005. Tác giả Đinh Ngọc Giang. 5. Tạp chí thông tin đối ngoại. Tháng 6/2005. Tác giả Phạm Viết Muôn. Họ và tên: Đoàn Bá Đức MSV: 03D02173 Lớp: 811 ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN LUẬT Đề tài: Trình bày tiến trình cổ phần hoá của Công ty Dệt vải Công nghiệp LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: Khái quát chung về Công ty Dệt vải công nghiệp. I. Tổng quan về cổ phần hoá doanh nghiệp ở Việt Nam . II. Giới thiệu về Công ty Dệt vải Công nghiệp. 1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước khi CPH CHƯƠNGII: Đánh giá thực trạng về quá trình cổ phần hóa của Công ty Dệt vải công nghiệp. 1. Thủ tục tiến hành cổ phần hoá của Công ty 2.Phương thức bán cổ phần của công ty. 3. Kết của kinh doanh của công ty sau khi Cổ phần hoá. CHƯƠNG III: Một số ý kiến về quá trình cổ phần hóa của Công ty Dệt vải công nghiệp. 1. Những mặt được và chưa được trong quá trình cổ phần hoá của Công ty Dệt vải Công nghiệp 2. Phân tích của bản thân về những mặt được, chưa được trong cách thức tiến hành cổ phần hoá của Công ty so với lý thuyết đã học, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm. KẾT LUẬN. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTrình bày tiến trình cổ phần hoá của Công ty Dệt vải công nghiệp.docx